Jump to content

Advertisements




Những điều không được nói khi phán số tử vi


183 replies to this topic

#1 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 09:16

Chào các bạn.

Câu hỏi đặt ra, tại sao làm thầy nhiều nghiệp, tại sao con cháu của Nguyễn Bình Khiêm nhà tan cửa nát, tại sao con cháu của Lê Quý Đôn bị thích mặt xung quân đi đày và vĩnh viễn từ bỏ phong thủy. Đó là một vấn đề nan giải, vì không ai nhìn thấy được cái giá các cụ phải trả, mà chỉ nhìn thấy các cụ được ca tụng.

Tôi nghĩ có những điều chúng ta không bao giờ được phán ra khi xem lá số tử vi của bất cứ ai. Tôi có rất nhiều bức xúc với bọn tử vi hàng chợ phán linh tinh gây hoạ cho thế gian, nên giờ tổng kết lại thành guideline để mọi người tránh.

Chúng ta sẽ tổng kết lại trong topic này:

1-Trước mặt bạn gái/vợ người ta phán người ta có con riêng, ngoại tình.

2-Phán chém đinh chặt sắt vợ chồng người ta li dị mà không chỉ ra được cách hoá giải.

3-Không được nói về hoạ của một người cho một người thứ ba. Không xem lá số hộ cho người khác nếu người đó không trực tiếp nhờ xem, trừ trường hợp vợ chồng, con cái.

4-Không bao giờ đoán một người thi đỗ hay trượt kiểu chém đinh chặt sắt.

5-Không được xúi người ta hoá giải kiểu như "số anh chị muốn phát tài thì phải ngoại tình vào năm 2013".

6-Không được dùng tử vi để bói số đề, đánh lô.

7-Phán số người ta hai, ba chồng, và nói "Số này chồng sau tốt hơn chồng đầu".

8-Phán những trường hợp mà cách cục thời xưa không có, còn cách cục mới thì mình chưa kịp học. Phán kiểu này gây hậu quả khốc hại vô cùng.
Ví dụ, Ngô bảo châu bị phán thành "Cự Môn gặp lộc tồn tại hợi, cả cuộc đời bất đắc chí chỉ có cầm kiếm chém sao đẩu sao ngưu". Vâng, đúng rồi, anh Châu chém rụng cái giải Fields trên trời. Ngày xưa các cụ không có cách cục nhà toán học, tất nhiên phán sao ra?


9-Trong trường hợp dung sai, ví dụ cách cục có thể dao động trong khoảng (3-->9) thì mình không được phán 3 mà phải phán 9, tức là nói tốt cho người ta. Ví dụ, nếu như họ tốt mà mình phán xấu thì người ta tin theo và cũng xấu đi, hệ quả là mình chịu nghiệp quả.
Ví dụ, cùng cách cục cung phu thê xấu, mình phán "số này chắc chắn 2 chồng, còn nếu 1 chồng thì chồng chết" thì sẽ gây hậu quả khốc hại hơn rất nhiều nếu nói "vợ chồng không hợp tính nhau", "có thể xa nhau một thời gian" , "nên biết nhường nhịn".

10-Phán số cho trẻ dưới 18 tuổi. Trường hợp này quá lắm chỉ được nói định hướng tương lai, còn phán kiểu "số thằng này chết năm 21 tuổi" "Đời mày chả ra làm sao cả, nên an phận thủ thường" thì đúng là gây hoạ nhân gian. Trong forum này tôi đã thấy có nhiều trường hợp bọn tử vi hàng chợ phán kiểu này, nghiệp trả sao hết.

11-Không được phán "đôi này chắc chắn không lấy được nhau, hoặc có lấy nhau cũng li dị". Phán thế khác nào làm chướng duyên của người ta từ kiếp trước để lại, vậy phán như thế xong thì có phải cũng là gián tiếp gây hoạ, và để cái duyên đó tiếp tục sau khi họ lấy chồng thì có phải thành ra ngoại tình không?

12-Dốt, không hiểu gì mà cũng cứ thích phán. Ví dụ, không biết cách an vòng trường sinh thế nào cho đúng, không hiểu về cục nhưng vẫn cứ dùng cục để an bừa vòng trường sinh phán người ta "số thai phục vượng tướng, gái dâm tặc". Để rồi đầu tiên an vòng trường sinh xuôi, sau đó hứng lên an ngược, cuối cùng thì hôm nào đẹp trời an xuôi, xấu trời thì an ngược rồi bảo "tuỳ duyên".

13-Xúi người ta phạm pháp "số này mà buôn ma túy thì giàu nhắm, giàu nhắm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, thích nhắm thích nhắm, mà lại không có số bị đi tù đâu, sợ gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

".


14-Khi phán thì không giữ được tĩnh tâm, không giữ được tâm thần an lạc, vẫn cứ còn giữ nặng cái tâm tranh cường háo thắng, nên dẫn tới chém bừa chém ẩu cả những cái mình không nắm rõ rồi bịa ra đó là cảm ứng.

Ví dụ khác thì cứ để các bạn tự tìm hiểu rồi đóng góp bên dưới thì sẽ ra ngay.

Sửa bởi Gloria: 30/10/2012 - 09:29


#2 SHOT2ngubinhphuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 21 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 09:45

Ôi dồi ôi vốt tờ 10* cho ý tưởng chủ đề

#3 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3867 Bài viết:
  • 24434 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 09:52

-- TÔI ỦNG HỘ VÀ TÔN TRỌNG NHỮNG TƯ TƯỞNG ĐƯỜNG LỐI CỦA GLORIA , --
NHƯNG CHÚNG TA LẤY GÌ ? ĐỂ CHẾ TÀI NHỮNG GIANG HỒ THUẬT SĨ LỢI DỤNG LÒNG MÊ TÍN CỦA CON NGƯỜI .
NHẤT LÀ HIỆN NAY NHÀ NƯỚC KHÔNG CẤM CÁCH TRIỆT ĐỂ , KHÔNG NHỮNG THẾ MM TÔI CÒN CÓ NHẬN XÉT` , NGAY CẢ CÁC CÁN BỘ , CÁC LÃNH ĐẠO PHỤ MẪU CHI DÂN CÒN MÊ TÍN HƠN GẤP TRĂM NGÀN LẦN CHẾ ĐỘ MIỀN NAM XƯA , NÓI CHI ĐẾN NGƯỜI DÂN .

-- GLORIA HAY NHIỀU NGƯỜI HAY NHẮC TỚI CHỮ NGHIỆP , VÀ CHO LÀ CÁI GÌ HẬU QUẢ GHÊ GỚM , THỰC RA CHỮ NGHIỆP KHỞI THỦY LÀ CỦA BÀ LA MÔN SAU ĐỒNG NGHĨA VỚI PHẬT GIÁO , NGHIỆP CHỈ LÀ KAMA CÓ NGHĨA LÀ HÀNH ĐỘNG . HÀNH ĐỘNG TỐT KẾT QUẢ TỐT , HÀNH ĐỘNG XẤU KẾT QUẢ XẤU
CHỦNG QUA ĐẮC QUA CHỦNG ĐẬU ĐÁC ĐẬU
HAY : NẾU ANH EM LẤY ĐẤU NÀO MÀ ĐONG CHO ANH EM MÌNH THÌ CHA TRÊN TRỜI CŨNG LẤY ĐẤU ẤY MÀ ĐONG CHO ANH EM < CHIRST >

THỰC RA MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ NGHIỆP QUẢ RIÊNG CỦA MÌNH , KHÔNG CỨ GÌ XEM BÓI .
NẾU NÓI XEM BÓI MÀ CHỊU NGHIẾP THÌ PHẢI NÓI THẬT MM TÔI CHẲNG THẤY CÓ NGHIỆP GÌ VỚI MÌNH HẾT
NGOÀI TUỔI TRẺ CHỊU ẢNH HƯỞNG CHUNG CỦA CHIẾN TRANH NGAY TRÊN QUÊ HƯƠNG MÌNH . NÊN CÓ CHÚT GIAN KHỔ .
TÓM LẠI DÙ Ở HOÀN CẢNH NÀO MÌNH CŨNG NÊN SỐNG SINCERE VÀ HONEST , ĐẶC BIỆT LÀ KHIÊM CUNG VÀ BÁC ÁI , CÓ LÒNG NHÂN TỪ VỚI MỌI NGƯỜI LÀ TỐT NHẤT < CÁC BẠN CỨ ĐỌC MỤC MM KỂ CHUYỆN SẼ THẤY , QUẢ BÁO NHÃN TIỀN , KAMA CỦA MÌNH SẼ THỂ HIỆN TRONG CUỘC ĐỜI CỦA MM THẾ NÀO >

