Jump to content

Advertisements




Phân đối cung chi thể dụng?

Đẩu số cốt tủy phú

8 replies to this topic

#1 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 08/03/2012 - 06:39

Trong đẩu số cốt tủy số có câu "phân đối cung chi thể dụng". Câu này tôi suy nghĩ hoài mà thấy có lẽ mình hiểu không chuẩn lắm. Mọi người đều biết nếu Mệnh có Thiên Tướng thì Di có Phá Quân (và ngược lại), Mệnh có Thiên Phủ thì Di có Thất sát. Nếu theo cách hiểu đơn giản thì từ câu phú ta thấy: nếu ta có "thể" là Thiên Tướng thì ta "dụng" như Phá Quân? Và tương tự cho các trường hợp còn lại. Vậy là ta ... nghĩ một đằng làm một nẻo?

Hơn nữa ta cũng thường nghe Mệnh Thân cũng là một cặp thể dụng rồi, vậy sự phân biệt thể dụng này với thể dụng Mệnh Di như thế nào?

Theo suy nghĩ của tôi thì Mệnh Di là một cặp âm dương trong đó mệnh là dương, di là âm. Dương có trước nhưng rồi âm thịnh dương suy thế nào thì còn tùy (cái này khá phù hợp với quan điểm về "cung đối cung" gắn với chữ "thời" của thatsat). Còn Mệnh Thân thì theo tôi đúng là cặp Thể Dụng.

Mong mọi người cùng bàn luận.

#2 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 08/03/2012 - 11:36

burium said:

Trong đẩu số cốt tủy số có câu "phân đối cung chi thể dụng". Câu này tôi suy nghĩ hoài mà thấy có lẽ mình hiểu không chuẩn lắm. Mọi người đều biết nếu Mệnh có Thiên Tướng thì Di có Phá Quân (và ngược lại), Mệnh có Thiên Phủ thì Di có Thất sát. Nếu theo cách hiểu đơn giản thì từ câu phú ta thấy: nếu ta có "thể" là Thiên Tướng thì ta "dụng" như Phá Quân? Và tương tự cho các trường hợp còn lại. Vậy là ta ... nghĩ một đằng làm một nẻo?

Không hẳn vậy, vì chỉ có 2 cặp Tướng - Phá , Phủ - Sát đối nhau thôi; thế 10 chính tinh còn lại không đối thì thế nào?

"Đệ nhất tiên khán phúc đức, tái tam tế khảo thiên di, phân đối cung chi thể dụng, định tam hợp chi nguyên lưu."

Theo NL nghĩ nó đơn giản là muốn nói, trước thì xét qua cung Phúc (trước đó nữa thì xét Thân Mệnh), sau xét đến xung chiếu, tam hợp. Cũng như các sách Việt hướng dẫn vậy.

Câu "phân đối cung chi thể dụng" nó không phải đi cùng với Thiên Di, mà nó là 1 trong 4 câu hoặc 4 đoạn nói riêng biệt, nói về phương pháp xét lá số. Nói cách khác là nó cho biết khi xét một cung, ngoài chính cung ra thì cần phải xét thêm cung xung chiếu và 2 cung tam hợp.

Theo NL hiểu thì bài Phú trên viết theo thể thơ, như:


Yếu tri nhất thế chi vinh khô,
Định khán ngũ hành chi cung vị.
Lập mệnh khả tri quý tiện,
An thân tiện hiểu căn cơ.
Đệ nhất tiên khán phúc đức,

Tái tam tế khảo thiên di.
Phân đối cung chi thể dụng,
Định tam hợp chi nguyên lưu.
Mệnh vô chính diệu, y
u chiết cô bần.
Cát hữu hung tinh, mỹ ngọc hà điếm.
..........................
Mệnh hảo thân hảo hạn hảo đáo lão vinh xương,

Mệnh suy thân suy hạn suy chung thân khất cái.
Giáp quý giáp lộc thiểu nhân tri,

Giáp quyền giáp khoa thế sở nghi.


Đại khái vậy!

Sửa bởi NgoaLong: 08/03/2012 - 11:44


Thanked by 3 Members:

#3 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 08/03/2012 - 14:25

Thất Sát: bên trong động, nhưng bên ngoài rất tĩnh
Phá Quân: bên trong rất phá phách, nhưng bên ngoài rất anh hùng

Các cặp Thể - Dụng

Mệnh - Thân
Mệnh - Di
Chính tinh - tứ hóa
Chính tinh - phụ tinh
...

Hai chữ "Thể - Dụng" cũng tùy trường hợp mà có những cách hiểu khác nhau. Sách viết 1, không có nghĩa là chỉ 1.

Tôi thấy phân định Âm - Dương trong cặp Thể - Dụng thì Thể là Âm chủ nuôi dưỡng, ẩn tàng; Dụng là Dương chủ bộc phát, thể hiện.

Xét mỗi Dụng thì vô nghĩa, vì chỉ biết Quả mà không biết quả Táo hay quả Cam. Nên, xét Dụng vẫn phải xuất phát từ Thể.

Thanked by 4 Members:

#4 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1942 Bài viết:
  • 5361 thanks

Gửi vào 08/03/2012 - 15:28

trong lá số bất cứ cung nào cũng có thể và dụng.chứ đừng nghĩ chỉ có mệnh mới có thể dụng.đối với cung mệnh thì cung thân đưong nhiên là cung dụng của mệnh rồi,chứ lấy cung di làm dụng e không hợp lý.còn chuyện mệnh thân là một cặp âm dương do tiên sinh vuivui đề sướng có thể chấp nhẫn được vì do cách an và đặc tính của mệnh thân.và các cung khác trên lá số các cung khác cũng như vậy.thực ra tôi đã tìm hiểu vấn đề này khoảng gần một năm nay rồi và đương nhiên là có lý rõ dệt.nó đã giúp tôi trong việc giải thích nhưng vấn đề như tại cung tài giàu mà lại không giàu,hay cung tử tức ngụ ý toàn con trai mà lại là toàn con gái.và nhiều vấn đề khác nữa.thay vì đi nghe những lý thuyết lạ hoắc ta đi sâu vào bản chất của vấn đề của tử vi có lẽ sẽ có ích lợi hơn nhiều.khi mà nhìn một lá số còn không giải đoán được,khi mà những lý thuyết mà cha ông ta để lại,hay như những câu phú tử vi còn chưa hiểu được cặn kẽ nông sâu.thì lấy gì làm căn bản và nền móng mà nghin cứu tử vi chứ?chẳng phải là điều không tưởng sao?còn chuyện đối cung,lục hợp hay lục hại.chẳng qua cũng là sự xung khắc địa chi,ngũ hành và âm dương trên địa bàn.đó là nguyên nhân mà cụ thiên lương cho đối cung là đối thủ.hay gần đây anh THATSat có đề cập tới lục hợp và lục hại.còn giá trị đến đâu e cũng phải tìm hiếu rõ ràng mới nói được.

Thanked by 2 Members:

#5 IsraelPalestine

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 305 thanks
  • LocationVô ưu các - nơi các bằng hữu đã lỡ sa chân vào ma đạo tu tâm luyện thần mong có ngày trở lại với nhân gian

Gửi vào 09/03/2012 - 23:06

Cụ thiên lương lấy quan hệ xung chiếu giữa các địa chi và sinh khắc giữa các tam hợp cục để dẫn đến Mệnh-Di là Ta địch, Tức là cụ dùng lớp cung vị - địa bàn thay cho lớp mệnh tài quan di để lý luận nhưng thiếu hoặc không tiết lộ đặc điểm mối quan hệ giữa 2 lớp :Mệnh, tài di.. với lớp cung vị của địa bàn: Tý sửu dần mão...Cho nên dễ suy ra cứ xung chiếu là quan hệ đối địch.Không riêng gì mênh-di.
Lão BHTG lấy "phân đối cung chi thể dụng" để cho thuyết trên là ma đạo tức là phủ nhận thuyết trên vì cho rằng nó ko có cơ sở dịch lý , chắc lão còn nhiều cái không nói ra nhưng dù gì thì cũng bị lỗi- từ mình đúng nên kết luận người ta sai.Chứng minh trực tiếp mới thuyết phục.
Câu này dùng cho Cung, lớp mệnh tài quan di...Thể dụng tương đương bản chất-hiện tượng, cái thấy ở ngoài Di là hiện tượng, cái ở mệnh mới là bản chất, ẩn dấu đằng sau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#6 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 10/03/2012 - 00:02

"Phân đối cung chi thể dụng,

Định tam hợp chi nguyên lưu"


Cũng có thể từ 2 câu trên mà cụ Thiên Lương phát kiến ra việc tam hợp Mệnh vs tam hợp Di và cụ Song An thì với việc xét Âm Dương vs chiều của tam hợp chiếu, chẳng hạn như Dương Nam - Âm Nữ thì từ Thân đến Tí rồi về Thìn, còn Âm Nam - Dương Nữ thì từ Tí đến Thân rồi về Thìn (khi xét Mệnh, Vận, v.v... thì dùng lẽ đó để xem ảnh hưởng từ cung nào chiếu về mạnh hơn, như Mệnh/Vận tại Thìn mà Dương Nam thì ảnh hưởng mạnh thì cung Tí hơn cung Thân và ngược lại Âm Năm thì ảnh hưởng thì cung Thân hơn cung Tí).

Thanked by 1 Member:

#7 minhgiac

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1942 Bài viết:
  • 5361 thanks

Gửi vào 10/03/2012 - 19:27

tử vi là môn dựa vào tinh đẩu(tức sao)thì phải dựa vào việc hợp chiếu mới luận được,mới thành cách.còn việc cho rằng các tinh đẩu ở thế xung chiếu mạnh hơn tam hợp âu cũng có lý.chứ chuyện cho cung tam hợp này mạnh hơn cung tam hợp kia(do tương sinh)e quá tiểu tiết mà dễ đi đến không thuyết phục lắm.nếu chỉ hình dung mệnh quan tài thế tam hợp quan hệ rất khăng khít.khó có thể định lượng cái nào quan trọng hơn cái nào hay tỉ dụ như cái kiềng 3 chân đó cái nào mà chẳng quan trọng ạ?còn việc phân thể dụng trong lá số thực ra là coi trọng cung nào có giá trị,quyết định hơn cả với cung nào mà thôi.như kiểu mệnh thân đó.còn tôi thì đã áp dụng diều này từ nâu rùi với mọi cung.các quý anh chị có quan điểm gì không ạ?

Thanked by 2 Members:

#8 Minh An

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 498 Bài viết:
  • 1737 thanks

Gửi vào 11/03/2012 - 22:17

sửa bài...

Sửa bởi Minh An: 11/03/2012 - 22:28


Thanked by 3 Members:

#9 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 12/03/2012 - 20:17

Nói chung cứ đưa bí quyết mà không đưa ví dụ ra cũng khó nhỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Cám ơn mọi người đã góp ý

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |