@Mr KhanhHoang
Mấy bài trước, tuy có viết cho KH, nhưng Tôi không có viết „@Mr KhanhHoang” là với chủ ý rằng nội dung cũng muốn truyền tải đến những ai quan tâm tới kiến thức huyền học. Người đọc sẽ tự chắt lọc ra những điều mà mình cần. Bài này, Tôi phải viết rõ ràng là viết thẳng tới Mr KhanhHoang là bởi vì, có đọc qua bài của KH, Tôi thấy có lẽ trên đời này chỉ có một mình KH mới có thể rơi vào tình trạng „loạn óc” như vậy. Nên chỉ viết cho một mình KH thôi, thì đó là sự tôn trọng của Tôi với người đọc vậy.
Tôi sẽ chỉ ra từng loạn ý của KH. Hy vọng là KH đọc cố mà hiểu, đừng để bị kiến thức của VL nhồi sọ mà hỏng não.Cũng hy vọng rằng còn có vài % có thể cứu được một bộ não đang bị hoại tử được chữa lành.
Trích dẫn
Thật ra cái thế giới này tuy là một, nhưng tuỳ người mà cảm nhận nó khác nhau. Ví như việc sao chép hình vậy, người thấy đầu voi thì bảo thế giới này là đầu voi, người thấy đuôi voi thì bảo thế giới này là đuôi voi...
Đây là truyện ngụ ngôn, không phải là một chân lý, nên không thể có một kết luận, mà chỉ có tính răn dạy rằng con người ta hãy cảnh giác, đừng có Ngu như những kẻ ở trong truyện ngụ ngôn đó. Chứ thế giới này, ai cũng biết, muốn nhìn sự vật thì phải có cái nhìn đa chiều, đa diện. Thánh nhân còn dạy một mức cao hơn nữa là phải „cách vật trí tri” huống chi lại chỉ nhìn đơn diện, một chiều như truyện ngụ ngôn nói thì còn ra thể thống gì, cái thế giới này nó sẽ thành cái gì. Chỉ có những thằng ngu mới làm như thế thôi, và cũng chỉ có những kẻ không hiểu biết, vô minh mới thấy đó là chân lý mà không biết rằng truyện ngụ ngôn dạy ta rằng, chúng ta hãy làm người thông minh, đừng có Ngu.
Trích dẫn
mọi cảnh bên ngoài đều phải sao chép vào tâm, rồi phát ngược ra miệng người thì trở thành cái lý. Nên tuỳ tâm mỗi người mà thế giới là khác nhau... Vậy nên thế giới này là luôn biến đổi, nhưng tâm mỗi người là duy nhất. Bác voly bảo Bác vuivui nhìn ngược lại tâm, chính là bảo bác vuivui nên xem lại gốc của mình... Bác voly bảo: tử vi không có giá trị vì những lý thuyết đó chỉ là lý biến lý, lý phát triển lý... vì chỉ là cái lý thuyết bên ngoài mà không có tác dụng gì với chính người tìm hiểu. Có chăng chỉ là thoả mãn lòng tham của người đó mà thôi.
Đoạn trên MrKH viết có hai ý, nhưng hai ý đó chẳng có ăn nhập gì với nhau cả. Thế mà cũng gọi là suy luận à ?
Mr KH nói Tâm mỗi người là duy nhất. Thế nào là duy nhất ở đây. Mr KH có hiểu không mà dám đưa ra để vận dụng ? Đúng là thày nào trò đó, vận dụng lung tung, cái học nông cạn. Làm xấu hổ tiền nhân. Sao lại có thể sinh ra những thứ kiến thức ba lăng nhăng như vậy.
Vế thứ hai, anh ta – VoLy – viết rất rõ ràng rằng: „Tử vi là vô giá trị, chỉ là trò trẻ con „ Tôi đã vạch rõ cái vô lối của anh ta, vậy mà Mr KH còn cố biện hộ, bất chấp lý lẽ, nay tự bịa thêm ra cái lý ất ơ để cố bênh vực cho anh ta. Thật sự, nếu Tôi là VL, Tôi sẽ cảm thấy xấu hổ vì cái chuyện đang không nói có, dùng thủ đoạn của KH để bảo vệ cho mình.
Không chỉ có thế, mà sự biện hộ của KH cũng vẫn cứ sai. Nói rằng Tử vi không có giá trị vì những lý thuyết đó chỉ là lý biến lý, lý phát triển lý … vậy xin hỏi, từ vật lý cổ điển – cơ học Niu Tơn – đến vật lý hiện đại – cơ học tương đối, lượng tử – có phải là lý biến lý, lý phát triển lý hay không ? Vậy theo KH thì chúng là vô giá trị, đúng không ? Học hành cái kiểu gì vậy ? Triết học, từ Aristot qua Đề Các, rồi tới Kant, nay có nền triết học hiện đại, có phải là lý biến lý, lý phát triển lý hay không ? Vậy chúng là vô giá trị ?
Hay lại nói chữa rằng, „vì chỉ là cái lý bên ngoài, không có tác dụng gì với chính người tìm hiểu !!!”
Này KH, khi nói thì uốn lưỡi, chí ít ra là 1 lần hãy nói. Nói lung tung, thành ra cái gì đây. Bao nhiêu sách vở Tiền nhân, vậy theo KH thì nên đem đốt sạch ?
Có phải chính vì KH đọc sách Tiền nhân không hiểu, có thể vì không có kiến thức, cũng có thể vì não hư, lại cũng có thể gặp nhầm thầy đểu nên bị xui bậy, mà có suy nghĩ như vậy chăng. Nhưng cũng không nên nói như đinh đóng cột do không hiểu mà bảo là không có giá trị. Đúng không ? Bởi vì nói ra như vậy, thì nói lại thể hiện ra một phạm trù khác. Phạm trù nhân cách ! Một nhân cách xấu xa : Không ăn thì đạp đổ !!!
Trích dẫn
Tự Bác vuivui tìm câu trả lời: Bác là ai? Có phải là thể xác Bác hay không? hay là suy nghĩ của Bác? Bác chịu nghĩ , và thử đứng ở thế giới quan của một đứa bé để suy ngẩm, cố gắng đừng để kiến thức học được mà ảnh hưởng? Bác sẽ thấy rằng cái kiến thức học được là cái vỏ bọc bên ngoài, thật không phải là chính Bác. Nếu nó là chính Bác thì nó sẽ không biến đổi chứ? Tại sao kiến thức của ta theo thời gian nó lại thay đổi? Vậy cái gì mới thật là chính ta? Đó chính là cái gốc tâm, lúc chưa học hỏi, chưa phân biệt!
Câu hỏi Bác là ai ? Từ ai ! Là đại từ nhân xưng. Hỏi bác là ai, cũng có nghĩa là bác là người nào, A, hay là B, tên gì ? Chứ đâu có thể theo câu hỏi đó mà nói chuyện về thân xác người ta, hay là suy nghĩ của người ta ! Nội cách đặt câu hỏi, cũng đã không có kiến thức, lại muốn nói một đằng nhưng ý hỏi lại một nẻo, rất thiếu văn hóa. Văn hóa và kiến thức như vậy, làm sao bàn được chuyện học thuật, làm sao trao đổi kiến thức văn hóa cho được. Vậy mà vẫn cứ cố làm. Đây mới là nhố nhăng, vô nghĩa.
Còn cái chuyện, đi từ „đứa bé mà tới cái học để nói cái học không phải là chính bác” thì thật đúng là mù chữ rồi. Thực tế thì Lão tử, Không tử, và Tuân tử vẫn có dùng cách ngôn này. Nhưng nó có dụng ý khác. Một lần nữa, KH cũng theo chân VL, dùng cách ngôn của tiền nhân sai lạc. Đó chỉ là bởi vì, đọc mà không hiểu, kiến mà bất tri, vô tri vô giác – giác ở đây là giác ngộ – thì học làm gì.
Khi nói, gốc là ở tâm, cái tâm lúc ban sơ, lúc khởi đầu. Đó mới là chính ta. Có ái bảo là cái lúc chưa học hỏi, chưa phân biệt đâu ? Và khi nói cái gốc là cái Tâm của ta, là chính ta lúc ban đầu là Khổng tử muốn nói Nhân chi sơ, tính bản thiện. Để mà cho ta thấy rằng, khi ta chính là ta thì nhân loại sẽ hết chiến tranh, hết đổ máu. Người với người sống để yêu nhau. Chứ đâu có phải là ta trở về với cái lúc ta chưa có được học hành để mà xử với đời, để mà „làm cho xã hội phát triển” Khổng Tử mà có sống lại, thấy hậu học nói vậy, chắc là Ổng cũng phải nổi Khùng, tát cho mấy cái rụng răng. Tức quá đi thôi, Khổng Tử ơi. Chúng nó nhạo báng tư tưởng của Ngài đến thế này là cùng !!
Thế rồi, không chỉ Khổng Tử, Tuân Tử lại nói rằng, Nhân cho sơ, tính bản ác. Tuân Tử nói thế để làm gì ? Để không phải là khi ta lớn lên, phải trở về với cái gốc, cái ban sơ của mình, để hành xử với nhau. Mà là bởi vì cái ác là căn là rế, nên phải có chế tài. Đó là luật pháp, là tinh thần pháp trị.
Dụng ý của Tiền nhân như thế, sâu xa như thế, thế mà thày trò KH – VL lại không hiểu, áp dụng lung tung, lại còn có ý xem đó như là triết lý để răn dạy người ta. Nghe nói hai thày trò thực chứng nhiều, lý thuyết đã vứt bỏ rồi. Thật không hiểu, những điều sơ đẳng như vậy, không hiểu thì sẽ thực chứng kiểu gì.
Chả có ai ngu gì mà lại trở về nhân chi sơ để mà hành tẩu giang hồ cả. Mà như thế lại là bỏ cái học hậu thiên để làm thằng ngu. Nhân loại không lẽ ngu vậy ta ? Tiền nhân cũng đâu có ý như vậy. Những cách ngôn như vậy là xuất phát khởi của cả một học thuyết về nhân sinh của tiền nhân. Như Khổng tử thì là nho giáo, của Tuân tử thì pháp trị. Người nào cũng đúng, có lý của nó. Chứ đâu như hai thày trò nhà này làm cho thiên hạ lầm tưởng vàng là cứt.
Trích dẫn
Bác học kiến thức tiên gia mà không chịu tìm hiểu cái gốc tiên gia: Hư vô sinhThái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng
Lại nói lại, Mr KH hiểu được điều đó đến đâu mà dám luận về chúng. Tại sao hư vô sinh thái cực. Sinh ở đây là thế nào, sinh với tử, sinh với khắc, sinh với sinh sôi, nảy nở … ? Hư vô là thế nào, KH có hiểu không ? Hư vô với cái Không ? Có hiểu không ? Thái cực là thế nào ? Có hiểu không ?, thái cực với Có ? Có hiểu không ? Hay lại nói nhăng, hư vô là Không, thái cực là Có. Hai thày trò đã hiểu gì chưa mà dám luận, rồi còn đem thực chứng ? Lại còn muốn dạy người nữa kia ! Nhảm hết sức.
Tôi cam đoan hai thày trò, chả hiểu gì về những điều mình viết.
Chỉ một đoạn văn ngắn như vậy mà sai lung tung cả. Phân tích chỉ là sơ lược mà cũng đã thấy dài quá, dài đến sốt ruột, sợ chả đủ kiên nhẫn đọc cho hết. Đành phải dừng lại. Vả lại thế cũng quá đủ cho thấy kiến thức và nhân cách, tri và kiến của cả hai thày trò.