#4 SHOT2ngubinhphuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 21 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 09:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gloria, on 30/10/2012 - 09:16, said:

8-Phán những trường hợp mà cách cục thời xưa không có, còn cách cục mới thì mình chưa kịp học. Phán kiểu này gây hậu quả khốc hại vô cùng.
Ví dụ, Ngô bảo châu bị phán thành "Cự Môn gặp lộc tồn tại hợi, cả cuộc đời bất đắc chí chỉ có cầm kiếm chém sao đẩu sao ngưu". Vâng, đúng rồi, anh Châu chém rụng cái giải Fields trên trời. Ngày xưa các cụ không có cách cục nhà toán học, tất nhiên phán sao ra?
chắc chắn thế nhờ nhỡ đâu Fields chưa chắc là sao đẩu ngưu của mr Châu bất đắc chí hay không thì thôi chả bàn chả mún anh ý bất đắc chí.Có điều không phải ai bưng cái Fields xong rồi thì không bất đắc chí ồi dồi ôi

12-Dốt, không hiểu gì mà cũng cứ thích phán. Ví dụ, không biết cách an vòng trường sinh thế nào cho đúng, không hiểu về cục nhưng vẫn cứ dùng cục để an bừa vòng trường sinh phán người ta "số thai phục vượng tướng, gái dâm tặc". Để rồi đầu tiên an vòng trường sinh xuôi, sau đó hứng lên an ngược, cuối cùng thì hôm nào đẹp trời an xuôi, xấu trời thì an ngược rồi bảo "tuỳ duyên".
khi dốt thì không biết mình dốt roài , đừng có sỉ vả người khác có lòng thì giao lưu không thì biến nhớ



#5 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15463 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 09:58

Gấu nói đúng, nhưng đa phần là những tay thuật sĩ giang hồ thôi, không lôi hai cụ Lê và cụ Nguyễn vào đây được.

Topic là một lời khuyên răn "những điều không được nói khi phán số Tử Vi", nhưng vài dòng đầu chính chủ topic đã phạm cái điều mà mình muốn người khác nghe.

Lần sau rút được kinh nghiệm này, thì lời nói sẽ có trọng lượng hơn.

#6 SHOT2ngubinhphuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 21 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 10:07

khổ nhờ người dốt thì nhiều mà có đứa suốt ngày ganh tị với người dốt ........khổ

Thanked by 4 Members:

#7 VanHiep

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1156 Bài viết:
  • 4386 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 11:21

Phật giáo không khuyến khích lấy vợ sinh con đẻ cái, chỉ làm vòng luân hồi sinh tử triền miên mãi mãi.

Nho giáo và Khổng Tử dạy người Trung Hoa rằng 1 tội bất hiếu là không có con lỗi dõi mà hậu quả là TQ ngày nay 1,3 tỷ dân.

Lấy Nho giáo gép với Phật giáo có phải là Tam giáo đồng nguyên hay là Tam giáo hổ đốn ?

Dân số thế giới từ khi thống kê được có ~ 1 triệu, nay gần 7 tỷ, ngàn năm nữa dễ đến ngàn tỷ, các loài động thực vật khác tuyệt chủng hết, đất canh tác không còn, loài người cũng tự diệt vong.

"Đắc đạo thất tông" không nên hiểu là giỏi huyền học thì tuyệt tự mà nên hiểu là những người đó các sao về trí tuệ (huyền học) dành hết cho họ rồi, không dành cho con cháu nữa nên con cháu kém.

Không nên nói nhiều về nghiệp quả liên hệ đến con cháu.

#8 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 11:50


Con người có số mệnh hay không? Có nên tin vào số mệnh hay không? Thái độ của các triết gia và các tôn giáo lớn đối với vấn đề số mệnh như thế nào, và đặc biệt là đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn của thế giới, và là tôn giáo lớn nhất, có tín đồ đông nhất ở nước ta hiện nay quan niệm vấn đề số mệnh như thế nào?
Đó là nội dung chủ yếu của bài nói chuyện này. Hy vọng trong một thời gian có hạn định, có thể giải đáp được một vài bức xúc chủ yếu của đông đảo quần chúng hiện nay. Vâng, trong cuộc sống xã hội đầy bất trắc, và đặc biệt là trong thời gian kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ trước đây, rất nhiều chuyện xảy ra, không hư cấu, khiến cho người ta tin là có số mệnh. "nhanh cũng chết, chậm cũng chết, may thì sống" đó là câu thường được nói đến trong suốt thời gian máy bay Mỹ ào ạt dội bom vào miền Bắc nước ta, khi mà giữa cái chết và cái sống, khoảng cách chỉ là một tích tắc đồng hồ hay là một sợi gang sợi tóc.
Trong một bối cảnh xã hội và đất nước đầy bất trắc và nước sôi lửa bỏng như vậy, số người tin vào chuyện tướng số, bói toán, cầu đảo phải rất nhiều, và ngày càng nhiều. Hiện nay nghề xem bói, xem tướng, nhà đất cũng rất phát đạt. Giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ, kỹ sư không ít người đi xem bói, xem tướng.
Hãy đặt câu hỏi :Có cơ sở vật chất gì cho tất cả những chuyện này không?
Con người là sinh vật có lý trí, đối với những tai họa lớn giáng xuống một đất nước, một vùng, một dân tộc hay cá nhân một con người, nhất là những trường hợp đột tử xảy ra cho một người hay một số người… con người không thể tin đó là ngẫu nhiên, mà tin có sự tác động của những nguyên nhân sâu xa, có thể là siêu nhiên , mà trình độ của con người hiện nay là không thể lý giải được.
Tôi có người bạn cũ là anh Vũ Thơ, nguyên bí thư tỉnh ủy Ninh Bình. Một lần anh tâm sự: Tôi là Đảng viên cộng sản, là Mác- xít, nhưng có chuyện xảy ra ngay trong tỉnh mà tôi phụ trách, khiến tôi nghi rằng có một cái gì đó không phải là vật chất đứng đằng sau những chuyện đó. Chuyện như sau:
" Cái xã gần Quốc lộ số 1, nối liền Hà Nội với tỉnh lỉnh Ninh Bình. Một cô gái lâu nay vẫn lười biếng, không hay đi làm. Thế mà hôm ấy, mặc dù trời mưa lất phất, cô lại ra đồng làm cỏ sớm hơn mọi người. Một chiếc ô tô con chạy nhanh trên đường quốc lộ, không hiểu sau trợt bánh, băng ngang qua đường rơi vào đúng chỗ cô gái đang làm cỏ, nhận cô ta xuống bùn chết tươi. Tôi đích thân đến xem xét nơi xảy ra tai nạn. Từ chỗ cô gái làm cỏ đến vệ đường cũng phải đo được gần chục mét, chiếc ô tô phải chạy nhanh lắm mới có thể băng qua gần chục mét được. Tại sao lại xảy ra chuyện như vậy nhỉ, một cô gái hằng ngày vẫn lười không đi làm, tại sau hôm nay lại đi làm trước mọi người ngay trong khi trời còn mưa lất phất…
Còn bao nhiêu chuyện nữa, cũng vô lý tương tự như chuyện cô gái làm cỏ, xảy ra trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, làm mọi người dù là duy vật mác-xít cũng phải tin vào số phận hay số mệnh.
Cơ quan thuỷ sản Hải Phòng trước đây là một ngôi nhà bốn tầng, tôi đã từng đến thăm trong thời gian có chiến dịch máy bay Mỹ dội bom miền Bắc. Một quả bom xuyên đã rơi trúng cơ quan thủy sản, vì là bom xuyên nên nó xuống tận hầm mới nổ, khiϦ#7871;n cho những người nào nhanh chân xuống hầm trước thì đều chết. Trái lại những ai chậm chân còn ở lại tầng hai tầng ba thì lại không can gì, mặc dầu ai cũng đều hú vía.
Tôi có một anh bạn tên Sự, nguyên là Vụ trưởng Vụ Tài vụ của Bộ Công nghiệp Nặng, khi bộ này còn chưa tách thành nhiều bộ, anh có một cái hầm bê tông ở gần nhà, có thể nói là an toàn 100% để tránh máy bay. Không may cho anh bạn tôi là hôm ấy anh có xuống hầm khi máy bay đến nhưng lại ngồi ở cửa lại không chịu vào sâu bên trong hầm như vợ và con anh. Máy bay Mỹ thả một quả bom tạ vào nhà máy phát điện Yên Phụ nhưng không trúng, bom nổ gây một chấn động dữ dội, anh Sự ngồi ở cửa hầm đầu dập vào thành bê tông, bị vỡ sọ chết ngay tại chỗ. Anh đã chết ở nơi an toàn nhất, làm sau hiểu được?
Vì vậy mà ở miền Bắc, trong thời kỳ máy bay Mỹ ném bom dữ dội đã lưu hành câu nói cửa miệng của nhiều người "nhanh cũng chết, chậm cũng chết, chỉ có may thì sống".
Cái may đó phải chăng là số mệnh hay số phận? Các triết gia, các tôn giáo cổ kim nhận thức vấn đề số mệnh và số phận như thế nào?
I.Các thuyết túc mệnh luận, định mệnh luận, thiên mệnh luận:
Nói chung, tất cả mọi thuyết dẫn tới thái độ yên phận và tiêu cực của con người đều thiếu giá trị nhân bản, dù chúng mang bất cứ nhãn hiệu nào.
Túc mệnh luận là thuyết cho rằng số phận của con người là do quá khứ trước đây an bài, xếp đặt tất cả, mọi cố gắng hay nổ lực của con người đều vô ích cả.

Con vua rồi lại làm vua,

Con sãi ở chùa thì quét lá đa…

Những người ở Trung Quốc xưa nay hay nói câu: " Nhất ẩm nhất trác, mặc phi tiền định", nghĩa là ăn một miếng, uống một chén, không gì là không do quá khứ quyết định trước. Có thể nói, đó là những người theo túc mệnh luận cực đoan.
Định mệnh luận cũng là túc mệnh luận, nhưng cường điệu tính chất bất khả kháng của số mệnh. Ý nói, số mệnh là quyết định, mọi cố gắng của con người đều vô ích.
Thiên mệnh luận có nhiều nghĩa, không phải nghĩa nào cũng sai. Nếu hiểu thiên mệnh là thiên đạo, tức là đạo Trời, là luận tắc tự nhiên, áp dụng vào thế giới của nhân sinh thì không có gì sai. Phải chăng đó là ý tứ của Khổng Tử trong Luận Ngữ: "Ngô…ngũ thập niên tri thiên mệnh"- " Ta…năm mươi tuổi thì biết mệnh Trời". Nếu hiểu mệnh Trời là số mệnh mà ông trời quy định cho mình thì đó là số mệnh luận, hay đúng hơn là thiên mệnh luận, và tất nhiên Phật giáo sẽ bác bỏ thuyết ấy. Nhưng Tống Nho Chu Hy lại giải thiên mệnh như là "nguyên lý vận hành và biến hoá của tự nhiên" thì đây không phải là số mệnh luận. Nhưng vấn đề còn tùy thuộc vào phái Tống Nho hiểu luật tắc tự nhiên như thế nào.
Ơ������ương 16 cuốn "Đạo Đức Kinh", Lão Tử cũng nói "phục mệnh", nhưng trong văn cảnh của chương này, thì mệnh ở đây rõ ràng chỉ có nghĩa là đạo, chứ không phải là số mệnh.
" Phù vật vân vân, các phục kỳ căn,quy căn viết tĩnh, thị vị phục mệnh"- "muôn vật đều phồn thịnh, mỗi vật đều trở về cội gốc của mình,trở về cội gốc thì gọi là tĩnh tức là trở về với mệnh".
Rõ ràng Lão Tử dùng từ mệnh ở đây không phải với nghĩa là số mệnh, mà với nghĩa đạo, tức là cội nguồn của trời đất và muôn vật.
Trong thần hệ của Hy Lạp cổ đại có Thần số mệnh gọi là Fate, mà cả đến Zeus, vị Thần tối cao đứng đầu các vị Thần, cũng phải e dè, nể sợ. Như vậy người Hy Lạp cổ đại tin rằng, tất cả các vị thần, kể cả thần Zeus cũng phải phục tùng số mệnh.
Niềm tin ở số mệnh phổ biến như vậy, lan tràn như vậy, từ xưa tới nay, từ Tây sang Đông, thì phải chăng niềm tin đó có đạo lý của nó, cơ sở khoa học khách quan của nó?
Người Pháp có câu: "I’homme propose, Dieu dispose" (Người kiến nghị nhưng Thượng Đế bác đi".
Đây cũng là biểu hiện rõ nét của thuyết mà Phật giáo thường gọi là Thần ý luận, khẳng định mọi sự việc diễn biến trong thế gian này đều do ý muốn của Thượng Đế, và ý muốn đó là siêu việt, vượt lên tầm hiểu biết của con người, cho nên con người chỉ nên phục tùng, không những không được chống đối mà còn phải cảm tạ và tri ân Thượng Đế.
Thiên mệnh luận cũng là số mệnh, nhưng số mệnh được nhân cách hóa thành Thượng Đế, hay là số mệnh do một nhân cách siêu nhiên an bài, xếp đặt. Cái nguy của thuyết này là một mặt khiến cho con người ta an phận thủ thường, mất hết ý chý phấn đấu, mặt khác lại khiến cho con người trốn tránh trách nhiệm của mình, thậm chí mình giết người đoạt của, nhưng lại tự an ủi: đó là do Thượng Đế muốn như vậy, đó là ý chí huyền nhiệm của Thượng Đế.
Phật giáo tôn trọng tất cả các tôn giáo bạn, kể cả những tôn giáo công nhận có Thượng Đế tạo thế. Đó là đường lối thủy chung như nhất của Phật giáo từ xưa đến nay, ở nước ta cũng như những nước Phật giáo khác. Tính bao dung về mặt tư tưởng vốn là một đặc tính của Phật giáo mà các nhà tôn giáo học trên thế giới đều công nhận, nhưng điều này không có nghĩa là Phật giáo chấp nhận , không phản đối một số quan điểm của những tôn giáo đó về vũ trụ và nhân sinh.

II. Một số tôn giáo và vấn đề số phận, số mệnh.
A.Tôn giáo Hy Lạp cổ đại:
Trong tư tưởng của Hy Lạp cổ đại ,vấn đề số phận (Fate) chiếm vị trí quan trọng , và được biểu trưng bằng ba nữ Thần ngồi dưới một gốc cây ở trung tâm trái đất và quyết định số phận của mỗi người. Vị nữ thần thứ nhất có tên là Clotho, làm nhiệm vụ kéo sợi đan thành số phận cho mỗi người. Vị nữ thần thứ hai có tên là Lachesie làm nhiệm vụ phân phối số phận cho mỗi người. Vị nữ thần thứ ba có tên là Atropos, làm nhiệm vụ cắt đứt số phận của mỗi người, tức là quyết định người nào phải chết và chết vào lúc nào.
Tư tưởng số phận đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật kịch Hy Lạp cổ đại. Trong các bi kịch của Sophocle, thầy bói (Oracle) làm chức năng thông tin cho mọi người biết số phận của mình,như là một cái gì đã được quyết định trước rồi. Đặc biệt là hoàn cảnh chết của mỗi người là do số phận đã được quyết định như nội dung vở kịch Oedipe cho thấy.
Trên đây, đã nói về tư tưởng số phận hay số mệnh trong tư tưởng Hy Lạp cổ đại, như trong tác phẩm của Homer cho thấy, ngang qua ba nữ thần aoos mệnh nói trên đây, tuy Homer thường dùng số phận hay số mệnh số ít, nhằm biểu trưng cho một sức mạnh siêu nhiên, siêu việt lên trên ý chí con người.
B.Ấn Độ giáo và vấn đề số mệnh:
Ấn Độ giáo, như là tôn giáo thường nói tới một số thần linh như Vishnu, Siva, Kali có khả năng quyết định số phận của mỗi cá nhân tín đồ, thậm chí đối ngược lại với hướng của nghiệp do cá nhân đó tạo ra.
Nhưng Ấn Độ giáo còn nói tới hai yếu tố khác, cũng quyết định đời sống của con người là nghiệp (karma) và thơì. Yếu tố nghiệp cũng tương tự như khái niệm nghiệp của Đạo Phật, nhưng không triệt để và nhất quán bằng đạo Phật. Vấn đề này sẽ được trình bày kĩ trong phần "Đạo Phật thay thuyết số mệnh bằng thuyết nghiệp".
Còn yếu tố thời của Ấn Độ giáo cũng tương tự như yếu tố thời trong dịch học của Trung Quốc vậy.
Nói chung trong văn chương của Ấn Độ giáo, cả ba yếu tố Thần linh, nghiệp ( karma) , và thời được nhắc đến. Thí dụ trong cuốn Thánh Ca nổi tiếng "Bhagavad Gita" trong khi hoàng tử Arjuna do tự không muốn xung trận vì kẻ thù không ai khác mà chính đều là bà con, họ hàng thân thuộc cả, thì Thần Krishna đóng vai trò người lái binh xa cho Arjuna, đã hiện nguyên hình và giảng giải cho Arjuna là phải xung trận, vì số phận của kẻ thù là bị tiêu diệt. Nội dung của tập Thánh Ca Bhagavad Gita cho thấy, chi phối sự diễn biến của tình hình là ý chí của thần Vishnu cộng với sức mạnh của nghiệp karma.
Nói chung, phần lớn những người theo Ấn Độ giáo đều tin, những sự kiện của cuộc đời, như thân phận tái sanh, sức khoẻ nói chung, người vợ tương lai hay chồng tương lai, số phận và giới tính của con, thời điểm chết đều là những sự kiện được xác định trước bởi nghiệp (karma), hình thành từ trong đời sống quá khứ.
Một số tín đồ Ấn Độ giáo tin rằng, sự cố hay là tác động của một Thánh thần có thể đem lại cái chết đột tử cho một người nhất định, và trái lại, việc xuất gia, sống lánh ở một thánh địa rất có thể thay đổi số phận của một con người.
Ơ������m Ấn, trong vùng cư trú của người Tamils, người ta tin rằng số phận của một con người đã được an bài sẵn, khi mới sanh được ghi lên trán bằng những dấu hiệu đặc biệt mà chỉ có những thầy xem tướng giỏi mới giải mã và cho biết được.
C. Do Thái giáo và vấn đề số mệnh:
Người Do Thái cổ đại tin là những sự kiện lớn của dân tộc Do Thái đều do Thượng Đế an bài sẵn, mà dân tộc Do Thái phải phục tùng. Quân ngoại quốc đến xâm lăng Isarel, đày biệt xứ dân Do Thái đi nơi khác, như là đế quốc Assiri và Babylon, và sau là đế quốc La Mã từng làm, tất cả những tai hoạ đó giáng xuống đầu dân Do Thái đều không phải là ngẫu nhiên mà là do dân Do Thái không trung thành với liên minh mà tổ tiên họ là tiên tri Moise, đã thay mặt họ ký kết với Yahve trên núi Sinai… Như vậy là số phận của một dân tộc Do Thái do hai yếu tố quyết định : Một là những việc làm của bản thân dân tộc đó, phản bội lại liên minh với Thượng Đế. Yếu tố thứ hai là sự trừng phạt của Thượng Đế đối với dân tộc Do Thái. Đó là sự can thiệp của một lực lượng siêu nhiên, siêu việt lên ý chí của con người. Có thể nói, đây là số mệnh hay số phận của dân tộc Do Thái, đã được Thượng Đế Yahve lựa chọn để truyền bá chân lý của đạo Do Thái cho loài người.
D. Đạo Hồi và vấn đề số phận:
Từ Ả rập maniyab là số phận hay số mệnh xuất hiện trong thơ ca Ả rập ngay trước thời Mahomet. Con người có thể chết vì sự cố, trong chiến tranh hay vì bệnh tật, nguyên nhân sâu xa của cái chết đó là do tiền định. Nhưng sức mạnh gì quyết định sự kiện cái chết của một người? Là Thượng Đế Allah chăng hay số phận, như là một sức mạnh không bị nhân cách hoá. Điều này không rõ, qua văn chương thơ ca Ả rập, bởi lẽ không phải thi sĩ Ả rập nào cũng tin đạo Hồi, vì đạo Hồi mãi tới thế kỷ VII sau công nguyên mới xuất hiện.
Thế như trong phạm vi Đạo Hồi, nhất là trong kinh Coran, thì mọi sự kiện, thậm chí trong mọi hoạt động trong đời sống của một tín đồ hằng ngày đều do Thượng Đế Allah an bài quyết định, chứ không phải do số phận hay số mệnh. ngày tận thế của thế giới cũng do thượng Đế Allah quyết định, ý chí của loài người không dự phần trong việc này.
Tuy nhiên, các nhà thần học Hồi Giáo về sau có xu hướng giảm bớt tính tuyệt đối của sự can thiệp của Thượng Đế vào đời sống con người, và dành một phạm vi nhất định cho hoạt động của ý chí tự do.
Hình như các tôn giáo thần quyền, ngày càng thiên về thuyết không phải Thượng Đế an bài tất cả, quyết định tất cả và dù là con người là sản phẩm của Thượng Đế tạo ra, nhưng vẫn có một phạm vi ý chí tự do nào đó, khiến cho nó có thể phạm sai lầm và chịu sự trừng phạt của Thượng Đế, điển hình là nhân vật Adam của đạo Do thái và đạo Thiên Chúa, tuy thượng đế tạo ra nhưng vẫn ăn trái cấm, ngược lại với lời dạy của Thượng Đế… do đó mà phạm tội gốc, tức là nguyên tội.
Có thể nói trong các thuyết của các tôn giáo lớn, chỉ có thuyết nghiệp (karma) của Ấn Độ giáo là tương đối gần gũi (chứ không phải là đồng nhất) với thuyết nghiệp của Phật giáo. Tuy nhiên cần nhớ rằng phật giáo nói nghiệp, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tính bất định của nghiệp, nghiệp là có thể chuyển được. Người là chủ nhân đồng thời cũng là thừa tự của nghiệp (trong Bộ III Kinh "Tiểu nghiệp phân biệt" ).
E. Dịch học và số mệnh
Hỏi: Phật giáo có phản đối các chuyện như là xem tướng số, bói toán hay không?
Trả lời: Chuyên môn của Phật giáo là giác ngộ và giải thoát, không phải là tướng số và bói toán. Vì vậy mà trong kinh Di Giáo ngay trước khi Phật nhập Niết bàn, Phật từng khuyên học trò mình là tăng sĩ không nên bói toán và xem tướng số. Trong năm môn học được giảng dạy ở các trường Đại học Phật giáo trước đây ở Ấn Độ không có môn tướng số và bói toán, tuy có dạy các môn thế học như là Thanh minh (ngôn ngữ), công xảo minh (tiểu thủ công nghệ), y phương minh (chữa bệnh), nhân minh (lôgíc học)…
Lại hỏi: dịch học cũng là môn học bói toán. Phật giáo có phản đối Dịch học hay không?
Trả lời: Không! Phật giáo không phản đối Dịch học như là một bộ môn triết học của Trung Hoa, do các bậc Thánh Trung Hoa thời xưa là Phục Hy, Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử sáng lập và hoàn chỉnh.
Nhưng Dịch học theo bản ý của các bậc Thánh đó không phải là môn học bói toán, mà là một môn triết học bàn về đạo lý suy thịnh, lành dữ, hạnh và bất hạnh của cá nhân và xã hội, đất nước và tinh thần của Dịch học là đức năng thắng số chứ không phải là con người phục tùng số mệnh. tôi cũng không phải là người nghiên cứu chuyên môn về Dịch học, nhưng cũng có nghiên cứu qua sách Dịch, không phải là để xem chơi như vua Trần Nhân Tông nói trong chương I bài phú Cư trần lạc đạo (1), mà vì có giảng về triết phương Đông ở một số trường đại học và ở Học viện Phật giáo. Giảng triết phương Đông, nhất là triết Trung Hoa mà không nói gì về Dịch học thì e thiếu sót. Tuy chỉ có biết đôi chúc về Dịch học, nhưng với cái sơ học của mình, cũng thấy được bản ý của các bậc Thánh lập ra môn Dịch học không phải là bói toán, trái lại bói toán chỉ làm dung tục hoá môn Dịch học mà thôi. Học giả Trung Hoa Phó Lệ Phác trong cuốn " Quốc học khái luận" (Đài Bắc xuất bản- trang 40) viết rất đúng:
"Bản ý của Văn Vương làm chu dịch là để dạy người cái đạo lý trị loạn, thịnh suy, được mất. Người đời sau dùng để bói toán, thực không phải là bản ý của Văn Vương".(2)
Hơn nữa, nếu chúng ta xem kỹ một số lời giải các quẻ của Văn Vương hay các lời giải của các hào của Chu Công thì chúng ta sẽ thấy các bậc thánh này nhấn mạnh vai trò của đức, của nổ lực đạo đức của cá nhân hơn là số. Nghĩa là dù gặp phải cảnh ngộ khó khăn, gian khổ nhưng nếu biết giữ đức hạnh, sống chính đáng thì dữ sẽ hoá ra lành, hung biến thành cát. Rõ ràng đó là quan điểm đức năng thắng số tuy các bậc thánh không nói rõ ra như vậy.
Để minh họa có thể dẫn chứng câu sau đây trong văn ngôn truyện, là một cuốn sách chủ yếu giải thích hai quẻ Càn và Khôn:
"Tích thiện chi gia tất hữu chi dương, tích bất thiên chi gia tất hữu chi ương…". Nghiã là: nhà tích chứa điều thiện thì sẽ có thừa điều lành, nhà chứa tích nhiều điều ác thì sẽ gặp nhiều chuyện dữ…
Gia đình như vậy, cá nhân cho tới đất nước, xã hội cũng đều vậy. Trị nước mà tàn bạo, hà hiếp, bóc lột dân quá đáng thì dân sẽ loạn. Cá nhân sống ác, thì gặp nhiều điều bất hạnh, nếu làm điều thiện thì sẽ gặp may mắn, đó là đạo trời, là luật tắc tự nhiên. Dich học tuy bày chuyện hưng vong, thịnh suy và đắc thất, nhưng cuối cùng vẫn khẳng định con người sống phải có đức, trị nước cũng phải có đức, thì mọi việc mới thông suốt, hài hoà(sách Dịch dùng từ hanh, thông), chính đáng bền vững (sách Dịch dùng các từ lợi, trinh).

III. Phật giáo dùng thuyết nghiệp thay cho thuyết số mệnh
A.Định nghĩa nghiệp là gì
Nghiệp là hành động có dụng tâm, hành động mà không có dụng tâm thì không phải là nghiệp theo đúng nghĩa của từ này. Một người lái xe không cẩn thận, cán chết người. Người đó có thể mang tội ngộ sát, phải trả tiền bồi thường và ngồi tù. Nhưng thật ra, anh ta không có tạo nghiệp sát sinh, anh ta chỉ là một cái duyên, hay là một điều kiện để người bị cán chết trả một món nợ cũ, một cái nghiệp cũ, khiến anh ta bị cán chết. Lạnh lùng mà nói, tình hình đích thực là như vậy, nếu chúng ta có một nhận thức sâu sắc về thuyết nghiệp. Trong đời này, không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên hết, mọi sự việc, quá trình xảy ra đều có nhân duyên của nó. Có đủ nhân, đủ duyên, đúng thời, từ sự việc xảy ra tốt hay xấu, lành hay dữ, may mắn hay bất hạnh. Mọi sự việc xảy ra đều tương ứng với nhân duyên được tạo ra từ trước. Nhưng đây là nghiệp chứ không phải là số mệnh.
B.Dẫn nghiệp và mãn nghiệp- Hai loại nghiệp quan trọng nhất
Nghiệp có nhiều loại, nhưng trong Phật giáo thường chú ý tới hai loại nghiệp chính là dẫn nghiệp và mãn nghiệp. Dẫn nghiệp là nghiệp dắt dẫn chúng sinh đi vào một trong sáu cõi, trong số này có ba cõi thiện là cõi loài Trời, cõi Atula và cõi loài người. Và ba cõi ác là cõi loài người rất nhiều. Mắt ta không nhìn thấy họ, nhưng không phải là họ không tồn tại. Dân gian không biết, gọi họ bằng đủ các thứ tên như thần, tiên, quỷ… Trong các loại chung sinh sống ở cõi ác, có hai loại mắt người cũng không thể nhìn thấy được là chúng sanh loài quỷ đói và chúng sanh loài địa ngục. Loài quỷ đói là chúng sanh có cấu tạo sanh lý (bụng rất to, nhưng cổ họng rất bé) cho nên luôn bị đói. Còn chúng sanh địa ngục thì bị khổ truyền miên, khổ ở mức loài người không thể tưởng tư0ợng được. Còn súc sanh thì rất nhiều loại, không thể biết xuể được, nhưng chúng có đặc tính chung là hay cấu xé lẫn nhau, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Loại súc sanh quen thuộc nhất là gia súc như là chó, mèo, gà, lợn, ngựa, trâu. Chúng nó sống khổ thế nào chung ta cũng đều biết. Nhưng có nhiều điều người không biết là nếu không sống thiện, không tu tập và sống lối sống ngu si như súc vật thì sau khi chết, chúng ta có thể tái sanh vào làm súc vật. Rất có khả năng đó, chúng ta không thể xem thường.
Cho nên ít nhất chúng ta cũng phải biết cơ chế vận hành của nghiệp, đặc biệt là loại nghiệp gọi là dẫn nghiệp. Mục đích là dùng cơ chế vận hành của nghiệp để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn, để cho chúng ta chủ động tạo ra những nghiệp có cường độ mạnh để cho đời này cũng như ở các đời sống sau, chúng ta không bị đọa vào các cõi ác, khổ mà luôn tái sanh vào các cõi lành, cõi thiện, dẫn chúng ta đến mục đích cao nhất là giác ngộ và giải thoát.
Vì dẫn nghiệp quyết định hướng tái sanh, cho nên cũng gọi là tái sanh nghiệp, với tiếng Anh tương đương là từ Reproductive Karma. Kamma là tiếng Pali, nghĩa là nghiệp, còn tiếng Sankrrit tương đương là karma, một từ mà sách Tây phương rất hay dùng là để chỉ nghiệp.
Tái sanh nghiệp hay dẫn nghiệp là những hành động tạo nghiệp có cường độ mạnh hoặc thiện hay bất thiện, quyết định hướng tái sanh của một chúng sanh cũng như các sự kiện chủ yếu ở đời sau của chúng sanh đó. Sau đây tôi đưa ra một vài thí dụ để minh hoạ trước hết là những hành động cực ác, quyết định không tránh khỏi hướng tái sanh của một chúng sanh vào một trong ba cỏi ác là địa ngục, quỷ đói và súc sanh. Đó là các hành động cố ý giết cha, mẹ, bậc thánh Alahan, làm chảy máu Phật và phá vỡ sự hoà hợp của tăng chúng. Nếu phạm một trong năm nghiệp ác nói trên, thì nhất định phải tái sanh vào cõi sống ác, khổ. Năm trường hợp nói trên là những trường hợp cực đoan. Còn nói chung sống buông thả, không giữ năm giới, không làm mười thiện thành thói quen, với tâm ác không biết sửa chữa đều có nguy cơ sanh vào một trong ba cõi ác là địa ngục, quỷ đói, súc sanh, và dù có may mắn được tái sanh làm người thì sẽ làm người sống bất hạnh như chết yểu, tật nguyền hay đau ốm, bị người đời khinh rẻ…
C.Cường độ của nghiệp quyết định ở chỗ dụng tâm
Yếu tố gì tạo ra cường độ mạnh của nghiệp, khiến cho nghiệp đó quyết định hướng tái sanh của chúng sanh đó. Chủ yếu là dụng tâm khi tạo nghiệp. Thí dụ tạo nghiệp sát sanh với tâm tham, tâm sân. Gần đây trên báo đăng vụ giết người ở cửa hàng vàng Kim Sinh (Hà Nội). Kẻ cướp đã giết bốn mạng người một lúc để cướp vàng, đó là vụ sát sanh vì lòng tham. Trên báo hàng ngày cũng từng đăng tin một cô gái, chỉ vì ghen tức đối với người con riêng—một con bé 5 tuổi – của chồng mình đã nhẫn tâm quẳng con bé đó xuống sông Hồng. Sát sanh với tâm sân si và ghen tức là loại nghiệp rất mạnh, có thể khiến kẻ phạm tội đọa vào cõi ác không tránh khỏi.
Đối với nghiệp thiện cũng vậy, cường độ của nghiệp thiện chủ yếu ở chổ dụng tâm chứ không phải ở quy mô và hình thức của sự việc. Trong đạo Phật, có câu: Làm việc đạo với cái tâm đời, tức là tâm danh lợi thì việc đạo biến thành việc đời, còn làm việc đời với cái tâm đạo, tức là cái tâm vì lợi ích của đạo và của chúng sanh thì việc đời cũng biến thành việc đạo.
Quan điểm về nghiệp trên giải phóng người nghèo hèn về nỗi bức bức xúc của mình quá nghèo hèn, quá túng thiếu, muốn làm việc thiện, muốn giúp người đời nhưng không biết xoay sở cách nào.
Trong Kinh 42 Chương có nói về hạnh tuỳ hỷ bố thí. Đó là hạnh chia xẻ niềm vui với người khác. Nếu sự chia xẻ niềm vui đó là thật lòng, không chút ganh ghét thì công đức của hạnh bố thí tuỳ hỷ đó cũng là vô lượng, cũng như một ngọn đuốc giúp cho bao nhà được thắp sáng, nấu chín cơm, sưởi ấm… mà để bố thí tuỳ hỷ có cần phải có gì đâu, mà chỉ cần có biết chia xẻ niềm vui của người khác mà thôi.
Đại sư Trung Hoa Trí Khải, trong bài tựa cuốn "đồng môn chỉ quán" , kể trường hợp một Sa Di trẻ, ở cùng chùa với một vị trụ trì đã chứng quả Alahan. Vị trụ trì xem tướng học trò biết trong vòng một tuần lễ nữa, học trò mình sẽ chết bệnh không thể tránh được, bèn lẳng lặng cho học trò mình về thăm nhà. Anh học trò trên đường về nhà thấy một tổ kiến trên một bờ đê đang bị một dòng nước xoáy, thốc vào đê, đe doạ cuốn đi. Thầy Sa Di trẻ động lòng thương lũ kiến đang nháo nhác, bèn cởi quần áo nhảy xuống sông, ra sức hàn lại chỗ đê có thể bị vỡ để cứu tổ kiến. Cứu được tổ kiến, thầy SaDi về nhà, và sau một tuần trở lại chùa. Vị Alahan thấy học trò của mình trở lại chùa an toàn, khí sắc lại còn hồng hào hơn xưa rất lấy làm lạ, hỏi cặn kẽ đầu đuôi câu chuyện cứu tổ kiến. Vị trụ trì kết luận là do thầy SaDi phát tâm từ bi rộng lớn cứu tổ kiến nên đã chuyển nghiệp, đáng lẽ phải chết trong vòng một tuần lễ lại vẫn sống an toàn và sống thọ trong nhiều năm nữa.
Câu chuyện trên cũng tương tự chuyện một bà già ăn mày sống trong thời Phật, muốn cúng dường Phật một ngọn đèn mà không đủ tiền mua dầu. Đi ăn xin , ky cóp mãi mới được một đồng, nhưng khi đến cửa tiệm thì chủ tiệm lại nói một đồng không đủ để mua dầu thắp đèn. Nhưng vì chủ tiệm cảm lòng thành của bà già nên vẫn bán. Cuối cùng bà già cũng có một ngọn đèn để cúng dường Phật, không phải đặt trong tịnh xá nơi Phật thuyết pháp mà chỉ được đặt ở ngoài vườn. AṠthế mà sau buổi thuyết pháp của Phật người ta đi dập tắt tất cả những ngọn đèn ở trong nhà tịnh xá cũng như ở ngoài vườn, mọi ngọn đèn đều được dập tắt dễ dàng, chỉ riêng ngọn đèn của bà già ăn mày cúng Phật thì người ta thổi mãi, dập mãi mà không làm sao tắt được. Kể cả ngài Mục Kiền Liên, là học trò thần thông đệ nhất của Phật cũng bất lực. Được hỏi về sự kiện lạ lùng này, Phật nói đó là sức mạnh lớn lao của lòng chí thành cúng dường Phật của bà già. Với tâm thành lớn như vậy, thì dù cúng dường một ngon đèn nhỏ cũng đem lại cho bà ấy một công đức vô lượng, khiến cho Chư Thiên cũng phải cảm ứng, che cho ngon đèn không bị dập tắt.
Trong lịch sử truyền đạo của đức Phật, cũng không hiếm những chuyện minh chứng cho khả năng chuyển nghiệp của những người tuy từng pham nhiều tội ác trong quá khứ, nhưng sau khi được gặp Phật, được nghe pháp và thật thà ăn năng hối lỗi, cải tà quy chánh và hành đạo, thì rồi ngay trong đời này cũng chứng được quả Thánh. Đó là trường hợp nổi tiếng của Angulimala, vốn là một tên tướng cướp tàn bạo ở vương Quốc kosala, trường hợp của dâm nữ Ambanali ở Vaisali, cả hai đều xuất gia theo đạo Phật, tu hành không bao lâu để chứng quả Alahan.
Nói tóm một câu, dụng tâm là yếu tố quyết định tính chất và cường độ của nghiệp. Dụng tâm trong kinh tạng Bali còn gọi là tác ý, cho nên Phật định nghĩa nghiệp là tác ý. Khi đã tác ý theo hướng thiên hay ác, thì tức là đã tạo ra nghiệp thiện hay nghiệp ác rồi. Người bình thường không hiểu cơ chế vận hành của nghiệp cho nên rất hay xem thường, thâm chí ngay đối với lời nói , họ cũng nói một cách vô tâm : lời nói bay đi, lời nói vô bằng. Không biết rằng, ngay những ý nghĩ thoáng qua đầu chúng ta còn tạo nghiệp, huống hồ chi là lời nói. Có lẽ, vì để răng dạy người ta đừng nên coi thường sự bất thiện nơi lời nói mà đạo Phật phân tích có tới bốn điều bất thiện nơi lời nói dối, nói ác, nói chia rẽ, và nói lời vô nghĩa, còn sự bất thiên nơi tâm cũng chỉ có ba là tham, sân, si hay tà kiến.
D.Không được coi thường việc nhỏ
Mà cũng vì vậy, Phật luôn răng dạy chúng ta không nên coi thường thiện hay ác dù là nhỏ, cũng như một đốm lửa nhỏ cũng có thể đốt cháy đống rơm cao như núi, cũng như giọt nước nhỏ mãi rồi cũng làm bình lớn tràn đầy.
Kinh Pháp Cú có bài kệ:

"Chớ chê khinh điều thiện,

Cho rằng chưa đến mình,

Như nước nhỏ từng giọt,

Rồi bình cũng đầy tràn.

Người trí chứa điều thiện,

Do chất chứa dần dần."

(Bài kệ 122. bản dịch từ Bali : Th. Minh Châu)

Lai viết :

"Chớ chê khinh điều ác,

Cho rằng chưa đến mình,

Như nước chảy từng giọt,

Rồi bình cũng đầy tràn.

Người ngu chứa đầy ác,

Do chất chứa dần dần."

(Bài kệ 121, bản dịch từ Bali: Th. Minh Châu)

Đ. Lợi ích của việc tu tập tâm
Tuy nhiên, cần chú ý là theo đạo Phật, dù là nghiệp nơi ý, nơi lời nói hay nơi thân, căn bản vẫn là ở chỗ dụng tâm, ở chỗ chúng ta tư tập tâm hăng ngày, khiến cho tâm ta trở thành thuần thiện, không bao giờ nghĩ ác, chỉ nghĩ toàn điều lành. Một người biết tu tập tâm như vậy, tuy rằng chưa đạt tới đích giác ngộ và giải thoát như các bậc Thánh, Phật hay Alahan, nhưng có thể nói là đã trên con đường thẳng, dẫn tới đích giác ngộ và giải thoát tối hậu rồi. Hơn nữa trên bước đường dài dẫn tới mục đích tối hậu đó, con người thiện sẽ nhất định không bị đoạ vào cõi ác.
Kinh Pháp Cú ví người như vậy như bàn tay không thương tích mà cầm thuốc độc vậy, không can gì hết.
Kinh Pháp Cú cũng nói người ác làm hại người hiền cũng như kẻ ngu ngược gió tung bụi, bụi chỉ rơi vào mình mà không dính người:

"Bàn tay không thương tích,

Có thể cầm thuốc độc…"

(Kệ 124. Kinh đã dẫn, tr 75)

"Hại người không ác tâm,

Như thanh tịnh không uế,

Tội ác đến kẻ ngu,

Gây ác cho tự thân."

(Kệ 125. Kinh đã dẫn, tr 75)

Nói tóm một câu, quyết định tính chất và cường độ của nghiệp là cái tâm của mình, là ở trong lòng mình.

"Thiện căn bởi tại lòng ta,

Tu Phật, trước hết và chủ yếu là tu tâm"

Vì không phải chỉ vì "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", như thi sĩ Nguyễn Du đã nhắn nhủ chúng ta, mà vì Đức Phật cũng đã từng khuyến cáo chúng ta :

"Kẻ thù hại kẻ thù,

Oan gia hại oan gia,

Không bằng tâm hướng tà,

Gây ác cho tự thân."

(Kệ 42. Kinh Pháp Cú)

"Điều mẹ cha, bà con

Không thể làm được,

Tâm hướng thiện làm được,

Làm được tốt đẹp hơn."

(Kệ 43. Kinh Pháp Cú)

E.Vấn đề cộng nghiệp
Nghiệp là sức mạnh lớn, khi nó là cộng nghiệp của một số đông người, vì không phải là một mà là số đông người tạo ra nó,và số đông ấy có thể là cả loài người, cả một quốc gia, một dân tộc hay một địa phương.
Cộng nghiệp của cả một dân tộc đan xen với biệt nghiệp của từng cá nhân, khiến cho cơ chế vận hành của nghiệp khá phức tạp, mà chỉ có bậc Thánh như Phật mới có thể hiểu hết ngọn ngành, chi tiết.
Trong kinh chép lời Phật: "Với thiên nhãn thuần tịnh, vượt xa tầm nhìn của loài người, Ta thấy các chúng sanh chết và tái sanh như thế nào, Ta thấy những người cao quý và kẻ nghèo hèn, kẻ xuất sắc và người bần tiện, mỗi người đều theo nghiệp của mình tạo ra mà có được thân phận hạnh phúc hay bất hạnh."
(chuyển từ bản Tiếng Anh: "The Tibetan book of living and dying" Sogyal Rinpoche, tr 92)
Chúng ta không có được thiên nhãn thanh tịnh , để có thể được như Phật nắm bắt được tất cả những cơ chế vận hạnh phức tạp của nghiệp, nhưng tối thiểu chúng ta cũng biết được đại khái nhưng cũng rất là đúng đắng :
"Ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão"
Đó là sự minh triết của nhân dân Việt Nam, mà tổ tiên, cha ông đã tin theo đạo Phật gần hai mươi thế kỷ nay rồi, khiến cho một thuyến quan trọng và phức tạp như thuyết nghiệp ảnh hưởng đến tâm lý của dân ta đến nỗi,mỗi lần có sự cố bất hạnh xảy ra cho một người, một gia đình hay thậm chí cả một vùng chúng ta buộc mồm nói :Tội nghiệp. Đó là tội của nghiệp, nghiệp báo của từng người và nghiệp báo chung, gọi là cộng nghiệp của số đông…
Nghiệp chính là quy luật nhân quả tác động trong phạm vi của nhân sinh. Đạo Phật nói quả nào nhân ấy. Một khi quả chính mùi và xảy ra, thì chúng ta biết đó không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả hợp thành của những nhân duyên đã được tạo ra và nay chín mùi.
Nhưng Đạo Phật không nói một cách máy móc: quả nào nhân ấy. Vì sao? Vì hằng ngày chúng ta không ngừng tạo nghiệp bằng ý nghĩ, lời và thân vận động. Nghiệp này nối tiếp nghiệp kia, nghiệp sau tác động trở lại nghiệp trước.v..v…
Chính vì vậy mà đạo Phật không nói số phận hay số mệnh, mà nói bất định nghiệp và chuyển nghiệp. Đó là ranh giới phân biệt giữa đạ

#9 xungdang

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 450 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 12:40

Bạn Gấu nói hợp tình, hợp lý. Ủng hộ.

Tuy nhiên ai dám chắc mình đúng 100%.
Người nghe phải ý thức/chịu trách nhiệm về những gì mình nghe/hiểu và hành động.

Sửa bởi xungdang: 30/10/2012 - 12:44


Thanked by 3 Members:

#10 Gloria

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 396 Bài viết:
  • 914 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 12:53

Bởi vì chuyện nghiệp hay không là do niềm tin, nên chúng ta khó có thể chứng minh. Có rất nhiều người xem tử vi nhưng giữ tâm đức khi phát ngôn, nên không bị sao, và thậm chí còn tích đức cho thiên hạ.

Nhưng nhiều người theo tử vi chờ hạng thì gây tác họa cho đời, khiến chúng sinh lầm than, và khi đó đã đi vào bàng môn tà đạo, mê tín dị đoan và lúc đó nghiệp trả sao hết.

Tôi mở topic này, vì sáng nay vô tình đọc báo và thấy có một bài viết làm mình suy nghĩ. Có thể thầy tử vi nhìn thấy đúng, và đúng là khuyên để đương số được hưởng lộc (đúng, 2 lần phúng viếng, ông này xem bói cực kì chính xác), và do đó được hưởng lộc (tiền xem bói), nhưng nghiệp gây ra trả bao giờ cho hết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trích dẫn

Chỉ vì ham giàu lại mê tín đến mức mù quáng, hai ông con lớn cụ Lễ đã làm điều nhẫn tâm thất đức bất hiếu chưa từng có.

Sau khi hỏi cặn kẽ tên họ, ngày tháng năm sinh quê quán, thời gian lâm bệnh của cụ Lễ, thầy gieo quẻ, bấm độn rồi phán: “Ông cụ không thể qua khỏi được, nội trong năm Mão (2011) sẽ qua đời nhưng nếu được chết vào giờ...., ngày..., tháng này là cực tốt, con cháu sẽ được hưởng lộc cha ông, ăn nên làm ra, tiền bạc vào nhà như nước”. Thầy còn phán: “Khi cụ mất, gia đình phải mua một rẻo đất gò xơ xác cách xa đường lộ để lập mộ thay vì đem về Cà Mau đặt cạnh mộ cụ bà theo nguyện vọng trong di chúc của ông”.

Phần thì tin thầy đến sái cổ, phần thì muốn giàu có vinh hoa phú quý tiền của, mà thời gian để cụ mất như lời thầy phán bảo lại sắp đến gần nên ông Hai đã bàn với ông Ba “Đằng nào thì trước sau bố cũng mất, vậy ta cứ để cho bố chết trước ít bữa cốt để được ngày tốt giờ tốt cho con cháu sau này cậy nhờ…”.

Sửa bởi Gloria: 30/10/2012 - 13:05


#11 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1929 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 13:25

Vậy là đã có 14 điều răn của Gấu, mọi người nhớ lấy.

Thanked by 2 Members:

#12 VanHiep

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1156 Bài viết:
  • 4386 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 13:31

Ai làm điều ác đều tạo nghiệp xấu, đứa nào đầu thai vào làm con thì cũng phải chia xẻ cái nghiệp này.

Trong Phật giáo điển hình nhất là chuyện về ngài Mục Kiền Liên và ngày lễ Vu Lan. Mẹ Mục Kiền Liên là người ác nên ông cũng phải trả nghiệp cho bà. Ông là người có quyền năng bậc nhất trong số đệ tử ngài Thích Ca, ông có thể hóa phép thoát khỏi cái chết do ngoại đạo đánh đập nhưng ông chấp nhận chết để trả nghiệp.

Về các thầy:

Tôi không giỏi toán nhưng cũng muốn làm 1 cái thống kê xã hội học xem các gia đình làm các nghề khác nhau nhưng đều gây nghiệp ác và con cháu họ như thế nào, tỷ lệ ra sao, tỷ lệ tốt xấu của con cái giữa bố mẹ làm thầy và bố mẹ không làm thầy như thế nào? Như thế là khách quan nhất và khoa học nhất, lúc đó mới có thể kết luận được làm thầy nhiều nghiệp hay không làm thầy nhiều nghiệp. Mặc dù không làm được cái thống kê này nhưng tôi tin rằng cứ làm điều ác, không đúng đạo lý là xấu.

Thiển nghĩ rằng tại sao làm thầy lắm nghiệp, chẳng qua một phần là thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý... là những người làm cái nghề phục vụ cho nhiều người trong 1 cộng đồng rộng lớn nên nhiều người biết và để ý theo dõi mọi di biến động của thầy. Mà thói đời cái tốt thì dân gian hay bỏ qua, cái xấu thì truyền miệng nhau thổi phồng lên, ngàn đời nay luôn chụp mũ cho nghề thầy như vậy.

Mà cũng đúng thôi, thầy giỏi và đạo đức thì ít mà thầy không giỏi thì nhiều nên điều xấu vẫn xảy ra. Nhưng nghề thầy vẫn không thể thiếu được vì cuộc sống không bao giờ hoàn hảo nên con người ta vẫn cần các loại thầy.

Cuộc sống nó vẫn vậy.

Thanked by 3 Members:

#13 100dong

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 936 Bài viết:
  • 1929 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 14:30

- Bất kể nghề gì, hễ cứ mang đích trục lợi, hám tiền thì đều tạo nghiệp.
Ra chợ gặp bà bán hàng, mớ rau 5 ngàn, bà bóp 10 ngàn là bà tạo nghiệp.
Có bệnh uống 3 viên kháng sinh là khỏi, nhưng bác sĩ kêu phải mổ, đó là bác sĩ tạo nghiệp.

- Một lời nói lúc nhàn rỗi, chẳng lấy của ai xu nào, nhưng mục đích là châm chích, mạt sát, hại người...thì cũng là tạo nghiệp.
- Người thầy bói thì sao ?
Nếu mục đích là tư lợi, lừa đảo, thì cũng tạo nghiệp.

- Các cụ đã có câu "nghề chọn người", vậy nên người mà làm nghề tử vi, cũng do nghiệp lực đưa đẩy.
Chỉ cần thầy có cái tâm, thù lao (phải chăng phù hợp) với công sức, trí tuệ, thời giá; người xem được an tâm, thoải mái, thì sẽ chẳng ai phải chịu nghiệp.

- Đời là bể khổ, trong kiếp sống này, ai mà chẳng có bất hạnh, khổ đau, tai nạn, bệnh tật,... không với mình thì với người thân; người chồng chết, vợ chết, con chết, ung thư, chấn thương sọ não...đày rẫy. Thầy tử vi cũng chẳng loại trừ, vì vậy đừng ngộ nhận việc nhà họ có chuyện gì đó không may, mà kết luận xanh rờn là họ đang trả nghiệp cho việc xem bói, (P/S) hoặc cho rằng, ai xem bói là người đó sẽ tạo nghiệp cho họ và con cháu.

Sửa bởi 100dong: 30/10/2012 - 14:54


Thanked by 6 Members:

#14 Brian

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1199 Bài viết:
  • 819 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 14:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gloria, on 30/10/2012 - 09:16, said:

Chào các bạn.

Câu hỏi đặt ra, tại sao làm thầy nhiều nghiệp, tại sao con cháu của Nguyễn Bình Khiêm nhà tan cửa nát, tại sao con cháu của Lê Quý Đôn bị thích mặt xung quân đi đày và vĩnh viễn từ bỏ phong thủy. Đó là một vấn đề nan giải, vì không ai nhìn thấy được cái giá các cụ phải trả, mà chỉ nhìn thấy các cụ được ca tụng.

Tôi nghĩ có những điều chúng ta không bao giờ được phán ra khi xem lá số tử vi của bất cứ ai. Tôi có rất nhiều bức xúc với bọn tử vi hàng chợ phán linh tinh gây hoạ cho thế gian, nên giờ tổng kết lại thành guideline để mọi người tránh.

Chúng ta sẽ tổng kết lại trong topic này:

1-Trước mặt bạn gái/vợ người ta phán người ta có con riêng, ngoại tình.

2-Phán chém đinh chặt sắt vợ chồng người ta li dị mà không chỉ ra được cách hoá giải.

3-Không được nói về hoạ của một người cho một người thứ ba. Không xem lá số hộ cho người khác nếu người đó không trực tiếp nhờ xem, trừ trường hợp vợ chồng, con cái.

4-Không bao giờ đoán một người thi đỗ hay trượt kiểu chém đinh chặt sắt.

5-Không được xúi người ta hoá giải kiểu như "số anh chị muốn phát tài thì phải ngoại tình vào năm 2013".

6-Không được dùng tử vi để bói số đề, đánh lô.

7-Phán số người ta hai, ba chồng, và nói "Số này chồng sau tốt hơn chồng đầu".

8-Phán những trường hợp mà cách cục thời xưa không có, còn cách cục mới thì mình chưa kịp học. Phán kiểu này gây hậu quả khốc hại vô cùng.
Ví dụ, Ngô bảo châu bị phán thành "Cự Môn gặp lộc tồn tại hợi, cả cuộc đời bất đắc chí chỉ có cầm kiếm chém sao đẩu sao ngưu". Vâng, đúng rồi, anh Châu chém rụng cái giải Fields trên trời. Ngày xưa các cụ không có cách cục nhà toán học, tất nhiên phán sao ra?


9-Trong trường hợp dung sai, ví dụ cách cục có thể dao động trong khoảng (3-->9) thì mình không được phán 3 mà phải phán 9, tức là nói tốt cho người ta. Ví dụ, nếu như họ tốt mà mình phán xấu thì người ta tin theo và cũng xấu đi, hệ quả là mình chịu nghiệp quả.
Ví dụ, cùng cách cục cung phu thê xấu, mình phán "số này chắc chắn 2 chồng, còn nếu 1 chồng thì chồng chết" thì sẽ gây hậu quả khốc hại hơn rất nhiều nếu nói "vợ chồng không hợp tính nhau", "có thể xa nhau một thời gian" , "nên biết nhường nhịn".

10-Phán số cho trẻ dưới 18 tuổi. Trường hợp này quá lắm chỉ được nói định hướng tương lai, còn phán kiểu "số thằng này chết năm 21 tuổi" "Đời mày chả ra làm sao cả, nên an phận thủ thường" thì đúng là gây hoạ nhân gian. Trong forum này tôi đã thấy có nhiều trường hợp bọn tử vi hàng chợ phán kiểu này, nghiệp trả sao hết.

11-Không được phán "đôi này chắc chắn không lấy được nhau, hoặc có lấy nhau cũng li dị". Phán thế khác nào làm chướng duyên của người ta từ kiếp trước để lại, vậy phán như thế xong thì có phải cũng là gián tiếp gây hoạ, và để cái duyên đó tiếp tục sau khi họ lấy chồng thì có phải thành ra ngoại tình không?

12-Dốt, không hiểu gì mà cũng cứ thích phán. Ví dụ, không biết cách an vòng trường sinh thế nào cho đúng, không hiểu về cục nhưng vẫn cứ dùng cục để an bừa vòng trường sinh phán người ta "số thai phục vượng tướng, gái dâm tặc". Để rồi đầu tiên an vòng trường sinh xuôi, sau đó hứng lên an ngược, cuối cùng thì hôm nào đẹp trời an xuôi, xấu trời thì an ngược rồi bảo "tuỳ duyên".

13-Xúi người ta phạm pháp "số này mà buôn ma túy thì giàu nhắm, giàu nhắm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, thích nhắm thích nhắm, mà lại không có số bị đi tù đâu, sợ gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

".


14-Khi phán thì không giữ được tĩnh tâm, không giữ được tâm thần an lạc, vẫn cứ còn giữ nặng cái tâm tranh cường háo thắng, nên dẫn tới chém bừa chém ẩu cả những cái mình không nắm rõ rồi bịa ra đó là cảm ứng.

Ví dụ khác thì cứ để các bạn tự tìm hiểu rồi đóng góp bên dưới thì sẽ ra ngay.

Khi biết số của kẻ ĐỘC TÀI & ĐÁM ĐỆ TỬ thì up lá số và luận hung họa để bá tánh liệu đường mà sống? Ví dụ nhờ các thầy tử vi luận số cựu TT Ngô Đình Diệm chết các tướng lĩnh vững tâm hơn khi tiến hành đảo chánh.

Sửa bởi ChiKhanh: 30/10/2012 - 15:07


#15 dath

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 263 Bài viết:
  • 401 thanks

Gửi vào 30/10/2012 - 15:18

Ai có Tâm và có Tầm ắt biết được phải làm những gì khi phán Tử vi thôi bác Gấu ạ!

Nhưng nếu phải chọn giữa Tâm và Tầm thì em sẽ chọn Tâm!

Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |