Jump to content

Advertisements




Tử Bình Nhàn Đàm


512 replies to this topic

#466 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8847 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 12:47

Tính cách thiên bẩm thường do lệnh tháng quy định, trong đó can tháng là lộ còn chi tháng là ẩn. Trong thập thần thì Thương Quan kiêu ngạo nhất, thần phật cũng coi như rác. Kình Dương thì ngoan cố, cứng rắn nhưng không có khí phách kiêu ngạo như Thương. Vì theo quy luật, con người phải chịu sự khắc chế của Quan mới là người ngoan:

Đừng thấy em lắm bạn mà ngờ, tuy rằng em lắm bạn nhưng em vẫn chờ là chờ người ngoan, tính i a tính tính tình tỉnh tang ...

Cho nên Thương Quan dám khắc cả Quan được cho là kiêu ngạo.

Thanked by 4 Members:

#467 BoiGiaiSau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 19:06

giờ thìn

Nhâm thìn, ất tị, bính tý, nhâm thìn

Nhất nhâm thì thanh, lưỡng nhâm thì trọc, kiến lộc cách gặp trọng sát.

Thanked by 1 Member:

#468 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1842 Bài viết:
  • 5551 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 22:47

 AlexPhong, on 11/02/2015 - 12:47, said:

Tính cách thiên bẩm thường do lệnh tháng quy định, trong đó can tháng là lộ còn chi tháng là ẩn. Trong thập thần thì Thương Quan kiêu ngạo nhất, thần phật cũng coi như rác. Kình Dương thì ngoan cố, cứng rắn nhưng không có khí phách kiêu ngạo như Thương. Vì theo quy luật, con người phải chịu sự khắc chế của Quan mới là người ngoan:

Đừng thấy em lắm bạn mà ngờ, tuy rằng em lắm bạn nhưng em vẫn chờ là chờ người ngoan, tính i a tính tính tình tỉnh tang ...

Cho nên Thương Quan dám khắc cả Quan được cho là kiêu ngạo.

kẻ có thương gặp quan là kẻ có tài năng vượt trội, tâm tưởng hơn hẳn kẻ khác nhiều bậc gọi là quỷ kế, biến hóa khôn lường, tưởng xấu mà không xấu, tưởng ác mà không ác

Nguyễn Tất Nhiên chẳng có tài năng gì đáng giá cả, cũng chẳng mang tâm tính thương quan, nên chỉ là hạng cùi bắp, có gì gọi là tài năng nên không xếp vào nhóm thương gặp quan.

Thanked by 5 Members:

#469 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 23:17

Phạm Duy viết về loại thơ của Nguyễn Tất Nhiên

Hầu hết những người yêu nhạc, đắm say với dòng nhạc xưa đều đã hơn một lần nghe nhạc phẩm “Thà như giọt mưa” của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ từ “Khúc tình buồn” của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Nhớ lại lúc bắt gặp ý thơ lạ của Nguyễn Tất Nhiên để khuông nhạc của Phạm Duy reo lên bản tình ca mới, không bi lụy, phá bức tường mộng mị, ông chia sẻ: “Ngày ấy tôi hết chạy trốn vào đạo ca thì lại nhào ra với chiến ca, hết hạ mình xuống với vỉa hè ca, tục ca thì lại vươn lên với nữ ca, bé ca, bình ca... Tôi thèm thuồng được soạn tình ca, nhưng phải là tình ca không rầu rĩ cơ...”.
Thời ấy, nói như Phạm Duy, tất cả văn nghệ sỹ đều thu mình lại, rầu rĩ... Tài hoa như Trịnh Công Sơn thì ru con người ta vào cõi hư vô, mộng mị. “Thế rồi tôi gặp Nguyễn Tất Nhiên. Trong bầu không khí thơ ở miền Nam hơi nặng nề vào lúc đó, đầy rẫy những bài thơ chủ đề về chiến tranh, hòa bình... thì thơ của chàng thư sinh mới 17 tuổi này là thơ phi chính trị. Thơ rất hồn nhiên, rất ngộ nghĩnh.







Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tôi nghĩ nếu đem phổ nhạc thì sẽ rất hợp với giọng hát trẻ trung Duy Quang (con trai nhạc sỹ- PV) trong ban nhạc gia đình là ban THE DREAMERS mà tôi đang cần ''lăng xê'', nhạc sỹ Phạm Duy cho biết. Cũng theo nhạc sỹ của những bản tình ca này, sau khi ông phổ bài “Thà như giọt mưa” được công chúng đón nhận quá trời, tác giả thơ Nguyễn Tất Nhiên còn cung cấp cho ông thêm nhiều bài thơ khác nữa. Ông đã biến thơ thành những ca khúc trẻ trung của thời đại như Cô Bắc kỳ nho nhỏ, Em hiền như ma soeur, Anh vái trời, hay Anh nam kỳ dễ thương, Hãy yêu chàng, Hai mươi năm tình lận đận... Và cho đến bây giờ, nhiều người vẫn hát vẫn yêu những ca từ ấy.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HC: Ý thơ của Nguyễn Tất Nhiên cùng dòng nhạc phổ của Pham Duy đã tạo ra những bài hát vượt thời gian .

Một thiên tài lớn (Phạm Duy) nhận ra giá trị và sức mạnh của 1 thiên tài nhỏ (Nguyễn Tâ't Nhiên) để giúp Tất Nhiên có 1 chỗ đứng nhỏ nhỏ nhưng độc đáo trong lịch sử văn thơ ca nhạc của VN cận đại .


Chúng ta tranh chấp trong nhận định Thương Quan là như thế nào và có ý kiến khác biệt nhau . Nhưng thử hỏi chính chúng ta có dành tì giờ nghiên cứu đọc nhiều các thứ về 1 nhân vật để may ra có 1 nhận định chính xác hơn là phang đại 1 câu theo tầm nhìn hạn hẹp và đầy chủ quan của mình ?

Nếu bây giờ tôi chỉ đọc vài bài của 1 tay n/c TB rồi phê "tài năng tầm thường, không đáng xếp vào loại n/c mệnh lý vì người này đọc ít quá, liệu câu nói của tôi có quá đáng hay không ?"

Sửa bởi Hoa Cái: 11/02/2015 - 23:26


Thanked by 3 Members:

#470 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 23:31

Nguyễn Tất Nhiên, thà như giọt mưa rớt trên tượng đá



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (1952-1992) qua nét vẽ Tạ Tỵ


Nguyễn Gia Trí và Tạ Tỵ là 2 hoạ sĩ ta`i hoa xem như nhất nhì trong thế giới hội hoạ của VN . Hai người này rất cao ngạo, Nguyễn Tất Nhiên phải có gì đặc biệt mới lọt vào mắt xanh của ông Tạ Tỵ .


Sửa bởi Hoa Cái: 11/02/2015 - 23:33


Thanked by 3 Members:

#471 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1842 Bài viết:
  • 5551 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 23:45

Cách nhìn của bác Hoa Cái cũng chỉ là một góc nhìn mà thôi, nó vẫn chứa đựng tính chủ quan trong đó, Nguyễn Gia Trí thì tôi có biết trong quyển văn hóa Việt Nam 1989, còn Tạ Ty là ai thì tôi không biết.

tuy nhiên trong cuốn sách đó, Nguyễn Gia Trí cũng chỉ là 1 trong 10 họa sĩ được xếp hạng mà thôi.

Tôi thì nghĩ rằng ai cũng có cái hay cả, mỗi người một màu sắc khác nhau; trong các sách ngày nay, rất rất ít sách có tên nguyễn tất nhiên trong đó, có thể Nguyễn Tất Nhiên cũng có tài năng gì đó, nhưng nếu nhận định tài năng đó thuộc đẳng cấp của thương quan thì cá nhân tôi không bao giờ đồng ý.

#472 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 23:55

Ai cũng có tính chủ quan trong nhận xét .

Tôi không chấp HieuThuyLoi khi biết anh là người lớn lên trong chế độ CS và đọc sách báo của thời đại mới .

Nguyễn Gia Trí xem như sao Bắc Đẩu của làng hội hoạ VN trong lãnh vực sơn dầu .

Cứ nhìn danh sách liệt kê các họa sĩ hoạt động từ 1954 tới 1975 ngoài Bắc khó lòng phát huy tài năng vì tình hình chiến tranh và bộ máy kềm chế tư tưởng rất khắt khe trong tình trạng đói kém .

Vì vậy chúng ta cần đọc thêm và đọc đúng (sách).

NGUYỄN GIA TRÍ (1908 - 1993) hoạ sĩ, nhà đồ hoạ, biếm hoạ Việt Nam. Ông quê ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây

Một trong những hoạ sĩ hàng đầu có những đóng góp cho những bước khởi nguyên và sự phát triển của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam thế kỉ 20. Ông cùng với Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn là bốn cây đại thụ của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam (nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn).

Ghi chú bởi HC: Nguyễn Gia Trí vào Nam tiếp tục sáng tác (chết 1993). Tô Ngọc Vân chết quá sớm (1954).

Tạ Tỵ phải lọt vào danh sách 10 hoạ sĩ nổi tiếng nhưng vì lý do chính trị nên không được nhắc tới .
HC

Sửa bởi Hoa Cái: 12/02/2015 - 00:14


Thanked by 2 Members:

#473 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 12/02/2015 - 00:21

Bài viết của từ trong nước, ghi nhận ông Nguyễn Gia Trí là đại thụ đứng đầu của thế hệ đàn anh .

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo, “trong 8 danh họa và nhà điêu khắc vừa được Nhà nước tặng giải thưởng cao quý H ồ Ch í M inh, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm thật xứng đáng đứng trong hàng ngũ “bát tú” trên bầu trời nghệ thuật nước nhà. Sự đóng góp lớn lao nhất của ông vẫn là mở ra cho mình một lối vẽ không lặp lại những người đi trước, và sau đó là đức tính kiên trì lao động, sáng tạo nghệ thuật… góp phần tôn vinh nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại”.



Sự nghiệp hội họa của Nguyễn Tư Nghiêm đã được giới chuyên môn và công chúng yêu nghệ thuật ghi nhận, trang trọng xếp vào một trong những vị trí đầu tiên của nhóm “tứ trụ”, thế hệ thứ hai gồm: Sáng (Nguyễn Sáng) – Nghiêm (Nguyễn Tư Nghiêm) – Liên (Dương Bích Liên) – Phái (Bùi Xuân Phái) của thập niêm 1970-1980 bên cạnh 4 “đại thụ” của thế hệ thứ nhất: “Nhất Trí (Nguyễn Gia Trí), nhì Vân (Tô Ngọc Vân), tam Lân (Nguyễn Tường Lân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn)”.


Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm sinh năm 1922 ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ thời thơ ấu, ông đã thích vẽ. Năm 1941, ông ra Hà Nội thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học cùng khóa với Bùi Xuân Phái, Huỳnh Văn Gấm… khóa XV (1941-1946).

----------------------------------------------

Hoạ sĩ Tạ Tỵ xem như đồng niên với Nguyễn Tư Nghiêm .

Hội họa


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bức tranh "Đàn bà", tác phẩm tiêu biểu thời kỳ Lập Thể của Tạ Tỵ, 1951 Tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện nghệ thuật quốc tế ở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và Paris

Sửa bởi Hoa Cái: 12/02/2015 - 00:24


Thanked by 2 Members:

#474 ngonngon

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 684 Bài viết:
  • 446 thanks

Gửi vào 14/02/2015 - 00:50

 Rừng Lá Thấp, on 23/11/2014 - 06:59, said:

ê bạn già TuBinhTuTru , tuyết lấp kín ba gian redwood của rừng này rồi , vừa đẹp vừa thê lương vừa nhớ Phố Núi quê nhà nghìn trùng đằng đẵng . bạn già ở chỗ nào vậy để tháng sáu năm sau , rừng ta ba lô nón ngược ghé thăm , làm quà gặp gỡ dăm gói trà Thiết Quan Âm .

Quảng Ngãi , nấm , Lạng Sơn , ngonngon , búp sen , TueAn , hbinh , Quảng Nam , An Cựu , , Minh Huyền ...muốn tháp tùng không ?

rừng .

Ah, con thấy cái này vì con đang m*y mò tử bình- oánh dấu- lúc đó mà con công việc kha khá hơn- Già cho con tháp tùng với- con xin mang theo ít rượu nhà ngâm quả nhàu- con nghe nói/thấy uống sẽ bớt đau lưng Già ạ

#475 Durobi

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4105 Bài viết:
  • 17607 thanks

Gửi vào 14/02/2015 - 02:37

Tôi đồng ý Hieuthuyloi là chuyên gia về Thương Quan !

Thanked by 3 Members:

#476 BoiGiaiSau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

Gửi vào 14/02/2015 - 15:02

Thương quang thì có tài, nhưng kiêu ngạo và ngông cuồng. Trong bát cách thì thương quan là phức tạp nhất !

Thanked by 1 Member:

#477 Durobi

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4105 Bài viết:
  • 17607 thanks

Gửi vào 14/02/2015 - 15:26

Cái tài hoa của NTN không nằm ở Thương Quan, vì Thương Quan trong mệnh NTN là Sửu, ẩn chứ không hiện, trong khi đó sinh giờ Dần thì Dần chính là Kiêu Ấn, mà tâm tính của Kiêu Ấn rất giống Thương Quan.

Thanked by 1 Member:

#478 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8847 thanks

Gửi vào 14/02/2015 - 16:37

 Geek, on 14/02/2015 - 15:26, said:

Cái tài hoa của NTN không nằm ở Thương Quan, vì Thương Quan trong mệnh NTN là Sửu, ẩn chứ không hiện, trong khi đó sinh giờ Dần thì Dần chính là Kiêu Ấn, mà tâm tính của Kiêu Ấn rất giống Thương Quan.

Kiêu chính là kiêu căng.

Thanked by 2 Members:

#479 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 22/02/2015 - 14:40

 Geek, on 09/02/2015 - 12:28, said:

Nguyễn Tất Nhiên

Nhâm Thìn - Ất Tị - Bính Tý - Canh Dần

3 Bính Ngọ/ 13 Đinh Mùi/ 23 Mậu Thân/ 33 Kỷ Dậu

Hai giờ sinh Dần Mão thì trước hết xem coi khả năng làm thơ có thể hiện gì ở giờ sinh không. Ngày Bính mà sinh giờ Dần là Học Đường, Kiêu Ấn, Dịch Mã đồng chi sinh thân (Bính), sinh thân tức là hữu dụng, chi Dần cũng là Văn Xương Quý nhân của người tuổi Nhâm, bấy nhiêu đó là có thể thấy đương số có tài làm thơ hay. Can Canh trụ giờ tọa Dần thì Canh tuyệt mà Bính vượng, cho nên theo kiểu xem truyền thống ưu tiên xem Tài Quan, Tài tuyệt cần được sinh vượng hoặc thông nguyệt khí là khả dĩ lập thân trong xã hội. Vậy mà thông nguyệt khí thật, vì sinh tháng Tị trường sinh của Canh kim. Nào ngờ Tý Thìn bán hợp thủy cục địa chi, trụ năm thấu Sát Nhâm thủy công thân mãnh liệt, hỷ thấu Ất Ấn tinh hóa Sát sinh thân thì còn có thể phong vân đắc lộ ngông nghênh với đời, ai dè Canh kim hợp trói luôn Ất, chỉ cần tuế vận dẫn động hóa kim là toàn cục kim thủy đắc thế, hỏa diệt thân vong.
Cung Thê tọa Chính Quan vợ giỏi nhưng cũng lại là mối sầu vì Tý Thìn bán hợp kị thần, đem lại nhiều đau khổ cho đương số.
Bát tự này là kị thần chuyển chuyển công, hỷ thần vô trợ, bảo mệnh cho toàn còn khó nói gì công danh xã hội; nhờ Dịch Mã - Học Đường - Văn Tinh Quý Nhân mà tài thơ vang xa. Vận 13-22 Đinh Mùi, Đinh hợp Nhâm Sát, Mùi Tị củng Ngọ Nhận, Bính hỏa được nương tựa, cho nên vang danh làng thơ.
33-42 thuộc đại vận Kỷ Dậu, Tị Dậu bán hợp dẫn động Ất Canh nguyên bàn hóa hợp thành công, 41 tuổi năm Nhâm Thân 1992 cũng là năm kim thủy trợ vượng Thất Sát, Bính hỏa tuyệt, nhất mệnh ô hô ...

Còn như sinh giờ Tân Mão thì Bính khiếp Tân mà có ý hợp, Ất Bính được Mão trợ, thân có có nương tựa, có điều bát tự này không có văn tài , không điên vì không có đối kháng Tài Sát, mà có vẻ được "ăn sẵn", hưởng thụ, như quẻ "Thủy Thiên Nhu". Mão Tý tương hình Thê cung và Tử tức cung, cũng là một người gia đình hao tán.

Bài luận này hầu như sai từ đầu tới cuối.
Những cái sai cơ bản có thể kể lần lượt như sau:

1 - Tứ Trụ này Thân vượng chứ không phải nhược nên Kim là dụng thần, Thổ là hỷ thần còn Thuỷ, Mộc và Hoả là kỵ thần.
2 - Văn Xương và Học Đường quý nhân ở trụ giờ Dần là vô dụng vì Dần đâu có sinh vượng ở tháng Tị hơn nữa nó còn bị Canh cùng trụ khắc trực tiếp (tức bị Hình Xung Khắc Hại). Bằng chứng thực tế là thi trượt Tú tài đúng vận văn chương nổi tiếng. Do vậy tài văn thơ nổi tiếng không phải do Văn Xương và Học Đường mà phải do yếu tố khác tạo ra (Kiêu Ấn thì càng sai vì Thân vượng mà Kiêu Ấn ở đây vượng nên là kỵ thần).
3 - Hạn chết năm Nhâm Thân đúng là do Kim và Thủy gây lên vì Tị trụ tháng hợp Dậu đại vận hoá Kim và Thìn trụ năm hợp với Tý trụ ngày và Thân lưu niên hoá Thủy. Do vậy điểm vượng vùng tâm phải tính lại nên Kim Thuỷ trở thành kỵ thần vì Thân đã trở thành nhược (nhìn qua cũng biết vì Thân hoả chỉ có Bính và Tị mà Tị đã hoá Kim còn lại một mình Bính thì sao không nhược). Không biết sách hay người nào dạy Geek là Ất trụ tháng hợp cách ngôi được với Canh trụ giờ mà lại còn hoá Kim ? Nhưng yếu tố này không quyết định được người này sinh giờ Dần (vì....).
4 -

Sửa bởi VULONG1: 22/02/2015 - 15:02


#480 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 22/02/2015 - 15:15

 Geek, on 09/02/2015 - 12:28, said:

Nguyễn Tất Nhiên

Nhâm Thìn - Ất Tị - Bính Tý - Canh Dần

3 Bính Ngọ/ 13 Đinh Mùi/ 23 Mậu Thân/ 33 Kỷ Dậu

Hai giờ sinh Dần Mão thì trước hết xem coi khả năng làm thơ có thể hiện gì ở giờ sinh không. Ngày Bính mà sinh giờ Dần là Học Đường, Kiêu Ấn, Dịch Mã đồng chi sinh thân (Bính), sinh thân tức là hữu dụng, chi Dần cũng là Văn Xương Quý nhân của người tuổi Nhâm, bấy nhiêu đó là có thể thấy đương số có tài làm thơ hay. Can Canh trụ giờ tọa Dần thì Canh tuyệt mà Bính vượng, cho nên theo kiểu xem truyền thống ưu tiên xem Tài Quan, Tài tuyệt cần được sinh vượng hoặc thông nguyệt khí là khả dĩ lập thân trong xã hội. Vậy mà thông nguyệt khí thật, vì sinh tháng Tị trường sinh của Canh kim. Nào ngờ Tý Thìn bán hợp thủy cục địa chi, trụ năm thấu Sát Nhâm thủy công thân mãnh liệt, hỷ thấu Ất Ấn tinh hóa Sát sinh thân thì còn có thể phong vân đắc lộ ngông nghênh với đời, ai dè Canh kim hợp trói luôn Ất, chỉ cần tuế vận dẫn động hóa kim là toàn cục kim thủy đắc thế, hỏa diệt thân vong.
Cung Thê tọa Chính Quan vợ giỏi nhưng cũng lại là mối sầu vì Tý Thìn bán hợp kị thần, đem lại nhiều đau khổ cho đương số.
Bát tự này là kị thần chuyển chuyển công, hỷ thần vô trợ, bảo mệnh cho toàn còn khó nói gì công danh xã hội; nhờ Dịch Mã - Học Đường - Văn Tinh Quý Nhân mà tài thơ vang xa. Vận 13-22 Đinh Mùi, Đinh hợp Nhâm Sát, Mùi Tị củng Ngọ Nhận, Bính hỏa được nương tựa, cho nên vang danh làng thơ.
33-42 thuộc đại vận Kỷ Dậu, Tị Dậu bán hợp dẫn động Ất Canh nguyên bàn hóa hợp thành công, 41 tuổi năm Nhâm Thân 1992 cũng là năm kim thủy trợ vượng Thất Sát, Bính hỏa tuyệt, nhất mệnh ô hô ...

Còn như sinh giờ Tân Mão thì Bính khiếp Tân mà có ý hợp, Ất Bính được Mão trợ, thân có có nương tựa, có điều bát tự này không có văn tài , không điên vì không có đối kháng Tài Sát, mà có vẻ được "ăn sẵn", hưởng thụ, như quẻ "Thủy Thiên Nhu". Mão Tý tương hình Thê cung và Tử tức cung, cũng là một người gia đình hao tán.

Bài luận này hầu như sai từ đầu tới cuối.
Những cái sai cơ bản có thể kể lần lượt như sau:

1 - Tứ Trụ này Thân vượng chứ không phải nhược nên Kim là dụng thần, Thổ là hỷ thần còn Thuỷ, Mộc và Hoả là kỵ thần (Thủy là kỵ thần vì Mộc là Kiêu Ấn nhiều nên khả năng hóa Thủy để sinh Thân của Mộc nhiều hơn là Thủy khắc Hỏa).

2 - Văn Xương và Học Đường quý nhân ở trụ giờ Dần là vô dụng vì Dần đâu có sinh vượng ở tháng Tị hơn nữa nó còn bị Canh cùng trụ khắc trực tiếp (tức bị Hình Xung Khắc Hại). Bằng chứng thực tế là thi trượt Tú tài đúng vận văn chương nổi tiếng. Do vậy tài văn thơ nổi tiếng không phải do Văn Xương và Học Đường mà phải do yếu tố khác tạo ra (Kiêu Ấn thì càng sai vì Thân vượng mà Kiêu Ấn ở đây vượng nên là kỵ thần, vì vậy thông tin Sát Ấn tương sinh mà Thân vượng và Kiêu Ấn cũng vượng thì không phải là đẹp mà là xấu).

3 - Hạn chết năm Nhâm Thân đúng là do Kim và Thủy gây lên vì Tị trụ tháng hợp Dậu đại vận hoá Kim và Thìn trụ năm hợp với Tý trụ ngày và Thân lưu niên hoá Thủy. Do vậy điểm vượng vùng tâm phải tính lại nên Kim Thuỷ trở thành kỵ thần vì Thân đã trở thành nhược (nhìn qua cũng biết vì Thân hoả chỉ có Bính và Tị mà Tị đã hoá Kim còn lại một mình Bính thì sao không nhược). Nhưng yếu tố chết này không quyết định được người này sinh giờ Dần (vì không phải tất cả những người có cùng Tứ Trụ này đều chết ở năm Nhâm Thân hơn nữa các giờ khác cũng có giờ có thể gây ra cái chết như giờ Dần).

Không biết sách hay người nào dạy Geek là Ất trụ tháng hợp cách ngôi được với Canh trụ giờ mà lại còn hoá được Kim ?

Trong cuộc đời người này có 2 sự kiện trọng đại phù hợp với sinh giờ Dần và chỉ có sinh vào giờ Dần thì mới có cùng lúc cả 2 sự kiện này. Vậy 2 sự kiện này là gì?

Sửa bởi VULONG1: 22/02/2015 - 15:34


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

31 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 31 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Vượng
Thịnh
Khang
An