Qua câu
“Hợp Quan lưu Sát“ hay
“Hợp Sát Lưu Quan“ mà các cổ nhân đã để lại, ý tổng quát mà các cổ nhân muốn cho chúng ta biết rằng
"Can trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Can khác bên ngoài tổ hợp và ngược lại".
Với ý trên cùng kết hợp với lý thuyết của tôi thì
“ Binh Pháp Tử Bình số 5“ được phát biểu như sau:
Các can trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Can khác bên ngoài tổ hợp và ngược lại.
Các Chi trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Chi khác bên ngoài tổ hợp nhưng các Chi bên ngoài tổ hợp vẫn có khả năng tác động tới các chi trong tổ hợp. Các lực tác động này có thể gây ra tốt hay xấu cho mệnh cục chỉ khi nó có đủ sức phá tan tổ hợp.
Bác BoiGiaiSau đã viết:
“Bính tý, kỉ hợi, bính ngọ, mậu tý
Bính hoả là chí dương trong ngũ dưỡng, tự toạ ngọ nhận, thiên can thấu bính mậu kỉ đều thông căn ở ngọ, bất nhược. Sinh tháng hợi là sát cách, thêm hai chi tý thành trọng sát, sát rất vượng. Hỷ hợi tàng giáp ấn ám sinh dương hoả. Hỷ thực thương thấu can chế sát, sát này vừa được chế, vừa được hoá nên thành quý cục. Nói về sát cách, như sát trọng thực thương khinh, hỷ hành vận trợ thực. Như sát khinh mà thực trọng, thành chế sát thái quá, hỷ hành vận trợ sát
. Như sát thực nhiều, thân bị khắc tiết, hỷ hành vận ấn thụ. Như trụ này, bính hoả thông trọng căn dương nhận,
thân bất nhược, có thể dùng thực chế sát. Đặc điểm ở đây là sát cách này có hai tác dụng, sát vừa được chế, vừa được giáp ấn ẩn tàng hoá. Nên dù là vận trợ thực, hay ấn thụ đều là hỷ vận.
Qua đoạn luận này chỉ cần biết bác đã xác định Tứ Trụ này có “thân bất nhược“ tức có Thân vượng nên“có thể dùng Thực chế Sát“ còn nếu Thân nhược tức khi: “sát thực nhiều, thân bị khắc tiết, hỷ hành vận ấn thụ“.
Vận giáp thìn, giáp tàng trong hợi hiển hiện ra mà tác dụng vào trụ,
Giáp đã hợp với Kỷ không hóa rồi thì làm sao Giáp còn có thể “tác dụng vào trụ“ được, vì nếu không thì khi “Hợp Sát lưu Quan“ mà Sát vẫn tác dụng được với Quan ở bên ngoài hay sao? Đây là cái sai đầu tiên.
năm bính dần, dần là lộc của giáp, dần ngọ củng hoả cục, hoá sát sinh nhận, sát nhận giao nhau nên tiếng tăm rất lớn.
Tại sao lại có “dần ngọ củng hỏa cục“ ? Ở đây Dần hợp với Ngọ là bán hợp có thể hóa được Hỏa chứ làm gì có Củng với Cót. Mà Dần làm sao “Củng“ được với Ngọ để hóa Hỏa khi mà Tý ngay bên cạnh xung Ngọ? Đây là cái sai thứ 2.
Đồng thời thìn là thuỷ khố, gặp thìn thì sát nhập mộ, thu liễm sát lại.
Giáp hợp kỉ ở đây không hoá,
mà là hợp khứ thương hoá sát hộ bính, nên không hề kị.
Vẫn cái kiểu “Hợp Sát lưu Quan“ mà Sát trong hợp vẫn tác động được với Quan ở bên ngoài.
Đây là cái sai thứ 3.
Kiêm cách thì kiêm dụng. Đây là chỗ Hoàng đại lục muốn ẩn đi, không nói rõ.
Hành vận người này vào đất đông nam, thành công cũng là chuyện không có gì lạ.
“Sát cách được Thực chế “ khi Thân nhược dùng Ấn để luận, còn khi Thân vượng dùng Thực Thương để luận. Ở đây Thân vượng mà dùng Kiêu Ấn Tỷ Kiếp trợ Thân lại cho là vận tốt. Điều này trái ngược với câu phía trên: “Như sát thực nhiều, thân bị khắc tiết, hỷ hành vận ấn thụ“. Đây là cái sai lầm thứ 4“.
Sửa bởi VULONG1: 17/10/2014 - 08:22