Đương số Nguyễn Đức Kiên
#826
Gửi vào 05/06/2014 - 01:50
“Bắt giữ bầu Kiên có ý nghĩa cứu nguy đến sự tồn vong của chế độ”?
Ls Trần Vũ Hải
Trái với nhiều báo mạng khác nghi ngờ về việc buộc tội bầu Kiên, báo Thanh Tra đã có 02 bài liên tiếp (trong các ngày 03 và 04/6/2014) khẳng định bầu Kiên có tội, kêu gọi không được tiếp tay cho các sai phạm của bầu Kiên (như các báo mạng khác). Đặc biệt bài “Dù có tuyên án, vụ bầu Kiên vẫn chưa thể kết thúc” của báo này có vẻ như đáp trả lời nói cuối cùng của bầu Kiên trong phiên tòa sơ thẩm (đang được đông đảo cư dân mạng tán dương), có một số điểm đáng lưu ý sau:
1. Tiến sỹ Cao Đức Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia H-C-M cho rằng, việc bắt giữ bầu Kiên và đồng bọn không những thể hiện sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, mà việc làm này còn có ý nghĩa "cứu nguy" đến sự tồn vong của chế độ.
2. Các luật sư Trần Văn Đức và luật sư Trần Viết Hưng (không rõ bảo vệ cho ai) nhận định rằng cần phải xem xét lại việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bà Đặng Thị Ngọc Lan (vợ ông Kiên) và bà Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) với lý do nhân đạo vì hai bà này “thoát vòng lao lý sẽ dẫn đến việc có nhiều nghi ngại rằng do bầu Kiên đã nhận hết, gánh hết tội là có hay không? và các cơ quan tố tụng đang bỏ lọt tội phạm”. Không rõ tại sao báo Thanh tra lại đăng những ý kiến hàm ý buộc tội của hai vị luật sư này trong khi chưa thấy báo chí đăng hai vị công tố viên trong phiên xét xử bầu Kiên đề cập như vậy?
3. Cá nhân, tổ chức giúp sức bầu Kiên thâu tóm, lũng loạn thị trường phải được xử lý nghiêm minh. Báo này có vẻ đồng ý với đề nghị của một luật sư bào chữa cho Kiên đề nghị xem xét trách nhiệm của NH Nhà nước, Cơ quan Thanh tra giám sát NH để làm rõ và xử lý hành vi có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của từng cá nhân liên quan.
4. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh – Cục trưởng C46 (người được nêu tên trong lời nói cuối cùng tại phiên tòa sơ thẩm bầu Kiên) cho biết: Vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, với thủ đoạn hoạt động phạm tội rất tinh vi, liên quan đến nhiều người giữ vị trí quan trọng trong cơ quan quản lý Nhà nước nên mức độ ảnh hưởng của vụ án rất rộng, được dư luận đặc biệt quan tâm. Những vị quan chức quan trọng được tướng Thịnh nhắc đến là ai? Chưa thấy tướng Thịnh nêu đích danh.
Một trận đánh có ý nghĩa cứu nguy chế độ không thể bị thua, bầu Kiên không thể thắng? Phải chăng đây là thông điệp mà một số người thông qua báo Thanh tra truyền tải đến dư luận?
Link bài báo trên báo Thanh tra:
<a href="http://thanhtra.com.vn/du-co-tuyen-an-bau-kien-nhung-vu-an-van-chua-the-ket-thuc_t221c1144n73291.aspx">http://thanhtra.com.vn/du-co-tuyen-an-bau-kien-nhung-vu-an-van-chua-the-ket-thuc_t221c1144n73291.aspx
#827
Gửi vào 05/06/2014 - 02:05
MOA, on 04/06/2014 - 15:30, said:
Thôi tôi chờ kết quả xem có đi tù ko ? Tôi vẫn nghiêng về ls tôi xem ban đầu nhùng nhằng bất lợi sau sẽ được xếp đâu vào đấy
Làm gì có chuyện không tù . VKS đề nghị 30 năm, không 30 thì 25 hay 20 thôi . Không dưới .
Thanked by 4 Members:
|
|
#828
Gửi vào 05/06/2014 - 08:52
bultiep, on 04/06/2014 - 11:33, said:
Phá quân chủ hao, tiêu xài rộng rãi, (đâu có keo như ông Kiên này)! Lại sẵn sàng "bo", "trải thảm", thích hội hè tụ tập... Trái ngược với bầu Kiên.
Tôi ko tin bầu Kiên là Phá quân.
Chồng tôi Phá quân, vận cung quan chẳng dính chuyện gì, mà làm được nhiều việc. Đang vận cung Nô, Hình Kị chiếu, Hao-Thương-Kiếp sát, châu Âu khủng khoảng kinh tế, chính trị trong nước cũng bất ổn, hàng năm đều gặm vào vốn. Mọi người khuyên ông ra ứng cử Chủ tịch hội người Việt nhưng ông ko thích. Họ cũng đang đẩy ông ra thành lập hội đồng hương nhưng tôi khuyên ông chờ vận tới, Liêm Tướng KQL, Mã Khốc Khách, Thái tuế xung vận, "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" lúc đó mới quậy được.
Chồng tôi lo cho anh em họ hàng, giúp đỡ bạn bè, không keo mà gánh vác việc công. Vẫn đang vui vầy gia đình, chẳng dính luật pháp.
Mọi người cứ gọt theo ls Phá quân, mà tôi chả thấy giống chồng tôi như mấy cái tính cách kia cả.
Read more: http://tuvilyso.org/...5#ixzz33j39aJUN
TuViLySo.Org
Ôi trời ... chị nói về Phá cư Tý chuẩn rồi. Bầu Kiên không thể là Phá cư tý đâu.
Hình ảnh phá cư tý đây ạ:
Sửa bởi HueCuong: 05/06/2014 - 08:53
Thanked by 1 Member:
|
|
#829
Gửi vào 05/06/2014 - 09:09
Nhìn một lá số đừng đem mỗi chính tinh cung Mệnh ra so, mà cần nhìn toàn cục.
Một Phá Quân cư Tý thì chưa nói lên đc gì.
#831
Gửi vào 05/06/2014 - 09:30
Sửa bởi AVANAM: 05/06/2014 - 09:38
Thanked by 1 Member:
|
|
#832
Gửi vào 05/06/2014 - 10:11
Thanked by 1 Member:
|
|
#833
Gửi vào 05/06/2014 - 11:35
#834
Gửi vào 05/06/2014 - 18:40
LỜI CUỐI và TÁC HẠI NGƯỢC CỦA VIỆC KHAI TRƯỚC TÒA
Phiên tòa hôm 02/6 đầy cảm xúc, với lời nói cuối cùng của các bị cáo, trong đó tất nhiên vẫn rất đặc biệt lời nói cuối của Nguyễn Đức Kiên. Tôi đã đọc đi đọc lại lời cuối của Kiên, và tham khảo thêm các ý kiến của nhiều báo chí, chuyên gia, và các ACE trên FB rồi mới có thể hiểu một phần thông điệp mà người “anh hùng bất đắc dĩ” này đã nói “vo” trong 40 phút, vô cùng đủ ý, và có vài ý sau anh muốn truyền tải đến chúng ta, xin cùng chia sẻ:
1) Đầu tiên là ý kiến phân tích rất quan trọng của chuyên gia Trần Vũ Hải, thông tin này tuy không có gì “bí mật” cả nhưng vì đã 2 năm trôi qua, nhiều người trong chúng ta đã có thể quên:
“TẠI SAO Bầu Kiên đề nghị Hội đồng xét xử chờ sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước?
-Ls Trần Vũ Hải-
Ngày 20/8/2012, ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) bị Cơ quan điều tra – Bộ Công an bắt để điều tra hành vi kinh doanh trái phép (tội danh được quy định tại Điều 159 Bộ luật Hình sự).
Ngày 24/8/2012, Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát Kinh tế (C46), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an cho biết: “Trước khi khởi tố, bắt giam Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung ương đã họp và thống nhất cao.”, “Quá trình bắt, khám xét và tổ chức điều tra đảm bảo đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Thủ tướng Chính phủ.”
Ngày 15/10/2012, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ra Thông báo Hội nghị Trung ương 6, trong đó có đoạn: “Ban Bí thư……đã tập trung chỉ đạo xử lý một số vấn đề phức tạp, nổi cộm trong thực hiện chủ trương cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tài chính. Chỉ đạo việc điều tra, xử lý một số vụ án kinh tế nghiêm trọng, điển hình là việc khởi tố Nguyễn Đức Kiên và một số lãnh đạo Ngân hàng ACB (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Xuân Giá, nguyên Tổng Giám đốc Lý Xuân Hải…) về các hoạt động phi pháp nhằm mục đích đầu cơ, thao túng thị trường tiền tệ; truy bắt Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình”.
Như vậy, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã trực tiếp chỉ đạo việc khởi tố, bắt giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên.
Ngày 02/6/2014, trong lời nói cuối cùng tại phiên tòa sơ thẩm xử ông Kiên và các đồng phạm, ông Kiên đã đề nghị các ông lãnh đạo Đảng và Nhà nước Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng xem xét để bảo vệ quyền công dân của ông, minh oan cho ông. Ông nói thêm: Đề nghị lãnh đạo ngành tư pháp Trung ương trong đó có Bộ trưởng, Thứ trưởng tổng cục 6 đừng để nhận được những thành tích từ vụ án này. Đề nghị HĐXX: nếu chưa có đầy đủ thời gian nghiên cứu tài liệu hồ sơ thì đừng tuyên án vào ngày 5/6 , nếu vẫn tuyên thì có thể là bản án đã tuyên từ trước. Thứ 2, hiến pháp VN quy định tại điều 31 , điều 4, đề nghị HĐXX chờ sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đảng, nhà nước để giúp tôi đảm bảo quyền công dân theo hiến pháp quy định;”
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã có lý khi đề nghị Hội đồng xét xử chờ đợi sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, vì chính nhiều vị lãnh đạo này đã chỉ đạo khởi tố, bắt giam ông Kiên. Ngay trong Thông báo của Hội nghị Trung ương Đảng đã khẳng định vai trò chỉ đạo vụ án hình sự này – một điều chưa từng có tiền lệ trong những Thông báo của các Hội nghị Trung ương Đảng. Có vẻ lý lẽ của Nguyễn Đức Kiên đã được Hội đồng xét xử chấp thuận khi đã không tuyên án vào ngày 05/6 như dự kiến mà rời sang ngày 09/6/2014.
Chúng ta sẽ chờ đợi xem Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam chỉ đạo xét xử vụ án này như thế nào theo Điều 4 (về vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình của Đảng cộng sản Việt Nam) và Điều 31 (quyền của người bị buộc tội) của Hiến pháp 2013 như bị cáo Kiên yêu cầu!”
