Jump to content

Advertisements




bàn về xem lưu niên tiểu vận


2956 replies to this topic

#61 saturday

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 674 Bài viết:
  • 3665 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 21:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 25/06/2012 - 20:38, said:

dạ,vì em không tìm thấy 1 sách nào của tàu cổ hay kim có cách lưu nguyệt như vậy.Em không biết là ai sáng tác,mà sáng tác thì em không dùng
Đẩu Quân an theo Thái Tuế, thì Lưu Đẩu Quân an theo Lưu Thái Tuế, nếu an Lưu Đẩu Quân theo tiểu vận như Thái Thứ Lang mới cần hỏi vì sao an vậy mà không an theo Thái Tuế.

Thanked by 3 Members:

#62 saturday

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 674 Bài viết:
  • 3665 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 21:21

@TPSH: vấn đề này bác VDTT từng trả lời bác Hoacai01, ông Liễu Vô không bỏ Quyền Khoa mà những người yêu thích cách luận của ông đã cuồng nhiệt tự bỏ Quyền Khoa. Tìm được bài đó sẽ rõ nếu không đợi bác VDTT lên xác nhận.

Thanked by 2 Members:

#63 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15458 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 21:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 25/06/2012 - 20:38, said:

dạ,vì em không tìm thấy 1 sách nào của tàu cổ hay kim có cách lưu nguyệt như vậy.Em không biết là ai sáng tác,mà sáng tác thì em không dùng

Phương pháp tính lưu Đẩu Quân chính là cách tìm tháng giêng từ cung Tiểu hạn hoặc cung Thái Tuế (nghịch đếm tháng, thuận đếm giờ).

Nên, nếu em xem vận năm coi trọng cung Tiểu hạn, thì thường sẽ xem vận tháng theo cách cụ Thái Thứ Lang (cách thông dụng)
Còn, nếu em xem vận năm coi trọng cung Thái Tuế, thì sẽ xem vận tháng theo cách hiện tại em đang dùng

Nhưng ở đây, em coi trọng cung Tiểu hạn, nhưng lại tính vận tháng theo cung Thái Tuế, nên anh mới thắc mắc thôi.

Thực ra, việc tìm lưu Đẩu Quân không chỉ để tìm tháng giêng xem vận tháng, mà cung lưu Đẩu Quân cũng được khá nhiều tác giả chú trọng khi xem hạn một năm. Lưu Đẩu Quân an tại cung nào, tất sự kiện cung đó động, có sự kiện nổi bật. Anh nghe lâu rồi nhưng ít dùng, hôm nay có topic này nên mới nghiên cứu lại, thấy khá hay. Em thử nghiệm xem.

Thanked by 2 Members:

#64 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 22:01

Tôi hiện không có thời giờ nên không thể lục tìm sách cũ, tuy nhiên sau khi đọc bạn lethanhnhi tôi thấy cần nhấn mạnh một điều mong giúp ích cho những bạn nghiên cứu sách Tử Vi tiếng Hoa của Đài Cảng.

Một hiện tượng của thời trăm hoa đua nở ở Đài Loan là các soạn giả nghĩ đến đâu viết đến đấy, rồi sau khi cọ xát, bức xúc, chiêm nghiệm v.v... quan điểm biến đổi; thành thử cùng một soạn giả sách viết năm nay có thể cãi lại sách viết năm trước. Như ông Phan Tử Ngư sách trước cho rằng Không Kiếp là hai sao "Không" trong "Kim không đắc minh, hỏa không tắc phát v.v...", sách sau lại bảo là quan điểm ấy sai, phải bỏ đi.

Ông LVCS lúc đầu (trong HĐTV) tự nhận mình là đệ tử ông Tử Vân, mà ông Tử Vân trọng Lộc Tồn nên dĩ nhiên (lúc ấy) ông LVCS xem luôn cả Lộc Tồn. Sau ông LVCS chủ trương khác, không xử dụng Lộc Tồn nữa. Các sách Tử Vi đầu tay ông nói đến Khoa Quyền, các sách sau không nhắc đến nữa.

(Để trả lời bạn Saturday cần thêm rằng ông LVCS nói rõ là ông không phê bình những người xử dụng Quyền Khoa là sai. Nhưng thực tế là ông không xử dụng Quyền Khoa khi luận Tử Vi trong các sách về sau).

Thành thử đọc sách Tử Vi tiếng Hoa của Đài Loan viết trong thời trăm hoa đua nở phải biết sách ấy phản ảnh giai đoạn nào trong diễn trình nghiên cứu của soạn giả, bằng không thì tưởng người ta nghĩ vậy mà không phải vậy.

Như quan điểm phải đến sinh nhật mới tính là vào năm mà vài soạn giả Đài Loan đề xướng, theo tôi biết thì cuối giai đoạn trăm hoa đua nở (cuối thập niên 90's) đã chẳng còn chỗ đứng đáng kể nào. (Vì Tử Vi hiện vẫn chỉ là một môn huyền học) Dĩ nhiên ta có quyền áp dụng cách tính này, nhưng cũng nên biết rằng nó đã bị đào thải ở ngay nơi nó phát sinh ra.

Sửa bởi VDTT: 25/06/2012 - 22:09


#65 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 22:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 25/06/2012 - 15:01, said:

CÓ 1 ĐIỀU MÀ CHÁU ĐÃ DÙNG CỦA SÁCH HỌ,ĐÓ LÀ XEM VẬN THÁNG,SAO ĐẨU QUÂN CÒN GỌI LÀ NGUYỆT TƯỚNG,TỨC LÀ LÀM CHỦ THÁNG,MỖI NĂM DỊCH SAO ĐẨU QUÂN CỦA LÁ SỐ MÌNH NÊN 1 CUNG ,AN THUẬN NHƯ THÁI TUẾ CHỦ NĂM.ĐẾN SỐ TUỔI LÀ THÁNG RIÊNG,SAU ĐÓ TIẾP THÁNG 2,3,4...SÁCH CỔ KIM CỦA HỌ SÁCH NÀO CŨNG DÙNG.CHAÚ THẤY ĐÚNG,MÀ TỪ TRƯỚC MÌNH CỨ GỌI NÓ LÀ NGUYỆT TƯỚNG MÀ CÓ THẤY DÙNG NÓ ĐÂU.CÓ NHIỀU NGƯỜI TRANH CÃI,CHÁU THẤY NÊN LẤY SÁCH LÀM GỐC SAU ĐÓ DÙNG HAY BỎ,HAY NGHIÊN CỨU THÊM CHỨ TỰ MÌNH BỊA THÌ KHÔNG THỂ ĐƯỢC.
Không phải là "sách cổ kim của họ sách nào cũng dùng", chỉ là đa số thôi. Thí dụ xem "Đẩu số luận cầu tài" của Tử Vân sẽ thấy cách xem tháng khác.

Thanked by 4 Members:

#66 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12938 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 23:02

dạ,nói đúng ra thì họ còn 1 cách nữa là năm nào tháng giêng cũng vào cung dần nhưng rất ít nhắc đến và không có trong sách cổ,còn cách tính nguyệt vận thì dù trọng lưu niên hay tiểu hạn thì trong những sách của tông phái lớn Trung Châu,tứ hóa,liễu vô đều lấy cách cháu dùng là thống nhất.Cháu cũng không hiểu tại sao lại có lối an nguyệt vận như Việt nam mình dùng bây giờ.Các cụ đã căn cứ vào sách vở nào,nhưng rõ ràng là không chính xác.Cho nên có nhiều cách tranh luận

Thanked by 3 Members:

#67 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12938 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 23:32

cháu thực ra không biết đài loan họ đào thải quan điểm dùng tiểu hạn đúng sinh nhật khi nào,nếu nói thế thì HOT nhất hiện nay họ bỏ tiểu hạn rồi.Họ chỉ dùng lưu niên thôi.Và HOT nhất là họ lưu 1 cái lá số có tầm mấy chục cái hóa cơ.Tính đến thập niên 2012,thập niên 90 cháu không biết.Bây giờ tại cháu cũng chưa được đọc quyển mới nhất nào của ông liễu vân có quan điểm như bác nói,bác cho cháu xin đầu đề,lập tức cháu tìm được.

Thanked by 3 Members:

#68 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12938 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 23:37

tại sao cháu lại nhắc đến sách của ông LV,vì sách luận tứ hóa bây giờ loạn hóa,đến khi đọc sách của ông ấy thì mới nắm được cách mấu chốt dùng tứ hóa đoán vận.Có những sách do các họa sĩ bây giờ họ vẽ sợ lắm

Thanked by 1 Member:

#69 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12938 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 23:42

2 sao không kiếp mà nói gộp là không vong là bỏ đi đúng rồi,người ta hay cãi nhau nhưng có 3 sao địa không,thiên không và địa kiếp.Địa kiếp là sát tinh,2 sao còn lại là không vong.Không vong vào hỏa kim đắc dụng,địa kiếp chỉ vào la võng thôi

#70 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12938 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 23:44

theo 1 quyển tử vi tổng hợp các thắc mắc về an sao,an vận thì do người ta khi khắc bản in đã thiếu nên hay có người cãi là thiên không địa kiếp.Thực tế địa không tác động nên tinh thần ghê gớm,sao mà bỏ được

Thanked by 3 Members:

#71 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12938 Bài viết:
  • 25415 thanks

Gửi vào 25/06/2012 - 23:49

chắc bác trước ở Đài loan,cháu dùng 2 chữ trung hoa,bao gồm các phái trong lục địa,đài loan nói về tứ trụ thì họ giỏi lắm,tiền bối Đài loan.ngổ hầy coong đống nhần

#72 tuphasonghanh

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1661 Bài viết:
  • 2565 thanks

Gửi vào 26/06/2012 - 00:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 25/06/2012 - 23:44, said:

theo 1 quyển tử vi tổng hợp các thắc mắc về an sao,an vận thì do người ta khi khắc bản in đã thiếu nên hay có người cãi là thiên không địa kiếp.Thực tế địa không tác động nên tinh thần ghê gớm,sao mà bỏ được

Có 2 quyển tử vi trc thế kỷ 20 là tử vi đẩu số toàn thư thời MINH và tử vi toàn tập thời nhà THANH. Hiện nay hai bản tử vi đẩu số đều chỉ còn bản khắc thời Đồng Trị nhà Thanh. Quyển sau mới mọc ra thiên không sau thái tuế, đổi thiên không thành địa không và an đại vận đầu tại mệnh thay vì phụ mẫu, huỵnh đệ. Đây là bước tiến hay là dị bản. Chỉ biết sau này VN hay Đài loan đa số đều theo quyển tử vi toàn tập.

Thanked by 1 Member:

#73 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 26/06/2012 - 05:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 25/06/2012 - 23:02, said:

dạ,nói đúng ra thì họ còn 1 cách nữa là năm nào tháng giêng cũng vào cung dần nhưng rất ít nhắc đến và không có trong sách cổ,còn cách tính nguyệt vận thì dù trọng lưu niên hay tiểu hạn thì trong những sách của tông phái lớn Trung Châu,tứ hóa,liễu vô đều lấy cách cháu dùng là thống nhất.Cháu cũng không hiểu tại sao lại có lối an nguyệt vận như Việt nam mình dùng bây giờ.Các cụ đã căn cứ vào sách vở nào,nhưng rõ ràng là không chính xác.Cho nên có nhiều cách tranh luận

Ngoài ra vẫn còn cách khác. Như cách của ông Tử Vân (có ghi rõ trong "Đẩu số luận cầu tài") thì lưu Tuế ở đâu coi đấy là tháng giêng.
Cách của VĐTTL phối hợp Đẩu Quân và tiểu hạn thì đúng là đặc thù, sáng tạo về sau. Nhưng sáng tạo về sau không có nghĩa sai.

Tây phương sở dĩ vượt xa Á đông về kỹ thuật (ngay bây giờ vẫn thế) là vì chịu khó liên tục sáng tạo.

Thanked by 3 Members:

#74 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 26/06/2012 - 05:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 25/06/2012 - 23:49, said:

chắc bác trước ở Đài loan,cháu dùng 2 chữ trung hoa,bao gồm các phái trong lục địa,đài loan nói về tứ trụ thì họ giỏi lắm,tiền bối Đài loan.ngổ hầy coong đống nhần
Bạn nói đến các phái Tử Vi ở lục địa? Sao khi trước hay qua lục địa tôi tìm sách không thấy? (Có người bảo vì sách Tử Vi vẫn bị cấm). Bạn đề ra vài phái được chăng?

Tôi chỉ thấy HK (chưa nên kể là lục địa cho đến năm 2047) có vài phái, trong đó chi phái Trung Châu của VĐC là mạnh hơn cả.

Thanked by 1 Member:

#75 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 26/06/2012 - 05:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 25/06/2012 - 23:32, said:

cháu thực ra không biết đài loan họ đào thải quan điểm dùng tiểu hạn đúng sinh nhật khi nào,nếu nói thế thì HOT nhất hiện nay họ bỏ tiểu hạn rồi.Họ chỉ dùng lưu niên thôi.Và HOT nhất là họ lưu 1 cái lá số có tầm mấy chục cái hóa cơ.Tính đến thập niên 2012,thập niên 90 cháu không biết.Bây giờ tại cháu cũng chưa được đọc quyển mới nhất nào của ông liễu vân có quan điểm như bác nói,bác cho cháu xin đầu đề,lập tức cháu tìm được.
Muốn biết cách nào không còn được xử dụng chỉ việc mở ra mấy chục quyển sách Tử Vi phát hành tối thiểu vài năm sau khi cách ấy được trình làng, xem cách ấy có còn được xử dụng không. Cá nhân tôi chưa từng gặp một sách Tử Vi nào ở Đài Cảng ra từ 1995 trở đi mà xử dụng sinh nhật để bắt đầu hạn năm.

Về tiểu hạn thì vẫn có một thiểu số dùng.

Còn chuyện ông Liễu (v/v bạn bảo ông ấy lưu Lộc Tồn Kình Đà trong đại hạn) thì bạn chỉ cần ghi ra ở sách nào trang mấy, vài ngày sau rảnh tôi sẽ lục ra đôi chứng là rõ ngay mà.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |