Jump to content

Advertisements




Người xưa dí dỏm đối đáp


5 replies to this topic

#1 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3049 thanks

Gửi vào 08/07/2012 - 17:52

Tui tạo topic này để mọi người cùng nhau chia sẻ những mẩu chuyện sưu tầm được về sự dí dỏm trong đối đáp của người xưa.


Chiết tự trong ca dao

Muốn thắc mắc hoặc muốn giãi bày những vấn đề tế nhị khó nói như chuyện tình duyên hoặc chuyện hôn nhân người bình dân thường chọn những cách nói bóng gió. Chiết tự là một trong những giải pháp thường được tác giả dân gian sử dụng.
Một chàng trai ướm lời hỏi thăm:
Thấy em cũng muốn làm quen
Lại sợ em có chữ Thiên trồi đầu.

Cô gái thành thực trả lời:
Anh ơi chớ nói thêm rầu
Chữ Thiên trồi đầu lại có vết vai.

Để hiểu được lời đối đáp này, người đọc cần phải giải mã bằng “chìa khóa” chiết tự. Trong lời của chàng trai: Thấy em cũng muốn làm quen - Lại sợ em có chữ Thiên trồi đầu. Ý chàng trai muốn làm quen với người phụ nữ nhưng lại sợ người ta có chồng rồi. Vì chữ Thiên [天] thêm nét đầu cho nhô cao một chút nữa sẽ thành chữ Phu [夫] Chữ Phu [夫] có nghĩa là chồng.

Trong ca dao thể hiện lời đáp của ngời phụ nữ: “Chữ Thiên trồi đầu” tức chỉ chữ phu [夫] nhưng lại có thêm “vết vai” thành chữ Thất [失] nghĩa là mất. Ý người phụ nữ muốn nói, tuy cô đã có chồng nhưng chồng cô cũng đã mất rồi.

Ở một số câu ca dao khác cũng có hình thức tương tự. Có khi chàng trai ngõ lời:
Bấy lâu em vắng đi đâu
Bây giờ thiên đã mọc đầu ra chưa?

Và cô gái cũng đã chân thành chia sẽ:
Từ ngày thiếp vắng mặt chàng
Bây giờ liễu đã có ngang ra rồi.

Cũng giống như bài ca dao trên, chàng trai muốn hỏi cô gái có chồng chưa. Cô gái trả lời: “Liễu đã có ngang” tức chữ Tử [子] (chữ Liễu [了] nghĩa là rõ hoặc hết, đồng âm với chữ Liễu [柳] chỉ cây liễu vốn là hình ảnh tượng trưng cho người con gái trong thơ ca cổ liễu yếu đào tơ, phận liễu bồ…), nếu chữ Liễu [了] thêm một nét ngang thì thành chữ Tử [子] có nghĩa là con). Ý cô gái muốn nói, chẳng những cô đã có chồng mà còn có con nữa.

Và:
Ông trời đội mũ đi chơi
Em xin một tấm… ông thời nghĩ sao?

Ông trời tức chữ Thiên [天] mà lại “đội mũ” tức là thêm một nét nhô trên đầu, sẽ thành chữ Phu [夫] có nghĩa là chồng. Hơn nữa, ở câu cuối: “Cho em xin một tấm…” rồi ba chấm thì người học cũng sẽ đoán ra đó là tấm chồng tức chữ Phu [夫].

Lại có câu chuyện, ở Yên Phong - Bắc Ninh, xưa có làng Vọng Nguyệt rất nổi tiếng vì làng này có nhiều người đỗ tiến sĩ và các cô gái ở Vọng Nguyệt cũng rất xinh đẹp.
Môtj bữa nọ, có chàng trai đi qua làng Vọng Nguyệt, thấy các cô xinh đẹp đang tát nước thì định lân la làm quen. Các cô gái bèn đọc đôi câu:

Gái Vọng Nguyệt chơi trăng Vọng Nguyệt
Nguyệt nguyệt bằng tể tướng công khanh

Ý rằng các cô gái ở Vọng Nguyệt chỉ sánh đôi, kết bạn với những người tài giỏi như những người ở làng Vọng Nguyệt. Cái hóc hiểm trong đề ra lại là dùng hai chữ Nguyệt 月 có nghĩa là Trăng ở câu trên, đưa xuống câu dưới mà ghép lại thành chữ Bằng [山] nghĩa là núi để ghép lại thành chữ Xuất [出] nghĩa là sinh ra.
Các cô gái thấy chàng đối đáp vậy, phải chịu là hay.

#2 ryan88

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7111 Bài viết:
  • 19142 thanks
  • LocationĐa Tình Tự

Gửi vào 08/07/2012 - 18:18

nhân dịp em vừa ra tù, bác Vị Tế kể chuyện tình yêu ngày xưa chào đón em trở về đi bác ^^

#3 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3049 thanks

Gửi vào 08/07/2012 - 20:59

Trích dẫn

Lại có câu chuyện, ở Yên Phong - Bắc Ninh, xưa có làng Vọng Nguyệt rất nổi tiếng vì làng này có nhiều người đỗ tiến sĩ và các cô gái ở Vọng Nguyệt cũng rất xinh đẹp.
Môtj bữa nọ, có chàng trai đi qua làng Vọng Nguyệt, thấy các cô xinh đẹp đang tát nước thì định lân la làm quen. Các cô gái bèn đọc đôi câu:

Gái Vọng Nguyệt chơi trăng Vọng Nguyệt
Nguyệt nguyệt bằng tể tướng công khanh

Ý rằng các cô gái ở Vọng Nguyệt chỉ sánh đôi, kết bạn với những người tài giỏi như những người ở làng Vọng Nguyệt. Cái hóc hiểm trong đề ra lại là dùng hai chữ Nguyệt 月 có nghĩa là Trăng ở câu trên, đưa xuống câu dưới mà ghép lại thành chữ Bằng ....


Không hiểu sao bị rớt mất đoạn cuối của chuyện này.


... hai chữ Nguyệt trong câu thơ của các cô gái ghép lại thì được chữ Bằng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

có nghĩa là bằng hữu, bạn bè...

Vừ hay, chàng trai cũng lại là người ở đất hay chữ, đó là làng Tam Sơn, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh - nơi có nhiều người đỗ đạt, trong đó làng này có tới 2 vị đỗ Trạng Nguyên.

Chàng bèn đáp:


Trai Tam Sơn đứng núi Tam Sơn

Sơn sơn xuất anh hào tuấn kiệt.


Anh chàng cũng dùng chữ sơn nghĩa là núi trong địa danh Tam Sơn của mình và lấy hai chữ Sơn 山 ghép lại thành chữ Xuất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nghĩa là sinh ra, tạo ra,...


Hai câu thơ thành hai vế đối rất chỉnh, nên các cô gái phải chịu là hay.

Sửa bởi Vị Tế: 08/07/2012 - 21:08


#4 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3049 thanks

Gửi vào 08/07/2012 - 21:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ryan88, on 08/07/2012 - 18:18, said:

nhân dịp em vừa ra tù, bác Vị Tế kể chuyện tình yêu ngày xưa chào đón em trở về đi bác ^^

Chúc mừng binh nhì rỳ-an được giải cứu thành công nha.
Chuyện tình củm của tui có chi mà kể đâu, sướt mướt thì kém kịch bản phim hàn quốc, hành động thì kém kịch bản phim cowboy, hi hi...

#5 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3049 thanks

Gửi vào 08/07/2012 - 21:42

Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi - thiên tài ứng đối.

Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi nhận chiếu chỉ của vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên. Dạo ấy vào đầu mùa hạ, tuy trời ít mưa, nhưng đã mưa thì mưa như đổ nước từ trên trời xuống; đường sá, đồng ruộng, nước trắng băng một màu, việc đi lại gặp trở ngại lớn. Chính vì vậy mà đoàn sứ bộ đến qua ải chậm mất hai ngày. Quan coi ải một mức không cho qua. Mạc Đĩnh Chi bực lắm, toan quay trở về nhưng nghĩ đến mệnh vua mà mình gánh vác chưa trọn nên nán lại xin đi.
Hồi lâu, viên quan coi ải nói :

- Nghe nói ngài là người có tài văn chương, tài ấy sao không sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một vế câu đối, nếu đối thông suốt, sẽ mở cửa ải; bằng không , xin mời ngài quay lại .

Yên lặng giây lát, viên quan nọ hí hửng ra đối :

- Quá quan trì, quan quan bế, át quá khách quá quan.
(Đến cửa ải chậm, người coi cửa đóng cửa không cho khách qua )

Không cần suy nghĩ nhiều, Mạc Đĩnh Chi đáp lại:

Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
(Ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước ).

Quan coi ải vái ông hai vái, tỏ ý phục tài, rồi mở cửa cho đi.

----

Biết tin sứ giả An Nam rất hay chữ và đối đáp nhanh nhẹn, đã truyền đến triều đình nhà Nguyên. Cả triều đình xôn xao bàn tán, người thì bảo phải chơi cho y một vố thật đau, kẻ thì bảo phải làm cho y bẽ mặt trước công chúng. Cuối cùng, viên Tể tướng bày mưu:
- Tâu bệ hạ, thần nghĩ ra một kế, mấy hôm nữa khi hắn ta đến, cả triều đình mũ áo cân đai chỉnh tề ra đón, sai hết cả cung phi, thị tì ra để mua một trận cười.

Vua Nguyên sốt ruột hỏi :
- Kế đó ra sao, hãy nói trẫm nghe đi đã.
- Tâu bệ hạ, trước cổng thành, ta cho đào một cái hố tròn, sâu, trên bịt da thật căng để làm thành một cái trống đất đặc biệt. Chờ khi hắn đến, sai người gõ thật to, tiếng trống sẽ như tiếng động đất, như vậy , hắn ta và tùy tòng phải khiếp đảm, nhớn nhác, ngựa nghẽo kinh sợ chạy tán loạn.

Vua Nguyên và quần thần hí hửng khen kế đó rất hay. Và trống đất được làm rất khẩn trương.

Đoàn sứ giả đi đã lâu ngày, dầm mưa, dãi gió, gội sương đã nhiều. Ai nấy đều mệt mỏi rã rời, nước da rám nắng đen sạm. Con ngựa của Mạc Đĩnh Chi cũng kiệt sức lắm rồi, nó bước đi khấp khểnh, quất roi vào mông đen đét nó vẫn cứ ỳ ra . Khi trông thấy thành trì nhà Nguyên sừng sững trước mắt, mọi người vui sướng reo lên, trong người nhẹ hẳn như trút được gánh nặng, nỗi mệt nhọc dần dần tan biến đi. Họ hồ hởi bước tới cổng thành, lúc ấy vào buồn chiều tà. Cửa thành cờ xí rợp trời, người đông nghẹt đứng giạt hai bên. Vua Nguyên mặc áo bào đỏ, ngồi chễm chệ trên đỉnh gác cổng thành.

Mạc Đĩnh Chi và đoàn sứ bộ vừa đi tới, thì bỗng tiếng trống đất bục bục beng, bục bục beng dội vang dưới chân. Ai nấy đều ngơ ngác. Con ngựa của Mạc Đĩnh Chi không biết chạy chỗ nào, sợ quá ngã quỵ xuống đất. Cả triều đình nhà Nguyên reo hò ầm ĩ. Vua Nguyên khoái chí cười tít cả mắt lại, và đắc chí lắm. Lúc ấy Mạc Đĩnh Chi cũng bối rối, nhưng trấn tĩnh lại được ngay không thèm đếm xỉa đến vua Nguyên đang ngồi trên cổng thành, cau mặt lại nói :
- Có gì mà các ngài cười? Tôi biết lắm chứ, mùa này làm gì có sấm đất. Có tiếng động lạ, tôi cho ngựa quỳ xuống lắng tai nghe xem có phải sấm đất chăng?

Từ trên lầu cao vua Nguyên phải gật đầu khen :
- An Nam Trạng Nguyên quả là nhanh trí.

----

Mạc Đĩnh Chi đến kinh đô nhà Nguyên vào cuối mùa hè. Cái nắng ở đây cũng chói chang và oi bức ghê gớm. Ông và sứ Cao Ly (Triều Tiên) cùng ra mắt vua Nguyên vào một buổi chiều. Chính lúc ấy cũng có một sứ thần Tây Vực (gồm các nước vùng Tân Cương , Miến Điện) đến dâng một chiếc quạt lông rất đẹp. Vua Nguyên bảo :

- Nhân có quạt đẹp, trẫm xin mời hai sứ thần An Nam và Cao Ly mỗi người làm một bài thơ thật hay đề vào quạt!

Mạc Đĩnh Chi cầm bút viết
(tạm dịch) :

Lúc trời oi ả như lò lửa
Người tựa Y, Chu bậc cự nho.
Khi mùa đông đến trời băng giá ,
Ngươi hệt Di, Tề rét co ro.
Ôi !
Lúc dùng chuyên tay, khi xếp xó ,
Ta với người đều như thế đó.


(Y Doãn một tướng giỏi đời nhà Thương, Chu Công, một người hiền ở đời nhà Chu ).
(Bá Di, Thúc Tề: hai người con vua Ân, Vũ Vương diệt nhà Ân lập nhà Chu. Hai anh em ở ẩn trên núi, quyết không ăn gạo nhà Chu, hái rau vi ăn, cuối cùng chết đói ).

Vua Nguyên xem xong bài thơ, gật đầu khen mãi và phê cho "Lưỡng quốc Trạng nguyên " (Trạng nguyên hai nước).

Nhưng vua Nguyên nào hiểu được ý thơ của ông. Bài thơ thực chất đầy giọng bất mãn, phản ảnh cảm xúc bực dọc, khó chịu của người trí thức trong chế độ phong kiến ấy. Vua quan phong kiến đối đãi với người tài khi hậu, khi bạc, không khác gì đối với cái quạt, khi cần chuyên tay, không cần thì xếp xó!

-----

Một hôm, vào buổi sáng đầu thu, khi mặt trời đỏ ửng như quả cầu lửa vừa nhô lên khỏi chân trời xa, những giọt sương như những hạt ngọc trong suốt treo trên những khóm cỏ hai bên đường. Mạc Đĩnh Chi cưỡi ngựa đủng đỉnh ra ngoài thành dạo cảnh. Khi gặp ông, người ta vẫn xì xào bàn tán. Kẻ thì chê ông xấu xí, người thì bảo ông lùn tịt, bé tí, kẻ thì bảo: trong triều đình này, đã ai ăn đứt được ông ta. Tuy vậy, hôm nay so với ngày mới sang, người ta không ai dám xem thường ông nữa. Vì ông đã là lưỡng quốc Trạng nguyên, tiếng đồn vang khắp bốn phương.

Mặc cho người ta bàn tán, ông cứ thúc ngựa đi, ngẩn mặt đón gió thu mát lạnh, trong lòng vô cùng thoải mái . Ông đính bụng sẽ thăm đây đó ít ngày rồi còn chuẩn bị về nước, hoàn thành chuyến đi đáng ghi nhớ này. Đang mãi nghĩ miên man, bỗng ông lại gặp Thừa tướng cũng đi đâu về sớm. Ông ta dường như còn cay cú với chuyện cũ, nên thấy Mạc Đĩnh Chi, ông ta dừng ngựa, chỉ vào mặt trời lúc đó vừa mới nhô lên khỏi ngọn cây mà nói nói rất văn hoa rằng:
Nhật hỏa vân yên bạch đán thiêu tàn ngọc thố.
(nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng).

Đĩnh Chi biết ông ta chơi chữ, muốn ví nước Nguyên như mặt trời có ánh nắng chói lọi, còn nước Nam chẳng qua cũng như mặt trăng, có ánh nhàn nhạt, yếu ớt mà thôi. Xét lời nói, biết được ông ta khinh thường nước Nam nhỏ bé, yếu hèn. Không chịu kém, ông đã dùng qui luật của tự nhiên để ra đòn lại rất hợp lý mà sâu :
Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô.
(nghĩa là: Trăng là cung sao là tên chiều tối bắn rơi mặt trời).

Câu trả lời thật văn hoa và đầy hình tượng, tỏ ra dân tộc ta không bao giời chịu khuất phục, luôn luôn có khí phách anh hùng.
Viên thừa tướng phục tài, quất ngựa đi thẳng.

----

Một bổi chiều hè, trời nắng như đổ lửa, Mạc Đĩnh Chi và mọi người lúc ấy wa một qu'an nước ven đường. Mạc Đĩnh Chi cho mọi người nghỉ lại. Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc phơ, đon đả chào khách. Cách đấy không xa có giếng khơi nước trong xanh. Trên thành giếng có viết 5 chữ : "Ngân bình, kiện thượng tị ". Thấy lạ, Mạc Đĩnh Chi hỏi duyên do. Bà cụ chậm rãi kể :

- Xưa có một cô gái bán hàng nước học hành giỏi, chữ nghĩa thông. Gần đây, có một anh học trò muốn ngấp nghé , cứ ngày ngày đi học về, lại vào uống nước tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh:
"Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên , mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa. Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi , bằng không, thì xin chàng chớ qua đây làm gì nữa".
Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân trông thấy cái ấm tích bằng bạc, mới ra câu đối rằng:
Ngân bình, kiện thượng tị "
(Bình ngọc, mũi trên vai. Ý nói cái vòi trên cổ ấm ).

Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được , xấu hổ quá, đành đâm đầu xuống giếng đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ nhưng xưa nay chưa ai đối được .

Nghe đến đây, Mạc Đĩnh Chi cười :
Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải ngậm oan nơi đáy giếng ! Thôi để ta đối giùm giản oan cho hồn kẻ thư sinh. Rồi bèn đọc :
Kim tỏa, phúc trung tu"
(Khóa vàng, râu trong bụng. Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa ).

Sau đó, Mạc Đĩnh Chi bèn sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa.
Mọi người đều chịu ông đối giỏi.

---

Thanked by 5 Members:

#6 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3049 thanks

Gửi vào 08/07/2012 - 21:52

Một hôm, nhân việc quan rỗi rãi, Mạc Đĩnh Chi vào thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Trong phủ, trang hoàng lộng lẫy, có treo một bức trướng to tướng , trên thêu một con chim sẻ đậu cành trúc, trông tựa chim thật. Ông lại gần xem, Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên cười.

- A , sứ thần "An Nam" thấy lạ lắm phải không? Ha ha!

Mạc Đĩnh Chi vội thẳng tay kéo soạt, bức tường rách toang, tiện tay xé luôn mấy cái nữa, bức tường rách tung ra từng mảnh rơi lả tả.

- Sao ngài lại xé? Sao ngài lại xé bức trướng quý này? Một viên quan hốt hoảng kêu lên.

Mạc Đĩnh Chi nghiêm nét mặt lại, bảo :

- Tôi thấy người xưa chỉ vẽ cây mai, và chim sẻ thôi. Vì trúc là quân tử, chim sẽ là tiểu nhân, nay Thừa tướng lấy trúc với sẻ thêu vào trướng, như vậy là tiểu nhân ở trên quân tử. Tôi sợ đạo tiểu nhân lớn hơn, đạo quân tử mòn đi, nên vì thánh triều trừ bỏ nó đi, chứ thứ ấy quí giá nỗi gì?
Viên Thừa tướng nọ ức quá, song không có cớ gì để quở trách hoặc bắt đền được. Bấy lâu nay, ông ta đã từng tự hào có bức trướng đẹp và sang trọng này, bức trướng từng tô điểm căn phòng thêm lịch sự , nay bỗng dưng rách tan thành, thật là tai bay vạ gió. Ông ta tiếc rẻ mãi, nhưng chỉ dám xuýt xoa trong lòng.

Tối hôm ấy, quan Thừa tướng mời Mạc Đĩnh Chi đến uống trà và ngâm, vịnh thơ. Ông ta cho bày tiệc trà ở giữa sân để tiếp khách và hóng mát . Dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc, chủ và khách ngồi uống trà thân mật, thỉnh thoảng Mạc Đĩnh Chi lại ngâm một câu thơ, chủ cũng ngâm thơ hoạ lại . Hai người cân tài cân sức, chẳng ai chịu kém. Đêm càng khuya, cả chủ lẫn khách càng say mê gửi gắm lời thơ của mình vào cảnh tĩnh mịch. Khách lúc nào trong lòng cũng thanh thản, thoải mái thả tâm hồn thơ một vào thơ, vào cảnh thiên nhiên. Chủ đôi lúc lại nhớ đến bức trướng rách trong lòng ấm ức, bực vì gặp hải ông khách quá thô bạo . Đêm đã khuya, khi tiệc sắp tan, ông ta định trả miếng lại chuyện ban chiều, liền cầm một chiếc chén, lý sự với Mạc Đĩnh Chi rằng :

- Cây kỷ là gỗ, cái chén không phải là gỗ, tại sao lại lấy gỗ làm chén?

Mạc Đĩnh Chi thấy câu hỏi thật phi lý, vớ vẩn, lý sự , ông bèn cười mà hỏi lại rằng :

- Thưa ngài thừa tướng! Ngài hãy giải thích: Phật không phải là người, thầy tăng là người, vậy cái gì đã khiến cho thầy tăng thờ Phật?

Thừa tướng cười xí xóa. Hai người dắt tay nhau đi vào trong nhà . Vừa bước chân lên bực cửa, thừa tướng lại ra đối :

- An khử nữ dĩ thỉ vi gia
(Chữ An

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bỏ chữ nữ 女 đi, thêm chữ thỉ 豕 vào thành chữ gia

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhà).

Mạc Đĩnh Chi thấy đây là một lối chơi chữ rất thâm hiểm của ông ta. Nói như vậy có nghĩa là nhà Nguyên cần phải xóa bỏ nước An Nam, nhập thành châu chuyện của họ . Mạc Đĩnh Chi lập tức đối lại rất sắc bén :

- Tù xuất nhân, lập vương thành quốc
(Chữ tù

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bỏ chữ nhân 人 ra, thêm chữ vương

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vào sẽ thành chữ quốc ).

Thực ra là chữ đối chữ, ý đối ý, dân ta nhất định xóa bỏ ách áp bức, đèn nén của nước lớn, xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ.






Similar Topics Collapse

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Vượng
Thịnh
Khang
An