Jump to content

Advertisements




Nguyên lý hình thành của Hóa Kỵ


54 replies to this topic

#16 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12938 Bài viết:
  • 25414 thanks

Gửi vào 26/07/2012 - 07:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 22/07/2012 - 19:01, said:

Sinh ở nơi Tử, mà thoát ở nơi Vượng

Người được "thời", thì có thể phát triển nhảy vọt
Người không "đắc địa", thì khó mà thăng chức

Cho nên:

- Đắc địa mà thất thời ...
- Đắc thời mà thất địa ...
cụ ơi thế cháu hiểu câu này nghĩa là được thời thì phát triển nhanh,đắc địa thì mới ổn định lâu dài được không ạ
kính cụ

Thanked by 2 Members:

#17 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 26/07/2012 - 07:52

Trích dẫn

Lẽ tất nhiên, trị số của các chính tinh và các con số sẽ phối với những thập can khác nhau để hóa ra Lộc, nhưng nếu nói có liên hệ với phong thủy huyền không phi tinh thì cần phải xét lại vì rằng theo bảng nguyên lý hình thành của Hóa Lộc ở trên là vô căn cứ.
Hi hi, đến đây thì mọi việc vẫn đang là on-going research, nên cũng khó có thể nói chắc được.
Đến bước này thì thực sự tôi đang tắc, nên đang thử dùng thêm huyền không phi tinh vào xem có ra được cái gì không, nhưng chưa ra được thêm kết quả gì đặc biệt, nhưng vẫn đang tính toán. Dù vậy, tôi dự đoán là sẽ có thêm một mối liên hệ nào đó đằng sau, nhưng chưa được biết, nên vẫn còn đang phải lấy bút tính đoạn này.
Nhưng rõ ràng, với sự hình thành như thế, hầu hết những gì chúng ta từng hiểu về hóa kỵ đều cần phải xem xét lại.

Sửa bởi NhuThangThai: 26/07/2012 - 08:05


#18 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4981 thanks

Gửi vào 26/07/2012 - 08:27

Trong một ngày, Thái dương vận hành tới Ngọ thì mãn. Nhật vậy

Mặt trăng vận hành phải tới ngày 15 của một tháng, thì mới viên mãn, điền thực tròn đầy. Nguyệt vậy

Từ ngày mồng 1 tới ngày 15, có số giờ là 12 X 15 = 180, là số giờ đối ứng với Nguyệt tròn đầy, điền thực mà viên mãn

Thái âm (nguyệt) ứng với số 64 quẻ là: 180 X 64 = 11520 = Đẩu số vậy

Nhật thường mãn mỗi ngày, "tự cường bất tức", cho tới ngày thứ 15 mà Giáp phối Nguyệt, tròn đầy điền thực mà viên mãn, tự nhiên tạo hóa vậy.

Thanked by 3 Members:

#19 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 451 Bài viết:
  • 861 thanks

Gửi vào 26/07/2012 - 09:39

Vậy là Giáp ~ Mãn phải không cụ?

#20 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4981 thanks

Gửi vào 26/07/2012 - 10:36

Thủy chung - có đầu thì có cuối, có nơi khởi đầu thì biết nơi kết thúc, ...

Một ngày từ giờ Tý đến giờ Hợi

- Ngày Giáp - Kỷ, thì khởi đầu từ Giáp mà kết thúc ở Ất
- Ngày Ất - Canh, thì khởi đầu từ Bính mà kết thúc ở Đinh
- Ngày Bính - Tân, thì khởi đầu từ Mậu mà kết thúc ở Kỷ
- Ngày Đinh - Nhâm, thì khởi đầu từ Canh mà kết thúc ở Tân
- Ngày Mậu - Quý, thì khởi đầu từ Nhâm mà kết thúc ở Quý

Từ Tý cho đến Tị
Từ Ngọ cho đến Hợi

Theo đó nói:

- Ngày Giáp - Kỷ, Thái dương đối ứng với Thổ 5, còn Thái âm đối ứng với Kim 4
- Ngày Ất - Canh, thì Thái dương đối ứng với Thủy 1, còn Thái âm đối ứng với Mộc 3
- Ngày Bính - Tân, thì Thái dương đối ứng với Hỏa 2, còn Thái âm đối ứng với Thổ 5
- Ngày Đinh - Nhâm, thì Thái dương đối ứng với Kim 4, còn Thái âm đối ứng với Thủy 1
- Ngày Mậu - Quý, thì Thái dương đối ứng Mộc 3, còn Thái âm đối ứng với Hỏa 2

Ví như một người xuất ngày lục Bính, thì ta biết rằng sáng Hỏa chiều Thổ, Ngày và Đêm, Thái dương và Thái âm, Nhật Nguyệt vậy

Giờ trong ngày theo nguyên tắc của Thái dương.
Tháng trong năm theo nguyên tắc của Thái âm.

Ví như Năm Giáp - Kỷ, thì Nguyệt khởi ở Bính mà kết thúc ở Đinh, ... tương tự đối với ngày theo giờ để biết Nguyệt từ ngoài nhập vào, thụ Nhật từ trong xuất ra, dần dần được lấp đủ không còn chỗ trống mà "điền thực", tròn đầy mà viên mãn ở phương Giáp, rồi về phương Bính mà lụi tàn vậy.

Sửa bởi HaUyen: 26/07/2012 - 10:42


Thanked by 5 Members:

#21 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 26/07/2012 - 23:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 26/07/2012 - 10:36, said:

Thủy chung - có đầu thì có cuối, có nơi khởi đầu thì biết nơi kết thúc, ...

Một ngày từ giờ Tý đến giờ Hợi

- Ngày Giáp - Kỷ, thì khởi đầu từ Giáp mà kết thúc ở Ất
- Ngày Ất - Canh, thì khởi đầu từ Bính mà kết thúc ở Đinh
- Ngày Bính - Tân, thì khởi đầu từ Mậu mà kết thúc ở Kỷ
- Ngày Đinh - Nhâm, thì khởi đầu từ Canh mà kết thúc ở Tân
- Ngày Mậu - Quý, thì khởi đầu từ Nhâm mà kết thúc ở Quý

Từ Tý cho đến Tị
Từ Ngọ cho đến Hợi

Theo đó nói:

- Ngày Giáp - Kỷ, Thái dương đối ứng với Thổ 5, còn Thái âm đối ứng với Kim 4
- Ngày Ất - Canh, thì Thái dương đối ứng với Thủy 1, còn Thái âm đối ứng với Mộc 3
- Ngày Bính - Tân, thì Thái dương đối ứng với Hỏa 2, còn Thái âm đối ứng với Thổ 5
- Ngày Đinh - Nhâm, thì Thái dương đối ứng với Kim 4, còn Thái âm đối ứng với Thủy 1
- Ngày Mậu - Quý, thì Thái dương đối ứng Mộc 3, còn Thái âm đối ứng với Hỏa 2

Ví như một người xuất ngày lục Bính, thì ta biết rằng sáng Hỏa chiều Thổ, Ngày và Đêm, Thái dương và Thái âm, Nhật Nguyệt vậy

Chào HaUyen,


Phải chăng HaUyen muốn phân ra :

Từ Tý cho đến Tị -- Thái Dương (sáng)
Từ Ngọ cho đến Hợi -- Thái Âm (chiều)

cho nên mới có ví dụ:

- Ngày Ất - Canh, thì Thái dương đối ứng với Thủy 1, còn Thái âm đối ứng với Mộc 3

là giờ Tí của ngày Ất-Canh có can chi BÍNH TÍ (nạp âm Thủy - tương ứng với số 1 hành Thủy trên Hà Đồ) cho khởi đầu buổi sáng;

và giờ Ngọ của ngày Ất-Canh có can chi NHÂM NGỌ (nạp âm Mộc - tương ứng với số 3 hành Mộc trên Hà Đồ) cho khởi đầu buổi chiều ?

Sáng thì lấy Thái Dương làm chủ, Chiều thì lấy Thái Âm làm chủ ...

Nếu vậy, thì chỉ có các ngày này và phần chữ đỏ mới phù hợp theo nguyên tắc trên:

Trích dẫn

- Ngày Giáp - Kỷ, Thái dương đối ứng với Thổ 5, còn Thái âm đối ứng với Kim 4
- Ngày Ất - Canh, thì Thái dương đối ứng với Thủy 1, còn Thái âm đối ứng với Mộc 3
- Ngày Bính - Tân, thì Thái dương đối ứng với Hỏa 2, còn Thái âm đối ứng với Thổ 5
- Ngày Đinh - Nhâm, thì Thái dương đối ứng với Kim 4, còn Thái âm đối ứng với Thủy 1
- Ngày Mậu - Quý, thì Thái dương đối ứng Mộc 3, còn Thái âm đối ứng với Hỏa 2

Theo nguyên tắc trên, ta có thể đúc kết lại như vầy:

- Ngày Giáp - Kỷ, từ giờ Giáp Tí (bắt đầu sáng) đến giờ Canh Ngọ (bắt đầu chiều)
- Ngày Ất - Canh, từ giờ Bính Tí (bắt đầu sáng) đến giờ Nhâm Ngọ (bắt đầu chiều)
- Ngày Bính - Tân, từ giờ Mậu Tí (bắt đầu sáng) đến giờ Giáp Ngọ (bắt đầu chiều)
- Ngày Đinh - Nhâm, từ giờ Canh Tí (bắt đầu sáng) đến giờ Bính Ngọ (bắt đầu chiều)
- Ngày Mậu - Quý, từ giờ Nhâm Tí (bắt đầu sáng) đến giờ Mậu Ngọ (bắt đầu chiều)

thì nạp âm cho những giờ Tí, giờ Ngọ đó như sau:

- Ngày Giáp - Kỷ, từ giờ Giáp Tí (nạp âm Kim) đến giờ Canh Ngọ (nạp âm Thổ)
- Ngày Ất - Canh, từ giờ Bính Tí (nạp âm Thủy) đến giờ Nhâm Ngọ (nạp âm Mộc)
- Ngày Bính - Tân, từ giờ Mậu Tí (nạp âm Hỏa) đến giờ Giáp Ngọ (nạp âm Kim)
- Ngày Đinh - Nhâm, từ giờ Canh Tí (nạp âm Thổ) đến giờ Bính Ngọ (nạp âm Thủy)
- Ngày Mậu - Quý, từ giờ Nhâm Tí (nạp âm Mộc) đến giờ Mậu Ngọ (nạp âm Hỏa)

Phải chăng, theo đó nói:

Trích dẫn

- Ngày Giáp - Kỷ, Thái dương đối ứng với Kim 4, còn Thái âm đối ứng với Thổ 5
- Ngày Ất - Canh, thì Thái dương đối ứng với Thủy 1, còn Thái âm đối ứng với Mộc 3
- Ngày Bính - Tân, thì Thái dương đối ứng với Hỏa 2, còn Thái âm đối ứng với Kim 4
- Ngày Đinh - Nhâm, thì Thái dương đối ứng với Thổ 5, còn Thái âm đối ứng với Thủy 1
- Ngày Mậu - Quý, thì Thái dương đối ứng Mộc 3, còn Thái âm đối ứng với Hỏa 2

HaUyen hãy xem xét lại, nếu như tôi trình bày đúng như phương pháp nghiên cứu có tính cá nhân của HaUyen?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 26/07/2012 - 10:36, said:


Giờ trong ngày theo nguyên tắc của Thái dương.
Tháng trong năm theo nguyên tắc của Thái âm.

Ví như Năm Giáp - Kỷ, thì Nguyệt khởi ở Bính mà kết thúc ở Đinh, ... tương tự đối với ngày theo giờ để biết Nguyệt từ ngoài nhập vào, thụ Nhật từ trong xuất ra, dần dần được lấp đủ không còn chỗ trống mà "điền thực", tròn đầy mà viên mãn ở phương Giáp, rồi về phương Bính mà lụi tàn vậy.


Thanked by 2 Members:

#22 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 27/07/2012 - 01:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#23 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 27/07/2012 - 03:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 27/07/2012 - 01:55, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tử - Phủ (Ất - Canh) có lúc đồng cung ở Dần/Thân và Ất-Canh thuộc Thiên can hợp - ok
Vũ - Lương (Giáp - Kỷ) không bao giờ đồng cung cũng như đối xung hay nhị/tam hợp, nhưng Giáp-Kỷthuộc Thiên can hợp - 1/2 ok
Cơ - Nguyệt (Đinh - Quý) có lúc đồng cung ở Dần/Thân và Đinh-Quý không thuộc Thiên can hợp - 1/2 ok

Vẫn chưa có sự nhất quán hoàn chỉnh, NhuThangThai thấy sao?

#24 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4981 thanks

Gửi vào 27/07/2012 - 06:02

Sách viết từ thời Tống trở về trước, từ thời Tống trở về sau, ... người đời sau khi đọc, khi học, khi nghiên cứu, ... thường nhận thấy sự kiệm chữ kiệm lời đa nghĩa, rồi lại còn nghiêm mật, ... lại thấy chú giải cho sách ...

1)- Ngày Giáp - Kỷ
- Giờ Giáp Tý đến giờ Kỷ Tị ==> Giáp Kỷ hợp hóa Thổ 5 => đối ứng với Thái dương
- Giờ Canh Ngọ đến giờ Ất Hợi ==> Ất Canh hóa Kim 4 ==> đối ứng với Thái âm

2)- Ngày ẤT Canh
- Giờ Bính Tý đến giờ Tân Tị ==> Bính Tân hóa Thủy 1
- Giờ Nhâm Ngọ đến giờ Đinh Hợi ==> Đinh Nhâm hóa Mộc 3

3)- Ngày Bính Tân
- Giờ Mậu Tý đến giờ Quý Tị ==> Mậu Quý hợp hóa Hỏa 2
- Giờ Giáp Ngọ đến giờ Kỷ Hợi ==> Giáp Kỷ hợp hóa Thổ 5

4)- Ngày Đinh Nhâm
- Giờ Canh Tý đến giờ Ất Tị ==> Ất Canh hợp hóa Kim 4
- Giờ Bính Ngọ đến giờ Tân Hợi ==> Bính Tân hợp hóa Thủy 1

5)- Ngày Mậu Quý
- Giờ Nhâm Tý đến giờ Đinh Tị ==> Đinh Nhâm hợp hóa Mộc 3
- Giờ Mậu Ngọ đến giờ Quý Hợi ==> Mậu Quý hợp hóa Hỏa 2

Thanked by 2 Members:

#25 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 27/07/2012 - 07:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 27/07/2012 - 06:02, said:

Sách viết từ thời Tống trở về trước, từ thời Tống trở về sau, ... người đời sau khi đọc, khi học, khi nghiên cứu, ... thường nhận thấy sự kiệm chữ kiệm lời đa nghĩa, rồi lại còn nghiêm mật, ... lại thấy chú giải cho sách ...

Chào HaUyen,

Quả là tiền nhân khá kiệm lời, nếu như không có HaUyen chỉ lối đưa đường; cám ơn. Nhân đó mà tôi thử toán cho các năm như sau:

1)- Năm Giáp - Kỷ
- Tháng 1: Bính Dần đến tháng 6: Tân Mùi ==> Bính Tân hóa Thủy 1 => đối ứng với (Dương) Thủy khí trưởng ... ?
- Tháng 7: Nhâm Thân đến tháng 12: Đinh Sửu ==> Đinh Nhâm hóa Mộc 3 => đối ứng với (Âm) Mộc khí trưởng ... ?

2)- Năm Ất - Canh
- Tháng 1: Mậu Dần đến tháng 6: Quý Mùi ==> Mậu Quý hợp hóa Hỏa 2
- Tháng 7: Giáp Thân đến tháng 12: Kỷ Sửu ==> Giáp Kỷ hợp hóa Thổ 5

3)- Năm Bính - Tân
- Tháng 1: Canh Dần đến tháng 6: Ất Mùi ==> Ất Canh hợp hóa Kim 4
- Tháng 7: Bính Thân đến tháng 12: Tân Sửu ==> Bính Tân hợp hóa Thủy 1

4)- Năm Đinh - Nhâm
- Tháng 1: Nhâm Dần đến tháng 6: Đinh Mùi ==> Đinh Nhâm hợp hóa Mộc 3
- Tháng 7: Mậu Thân đến tháng 12: Quý Sửu ==> Mậu Quý hợp hóa Hỏa 2

5)- - Năm Mậu - Quý
- Tháng 1: Giáp Dần đến tháng 6 Kỷ Mùi ==> Giáp Kỷ hợp hóa Thổ 5
- Tháng 7: Canh Thân đến tháng 12: Ất Sửu ==> Ất Canh hóa Kim 4

Thanked by 1 Member:

#26 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4981 thanks

Gửi vào 27/07/2012 - 07:34

Anh TubinhTuTru

Vâng, đúng như vậy !

Tiếp theo là ta xác định Thiên Trung ... ví như ngày Giáp Kỷ, thì Thiên Trung hàm Mộc ở sáng (ngày - dương), hàm Thổ ở chiều (đêm - âm)

Nhất thần, tam hồn, ngũ ý, thất vía, cửu phách (ba hồn bảy vía ... )

#27 Atmao75

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 451 Bài viết:
  • 861 thanks

Gửi vào 27/07/2012 - 07:49

Vậy có gì mâu thuẫn không khi có đoạn cụ nói:

"- Ngày Giáp - Kỷ, Thái dương đối ứng với Kim 4, còn Thái âm đối ứng với Thổ 5"

Mà đoạn trên lại nói:

"- Giờ Giáp Tý đến giờ Kỷ Tị ==> Giáp Kỷ hợp hóa Thổ 5 => đối ứng với Thái dương
- Giờ Canh Ngọ đến giờ Ất Hợi ==> Ất Canh hóa Kim 4 ==> đối ứng với Thái âm"

Kính.

#28 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4981 thanks

Gửi vào 27/07/2012 - 07:54

Nhất dương lai phục Mộc, Hỏa dụng nhi Thủy tàng
Nhất âm như sinh Hỏa, Thổ thịnh nhi Kim phục

Lại nói:

"Thể" chính của Dần Ngọ Tuất là Hỏa
Dần Mão Thìn là chính Phương của Hỏa

Mối quan hệ giữa cái Thể và chính phương, thông qua Ngũ hành hình thành Cô Quả

Cho nên tiên nhân nói:

Kiếp sát tại Mệnh tính tất cô

#29 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4981 thanks

Gửi vào 27/07/2012 - 08:33

Lịch Thái dương:

- Ngày Giáp Kỷ = 7 hóa 9 tại Mộc, 8 hóa 6 tại Hỏa
- Ngày Ất Canh = 7 hóa 9 tại Thổ, 8 hóa 6 tại Kim
- Ngày Bính Tân = 7 hóa 9 tại Thủy, 8 hóa 6 tại Mộc
- Ngày Đinh Nhâm = 7 hóa 9 tại Hỏa, 8 hóa 6 tại Thổ
- Ngày Mậu Quý = 7 hóa 9 tại Kim, 8 hóa 6 tại Thủy

Lịch Thái âm:

#30 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4981 thanks

Gửi vào 27/07/2012 - 08:43

Trời biến Đất hóa
Dương biến Âm hóa

"Thể" biến tại 7 - 8
"Hình" hóa tại 9 - 6






Similar Topics Collapse

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |