Bàn luận về Tử Vi Đại Toàn-Thái Đình Nguyên
AlexPhong
02/11/2012
Mở topic để cùng bàn luận về cuốn sách diễn đàn mới nhận được. Đề nghị anh em nào chưa đọc không vào chém linh tinh.
Gloria
02/11/2012
Phù, sáng nay cũng vừa định mở, viết được nửa bài rồi lại xóa đi, định chỉ bàn riêng với một số người ở bên ngoài. Thôi cũng là cái duyên.
Trước hết, một trong những kỹ thuật chính mà tác giả sử dụng, chính là một baby version của kiếm quyết mắt rồng đã nổi danh.
Sửa bởi Gloria: 02/11/2012 - 13:56
Trước hết, một trong những kỹ thuật chính mà tác giả sử dụng, chính là một baby version của kiếm quyết mắt rồng đã nổi danh.
Sửa bởi Gloria: 02/11/2012 - 13:56
NgoaLong
02/11/2012
Lướt qua cuốn này để lại trong NL vài điều như sau:
1. Ấn tượng nhất với "Lời Giới Thiệu"
2. Trong sách có phần lạ là về "Tứ Hóa Đắc Địa", nó được an cố định. Nhưng không cho biết tại sao nó được an như vậy.
3. Thêm phần lạ nữa là vụ Tam Hợp Sinh Tuyệt Mộ bắn bắn với nhau. Tức là những sao trong tam hợp, từ cung Sinh bắn 75% qua cung Tuyệt và 25% qua cung Mộ; và ..... . Cái này có thể là tái biến (modified) từ Tử Vi Áo Bí.
4. Cuốn sách này một phần cơ bản từ cuốn "Tử Vi Đẩu Số Tân Biên" và cuốn "Tử Vi Áo Bí".
5. Có một số cách cục hơi lạ, như Toái Quân và Lưu Hà là "Toái Quân Lưỡng Phá" chứ không phải là Phá Quân + Toái Quân.
Nói chung, cuốn sách này cũng được. Có thể là do đã đọc qua nhiều sách và biết chút ít Tử Vi nên sự đòi hỏi, mong đợi cao hơn/nhiều hơn; vì vậy mà thấy cuốn sách này cũng không gì đặc sắc lắm!
1. Ấn tượng nhất với "Lời Giới Thiệu"
2. Trong sách có phần lạ là về "Tứ Hóa Đắc Địa", nó được an cố định. Nhưng không cho biết tại sao nó được an như vậy.
3. Thêm phần lạ nữa là vụ Tam Hợp Sinh Tuyệt Mộ bắn bắn với nhau. Tức là những sao trong tam hợp, từ cung Sinh bắn 75% qua cung Tuyệt và 25% qua cung Mộ; và ..... . Cái này có thể là tái biến (modified) từ Tử Vi Áo Bí.
4. Cuốn sách này một phần cơ bản từ cuốn "Tử Vi Đẩu Số Tân Biên" và cuốn "Tử Vi Áo Bí".
5. Có một số cách cục hơi lạ, như Toái Quân và Lưu Hà là "Toái Quân Lưỡng Phá" chứ không phải là Phá Quân + Toái Quân.
Nói chung, cuốn sách này cũng được. Có thể là do đã đọc qua nhiều sách và biết chút ít Tử Vi nên sự đòi hỏi, mong đợi cao hơn/nhiều hơn; vì vậy mà thấy cuốn sách này cũng không gì đặc sắc lắm!
minhchu
02/11/2012
có cao nhân nào chỉ giúp tôi cách an 2 sao thiên xương và thiên khố được không?
thấy trong sách có bàn đến mà trước giờ chưa thấy cách an 2 sao này. sự học thô thiển có gì không phải mong các bác bỏ quá cho
thấy trong sách có bàn đến mà trước giờ chưa thấy cách an 2 sao này. sự học thô thiển có gì không phải mong các bác bỏ quá cho
AlexPhong
02/11/2012
Đầu tiên là ngưỡng mộ tình yêu đối với tử vi của tác giả. Thiếu TY này mọi thứ chỉ là loại rác không thể tái chế.
Về phương pháp tử vi từ kỷ Jura cho đến thời tên lửa hành trình, đi đâu loanh quanh cũng chỉ vài phương pháp:
- Vòng tròn: dung hòa tất cả, pp này có ông Sở Hoàng với Hỉ kị đại đột phá, có tác giả VDTT với Hoàn Toàn Khoa Học, có Liễu Vô Cư Sỹ với "phải có cả cát tinh và sát tinh mới coi là tốt". Mỗi phái này đưa ra các tiêu chuẩn để lấy điểm trung hòa.
- Điểm mốc: điển hình cho phương pháp luận này là phái ngũ hành, bất kể thế nào cứ sinh là tốt khắc là xấu, đôi khi có phản cách nhưng không nhiều. Triết lý của phái này là: người hàng xóm chết nhưng hai cha con bán quan tài lại mừng thầm. Không có tốt xấu, chỉ có tốt với ai, và xấu với ai. Hôm nay có người thăng quan thì cũng có người vào tù, vấn đề là khí nào trong ngũ khí nắm lệnh. Khí Alex nắm lệnh thì tất cả đàn em của Alex ngồi từ cấp Thứ trở lên, khí Alex thất lệnh thì: alo, alo, anh, anh khỏe không, 5 năm em mới gọi được cho anh, bận quá trời anh ơi...Điển hình có cụ BaLa lấy ngũ hành nạp âm của năm sinh làm chuẩn phán định tất cả phần còn lại của lá số.
- Cung bậc: chia làm các tầng khác nhau để xét như barem thi đại học, Thiên-Địa-Nhân, Sinh-Vượng-Mộ chẳng hạn. Phương pháp này xét theo thứ tự ưu tiên, to nhỏ, nặng nhẹ khác nhau. Cách xem hạn trong Tử Vi Giảng Minh thể hiện phương pháp chia tầng này. Phương pháp này lợi hại ở chỗ xem được cuống và lá, cân phân nặng nhẹ, suy xét thực hư.
Về tĩnh-động thì VN mình theo tĩnh, còn Đài Cảng theo động. Vì theo tĩnh, nên phải ôm 108 sao, trong một vận lại phải dùng các pp phân định sao nào ảnh hưởng nhiều sao nào ảnh hưởng ít. Sản phẩm trôi nổi thị trường là phương pháp sao treo sao rung sao bay. Nhiều người lên đây bán hàng nhái, nhưng tôi khẳng định là: không có đâu. Vì ngay chiều hôm nay, một chân truyền của sao treo rung bay đã ngồi đây cà fe chém gió với tôi.
Quyển TVĐT thay vì chọn cách đứng cao lên-nhìn rộng ra-tổng quát hóa thì lại đi sâu vào lá số, sách viết rất chi tiết phần tính lý tinh đẩu và các cách cục, dùng ngũ hành làm tôn chỉ đoán mệnh. Và nhu cầu thiết yếu là phải dùng các cách Sinh-Tuyệt-Mộ rồi Tuần Triệt theo các tuần hoa giáp để phân định ảnh hưởng nặng nhẹ của sao từ các cung xung chiếu, và tác dụng lên mệnh bàn nói chung.
Nói chính xác thì pp sinh tuyệt mộ này không sai, trước đây có bác Hổ Về Rừng dùng rồi, nhưng tùy hệ phái mà có nên dùng hay không. Chứ không phải thấy mọi người dùng mình cũng ôm vào. Đã khác mạch thì muốn ôm cũng không nổi. Dù sao, cách luận như luận Tử Phá cư sửu của tác giả khá đặc sắc. Quyển này vẫn không thoát khỏi bóng dáng đè nặng của các tiền bối tử vi Việt trước đây để khai sáng một cách nhìn mới, một cách nhìn nào đó thực sự mới và hợp lý, nhưng bạn nào tôn thờ ngũ hành chắc chắn sẽ rất thích quyển này.
(còn tiếp)
Sửa bởi AlexPhong: 02/11/2012 - 23:51
Về phương pháp tử vi từ kỷ Jura cho đến thời tên lửa hành trình, đi đâu loanh quanh cũng chỉ vài phương pháp:
- Vòng tròn: dung hòa tất cả, pp này có ông Sở Hoàng với Hỉ kị đại đột phá, có tác giả VDTT với Hoàn Toàn Khoa Học, có Liễu Vô Cư Sỹ với "phải có cả cát tinh và sát tinh mới coi là tốt". Mỗi phái này đưa ra các tiêu chuẩn để lấy điểm trung hòa.
- Điểm mốc: điển hình cho phương pháp luận này là phái ngũ hành, bất kể thế nào cứ sinh là tốt khắc là xấu, đôi khi có phản cách nhưng không nhiều. Triết lý của phái này là: người hàng xóm chết nhưng hai cha con bán quan tài lại mừng thầm. Không có tốt xấu, chỉ có tốt với ai, và xấu với ai. Hôm nay có người thăng quan thì cũng có người vào tù, vấn đề là khí nào trong ngũ khí nắm lệnh. Khí Alex nắm lệnh thì tất cả đàn em của Alex ngồi từ cấp Thứ trở lên, khí Alex thất lệnh thì: alo, alo, anh, anh khỏe không, 5 năm em mới gọi được cho anh, bận quá trời anh ơi...Điển hình có cụ BaLa lấy ngũ hành nạp âm của năm sinh làm chuẩn phán định tất cả phần còn lại của lá số.
- Cung bậc: chia làm các tầng khác nhau để xét như barem thi đại học, Thiên-Địa-Nhân, Sinh-Vượng-Mộ chẳng hạn. Phương pháp này xét theo thứ tự ưu tiên, to nhỏ, nặng nhẹ khác nhau. Cách xem hạn trong Tử Vi Giảng Minh thể hiện phương pháp chia tầng này. Phương pháp này lợi hại ở chỗ xem được cuống và lá, cân phân nặng nhẹ, suy xét thực hư.
Về tĩnh-động thì VN mình theo tĩnh, còn Đài Cảng theo động. Vì theo tĩnh, nên phải ôm 108 sao, trong một vận lại phải dùng các pp phân định sao nào ảnh hưởng nhiều sao nào ảnh hưởng ít. Sản phẩm trôi nổi thị trường là phương pháp sao treo sao rung sao bay. Nhiều người lên đây bán hàng nhái, nhưng tôi khẳng định là: không có đâu. Vì ngay chiều hôm nay, một chân truyền của sao treo rung bay đã ngồi đây cà fe chém gió với tôi.
Quyển TVĐT thay vì chọn cách đứng cao lên-nhìn rộng ra-tổng quát hóa thì lại đi sâu vào lá số, sách viết rất chi tiết phần tính lý tinh đẩu và các cách cục, dùng ngũ hành làm tôn chỉ đoán mệnh. Và nhu cầu thiết yếu là phải dùng các cách Sinh-Tuyệt-Mộ rồi Tuần Triệt theo các tuần hoa giáp để phân định ảnh hưởng nặng nhẹ của sao từ các cung xung chiếu, và tác dụng lên mệnh bàn nói chung.
Nói chính xác thì pp sinh tuyệt mộ này không sai, trước đây có bác Hổ Về Rừng dùng rồi, nhưng tùy hệ phái mà có nên dùng hay không. Chứ không phải thấy mọi người dùng mình cũng ôm vào. Đã khác mạch thì muốn ôm cũng không nổi. Dù sao, cách luận như luận Tử Phá cư sửu của tác giả khá đặc sắc. Quyển này vẫn không thoát khỏi bóng dáng đè nặng của các tiền bối tử vi Việt trước đây để khai sáng một cách nhìn mới, một cách nhìn nào đó thực sự mới và hợp lý, nhưng bạn nào tôn thờ ngũ hành chắc chắn sẽ rất thích quyển này.
(còn tiếp)
Sửa bởi AlexPhong: 02/11/2012 - 23:51
NgoaLong
03/11/2012
minhchu, on 02/11/2012 - 23:10, said:
có cao nhân nào chỉ giúp tôi cách an 2 sao thiên xương và thiên khố được không?
thấy trong sách có bàn đến mà trước giờ chưa thấy cách an 2 sao này. sự học thô thiển có gì không phải mong các bác bỏ quá cho
thấy trong sách có bàn đến mà trước giờ chưa thấy cách an 2 sao này. sự học thô thiển có gì không phải mong các bác bỏ quá cho
Không phải cao nhân, nhưng có biết sơ về 2 sao này nên trả lời cho minhchu:
Có lẽ do đánh máy nhầm chữ "Thương" thành "Xương" chăng? Vì bộ Thiên Thương, Thiên Khố là tài tinh. Trong sách "Tử Vi Đại Toàn" cũng có nói về tính chất của "Thiên Xương" là tài tinh và đi cùng với Thiên Khố, thành thử có lẽ là nó.
Theo cách an thì 2 sao này an theo Tháng Sinh. Thiên Thương - gọi cung Thìn là tháng Giêng tính thuận đến tháng sinh thì an Thiên Thương. Thương Khố - gọi cung Dần là tháng Giêng tính nghịch đến tháng sinh thì an Thiên Khố.
Để ý theo cách an sao thì thấy Thiên Thương an giống hệt như Tả Phụ, tức nó luôn đồng cung với Tả Phụ. Còn Thiên Khố thì luôn trong tam hợp, chính xác hơn là luôn đứng trước / bên trái Hữu Bật 3 cung. Có lẽ vì vị trí, cách an trùng lặp nên con Thiên Thương hầu như vứt bỏ (không nhiều sách nhắc tới), còn Thiên Khố thì có rãi rác hơn.
--------------------
@Gloria:
Quan trọng là có dùng được không ấy mà, chứ hẳn nhiên những cái mới, cái lạ thì luôn có sức hấp dẫn. Cũng như xưa nay có quan điểm cho rằng Triệt ảnh hưởng mạnh 30 năm đầu, Tuần mạnh 30 năm sau; rồi thêm Tuần Triệt đương đầu/vút đuôi (xét theo tuổi Âm Dương - Nam Nữ); rồi ngược lại có quan điểm thì chỉ xét Âm Dương của tuổi thôi; rồi thêm Tuần Triệt tháo gỡ; có quan điểm thì vứt luôn cả Tuần Triệt, v.v... rồi theo sách TVDT thì Tuần ảnh hưởng mạnh hay nhẹ 30 năm đầu tùy theo hành của tuổi (?); hoặc nếu có thêm quan điểm khác biến theo thì có thể như là Tuần ảnh hưởng mạnh hay nhẹ 30 năm đầu tùy theo hàng Giáp thuộc Âm hay Dương như từ Giáp Tí đến Quý Tị vs Giáp Ngọ đến Quý Hợi; hoặc dựa vào Âm Dương của Lục Giáp để xem Tuần ảnh hưởng mạnh ở cung Âm hay Dương, v.v...
Ý NL vấn đề quan trọng là có dùng được hay không. Chứ chỉ muốn cái mới thì NL có thể cho ra hàng loạt ấy mà.
Sửa bởi NgoaLong: 03/11/2012 - 03:23
Gloria
03/11/2012
Thì chúng ta cứ để đó suy ngẫm, mất gì đâu? Tôi k tin, nhưng đó vẫn là kết luận của người ta, cần tôn trọng.
ghost.vn
03/11/2012
Em chào các anh chị!
Anh chị ơi cái phần xem hạn trong cuốn tử vi Đại Toàn ở trang bao nhiêu ở bản pdf vậy các huynh, ai biết chỉ em với. Thank anh chị
Anh chị ơi cái phần xem hạn trong cuốn tử vi Đại Toàn ở trang bao nhiêu ở bản pdf vậy các huynh, ai biết chỉ em với. Thank anh chị
Gloria
03/11/2012
Thì chúng ta cứ để đó suy ngẫm, mất gì đâu? Tôi k tin, nhưng đó vẫn là kết luận của người ta, cần tôn trọng. Dù vậy, tôi có bình chú nát bét cả sách để bạn bècộng sự dễ đọc.
Mà cái đoạn sinh mộ tuyệt, thực sự tôi không hiểu lắm. Tại sao lại vậy, tại sao không phải là sinh vượng mộ?
Cụ viết:"Địa Kiếp là sao thụ động, địa không là sao chủ động" nên địa kiếp đóng cung nào thì cung đó dễ bị thất bại, Địa Kiếp hành thủy...
Thêm có đoạn này, tôi không hiểu tại sao có khâu Tuyệt xâm vào đây? PHải là Sinh Vượng Mộ, kể cả Thiên Di thì cũng là Bệnh, sao lại có Tuyệt? Khả năng cao là typos.
Và cụ áp dụng trong việc xây dựng lại tính chất tinh đẩu và cách cục. Nếu có vẽ hình như PTN thì tốt hơn nhiều
Phần đắc địa của tứ hóa, theo tôi không có cơ sở khoa học, và tôi cho rằng tác giả hiểu sai về tứ hóa. Nên tôi bỏ qua.
Sửa bởi Gloria: 03/11/2012 - 05:28
Mà cái đoạn sinh mộ tuyệt, thực sự tôi không hiểu lắm. Tại sao lại vậy, tại sao không phải là sinh vượng mộ?
Cụ viết:"Địa Kiếp là sao thụ động, địa không là sao chủ động" nên địa kiếp đóng cung nào thì cung đó dễ bị thất bại, Địa Kiếp hành thủy...
Thêm có đoạn này, tôi không hiểu tại sao có khâu Tuyệt xâm vào đây? PHải là Sinh Vượng Mộ, kể cả Thiên Di thì cũng là Bệnh, sao lại có Tuyệt? Khả năng cao là typos.
Trích dẫn
Cung Mệnh đóng ở đỉnh nhọn chữ V, và 3 cung kia gọi là cung chính chiếu và bang chiếu
Thật sự, về ý nghĩa sự phối họp của 4 cung này, ít nguời chú ý bởi tuy cũng có các sao như nhau nhưng cái cường độ của các sao không phải y như hệt
Nhu đã nói phía trên, trong địa chi 12 cung, đã chia ra làm 3 loại là Sinh Tuyệt và Mộ. Sinh thì bắn đi, đến Tuyệt thì phản chiếu lại, và đến Mộ thì là đứng im. Bất cứ cung nào cũng đều có tam họp và bao gồm đủ 3 cung Sinh Mộ và Tuyệt
Theo địa bàn thì Sinh nằm ở 4 góc là Dần Thân Tỵ Hợi. Tuyệt ở sát cung Sinh theo chiều thuận, còn Mộ ở phía sau cung Sinh theo chiều nghịch
Nhưng trên 1 lá số, bất cứ cung nào cũng có thể là cung Sinh, và để trở thành tam hợp, bên tay trái của nó có Tuyệt, còn bên tay phải biến ra Mộ
Do thế, cuờng độ của các sao đóng trong 3 cung tam hợp, đi nhu sau :
a. Ở cung Sinh thì bắn đi, ảnh huởng đến cung Tuyệt đuợc 75% và đến cung Mộ là 25%
b. Cung Tuyệt lại trở thành cung Sinh, để bắn sao của mình đi đến cung Mộ đuợc 75% và đến cung Sinh đuợc 25%
c. Cung Mộ thu hết, trở thành cung Sinh thứ 3, bắn sao của mình đi đến cung Sinh thứ nhất được 75%, và đến cung Tuyệt được 25%, nhưng không bắn ảnh hưởng các sao nhận được từ 2 cung kia
Thật sự, về ý nghĩa sự phối họp của 4 cung này, ít nguời chú ý bởi tuy cũng có các sao như nhau nhưng cái cường độ của các sao không phải y như hệt
Nhu đã nói phía trên, trong địa chi 12 cung, đã chia ra làm 3 loại là Sinh Tuyệt và Mộ. Sinh thì bắn đi, đến Tuyệt thì phản chiếu lại, và đến Mộ thì là đứng im. Bất cứ cung nào cũng đều có tam họp và bao gồm đủ 3 cung Sinh Mộ và Tuyệt
Theo địa bàn thì Sinh nằm ở 4 góc là Dần Thân Tỵ Hợi. Tuyệt ở sát cung Sinh theo chiều thuận, còn Mộ ở phía sau cung Sinh theo chiều nghịch
Nhưng trên 1 lá số, bất cứ cung nào cũng có thể là cung Sinh, và để trở thành tam hợp, bên tay trái của nó có Tuyệt, còn bên tay phải biến ra Mộ
Do thế, cuờng độ của các sao đóng trong 3 cung tam hợp, đi nhu sau :
a. Ở cung Sinh thì bắn đi, ảnh huởng đến cung Tuyệt đuợc 75% và đến cung Mộ là 25%
b. Cung Tuyệt lại trở thành cung Sinh, để bắn sao của mình đi đến cung Mộ đuợc 75% và đến cung Sinh đuợc 25%
c. Cung Mộ thu hết, trở thành cung Sinh thứ 3, bắn sao của mình đi đến cung Sinh thứ nhất được 75%, và đến cung Tuyệt được 25%, nhưng không bắn ảnh hưởng các sao nhận được từ 2 cung kia
Và cụ áp dụng trong việc xây dựng lại tính chất tinh đẩu và cách cục. Nếu có vẽ hình như PTN thì tốt hơn nhiều
Phần đắc địa của tứ hóa, theo tôi không có cơ sở khoa học, và tôi cho rằng tác giả hiểu sai về tứ hóa. Nên tôi bỏ qua.
Sửa bởi Gloria: 03/11/2012 - 05:28
minhminh
03/11/2012
không phải các cụ tiền bối xưa viết gì cũng đúng cả
nhiều khi sai toét , nhưng đấy là phát kiến của các cụ , khong có gì bắt buộc ta phải theo
đọc sách phải biết gạn đục khơi trong mới là đọc sách
không phải bên phương Tây người ta cũng nói , đọc sách mà cứ tin tất cả ở như sách thì chẳng thà đừng đọc còn hơn
Nhưng chúng ta cần phải biết kính và tôn trọng cái tâm của các cụ , nếu các cụ không viết sách để lại thì chúng ta lấy gi để phân biệt phản biện đúng sai .
nhiều khi sai toét , nhưng đấy là phát kiến của các cụ , khong có gì bắt buộc ta phải theo
đọc sách phải biết gạn đục khơi trong mới là đọc sách
không phải bên phương Tây người ta cũng nói , đọc sách mà cứ tin tất cả ở như sách thì chẳng thà đừng đọc còn hơn
Nhưng chúng ta cần phải biết kính và tôn trọng cái tâm của các cụ , nếu các cụ không viết sách để lại thì chúng ta lấy gi để phân biệt phản biện đúng sai .
NgoaLong
03/11/2012
Gloria& said:
Mà cái đoạn sinh mộ tuyệt, thực sự tôi không hiểu lắm. Tại sao lại vậy, tại sao không phải là sinh vượng mộ?
Gloria said:
Thêm có đoạn này, tôi không hiểu tại sao có khâu Tuyệt xâm vào đây? PHải là Sinh Vượng Mộ, kể cả Thiên Di thì cũng là Bệnh, sao lại có Tuyệt? Khả năng cao là typos.
Trong bài viết nó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì không thể nào là lỗi đánh máy được.
Thật ra thì cũng không có gì lạ, và cũng không có gì khác biệt cả. Chẳng qua là cách gọi khác thôi. Tí Ngọ Mão Dậu có người gọi là Tứ Tuyệt, có người gọi là Tứ Bại, cũng có người gọi là Tứ Vượng.
Gloria
03/11/2012
Nếu như chấp nhận danh từ Tuyệt mà cụ sử dụng, kiểu như một mình một ngôn ngữ thì mọi việc cũng đơn giản, nó cũng chỉ là cái vỏ ngôn ngữ, chẳng khác gì nhau về bản chất. Tôi cũng nhiều lúc sử dụng một mình một danh từ riêng vậy. Nhưng đáng nhẽ nên có thêm bình chú/ footnote để dễ dàng cho người mới học.
AlexPhong
03/11/2012
Gloria, on 03/11/2012 - 07:28, said:
Nếu như chấp nhận danh từ Tuyệt mà cụ sử dụng, kiểu như một mình một ngôn ngữ thì mọi việc cũng đơn giản, nó cũng chỉ là cái vỏ ngôn ngữ, chẳng khác gì nhau về bản chất. Tôi cũng nhiều lúc sử dụng một mình một danh từ riêng vậy. Nhưng đáng nhẽ nên có thêm bình chú/ footnote để dễ dàng cho người mới học.
Khi can âm khởi trường sinh ở tí ngọ mão dậu đi nghịch thì tứ tuyệt cũng nằm ở tí ngọ mão dậu. Dậu là tuyệt của ất hoặc âm mộc.
Tóm lại vẫn là theo chiều thuận của tam hợp thì ảnh hưởng 75%, nghịch thì 25%.
Sửa bởi AlexPhong: 03/11/2012 - 07:37