Rất đủ ý, các lãnh đạo cao nhất đã chỉ đạo vụ “đại án” này từ đầu, xin các vị hãy cho ý kiến chỉ đạo tiếp, để việc xử và tuyên án xứng tầm đối với sự quan tâm đặc biệt của các vị và HĐXX hãy xin ý kiến của cấp trên cao nhất! Điều này cũng liên quan đến những lời kính trọng của Kiên dành cho HĐXX (không có CQĐT và VKS nhé) .
Rất nhiều người khó hiểu khi thấy Kiên nói “tin vào kỷ cương phép nước”, “hoàn toàn tin tưởng ở HĐXX, chủ tọa, thẩm phán”...Vâng, chúng ta đã chờ Kiên hô khẩu hiểu, nói những lời “có cánh”...nhưng hãy thử đặt mình vào địa vị của Kiên bây giờ xem, vũ khí duy nhất còn lại trong tay Kiên là NIỀM TIN, và đây cũng là thông điệp đến với người thân của Kiên sẽ nói tiếp sau đó. Đúng như một bác trong FB phân tích, với tính cách của Kiên, Kiên nói những điều này là Kiên còn tin tưởng thật, còn vững vàng và không hết hy vọng!
Riêng đối với 4 vị “tứ trụ”, họ không lạ gì Kiên ACB, và khi “quả bóng” được đẩy về phía họ, thật khó dự đoán điều gì sẽ xảy ra. Một so sánh khá khập khiễng: khi Tàu kéo HD-981 vào biển Đông, nhiều ngày đầu chúng ta không được nghe lời phát biểu nào của các vị lãnh đạo cao nhất. Nhưng khi một vị lên tiếng, lập tức hàng loạt vị khác cũng bày tỏ thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc! Trong trường hợp này cũng vậy, chỉ cần một vị có động thái ủng hộ là sẽ có những hệ quả rất bất ngờ...
Kiên biết vì sao mình bị bắt, nên Kiên cũng biết phải nói gì, phải hy vọng vào đâu để tự cứu mình mà không đánh mất phẩm giá của mình! Ý kiến chủ quan của tôi là Kiên có thể giảm nửa số án bị đề nghị bởi NIỀM TIN của mình!
2) “Hơn bao giờ hết, lúc này tôi cần BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN giúp đỡ” vì “những người trước đây chưa dám giúp tôi vì sợ liên lụy, họ chưa biết rõ bản chất vụ án như thế nào”! Đây là những lời của Kiên dành cho những người bạn, đối tác làm ăn của mình trước kia, ngày hôm nay họ đang ở đâu, nghĩ gì? Chúng ta không biết được họ nghĩ gì, nhưng ta biết được Kiên nghĩ gì khi nói về họ...Lửa thử vàng!
3) Sự NGUY HIỂM VÔ CÙNG–"tác hại ngược của lời khai tại tòa"-lời của NĐK.
Rất nhiều người đã hiểu vì sao Kiên đề nghị chuyển trại, hay bảo vợ tuyệt đối không được chạy án, bởi khi Kiên đã trực tiếp tố cáo tên của một thiếu tướng, hai đại tá CA đã làm sai lệch hồ sơ, báo cáo lên trên...thì anh đã đứng vào thế đối mặt hoàn toàn với BCA! Một hành động vô cùng can đảm, mà anh hoàn toàn ý thức được những hiểm nguy sẽ tiềm ẩn dưới rất nhiều hình thức trong thời gian thụ án đối với anh và người thân, nhưng chẳng còn con đường nào khác, anh đã chọn cách đấu tranh TRỰC DIỆN!
Xin đọc kỹ lời Kiên: “ chạy án...nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng vợ tôi”!!! Miễn comment!
4) TÀI SẢN bị phong tỏa
Báo chí tường thuật phiên tòa ít chú ý đến việc án phạt có thể nêu về mặt kinh tế, mà chỉ xoay quanh 4 tội danh áp cho NĐK, nhưng NĐK rất tỉnh táo và đã đề cập đến vấn đề cũng rất quan trọng này. Khi hàng loạt tài sản bị kê biên, các tài khoản của Kiên và người thân đều bị phong tòa, khi tội “kinh doanh vàng trái phép” được đưa ra cùng với con số nực cười hơn 21 nghìn tỷ (chắc bằng cách cộng tổng các giao dịch đã thực hiện)-thì có một rủi ro không hề nhỏ là vơi một bản án không chính xác, Kiên sẽ mất tất cả tài sản của mình đã làm ra sau 30 năm bằng “mồ hôi, nước mắt” dù chẳng liên quan gì đến 4 tội danh kia!
5) “Tôi mong muốn rằng các anh chị NHÀ BÁO, PHÓNG VIÊN sẽ giúp tôi tìm ra được sự thật của vụ án này, vì khi đó sẽ không có vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm“.
Kiên mong họ, “quyền lực thứ tư” cũng như việc NĐK tin tưởng vào 90 triệu người dân Việt sẽ giải oan cho Kiên và đồng nghiệp trong vụ “đại án” này! Ngay sau phiên tòa đã xuất hiện những bài báo định hướng, quy kết nhiều phương tiện truyền thông cũng như cộng đồng mạng miêu tả, trích dẫn “NĐK như một người anh hùng” mà cố tình không trích dẫn VKS hay HĐXX! Vậy xin xem lại những clip ít ỏi về phiên tòa, những “anh hùng của VKS và HĐXX” cũng sẽ được nhớ tới lâu với những câu nói, hành xử của mình...
Riêng về phần “công trạng và đề đạt” cũng như mong muốn về gia đình, ngân hàng và bóng đá xin viết tiếp trong stt khác...
Thanked by 3 Members:
|
|
#835
Gửi vào 06/06/2014 - 14:00
Nguyễn Ngọc Bích
Thứ Sáu, 6/6/2014, 09:07 (GMT+7)
Ông Nguyễn Đức Kiên đã khai thác sự thô sơ của luật pháp để tạo lợi thế trong kinh doanh. Ảnh: NGUYỄN HUY
(TBKTSG) Trong phiên tòa ngày 21-5 và sáng 22-5, hội đồng xét xử hỏi về hoạt động kinh doanh trái phép của ông Nguyễn Đức Kiên. Cơ quan tố tụng buộc tội rằng, lợi dụng giấy phép kinh doanh, ông Kiên đã vận dụng bộ máy của các công ty để kinh doanh tài chính không đúng với giấy phép kinh doanh. Khi được hỏi ý kiến về việc này thì chuyên viên từ các sở và bộ đã cho các câu trả lời khác nhau. Ở đây ta bàn về câu hỏi này.
Nhận định
Kinh doanh tài chính được hiểu theo ba cách.
Một là kinh doanh tài chính của các công ty bình thường.
Đối với các công ty này, đầu tư tài chính là sự tận dụng tiền vốn huy động được để đầu tư vào các lĩnh vực khác hầu nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, làm sinh lợi vốn, như đầu tư vào thị trường chứng khoán (mua công khai) hay, góp vốn vào công ty khác và cho vay vốn (mua riêng tư).
Nhìn vào nội dung ấy, ta thấy ngay khi một công ty mua bán công khai ở thị trường chứng khoán thì họ giao thương ở một nơi có tổ chức và theo những thể thức nhất định. Sự giao dịch này không cần phải có phép trước, tức là đăng ký kinh doanh.
Đối với việc mua riêng tư thì hai bên tin nhau, thuận mua vừa bán. Nó là hợp đồng, là sự mẫn cán đúng mực (due diligence) của bên mua. Bên nào làm sai thì cứ dựa vào hợp đồng để xử lý. Khi đã có thể quy trách nhiệm theo hợp đồng thì chẳng cần phải đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, khi việc mua bán diễn ra thì chính quyền cũng chẳng biết cho đến khi hai bên tranh chấp.
Cách kinh doanh tài chính như trên thì cần thiết cho doanh nghiệp. Vì đó là chuyện mua bán tiền bạc. Mà tiền bạc đối với doanh nghiệp thì cũng quan trọng như không khí đối với con người. Thiếu tiền mặt trả nợ, doanh nghiệp có thể bị thưa phá sản ngay. Họ thường phải đi vay vốn lưu động, vậy nếu có tiền nhàn rỗi thì họ có quyền kinh doanh tài chính. Hơn nữa khi việc mua bán này được làm với một số tiền lớn thì nó trở thành mua bán công ty. Nếu phải đăng ký mới được phép làm thì doanh nghiệp bị... bịt mũi! Trong chuẩn mực kế toán việc đầu tư tài chính không được định nghĩa. Hiện nay, luật cũng không buộc phải đăng ký kinh doanh.
Hai, kinh doanh tài chính theo kiểu của các công ty của ông Kiên.
Các công ty này là công ty cổ phần đầu tư, đầu tư tài chính. Việc làm chủ yếu của họ là phát hành giấy nợ (trái phiếu); cầm tiền người khác đi góp vốn hộ (nhận ủy thác đầu tư) và góp vốn mua cổ phần (đầu tư). Họ không huy động vốn từ công chúng nên không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Về tính chất, họ là những công ty bình thường nhưng chuyên giao dịch về tiền bạc.
Về các việc làm của các công ty này, riêng từng việc một với một ai khác thì họ không phạm pháp. Họ cũng phải được làm giàu như những công ty nêu ở loại 1. Cái khác của họ so với các công ty bình thường là họ phát hành trái phiếu, rồi được vay nhiều mà không bị xét nét, khiến họ có tiền đi góp vốn ở những doanh nghiệp khác và thu lời. Như thế nghĩa là chỉ với số vốn nhỏ ban đầu, họ đi vay và thành giàu xụ. Gần như là tay không bắt giặc. Đó là lợi thế của các công ty loại này. Lợi thế ấy trái với nguyên tắc kinh doanh mà đã tạo nên sự giàu có cho xã hội. Ấy là ai chịu rủi ro nhiều - thì được hưởng lời cao. Các công ty này được hưởng vế sau mà không phải chịu vế đầu.
Vậy cái gì đã tạo ra lợi thế cho các công ty như loại của ông Kiên? Thưa nhờ vào: (i) có một ông chủ nợ rất giàu - Ngân hàng ACB - không cần chọn mặt khi gửi vàng; (ii) luật lệ thô sơ giúp cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu dễ dàng; (iii) một luật tín dụng lơi lỏng và (iv) có ông Kiên hiện diện ở nhiều nơi. Ta cùng xem các yếu tố trên kết hợp với nhau như thế nào qua sự tường thuật của báo chí.
Cổ phiếu của Ngân hàng ACB đang lên giá. Thí dụ 20.000 đồng/cổ phiếu. Khi cổ phiếu đang ở chiều tăng giá mà bán ra thì sẽ được giá cao hơn, thí dụ 22.000. Vậy là ngồi nhà mát ăn... 2.000! Ngân hàng ACB quyết định bán cổ phiếu. Ông Kiên hiện diện trong ACB. ACBS là một công ty con của ACB chuyên về chứng khoán; nó không thể mua cổ phiếu của ACB được vì như thế là hai mẹ con a tòng với nhau nâng giá để lấy tiền của người khác.
Vậy để cho ACBS mua được cổ phiếu của ACB, nó ký hợp đồng ủy thác đầu tư với các công ty của ông Kiên - tức là nó bảo: “Các anh mua cổ phiếu ACB hộ tôi nhé. Này tiền đây”. Để có tiền ACBS phát hành các tờ giấy nhận nợ (trái phiếu). Hai ngân hàng Kiên Long Bank và VietBank đưa cho nó 1.500 tỉ. Tiền đó đã được vay của ACB, theo quy chế vay liên ngân hàng. Và các công ty của ông Kiên mua cổ phiếu của ACB bằng tiền do ACB bỏ ra!
Trong cơ chế kinh doanh trên, “lợi thế” của tất cả các bên liên can, bắt nguồn từ sự hiện diện của ông Kiên. Ông có mặt ở nhiều nơi: nơi phát hành trái phiếu, nơi xuất tiền cho vay và nơi đi mua cổ phần. Như đã nói, trong từng việc riêng lẻ khi mỗi chủ thể giao dịch với một người khác thì không ai làm sai luật. Nhưng kết nối công việc của họ lại với nhau thì họ được lợi. Nó giống y việc chuyển giá ở thuế. Và khi ấy xã hội bị thiệt. Việc chuyển giá muốn diễn ra phải có các công ty ở vài nước khác nhau, lợi dụng các mức thuế khác nhau của mỗi nước. Còn ở đây, chỉ trong một nước, từng việc tách riêng nhau; nhưng nhờ có ông Kiên nên nó ăn khớp với nhau và tạo ra lời lãi. Chúng ta sẽ bàn thêm về vấn đề này; còn bây giờ phải đi tiếp mục... kinh doanh tài chính.
Ba, các quỹ đầu tư vốn thường gọi là các công ty đầu tư.
Giống như ở các nước khác, các công ty này phải đăng ký kinh doanh với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi hoạt động. Ở nước ngoài các quỹ này huy động vốn công chúng. Ở ta họ đem vốn từ ngoài vào.
Tóm tắt lại, trong ba việc trên, việc thứ nhất không cần đăng ký vì phải cho doanh nghiệp... thở để còn lớn. Việc thứ ba thì đã phải đăng ký rồi. Vậy chỉ còn việc thứ hai là trường hợp của các công ty dạng như của ông Kiên và ta đi tìm giải pháp cho nó.
Giải pháp
Các công ty loại 2 không phạm pháp khi họ kinh doanh tài chính. Đúng như ông Kiên nói tại tòa. Chúng chỉ có một lợi thế - mà xã hội không chấp nhận - nhờ có ông Kiên. Và ông ta biết khai thác sự thô sơ của luật pháp vào lúc đó. Ấy là luật về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp và luật cung cấp tín dụng của ngân hàng.
Ở các nước khác, doanh nhân cỡ ông Kiên thường ngần ngại hành động nếu thấy có “xung đột về lợi ích”, nôm na là “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Và ở ta, ông Kiên làm tuốt! Vì đã làm nên ông trở thành người tinh khôn.
Đụng người tinh khôn mà phải trả lời các việc làm của các công ty như thế có phải đăng ký kinh doanh không thì các chuyên gia tất nhiên phải... bí xị! Họ chạm trán với một người tinh khôn. Muốn ngăn chặn thì Chính phủ phải sửa hai nghị định quan trọng là doanh nghiệp phát hành trái phiếu và ngân hàng cho vay tiền.
Về luật sau thì Ngân hàng Nhà nước đã ra tay bằng Thông tư số 13/2010. Nó khắt khe quá, đến nỗi đã phải hoãn thực hiện đến hai lần. Nếu có sự khắt khe này vào năm 2008, 2009 thì ACB đã “bó tay” rồi.
Về luật cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì đã có hai Nghị định số 52/2006/NĐ-CP và 90/2011/NĐ-CP. Cả hai bản này rất thô sơ. Nó cho doanh nghiệp phát giấy nợ sau khi hội đồng quản trị của họ chấp thuận bản trình bày mục đích đi vay cũng của họ! Nó không quy định rõ ràng các biện pháp bảo đảm trả nợ. Nó “phù hộ” con nợ và do vậy “bỏ bê” chủ nợ. Nó coi doanh nghiêp tư nhân không bao giờ vỡ nợ giống như Chính phủ vậy.
Luật của Mỹ chẳng hạn quy định: tài sản thế chấp, các chủ nợ cử một người ủy nhiệm để trông tài sản thế chấp kia và coi việc con nợ thi hành hợp đồng vay nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải bỏ tiền hàng năm vào một quỹ bất động (sinking fund) để bảo đảm trả lãi và trả nợ. Nếu các công ty của ông Kiên hay ACBS bị đòi hỏi như thế thì sao có thể phát hành trái phiếu một cách... vô tư như đã làm được!
Đến đây có câu hỏi là ở các nước khác có vụ như vậy thì họ giải quyết thế nào. Thưa họ có luật chặt chẽ và có ít người tinh khôn nên chưa nghe thấy vụ như thế này xảy ra.
Cho những gì đã thấy, chúng ta nghiệm ra rằng trái phiếu, chứng khoán bán cho công chúng là các công cụ tinh vi nhất của kinh tế thị trường mà đã phát triển hàng thế kỷ. Các công cụ tài chính kia khởi đi từ nhu cầu tâm lý của mỗi người sử dụng, sang tập tục của một nhóm người, lên đến tập quán của ngành nghề, rồi mới có luật điều chỉnh khi phải đối đầu với người tinh khôn. Những bước đi như thế tạo nên các điều kiện tinh thần thích ứng nâng đỡ sự phát triển của các công cụ kia. Chúng ta mới mon men bước vào nền kinh tế thị trường mà sử dụng các công cụ kia ngay! Việc ấy giống như một người mới bước chân xuống hồ bơi, thấy ở giữa hồ có nhiều người nhào, lộn, nhảy thật hào hứng, thế là bắt chước theo, không nghĩ là phải biết bơi cừ, phải có phao. Do vậy bị ngã, bị uống nước ngay! Đó là học phí.
Vụ ông Kiên mang ý nghĩa này đối với chúng ta. Bởi thế, thiết nghĩ không nên phạt nặng ông ấy. Ông ấy không thuộc hạng người phải cách ly xã hội. Để ngăn chặn sự tái diễn thì cách làm không phải là bắt ai kinh doanh tài chính cũng phải đăng ký trước vì như thế là không cho doanh nghiệp được tự do thở. Cho họ thở mạnh nhưng không được làm bậy. Sự tinh vi của hai luật nêu ở trên sẽ giúp vào việc này; giống như buộc dây vào thắt lưng của doanh nghiệp. Anh cứ thở, cứ bơi, nhưng không xa hơn chiều dài sợi dây.
Tít bài này trên TBKTSG số 23, ngày 5/6/2014 là "Quản lý hoạt động kinh doanh tài chính: Phải trả học phí"
Thanked by 2 Members:
|
|
#836
Gửi vào 06/06/2014 - 14:24
Thanked by 1 Member:
|
|
#838
Gửi vào 09/06/2014 - 10:36
Liệu có thành quy luật: Mỗi đại án nướng một vài tướng Công an?
07-06-2014
Vụ Dũng “tổng” nướng tướng Oánh, tướng Quắc. Vụ Năm Cam nướng tướng Huy, tướng Nhất. Hiện, nhiều đồng chí vẫn rình rập đòi nướng nốt tướng Việt Thành. Vụ Dũng “chàm” Vinalines nướng tướng Ngọ. Vào những phút cho đá bù giờ, đồng chí Dũng còn tố thêm một tiểu tướng và một đại tướng nữa. Số phận các cụ này vẫn còn là ẩn số và phụ thuộc vào những dàn xếp trên sân khấu chính trị Đại hội tới. Vụ Bầu Kiên, cũng vẫn phút 92 bù giờ, đồng chí này đi bóng ngoạn mục rồi co chân sút thẳng vào khung thành tướng Thịnh Bộ Công an (Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ CA, Cục trưởng C46).
Nói về vụ bầu Kiên lại phải lần giở về Nghị quyết Trung ương 4 phòng, chống tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, rồi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, rồi quyết định đưa 10 vụ án vào diện Ban theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo (trong đó có vụ bầu Kiên), rồi Quyết định 17-QĐ/BCĐTW thành lập 07 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Đoàn công tác số 3 (được giao địa bàn phức tạp nhứt) do cụ Thanh, Phó Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương làm Trưởng đoàn, làm việc tại Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao.
Trong đấu tranh chống tham nhũng (trong đó có các vụ việc nghiêm trọng dư luận xã hội quan tâm), cơ quan chỉ đạo là Ban Chỉ đạo PCTN mà cụ Trọng là Trưởng Ban, cụ Thanh là Phó Ban thường trực. Các cụ khác như cụ Chủ, cụ Thủ, cụ Công, cụ Kiểm, cụ Tòa chỉ là ủy viên thường. Nhiều vấn đề được quyết rốt ráo ngay tại Ban Chỉ đạo nhằm tránh đưa ra Bộ Chính trị, Trung ương, nơi mà cụ Thanh cụ Trọng không có tiếng nói quyết định. Có vấn đề rất phức tạp, buộc phải đưa ra Bộ Chính trị cho ý kiến tập thể.
Ngay từ đầu, vụ bầu Kiên đã đi theo lối dích dắc: khi báo cáo trước các cụ để xin ý kiến bắt đồng chí Kiên thì chỉ tập trung vào món vàng (cụ nào từng chơi vàng ở sàn ACB, tường tận các ngón võ mới biết nó phức tạp thế nào). Được tin này, đồng chí Lý Xuân Hải ở Sài Gòn mới yên tâm và vẫn thoải mái đi đánh gôn, uống bia, sau đùng cái làm quả khởi tố, tam giam đồng chí Hải bị xộ khám mới vỡ tiếp ra cái vụ tín dụng ngân hàng to đùng, rồi lại liên tục gọi hỏi, vân vê các đồng chí Xuân Giá, Trung Cang, Trầm Bê, Thành, Hồng Anh … mới ngã ngửa ra nhiều điều khủng khiếp liên quan các cụ X, Y, Z … Rồi đồng chí Trung Cang bị khởi tố, cho tại ngoại, cấm xuất cảnh, cho xuất cảnh, dụ về nước, bắt tạm giam … Hòa Phát ban đầu bảo bị lừa, sau lại lúng ba lúng búng trước tòa rằng không bị lừa …
Dường như qua mỗi lần dích dắc, các đồng chí đại gia đều ít nhiều thoát tội hoặc giảm nhẹ. Điều đó không hoàn toàn đúng vì như vậy thì Nghị quyết 4 phá sản à? Chít. Chuyện bi chừ hóa to, liên quan đến uy tín lãnh tụ, đến uy tín của Đảng chứ không phải chơi đâu, nhất là vụ Biển Đông vừa qua khiến một số cụ uy tín xuống thấp, một số cụ lại tăng chỉ số Index vốn trước đây tụt xuống mức dưới đũng quần, sắp xếp ghế Đại hội 12 đến nơi rồi. Cái này nằm ở dích dắc trên sân khấu chỗ các cụ X, Y, Z. Thế nên người ta thấy một bên cứ kéo dây thít thật mạnh, một bên thì cố chống, gỡ rồi phản thùng khi có cơ. Giống y như trò kéo co hay đá bóng ý các cụ ạ. Kịch tính của cuộc chơi rõ nhất là màn chém gió phút bù giờ của đồng chí Kiên trước tòa, và ở giây cuối đồng, chí này công khai tố cáo tướng Thịnh (cái này, người ít biết thì thấy thú vị, người biết nhiều thì bảo nó hài hước).
Giở lại cái quy luật nghiệt ngã mỗi đại án nướng một vài tướng Công an. Tướng Thịnh (được đeo lon tướng nhờ thành tích phá vụ đồng chí Kiên) luôn phân trần là khi bắt tớ có báo cáo, xin chỉ đạo của cụ X, Y, Z chứ không phải không. Đương nhiên các cụ không chối, nhưng chỉ đạo kiểu “đảm bảo đúng người, đúng tội, không làm oan sai, đồng thời tránh bỏ lọt tội phạm” thì vụ nào chẳng giống vụ nào, phải không các cụ. Một số nguồn tin cho hay, việc mở rộng điều tra vụ án sau này có nhiều nội dung nằm ngoài báo cáo xin ý kiến chỉ đạo ban đầu. Hơn nữa, đồng chí trực tiếp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo vừa khuất núi, điều này khiến thế của tướng Thịnh yếu hơn lúc mới nổ súng. Cuộc chơi với một rừng luật nhưng lại chơi theo luật rừng thì số phận các cầu thủ trên chiếu thật mong manh phải không các cụ. Có một điều chắc chắn, ngày mai (9/6), tòa có tuyên án thế nào thì cuộc chơi này vẫn chưa thể kết thúc.
#839
Gửi vào 09/06/2014 - 10:55
Thứ Bảy, 7/6/2014, 08:48 (GMT+7)
Luật sư Trương Hữu Ngữ
(TBKTSG) - Liệu bầu Kiên có thuộc đối tượng có chức vụ, quyền hạn theo quy định của điều luật về tội cố ý làm trái? Đồng thời cũng cần phải xem xét liệu tội này có áp dụng đối với giám đốc các doanh nghiệp tư nhân.
Như thế nào là có chức vụ, quyền hạn?
Một trong bốn tội mà ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị truy tố là tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (viết tắt là cố ý làm trái). Theo điều 165 của Bộ luật Hình sự (BLHS), tội này có ba yếu tố chính: (1) lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (2) làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế; (3) gây hậu quả nghiêm trọng.
BLHS được ban hành năm 1999, sửa đổi năm 2009 nhưng cho đến nay chưa có văn bản chính thức nào giải thích người nào sẽ được coi là có chức vụ, quyền hạn trong tội cố ý làm trái.
Ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) trong khi bình luận chuyên sâu về tội cố ý làm trái (trong cuốn Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, NXB TPHCM) có viết: “Người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ”. Nếu như vậy, sẽ chẳng ai nói bầu Kiên là người có chức vụ, quyền hạn vì bầu Kiên không thực hiện công vụ vốn là việc do cán bộ, công chức nhân danh Nhà nước tiến hành.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSTC) lại nghĩ khác. Từ Cáo trạng số 10/VKSTC-V1 ngày 10-2-2014, có thể thấy VKSTC cho rằng với tội cố ý làm trái, một người dù chỉ giữ một vị trí không chính thức (không được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn) trong một cơ quan không có chức năng ra các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp (Hội đồng sáng lập) như bầu Kiên cũng sẽ bị coi là có chức vụ, quyền hạn để có thể chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành doanh nghiệp nếu như: (1) người này là cổ đông lâu năm của doanh nghiệp (bầu Kiên là cổ đông ACB từ năm 1993); (2) người này cùng với những người liên quan của mình nắm giữ một mức nhất định cổ phần của doanh nghiệp (bầu Kiên và gia đình nắm 9,03% tổng cổ phần ACB); (3) người này từng giữ vị trí quản lý trong doanh nghiệp (bầu Kiên từng là thành viên Hội đồng quản trị ACB). Nếu tội cố ý làm trái được áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân, giám đốc
doanh nghiệp tư sẽ như ngồi trên đống lửa, bởi vì họ có thể bị chụp lên đầu tội này bất cứ khi nào.
Quan điểm định tính này của VKSTC có vẻ gần với khái niệm về “shadow director” (giám đốc ngầm) theo pháp luật của một số nước. Theo đó một người dù không được bổ nhiệm vị trí giám đốc một cách chính thức cũng phải chịu trách nhiệm của giám đốc nếu như trên thực tế chỉ thị của người đó được giám đốc chính thức mặc nhiên tuân theo (tức là một người “đứng trong bóng tối” nhưng vẫn “hét ra lửa”). Tuy nhiên, luật nước ngoài cũng phân định rõ vai trò tư vấn và vai trò ra quyết định của một người khi xem xét người đó có phải là một “shadow director” hay không.
Pháp luật Việt Nam lại hoàn toàn không có khái niệm nói trên. Theo Luật Doanh nghiệp, người quản lý một công ty cổ phần sẽ bao gồm thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Những người này phải thỏa mãn các điều kiện nhất định và được bổ nhiệm theo quy trình được luật này và pháp luật chuyên ngành quy định. Người giữ vị trí khác sẽ chỉ được coi là người quản lý theo quy định của điều lệ. Và như vậy, một người không được luật hay điều lệ quy định là người quản lý sẽ không có nghĩa vụ và không phải chịu trách nhiệm của một người quản lý công ty.
