Jump to content

Advertisements




Thế nào là Tam Phương Tứ Chính


43 replies to this topic

#16 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6696 Bài viết:
  • 15446 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 23:55

Trích đoạn trong sách Tinh mệnh học (Tử Vi đẩu số giảng nghĩa Lục Bân Triệu)

...

Căn cứ trên phương diện lấy cung vị làm tượng để luận đoán mà phân loại thì Tử Vi đẩu số có hai đại pháp môn: Tam hợp pháp và Tứ hóa pháp (hay còn gọi là Tứ tượng pháp).

Tam hợp pháp lấy cung mệnh, cung quan lộc, cung tài bạch làm tam hợp; thêm cung thiên di làm tứ chính, hợp thành tam phương tứ chính. Theo địa chi tam hợp mà đoán việc của người, đó là cơ sở của học thuyết Đẩu số.

Tứ hóa pháp cũng lấy cung mệnh, cung quan lộc, cung tài bạch làm tam hợp, nhưng tứ chính lại lấy "cung vị tứ tượng" để quy chiếu. Tức là lấy cung mệnh, cung tử nữ, cung thiên di và cung điền trạch làm tứ chính. Khác với tam hợp pháp là ở chỗ, Tứ hóa pháp lấy thiên can của sau cung này làm tượng luận đoán, chứ không chỉ dựa vào tính lý của các sao. Nếu không, sao của sau cung sẽ hỗn loạn, khó mà đoán được.

Tam hợp pháp gặp trường hợp cung vị không có chính diệu thì mượn chính diệu đối cung để dùng. Tứ hóa pháp gặp trường hợp này thì không mượn chính diệu đối cung, vì nguyên do nó dùng tượng can ở cung.

Ngoài ra Tam hợp pháp theo thuyết ngũ hành, chú trọng tinh đẩu, cho nên tinh diệu mới có thuyết miếu, vượng, đắc, hãm. Còn Tứ hóa pháp phối hợp với quẻ và lý số, chú trọng tượng số, cho nên tinh diệu không có thuyết miếu vượng đắc hãm.

...

Tóm lại tôi thấy lý thuyết của Tử Vi Việt vẫn đúng là căn bản Tử Vi đẩu số.

Các vị tham khảo,
Thân!

Sửa bởi Thất Sát triều đẩu: 17/05/2011 - 23:57


#17 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 18/05/2011 - 00:09

Trích dẫn

Tứ hóa pháp cũng lấy cung mệnh, cung quan lộc, cung tài bạch làm tam hợp, nhưng tứ chính lại lấy "cung vị tứ tượng" để quy chiếu. Tức là lấy cung mệnh, cung tử nữ, cung thiên di và cung điền trạch làm tứ chính. Khác với tam hợp pháp là ở chỗ, Tứ hóa pháp lấy thiên can của sau cung này làm tượng luận đoán, chứ không chỉ dựa vào tính lý của các sao. Nếu không, sao của sau cung sẽ hỗn loạn, khó mà đoán được.

Tứ Chính như vậy là những vị trí mà đóng vai trò chính

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, nghe cứ như đùa, nhưng lại là rất chính xác. Vậy thì đây là điều khác nhau căn bản:

1-Phái tam hợp nghiên cứu Địa Chi, nên mới sinh ra phép hội sao, phép lấy tam hợp theo địa chi.

2-Phép Tứ Hóa nghiên cứu thiên can, nên mới sinh ra phép tứ chính Mệnh Di Điền Tử, và do đó là rất nhiều loại tứ hóa.


Đúng là, một pho thiên, một pho địa.

#18 THIENHY

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 115 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 18/05/2011 - 07:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

htruongdinh, on 17/05/2011 - 21:24, said:

Trong việc xem xét mối tương quan giữa các địa chi, 12 chi tương hại bao gồm 6 cặp sau đây, còn gọi là lục hại:

1. Tý - Mùi
2. Sửu - Ngọ
3. Dần - Tỵ
4. Mão - Thìn
5. Thân - Hợi
6. Dậu - Tuất

Ví dụ với cặp Tý - Mùi tương hại. Xét theo tính chất của ngũ hành, chi Tý (thuộc hành Thủy) có thuộc tính là dương, còn chi Mùi (thuộc hành Thổ) có thuộc tính âm. Theo quy luật ngũ hành tương khắc, Thổ khắc Thủy. Tuy nhiên, trong trường hợp này Thủy là dương Thủy (tức thế của nó mạnh), do đó Thổ không dễ gì khắc được. Thêm vào đó, Thổ ở đây lại là âm Thổ (thế yếu) nên càng khó khắc được Thủy. Trường hợp này khiến cho đôi bên đều chịu tổn hại, còn gọi là mối quan hệ tương hại.


Lục xung hàng chi (6 cặp hàng chi xung nhau)

Tý xung Ngọ

Sửu xung Mùi

Dần xung Thân

Mão xung Dậu

Thìn xung Tuất

Tỵ xung Hợi

Tý - Ngọ xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương (các chi cùng thuộc tính thì xung nhau) và theo tính chất sinh - khắc của ngũ hành, Tý thuộc hành Thủy khắc Ngọ thuộc hành Hỏa.

Sửu - Mùi xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc âm.

Dần - Thân xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương và theo tính chất của ngũ hành, Thân thuộc hành Kim khắc Dần thuộc hành Mộc.

Mão - Dậu xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc âm và theo tính chất của ngũ hành, Dậu thuộc hành Kim khắc Mão thuộc hành Mộc.

Thìn - Tuất xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương.

Tỵ - Hợi xung nhau vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc âm và Hợi thuộc hành Thủy khắc Tỵ thuộc hành Hỏa.

Sự tương hợp của 12 địa chi gồm 6 cặp dưới đây, còn gọi là lục hợp:

1. Tý hợp với Sửu

2. Dần hợp với Hợi

3. Mão hợp với Tuất

4. Thìn hợp với Dậu

5. Tỵ hợp với Thân

6. Ngọ hợp với Mùi

Trong số 12 địa chi có 6 chi Tý, Dần, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương và 6 chi Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm. 1 chi âm kết hợp với 1 chi dương hình thành 6 cặp tương hợp. Đó chính là 12 chi tương hợp.

TRong sách tử vi tân biên có nói về lục hại không ạ.
Cho tôi hỏi thêm sao ở hai cung lục hại ảnh hưởng với nhau như thế nào ạ

Sửa bởi THIENHY: 18/05/2011 - 07:50


#19 Transporter

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 18/05/2011 - 08:14

Mình thì trước nay cứ hiểu đơn giản là thế này:
Tam phương là 3 cung ở vị trí tam hợp, tứ chính = tam phương + cung đối xung. Có gì không đúng mong các bác chỉ bảo.

#20 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 18/05/2011 - 08:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Transporter, on 18/05/2011 - 08:14, said:

Mình thì trước nay cứ hiểu đơn giản là thế này:
Tam phương là 3 cung ở vị trí tam hợp, tứ chính = tam phương + cung đối xung. Có gì không đúng mong các bác chỉ bảo.
Tôi nghĩ từ Chính ở đây không phải là phương, mà là vị trí chính-vị trí quan trọng.

Phương là phuong hướng, và lý kiểu đấy thì 3 cung ở vị trị tam hợp lập thành 2 phương Tài--> Mệnh, Quan--> Mệnh, thêm Di---> Mệnh nữa thì mới thành được tam phương.

Chứ nếu nói tam phương là 3 cung tam hợp, tứ chính là tam+cung di, thì thà nói béng tứ phương cho nó nhanh.

#21 Transporter

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 6 thanks

Gửi vào 18/05/2011 - 08:21

Về Nhị hợp và Lục hại thì trước nay thấy bác VDTT có xem Lục hại, cung lục hại và chính tinh lục hại (có những cặp chính tinh vĩnh viễn lục hại) thì gia tăng độ xấu. Còn nhị hợp thì trước nay mình không dùng (không biết tại sao, chỉ tự cảm thấy nó không mạnh). Chỉ sợ đôi khi sa đà vào nhị hợp quá mà dễ "gọt" vì thường không nhìn thấy qua tam phương tứ chính thì sẽ liếc sang nhị hợp và có thể dễ thấy (trái lý âm dương, không nằm chỗ lọ thì nằm chỗ chai). Cũng kiểu như trường phái xem Tật là cung Mệnh thứ 2 , như không nhìn thấy những gì ở Mệnh thì lập tức liếc sang Tật sẽ thấy cái mình cần...

Sửa bởi Transporter: 18/05/2011 - 08:25


#22 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 01:57

Nói như WhiteBear thì câu phú "Tam phương xung sát hạnh Triệt khả bằng, tứ chính giao phùng kỵ Tuần không trực đối" phải hiểu thế nào???

Sửa bởi NgoaLong: 19/05/2011 - 02:05


#23 TNT

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 514 Bài viết:
  • 881 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 08:55

Hình như có 2 câu Phú tương tự nhau, khác nhau chữ Phương, chữ Không:

"Tam phương xung sát hạnh Triệt khả bằng, tứ chính giao phùng kỵ Tuần không trực đối"
(Bị sao xấu chiếu)

"Tam Không xung sát hạnh Triệt khả bằng, Tứ chính giao phùng kị Tuần trực đối"
(Bị hung sát chiếu)

Theo NL thì câu nào mới đúng, hợp lý ?
Cảm ơn!

#24 TNT

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 514 Bài viết:
  • 881 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 09:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Transporter, on 18/05/2011 - 08:21, said:

Về Nhị hợp và Lục hại thì trước nay thấy bác VDTT có xem Lục hại, cung lục hại và chính tinh lục hại (có những cặp chính tinh vĩnh viễn lục hại) thì gia tăng độ xấu. Còn nhị hợp thì trước nay mình không dùng (không biết tại sao, chỉ tự cảm thấy nó không mạnh). Chỉ sợ đôi khi sa đà vào nhị hợp quá mà dễ "gọt" vì thường không nhìn thấy qua tam phương tứ chính thì sẽ liếc sang nhị hợp và có thể dễ thấy (trái lý âm dương, không nằm chỗ lọ thì nằm chỗ chai). Cũng kiểu như trường phái xem Tật là cung Mệnh thứ 2 , như không nhìn thấy những gì ở Mệnh thì lập tức liếc sang Tật sẽ thấy cái mình cần...
Xét Hành tam hợp nhị hợp của 12 Cung, nơi mà Mệnh/Thân có thể đóng, ta thấy khi Mệnh/Thân nhị hợp với cung nào thì suốt cuộc đời chịu ảnh hưởng của cung đó khá nhiều, vậy tại sao nhị hợp lại không mạnh ?

#25 Kiwi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1554 Bài viết:
  • 3871 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 09:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TNT, on 19/05/2011 - 09:06, said:

Xét Hành tam hợp nhị hợp của 12 Cung, nơi mà Mệnh/Thân có thể đóng, ta thấy khi Mệnh/Thân nhị hợp với cung nào thì suốt cuộc đời chịu ảnh hưởng của cung đó khá nhiều, vậy tại sao nhị hợp lại không mạnh ?

Kiwi nghĩ nhị hợp mạnh vì nó sát xương sườn của chính cung.

#26 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4017 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 19/05/2011 - 09:57

Hợp và hại là biểu hiện của hình vuông. Không có hợp và hại thì lá số hình tròn.

Thanked by 1 Member:

#27 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 10:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TNT, on 19/05/2011 - 08:55, said:

Hình như có 2 câu Phú tương tự nhau, khác nhau chữ Phương, chữ Không:

"Tam phương xung sát hạnh Triệt khả bằng, tứ chính giao phùng kỵ Tuần không trực đối"
(Bị sao xấu chiếu)

"Tam Không xung sát hạnh Triệt khả bằng, Tứ chính giao phùng kị Tuần trực đối"
(Bị hung sát chiếu)

Theo NL thì câu nào mới đúng, hợp lý ?
Cảm ơn!
Khi đọc qua câu "Tam Không xung sát hạnh Triệt khả bằng ... " thấy là lạ, nên NL search thử thì thấy xuất xứ có thể từ cuốn "Tử Vi Tinh Điển". Nghi ngờ người chép lại sách này sai nên tra thử và thấy trong sách gốc hình như cũng bị sai chăng??? ... vì nguyên văn như sau:

"Tam Không xung sát hạnh Triệt khả bằng; tứ chính giao phùng kỵ Tuần trực đối. (Vận hạn*** bị các hung sát chiếu mà cung vận hạn có Triệt sẽ đỡ, vận hạn có nhiều sao tốt chiếu mà cung vận hạn có Tuần trở thành vô ích.)"

*** Nói đúng hơn thì là trong cung chứ không phải chỉ riêng khi xét về vận hạn mới như vậy.

Như đoạn trích trên thấy 3 vấn đề sau:

1. Đã nói về "Tam Không" rồi mà lại "hạnh Triệt khả bằng" là sao, vì Triệt cũng là đồng tính chất mà. Hơn nữa, câu "Tam Không xung sát hạnh Triệt khả bằng" nghe không có lý, vì đã có Tam Không rồi lại còn có sát tinh xâm phạm, rồi kế tiếp gặp Triệt thì sẽ không sao, như vậy thì thừa thải quá.

2. Câu phú trên là vế đối, nếu là "Tam Phương" đối với "Tứ Chính" thì hợp hơn "Tam Không" với "Tứ Chính".

3. Từ lời bình giải của tác giả ngây bên dưới câu phú trên cho thấy rõ ý của tác giả rằng "vận hạn bị các hung sát chiếu mà trong cung có Triệt sẽ đỡ ..." thì có thể là do bị lỗi typo lúc in ấn???

Sửa bởi NgoaLong: 19/05/2011 - 10:24


#28 Thienco

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 829 Bài viết:
  • 268 thanks
  • LocationHà Nội

Gửi vào 19/05/2011 - 10:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Transporter, on 18/05/2011 - 08:21, said:

Về Nhị hợp và Lục hại thì trước nay thấy bác VDTT có xem Lục hại, cung lục hại và chính tinh lục hại (có những cặp chính tinh vĩnh viễn lục hại) thì gia tăng độ xấu. Còn nhị hợp thì trước nay mình không dùng (không biết tại sao, chỉ tự cảm thấy nó không mạnh). Chỉ sợ đôi khi sa đà vào nhị hợp quá mà dễ "gọt" vì thường không nhìn thấy qua tam phương tứ chính thì sẽ liếc sang nhị hợp và có thể dễ thấy (trái lý âm dương, không nằm chỗ lọ thì nằm chỗ chai). Cũng kiểu như trường phái xem Tật là cung Mệnh thứ 2 , như không nhìn thấy những gì ở Mệnh thì lập tức liếc sang Tật sẽ thấy cái mình cần...
Nhị hợp ảnh hưởng rất mạnh.... cá nhân thienco chiêm nghiệm thấy.

#29 ThienHi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 4 Bài viết:
  • 1 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 10:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 19/05/2011 - 09:57, said:

Hợp và hại là biểu hiện của hình vuông. Không có hợp và hại thì lá số hình tròn.

Wow ! Thật là hay . Nhưng cũng không lạ khi bạn TS đã ngộ lý Thời Không thì việc "thấy" hình vuông là việc tất nhiên . Không hiểu bạn có thấy cung giáp nhau cũng là vuông ? Trong khi đó Tam hợp chính & Tam hợp xung là tròn ???

Lá số có "hình" vuông mà có "tính" tròn : vì vuông mới có Tứ Sinh , Tứ Chính & Tứ Mộ (Thời gian ngoại tại - có sinh có diệt, đã đi là đi mất) và mỗi Sinh, Chính, Mộ lại có tự tính tròn của chính nó (Thời gian nội tại - như con rắn tự quấn đuôi, miên trường tự thể) .

#30 Whitebear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 19/05/2011 - 12:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienHi, on 19/05/2011 - 10:49, said:

Wow ! Thật là hay . Nhưng cũng không lạ khi bạn TS đã ngộ lý Thời Không thì việc "thấy" hình vuông là việc tất nhiên . Không hiểu bạn có thấy cung giáp nhau cũng là vuông ? Trong khi đó Tam hợp chính & Tam hợp xung là tròn ???

Lá số có "hình" vuông mà có "tính" tròn : vì vuông mới có Tứ Sinh , Tứ Chính & Tứ Mộ (Thời gian ngoại tại - có sinh có diệt, đã đi là đi mất) và mỗi Sinh, Chính, Mộ lại có tự tính tròn của chính nó (Thời gian nội tại - như con rắn tự quấn đuôi, miên trường tự thể) .

Thật ra là thế này. Trời tròn đất vuông, đấy là cái đạo lý sơ đẳng trong KHPĐ.

Vì vậy, đối với phái Tam hợp, vì họ nghiên cứu địa chi là chính, và do đó nghiên cứu bản chất sao nên lá số của họ chủ yếu là hình vuông và do đó các kỹ thuật đặc trưng của hình vuông là Hợp, Hại... được thể hiện rất đặc trưng. Đó cũng là lý do tại sao tử vi nam phái rất quan trọng phép hội sao và vị trí tương đối của Sao với Địa Chi (tức là cung). Tương tác của các sao với địa chi sinh ra tính đắc hãm của chính tinh.

Đối với phái Tứ Hóa, vì họ nghiên cứu Thiên Can là chính, nên lá số của họ không phải là hình vuông mà là hình tròn. Hệ quả, lá số của họ không có kỹ thuật Nhị hợp, và vai trò của tương tác giữa các sao với thiên can trở nên rất quan trọng. Sản phẩm của tương tác này chính là kỹ thuật Phi cung, Phi tứ hóa nổi danh, sao bay là thế.

Tóm lại, sự khác nhau giữa hai môn phái này, một bộ là thiên, một bộ là địa.

Sửa bởi Whitebear: 19/05/2011 - 12:26


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |