Đối nhân xử thế cho Thiên Không tuổi tứ mộ...
cafe
25/07/2012
Bác VDTT đã viết (lâu lâu rồi, khoảng năm bảy năm trước):
Cô Thanh Quyên thân,
Để trả lời câu hỏi của cô về Thiên Không tôi đã viết vội những dòng sau:
Luận Thiên Không
Theo chỗ nghiên cứu của người viết, sao Thiên Không (vị trí kế tiếp Thái Tuế) chỉ có mặt trong hai phái là Trung Châu phái (Hoa Nam) và Việt phái (Việt Nam). Các phái khác dùng danh từ “Thiên Không” để chỉ sao Địa Không (cùng cặp với Địa Kiếp).
Nhưng trong vài bộ sách của Trung Châu phái mà người viết đã được đọc qua, Thiên Không chỉ đóng một vai trò rất khiêm nhượng. Trong khi đó, Thiên Không là một sao hết sức quan trọng của Việt phái. Theo thiển ý, cái lý của Thiên Không mà chúng ta biết ngày hôm nay rất có thể là một phát triển độc lập sau này của Việt phái. Nếu thế thì đây là một phát kiến mà chúng ta rất nên hãnh diện vì nó bao hàm một triết lý hết sức thâm sâu.
Thiên Không là vị trí kế tiếp Thái Tuế. Chúng ta thường chỉ để ý đến Thiên Không (ý nghĩa: Gian hùng, quỷ quyệt, phá tán). Thực ra cung có Thiên Không chứa hai khuynh hướng hoàn toàn mâu thuẫn nhau:
Thiên Không Đào (Kiếp) Sát Hồng Hỉ ứng với nhân duyên nghiệp chướng (Thiên Không luôn luôn ở thế tam hợp với Đào Hoa Kiếp Sát và một trong hai sao Hồng Hỉ.)
Thiếu Dương tứ Đức ứng với sự tỉnh ngộ, tu hành (Thiên Không luôn luôn cùng cung Thiếu Dương và là vị trí duy nhất trên địa bàn có đủ bộ tứ Đức hội họp).
Muốn khai triển cái lý nằm sau những sau này phải viết dài lắm mới đủ. Trong phạm vi của diễn đàn tuvilyso.com chỉ xin đề nghị vài tượng:
Thiên Không = Bản năng
Thiếu Dương = Thánh tính
Đào Hoa = Dục vọng tầm thường
Thiên Hỉ = Tình cảm dương (nam)
Hồng Loan = Tình cảm âm (nữ)
Kiếp Sát = Băng tâm sát (tàn nhẫn, vô tình, khắc bạc)
Thiên Đức = Đức tính dương (vị kỷ)
Nguyệt Đức = Đức tính âm (vị kỷ)
Long Đức = Đức tính bao dung (tha thứ)
Phúc Đức = Đức tính che chở (ban phát)
Tuổi tứ mã Dần Thân Tỵ Hợi: Thiên Không cùng cung Đào Hoa ở Tí Ngọ Mão Dậu.
Diễn giải: Sức mạnh của dục vọng (Đào Hoa) khiến bản năng (Thiên Không) thắng thánh tính (Thiếu Dương, tứ Đức). Cung có Thiên Không hết sức xung động, xấu nhiều tốt hiếm.
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ mã dễ gặp nhiều xung động hơn các tuổi khác.
Tuổi tứ đào hoa Tý Ngọ Mão Dậu: Thiên Không độc thủ ở Thìn Tuất Sửu Mùi. Tuổi dương hợp Đào Hỉ (dương); tuổi âm hợp Đào Hồng (âm).
Diễn giải: Đây là cảnh tranh sáng tranh tối giữa bản năng (Thiên Không Đào Hồng Hỉ Sát) và thánh tính (Thiếu Dương tứ Đức). Rất tiếc con người thường thiên về bản năng thay vì thánh tính; nên vị trí này của Thiên Không thường ứng với sự không chân thật. Nhẹ thì thiếu chủ trương; cực đoan thì thủ đoạn, đạo đức giả.
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ đào hoa nhiều duyên và lắm nợ hơn các tuổi khác.
Tuổi tứ mộ Thìn Tuất Sửu Mùi: Thiên Không ở Dần Thân Tỵ Hợi, cùng cung Kiêáp Sát Cô Thần; tuổi dương thêm Hỉ chính cung Hồng chiếu; tuổi âm ngược lại. Một đặc điểm nữa là Đào Hoa (tam hợp Thiên Không) cùng cung với Nguyệt Đức, ứng với dục vọng đã được hóa giải.
Diễn giải: Đây là hoàn cảnh duy nhất mà các sao dính líu đến duyên nghiệp (Đào Hồng Hỉ Sát) chế hóa lẫn nhau; tạo cơ hội cho Tứ Đức tiếp tay với Thiếu Dương, lấn áp Thiên Không. Thế nên vị trí Thiên Không (lẽ ra trong trường hợp này phải gọi là Thiếu Dương) ứng với sự bao dung, hòa nhã. Đây ví như khung cảnh của một nhà chùa, rất thích hợp cho sự tu tâm dưỡng tính. Còn người tu có thành tựu hay không thì còn lệ thuộc nhiều yếu tố khác (Chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu v.v...)
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ mộ dễ có cơ hội tu tâm dưỡng tánh hơn các tuổi khác.
Vài dòng sơ lược. Ngôn bất tận ý.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thưa bác VDTT, Đề xuất của bác về sao Thiên Không làm hậu bối thật sự ấn tượng và có ảnh hưởng đến hậu bối. Nay có vài thắc mắc ngô nghê về Thiên Không cho tuổi tứ mộ nếu bác có thời gian thì viết cho hậu bối đôi dòng.
Tuổi tứ mộ luôn có một cung thuộc tứ mã có Thiên Không. Theo bác Thiên Không ở đây đúng vị là KHÔNG VONG.
Nếu cung này 'TỐT' thì sẽ thành 'HỎNG' (theo nghĩa đời thường) ? Ví dụ như Tử, Tướng, Phủ, Lộc gặp Thiên Không tứ mã thì xấu? Nhưng theo nghĩa tu hành (chịu thua thiệt) thì thường ứng vào hoàn cảnh nào trong 2 hoàn cảnh sau:
1. Có tâm tốt, muốn cứu nhân độ thế mà lực bất tòng tâm, ý nói 'Ốc chẳng mang nổi mình ốc" mà còn đòi 'cho' người khác. (mình chẳng có thì lấy gì mà cho người).
2. Bản cung đắc Lộc, tài tinh + không vong. Hiểu là 'CÓ' rồi 'MẤT'. Nhưng 'MẤT' rồi thì liệu có cơ hội "CÓ' lại để rồi tiếp tục lại 'MẤT' ... cứ thế, cứ thế ...? Đây có phải là cách của những nhà từ thiện, cứu nhân độ thế?
và
Ở cung Mệnh thì hiểu và ứng xử như thế nào, ở cung Tài thì hiểu và ứng xử như thế nào?
Kính bác VDTT.
Cô Thanh Quyên thân,
Để trả lời câu hỏi của cô về Thiên Không tôi đã viết vội những dòng sau:
Luận Thiên Không
Theo chỗ nghiên cứu của người viết, sao Thiên Không (vị trí kế tiếp Thái Tuế) chỉ có mặt trong hai phái là Trung Châu phái (Hoa Nam) và Việt phái (Việt Nam). Các phái khác dùng danh từ “Thiên Không” để chỉ sao Địa Không (cùng cặp với Địa Kiếp).
Nhưng trong vài bộ sách của Trung Châu phái mà người viết đã được đọc qua, Thiên Không chỉ đóng một vai trò rất khiêm nhượng. Trong khi đó, Thiên Không là một sao hết sức quan trọng của Việt phái. Theo thiển ý, cái lý của Thiên Không mà chúng ta biết ngày hôm nay rất có thể là một phát triển độc lập sau này của Việt phái. Nếu thế thì đây là một phát kiến mà chúng ta rất nên hãnh diện vì nó bao hàm một triết lý hết sức thâm sâu.
Thiên Không là vị trí kế tiếp Thái Tuế. Chúng ta thường chỉ để ý đến Thiên Không (ý nghĩa: Gian hùng, quỷ quyệt, phá tán). Thực ra cung có Thiên Không chứa hai khuynh hướng hoàn toàn mâu thuẫn nhau:
Thiên Không Đào (Kiếp) Sát Hồng Hỉ ứng với nhân duyên nghiệp chướng (Thiên Không luôn luôn ở thế tam hợp với Đào Hoa Kiếp Sát và một trong hai sao Hồng Hỉ.)
Thiếu Dương tứ Đức ứng với sự tỉnh ngộ, tu hành (Thiên Không luôn luôn cùng cung Thiếu Dương và là vị trí duy nhất trên địa bàn có đủ bộ tứ Đức hội họp).
Muốn khai triển cái lý nằm sau những sau này phải viết dài lắm mới đủ. Trong phạm vi của diễn đàn tuvilyso.com chỉ xin đề nghị vài tượng:
Thiên Không = Bản năng
Thiếu Dương = Thánh tính
Đào Hoa = Dục vọng tầm thường
Thiên Hỉ = Tình cảm dương (nam)
Hồng Loan = Tình cảm âm (nữ)
Kiếp Sát = Băng tâm sát (tàn nhẫn, vô tình, khắc bạc)
Thiên Đức = Đức tính dương (vị kỷ)
Nguyệt Đức = Đức tính âm (vị kỷ)
Long Đức = Đức tính bao dung (tha thứ)
Phúc Đức = Đức tính che chở (ban phát)
Tuổi tứ mã Dần Thân Tỵ Hợi: Thiên Không cùng cung Đào Hoa ở Tí Ngọ Mão Dậu.
Diễn giải: Sức mạnh của dục vọng (Đào Hoa) khiến bản năng (Thiên Không) thắng thánh tính (Thiếu Dương, tứ Đức). Cung có Thiên Không hết sức xung động, xấu nhiều tốt hiếm.
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ mã dễ gặp nhiều xung động hơn các tuổi khác.
Tuổi tứ đào hoa Tý Ngọ Mão Dậu: Thiên Không độc thủ ở Thìn Tuất Sửu Mùi. Tuổi dương hợp Đào Hỉ (dương); tuổi âm hợp Đào Hồng (âm).
Diễn giải: Đây là cảnh tranh sáng tranh tối giữa bản năng (Thiên Không Đào Hồng Hỉ Sát) và thánh tính (Thiếu Dương tứ Đức). Rất tiếc con người thường thiên về bản năng thay vì thánh tính; nên vị trí này của Thiên Không thường ứng với sự không chân thật. Nhẹ thì thiếu chủ trương; cực đoan thì thủ đoạn, đạo đức giả.
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ đào hoa nhiều duyên và lắm nợ hơn các tuổi khác.
Tuổi tứ mộ Thìn Tuất Sửu Mùi: Thiên Không ở Dần Thân Tỵ Hợi, cùng cung Kiêáp Sát Cô Thần; tuổi dương thêm Hỉ chính cung Hồng chiếu; tuổi âm ngược lại. Một đặc điểm nữa là Đào Hoa (tam hợp Thiên Không) cùng cung với Nguyệt Đức, ứng với dục vọng đã được hóa giải.
Diễn giải: Đây là hoàn cảnh duy nhất mà các sao dính líu đến duyên nghiệp (Đào Hồng Hỉ Sát) chế hóa lẫn nhau; tạo cơ hội cho Tứ Đức tiếp tay với Thiếu Dương, lấn áp Thiên Không. Thế nên vị trí Thiên Không (lẽ ra trong trường hợp này phải gọi là Thiếu Dương) ứng với sự bao dung, hòa nhã. Đây ví như khung cảnh của một nhà chùa, rất thích hợp cho sự tu tâm dưỡng tính. Còn người tu có thành tựu hay không thì còn lệ thuộc nhiều yếu tố khác (Chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu v.v...)
Kết quả: Tính trung bình thì tuổi tứ mộ dễ có cơ hội tu tâm dưỡng tánh hơn các tuổi khác.
Vài dòng sơ lược. Ngôn bất tận ý.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thưa bác VDTT, Đề xuất của bác về sao Thiên Không làm hậu bối thật sự ấn tượng và có ảnh hưởng đến hậu bối. Nay có vài thắc mắc ngô nghê về Thiên Không cho tuổi tứ mộ nếu bác có thời gian thì viết cho hậu bối đôi dòng.
Tuổi tứ mộ luôn có một cung thuộc tứ mã có Thiên Không. Theo bác Thiên Không ở đây đúng vị là KHÔNG VONG.
Nếu cung này 'TỐT' thì sẽ thành 'HỎNG' (theo nghĩa đời thường) ? Ví dụ như Tử, Tướng, Phủ, Lộc gặp Thiên Không tứ mã thì xấu? Nhưng theo nghĩa tu hành (chịu thua thiệt) thì thường ứng vào hoàn cảnh nào trong 2 hoàn cảnh sau:
1. Có tâm tốt, muốn cứu nhân độ thế mà lực bất tòng tâm, ý nói 'Ốc chẳng mang nổi mình ốc" mà còn đòi 'cho' người khác. (mình chẳng có thì lấy gì mà cho người).
2. Bản cung đắc Lộc, tài tinh + không vong. Hiểu là 'CÓ' rồi 'MẤT'. Nhưng 'MẤT' rồi thì liệu có cơ hội "CÓ' lại để rồi tiếp tục lại 'MẤT' ... cứ thế, cứ thế ...? Đây có phải là cách của những nhà từ thiện, cứu nhân độ thế?
và
Ở cung Mệnh thì hiểu và ứng xử như thế nào, ở cung Tài thì hiểu và ứng xử như thế nào?
Kính bác VDTT.
trungtoan
30/07/2012
bài hay nhưng ko ai trả lời nhỉ.mong chờ quá.tại mình cũng là thiên không tuổi tứ mộ.càng hiểu rõ bản thân càng tốt mà
khaitri
30/07/2012
nếu có thiên không ở tứ mộ thì phải tuổi tứ chính. đất tứ mộ có nhiều tác dụng lắm trong cả tử vi, hà đồ và dịch học. bản thân thiên không đắc địa ở tý ngọ mão dậu thì là chỗ nhiều đắc lợi nhất. tuy nhiên luận một cách hợp cùng thiên không, tuyệt đối đừng phân tích lẻ tẻ cái kiểu đào hoa thế này, kiếp sát thế kia được. mà cũng không thế nói thiên không ở tứ mộ là người dã tâm, hay xấu đựoc. mà bản thân thiên không lâm vào mệnh viên bao giờ cũng tạo ra mọt lá số nhiều suy nghĩ phá cách, nhiều gian nan, chắc chở,,luôn nghĩ mình là cái gì đó to tát, tham vọng nhiều, thường chỉ ở dạng ẩn tàng trong thâm tâm là chính đó là những cái đặc trưng nhất của thiên không.
nhưng đối với một lá số được hợp cách, có tam minh, long hà ở cùng, hoặc cùng những bộ sao tử tướng, hoặc bộ cơ lương, bộ cơ nguyệt đồng lưong chẳng hạn, hợp tuổi (dựa vào hành và hóa khí) thì là những lá số có tài cáng, trí tệu hơn ngừoi khác một bậc rồi. có điểm đặc biệt về tướng mạo thường là mắt sáng, chán cao. còn đa phần nếu đứng cùng sát phá liên tham hoặc nhiều sao xấu đều mang lại cho ta những lá số, những con người sống trong nghịch cảnh, nhiều thê thảm khó mà tả nổi. có muốn là cô tấm hay nàng tiên cũng khó. chứ cứ cộng sao tính điểm thế cũng cứng nhắc quá, huống hồ có thiên không là có tứ đức nếu nhìn thấy nhe nhói thiên quan, thiên phúc thì đức cũng đầy no thiếu chi nhân nghĩa trên đời. cũng viết vài dòng cho đỡ buồn
Sửa bởi khaitri: 30/07/2012 - 08:46
nhưng đối với một lá số được hợp cách, có tam minh, long hà ở cùng, hoặc cùng những bộ sao tử tướng, hoặc bộ cơ lương, bộ cơ nguyệt đồng lưong chẳng hạn, hợp tuổi (dựa vào hành và hóa khí) thì là những lá số có tài cáng, trí tệu hơn ngừoi khác một bậc rồi. có điểm đặc biệt về tướng mạo thường là mắt sáng, chán cao. còn đa phần nếu đứng cùng sát phá liên tham hoặc nhiều sao xấu đều mang lại cho ta những lá số, những con người sống trong nghịch cảnh, nhiều thê thảm khó mà tả nổi. có muốn là cô tấm hay nàng tiên cũng khó. chứ cứ cộng sao tính điểm thế cũng cứng nhắc quá, huống hồ có thiên không là có tứ đức nếu nhìn thấy nhe nhói thiên quan, thiên phúc thì đức cũng đầy no thiếu chi nhân nghĩa trên đời. cũng viết vài dòng cho đỡ buồn
Sửa bởi khaitri: 30/07/2012 - 08:46
MaiYeuEm
31/07/2012
(tao) thấy sao đào hoa thường tiêu cực , tham lam , khôn vặt , nặng sắc dục ... Thiên Không đứng đất đào hoa , đất tứ bại như Tý Ngọ Mão Dậu ,thì làm sao mà tốt được , chỉ thấy lành ít dữ nhiều .Thiên Không hợp với Hồng Loan ,Cô Thần chính là có xu hướng tu dưỡng