Áp dụng cả với người quản lý doanh nghiệp tư nhân?
Quan trọng hơn, bằng việc truy tố bầu Kiên, VKSTC đã mặc định rằng tội cố ý làm trái không chỉ áp dụng với lãnh đạo các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước mà còn có thể áp dụng đối với người quản lý của các doanh nghiệp có vốn tư nhân hoàn toàn như ACB.
Liên quan đến vấn đề này cần phải nhắc lại quan điểm của Tòa Hình sự TANDTC trên báo Pháp luật TPHCM ngày 28-5-2012 khi bàn về vấn đề liệu tội tham nhũng, một tội vốn được coi là chỉ có “quan” mới có thể phạm, có được áp dụng cho giám đốc doanh nghiệp tư hay không. Tòa này khẳng định: với doanh nghiệp không có vốn góp của Nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở xuống thì không có tội tham ô tài sản dù rằng người phạm tội có lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Quan điểm tương tự nên được áp dụng đối với tội cố ý làm trái, là bởi vì người quản lý doanh nghiệp tư, những người được cổ đông giao “tay hòm chìa khóa”, khi ra quyết định sai sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và từ đó gây thiệt hại cho cổ đông (do giá trị doanh nghiệp giảm) chứ không phải cho Nhà nước. Cổ đông bị thiệt hại sẽ xử lý sai phạm bằng cách bãi nhiệm hoặc khởi kiện trách nhiệm dân sự (bao gồm đòi bồi thường thiệt hại) người quản lý đó. Ở vụ án này, phải chăng VKSTC muốn bảo vệ toàn bộ cổ đông ACB trong khi chính bản thân ACB cho rằng mình không thiệt hại và cũng chưa có cổ đông nào lên tiếng? Còn nếu VKSTC muốn bảo vệ chính sách tiền tệ, ngân hàng, chứng khoán của Nhà nước thì VKSTC phải xác định lại chủ thể bị thiệt hại và thiệt hại gây ra là gì.
Nói rộng ra, nếu tội cố ý làm trái được áp dụng cho khu vực kinh tế tư nhân, giám đốc doanh nghiệp tư (gồm doanh nghiệp có vốn nước ngoài) sẽ như ngồi trên đống lửa, bởi vì họ có thể bị chụp lên đầu tội này bất cứ khi nào. Lo lắng đó là hợp lý khi mà pháp luật Việt Nam vốn được đánh giá là: không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch và không tiên liệu trước được, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực.
Bộ Tư pháp, khi tổng kết thi hành BLHS đã cho rằng cần phải loại bỏ tội cố ý làm trái ra khỏi BLHS vì đã không còn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập. Ông Trần Văn Độ, Phó chánh án TANDTC, cũng đề xuất loại bỏ một số tội phạm có khả năng cản trở sự phát triển lành mạnh, năng động và phong phú của nền kinh tế thị trường, trong đó có tội cố ý làm trái. Theo ông, pháp luật hình sự không chỉ xử lý tội phạm, người phạm tội, mà còn tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển này. Ngoài ra, tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể chứ không thể là một cấu thành chung chung, mang tính khái quát để có thể áp dụng đối với bất kỳ hành vi nào trên thực tế(1).
Nhiều người kỳ vọng trong bản án sắp tới với bầu Kiên, tòa án sẽ đưa ra các lập luận vững chắc, có sức thuyết phục trong bối cảnh luật pháp còn mơ hồ. Nhiều người cũng mong mỏi những tư duy cấp tiến, bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Có câu “cuộc sống là dòng chảy, pháp luật là đôi bờ”, để thấy luật pháp khó lòng theo kịp sự vận động liên tục của cuộc sống, bởi vậy mới cần những người “cầm cân nảy mực” có đủ tâm và tài để có thể đưa ra những án lệ (bản án trước được dùng làm cơ sở xử vụ án sau) nhằm bổ sung những điểm pháp luật thành văn còn thiếu hoặc khắc phục điểm đã trở nên lỗi thời.
(1) Tài liệu hội nghị trực tuyến thi hành BLHS:
Thanked by 1 Member:
|
|
#840
Gửi vào 09/06/2014 - 14:07
tù rồi, haizz.
Trích dẫn lời bà đầm Thép từng nói: CNTB bên ngoài xấu bên trong ko xấu. CNXH bên ngoài đẹp nhưng bên trong thối hoắc.
Bầu Kiên bị tuyên phạt 30 năm
tù rồi, haizz.
Trích dẫn lời bà đầm Thép từng nói: CNTB bên ngoài xấu bên trong ko xấu. CNXH bên ngoài đẹp nhưng bên trong thối hoắc.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Ý nghĩa cung mệnh ấn đường |
Nhân Tướng Học | MinhTriet2022 |
|
||
Thước Phim Quý Về Cuộc Đời HT Thích Minh Châu - Người Mở Đường Cho Phật Học Việt Nam |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
||
Nghiên cứu tinh mệnh học - Nguyễn Anh VũTử Vi |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | huygen |
|
|
|
Bài cơ bút của Công Chúa Liễu Hạnh về quốc vận thời Nguyễn |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Hoangtb |
|
||
sách nguyên bản tiếng Hoa của Gia Cát Vũ Hầu, gồm chương 3 Dùng người |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
Gặp 1 chú thỏ nâu trên đường |
Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | jph |
|
|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |