Chập chững đường tu...
#1
Gửi vào 04/03/2012 - 00:15
Mới 6,7 tuổi gì đó, bác hàng xóm nhờ đi mua giúp ông ít muối, đường,…Uể oải, lười đi, thế mà ngay khi nghe ông bảo “đi đi rồi ông cho tiền”. Shin đồng ý liền. Dọc đường vừa đi vừa nghĩ, chẳng lẽ mình tham tiền, tham lợi đến vậy sao. Có lẽ Shin già trước tuổi ngay từ đó. Sỡ dĩ Shin nói vậy vì quan hệ giữa nhà Shin và người ấy không tốt lắm. Thậm chí, hồi đó Shin có phần ghét ông nữa…Ghét 1 người, nhưng khi người đó nói cho mình tiền, mình lại vui vẻ, chẳng phải rất đáng tội sao. Vậy là cảm thấy có lỗi với ông kinh khủng…Vừa đi vừa nhăn nhó mặt mày.
Lúc ấy, tự tâm mặc nhiên không bao giờ nói dối, dù chỉ 1 việc nhỏ. Không bao giờ nói xấu sau lưng người khác. Thấy người ta nói xấu nhau cũng buồn. Tự nghĩ, bản thân mình chưa tốt nên chắng dám chê ai. Và những người đi nói xấu đó chắc gì đã tốt, sao lại đi cười người khác nhỉ?
Đêm ngủ, luôn có kiểu “nước mắt gõ gối”. Tự xét mình đã làm gì sai. Rồi khóc thầm như mưa. Nếu có ý nghĩ xấu xuất hiện, chỉ biết lắc đầu quầy quậy trên gối, xua xua như đuổi ma. Xong hai tay đan vào nhau, đặt lên bụng, ngủ ngoan…
Được người ta khen là đứa trẻ xinh xắn, ban đầu còn thấy là lạ, vui vui. Sau, họ khen thì lại tự thấy hổ thẹn với chính mình. Tự nghĩ những gì họ nhìn thấy chỉ là vỏ bọc bên ngoài, còn thật ra mình có nhiều ý nghĩ xấu lắm, không xứng đáng. Thế là, phần vì ngại phần vì tự hổ thẹn, nên cứ muốn tự làm mình xấu xí đi. Mẹ mua cho quần áo mới, không mặc. Đi cũng không dám thẳng lưng, mà cứ trốn trốn núp núp. Mà thật ra, có làm gì sai trái đâu.
Thật sự ngưỡng mộ đứa trẻ ấy quá!
Còn bây giờ? Nói dối nhiều khi không biết ngượng, mặt tỉnh bơ. Thich hóng hớt chuyện xấu xa của người khác. Nhiều khi còn khiêu khích để người ta kể mình nghe…Đi chuộng vẻ đẹp ngoại hình mà quên tu tâm dưỡng tính…vân vân. Nói chung là nhiều tính xấu, nhiều tội lỗi quá rồi. Không tiện kể ra. Nhìn lại chỉ biết giật mình, không kịp nữa.
Có phải đứa trẻ ngày xưa và Shin bây giờ là hai người khác nhau hay không?Đứa trẻ ấy đâu mất rồi? Ai chỉ giùm Shin với!
Shin lập topic này, những mong mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện tu tập của mình. Ngắn, dài, hay, dở,…không quan trọng. Chủ yếu là bài học tu dưỡng đằng sau đó để mọi người cùng chiêm nghiệm. Đó cũng là một cách tạo mối nhân duyên tốt đẹp với Phật pháp, giữa tất cả mọi người.
Shin tu tập non nớt, yếu kém. Nhưng Shin tin Phật, tin vào sự vi diệu nhiệm màu của Phật pháp.
Vừa rồi Shin có trải qua một kì thi thực hành quan trọng. Bản thân Shin không hề tự tin là mình làm được vì Shin chỉ tập luyện 1 lần duy nhất. Tự nhiên khi vào thi, tâm nhất nhất niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Vừa thi vừa niệm, bỗng thấy an nhiên tĩnh tại vô cùng. Shin thi trót lọt. Không sai sót tẹo nào. Thi xong, cũng thấy ngạc nhiên về chính mình. Sao mình có thể làm được ?
Thôi, để lần sau rảnh rỗi Shin kể tiếp.
Video đầu tiên : Nam Mô A Di Đà Phật. _/\_
Chỉ 7 phút thôi, nhưng có bạn chỉ lướt qua rồi đi, có bạn lưu lại nghe nhưng hờ hững, … Nhân duyên do trời, nhưng cũng là do mình tự tạo ra mà. Đời người 3 vạn 6 ngàn ngày, bộn bề lo toan. Sao bạn không tự cho mình 7 phút thật sự ngơi nghỉ và an yên nhỉ? *_*
Thanked by 9 Members:
|
|
#2
Gửi vào 04/03/2012 - 09:58
Cơ đốc giáo là tôn giáo lớn nhất có số lượng tín đồ đông đảo nhất. Các cha của giáo hội Thiên chúa yêu cầu con chiên phải có đức tin tuyệt đối vào Đức Chúa Trời & Đức Mẹ Đồng Trinh, mỗi khi lỗi lầm cần phải sám hối xưng tội + mỗi ngày đi nhà thờ, đến lúc chết sẽ được lên Thiên đàng...
Tôn giáo lớn thứ 2 là Hồi giáo, tôn thờ và xem Alla là Đấng tối cao và duy nhất. Tín đồ hàng ngày chỉ cần đọc kinh Koran, cầu nguyện đấng tối cao và hành hương về Mecca, nhiêu đó thôi là đủ lên Thiên đàng. Chữ Islam có nghĩa là vâng mệnh quy phục Thượng Đế...
Đạo giáo và Cao đài giáo thì tính mệnh song tu, thủ Khảm điền Ly, tối ngày ngó cái Tổ khiếu, đầu tiên phải trãi qua 100 ngày trúc cơ đắp nền, sau đó tu luyện tinh-khí-thần 10 năm thì đại chung cáo thành và tự tại, có thể xuất thần đi du ngoạn các cảnh giới... tuy nhiên món này man thư quá nhiều và chỉ chân truyền cho số ít người may mắn gặp phải chân sư.
Phật pháp thì có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, chủ trương cốt lõi là tu ở tâm vì nhất thiết duy tâm tạo. Phật Thích Ca vốn là thái tử con vua soạn ra các pháp tu, nhưng lại rất bình dân phù hợp cho mọi hoàn cảnh và tầng lớp. Ấy vậy mà không phải món dễ xơi vì yêu cầu phật tử phải tự mình suy nghiệm thực chứng chân lý... nội chỉ 3 món vô lậu học Giới-Định-Huệ thôi cũng đủ chết đuối rồi, chưa kể tới mấy thứ dành cho thánh nhân như Bi-Trí-Dũng nữa ai mà làm nổi... híc.
CHo nên Shin đang tu theo Phật pháp thì tui cũng bái phục lắm lắm... mà nè ông theo ông Phật A-Di-Đà nhưng có hàng ngày ngủ nằm mơ thấy khối ánh sáng sắc vàng kim chưa dzậy?! Vì tui nghe nói cái hình đức A-Di-Đà chỉ là tượng trưng thôi chứ hình thực sự của Đức A-Di-Đà (Amitabha) là khối ánh sáng rất rất lớn, hơn 1000 mặt trời đó cha lụi... tui đang nhờ Đức Văn Thù (Manjushri) và Đức Quán Thế Âm (Avalokiteshvara) dẫn đường gặp ổng mà chưa được... mấy cái hình Phật trong đó hàm chứa minh họa pháp môn tu của mấy ngài.
Ví dụ Phật A-Di-Đà - hình Đức Phật ánh sáng chói lòa mắt khép hờ miệng mỉm cười đứng giữa rừng sen (gần bùn mà chẳng hôi tanh) - hàm ý sự tu tập thanh tịnh và quang minh, tâm phải luôn trong trạng thái thiền để có thể tuyệt đối hướng về cõi Phật thanh tịnh.
Bồ tát Văn Thù tay cầm thanh kiếm trí huệ phá tan vô minh, mé bên mặt là bộ kinh Bát nhã làm chủ đạo pháp tu cùng với công phu tu tập thót bụng dưới để có được sức mạnh con sư tử mà ngài cưỡi.
Bồ tát Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay cầm bình tịnh thủy, với pháp môn nghe dòng Âm lưu từ trên và mé bên tay phải mà thành đạo:
Sửa bởi minhduc: 04/03/2012 - 10:16
Thanked by 10 Members:
|
|
#3
Gửi vào 04/03/2012 - 13:36
Cám ơn vì đã mở chủ đề. Đọc những dòng Shini viết nhẹ nhàng gì đâu. Đọc đi rồi lại đọc lại...và cũng muốn viết chia sẻ
Thuở nhỏ, Pi ở trong 1 căn phòng trền lầu 2 mà cửa sổ phía sau mở toang ra 1 ngôi chùa. Đó là nơi mà mỗi 1 ngày Pi đều nghe tiếng chuông, tiếng gõ mõ tụng kinh rất đều đặn; Thuở nhỏ biết tu là gì đâu. Nhưng cảm giác sợ và thành kính với các vị Phật lắm. Thỉnh thoảng theo ngoại vào chùa, lúc nào cũng tự dặn mình phải đi thật khẽ, không được nói năng lung tung...Ngồi kế bên ngoại tụng kinh, mắt nhìn các bức tượng ngơ ngác, tự hỏi họ có biết mình đang nghĩ gì không?
Căn phòng đó đặc biệt lắm. Nó có thể nhìn thấy rất nhiều lần Cầu Vồng sau mưa, có thể nhìn thấy rất nhiều tượng Phật. Vì vậy nó là nơi có khi Pi đứng hàng giờ, nhìn qua cửa sổ, hỏi thầm trời đất rất nhiều câu hỏi vì sao thế....vì sao thế...Pi thích nhìn mấy ông Phật cười, như Phật Di Lạc á…
8 tuổi rời khỏi căn nhà đó, Pi âm thầm khóc biết bao nhiêu dù ba mẹ bảo sẽ được chuyển tới 1 nơi rộng rãi hơn, tự do hơn. Pi không biết tự do hơn là thế nào, chỉ biết mình không muốn rời nơi đó, nơi có những mẫu giấy nhỏ Pi bí mật treo ngoài cửa sổ, gởi gắm những câu hỏi, những tâm sự, ước mơ.... Chỉ treo đúng 1 ngày cho đấng thiêng liêng đọc, rồi tháo ra và đem vứt....
Khoảng thời gian đi khỏi nơi ấy, cuộc sống gia đình biến động hẳn lên. Pi cũng vậy.
Tình yêu, sự ích kỷ, tham vọng, chiếm hữu, đổ vỡ.....
Lúc này Pi chưa hề xây dựng được cho mình 1 niềm tin vững mạnh. Chỉ biết dù cho có thế nào, cũng tự dặn mình không được khóc trước mặt người khác, trước mặt ba mẹ càng không. Pi không thích làm phiền ai, càng không muốn ba mẹ là người đã nuôi dưỡng mình quá lo lắng cho mình. Nhớ ngày cuối cùng gặp ba, biết là cuối nhưng vẫn cố không khóc, nghĩ rằng “Ba đi vì cần phải đi”. Nghĩ rằng, “không có ông trời. Ba đã tốt như thế”...Ngoài ngày mùng 1 truyền thống về chùa thắp nhang cho ngoại, Pi tuyệt nhiên không bước chân vào chùa. Đức Phật ở nơi đâu?
Thời gian trôi, những câu hỏi từ từ có lời giải đáp, càng ngày càng rõ ràng. Chỉ biết im lặng và im lặng. Nếu nói về sự lạnh lùng, lòng Pi có khi còn lạnh hơn đá
Tinh yêu ư?
Tình cha mẹ, con cái
Tình ông bà, cô chú
Tình anh chị em, bạn bè
Tình nam nữ, vợ chồng
Có cái tình nào là tuyệt đối đâu??? Cao cả nhất là tình mẫu tử, vẫn có những ngoại lệ đó thôi
Vậy là Pi tin vào tình yêu lắm, nhưng không còn phân chia nữa. Yêu thương ai thì chỉ biết yêu thương. Không phân chấp. Không câu nệ. Không đòi hỏi, chiếm hữu dù có lúc vẫn muốn như thế. Tự biện minh dù sao mình cũng là người
Tôn giáo ư?
Đạo Phật
Đạo Chúa
Đạo Tin Lành
Đạo Hồi....
Có cái Đạo nào mà không muốn mang lại cho người ta tình yêu, niềm tin, sự cứu rỗi, nâng đỡ?
Nhưng để tồn tại và phát triển, có cái Đạo nào mà tuyệt đối đâu? Có khi người Đạo này phỉ báng Đạo kia nữa
Vậy là Pi rút ra cho mình niềm tin về Đạo. Không coi mình là người Đạo Phật nữa. Cứ gặp Đấng linh thiêng tối cao là quy phục mình
Nghĩ lại, mọi thứ âu cũng là cái DUYÊN.
Cách đây 4 năm, khi còn mày mò tìm hiểu lý thuyết về Phật giáo, còn chưa thuộc nổi bài Chú Đại Bi...đi nhậu, chia sẻ với thằng bạn thân, nó chỉ ngồi nghe ậm ờ, chả hiểu ất giáp mô tê gì. Vậy mà hôm nay, nó đã mặc áo tràng niệm Phật hàng ngày. Trong 1 lần đi Đà Lạt năm ngoái, nó vô tình ghé ngang 1 ngôi chùa hoang vắng và đã được 1 vị trụ trì hóa duyên. Tự nhiên nó như ngộ ra điều gì. Sau lần đó về, nó thay đổi hẳn. Ăn chay trường và phóng sinh bất cứ khi nào có thể. Mỗi tối nó đều thành tâm thắp hương, niệm A Di Đà. Cuối tuần thì quy tụ với đồng đạo trên Hóc Môn, cùng nhau niệm Phật và phóng sinh, giúp đỡ người khác
Còn Pi, từ ngày ấy đến nay, mỗi tối trước khi đi ngủ, Pi đều đọc chú Đại Bi, nhưng không phải để cầu nguyện, mà để tự nhắc nhở mình, kiểm điểm xem ngày hôm nay có làm gì đáng xấu hổ. Chưa 1 lần Pi mặc áo tràng hay làm nghi lễ gì cả...Pi tin đức tối cao, tin Ngài dùng vạn năng để lắng nghe Pi chứ không tin Ngài câu nệ hình thức. Lý lẽ của Pi là, không lẽ người nghèo khổ, cơ nhỡ, ngủ lang bạt ngoài đường, muốn tìm tới Ngài cũng không được sao? Có khi đi công tác, đi du lịch nơi xa...nằm trên giường cùng bạn bè, trước khi ngủ, Pi vẫn duy trì thói quen niệm chú. Pi muốn giữ lời hứa với Ngài.
Pi và bạn Pi - cùng dành 1 góc nhỏ trong tâm hồn mình để hướng về tâm linh, cùng chia sẻ cách thức tu tập của mình nhưng không ai phản đối ai. Cả 2 cảm thấy rất thoải mái và tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng vào con đường của mình…
Biết đâu, ngày mai Pi gặp duyên mới, sẽ lại thay đổi?
Sửa bởi PIANO: 04/03/2012 - 13:42
Thanked by 9 Members:
|
|
#4
Gửi vào 04/03/2012 - 13:40
Sửa bởi PIANO: 04/03/2012 - 13:52
Thanked by 3 Members:
|
|
#5
Gửi vào 04/03/2012 - 15:11
Cô bạn của ab, sau nhiều biến cố, kể với mình về sự thanh thản tìm được nơi cửa Phật. Hôm Tết chị của ab nói về chuyện quy y. Đọc trên mạng, thấy rất nhiều người tìm về với một tôn giáo nào đó sau những vấp ngã đời người. Còn mình, đang chìm dần, chìm dần, biết lấy gì để níu lấy mà đừng chìm thêm nữa?
Thanked by 5 Members:
|
|
#6
Gửi vào 04/03/2012 - 15:30
Ngày xưa, khi Libra khoảng 6 hay 7 tuổi, cứ mỗi mùa hè, khi về quê thăm ông ngoại, ông ngoại bắt Libra mỗi đêm đứng trước bàn thờ các vị Phật khác nhau nghe ông đọc kinh. Libra thời đó chỉ đọc Nam mô Adi đà Phật mà thôi. Thời đó Libra thấy sao thời gian đứng nó dài quá, nhưng vẫn chắp tay đứng cạnh ông, cảm giác sợ sợ như đang có Đấng linh thiêng nhìn mình. Trong nhà ông ngoại, trên vách tường, có những hình ảnh đủ màu sắc thật đẹp về truyền thuyết các vị Phật. Hồi đó có nhiều người đến thăm nhà ông ngoại, nhờ ông chữa bệnh, ông lấy cây nhang đốt, rồi vẽ chữ gì đó trong không khí, sau, người ta khỏi bệnh đến thăm ông thường xuyên. Cũng trong nhà ông, những ngày hè, Libra khám phá ra vô số sách khoa học huyền bí, những đồ hình huyệt đạo, những quyển kinh, những câu chuyện về các đức Phật, gây nên sự tò mò của một đứa bé, Libra đọc hết. Những tháng hè thời thơ ấu đem lại ấn tượng về một thế giới thiêng liêng, nơi mà mỗi hành động tốt hay xấu đều được phán xét, niềm tin về thế giới vô hình.
Trở lại Sài Gòn, nơi căn biệt thự Libra sống, có một phòng dùng để thờ Phật và ông bà, lúc đó Libra chưa đến 10 tuổi, phòng Libra ngay bên cạnh, thiệt bự, mà trống vắng, những khi ba mẹ bất hoà, Libra trốn trong phòng, sợ vô cùng, nửa đêm, len lén chạy trước bàn thờ ông bà và Đức Phật, cầu cho ba mẹ khỏe manh, và sống mãi với mình. Libra nghe người ta nói cứ lạy 50 lạy, cầu gì được đó, thời bé Libra tin lắm.
Tại sao con người lại khác nhau? tại sao có người đi xe hơi, có người buôn gánh bán bưng, tại sao người ta chửi lộn tranh cãi nhau ? và vô số câu hỏi tại sao những khi ngồi một mình trên nóc nhà ngắm hoàng hôn và nhìn xuống đường ngắm người qua lại. Những đêm mưa bão, có một đứa bé đứng bên cửa sổ và tự hỏi ngoài kia sẽ ra sao những người không nhà, Libra ghét trời mưa to.
Thời gian, đi xa, đói và no, tranh đấu, va chạm, đắng cay, nhìn, thấy, không thấy, cảm nhận. Đạo ư, Libra đọc nhiều sách về lịch sử tư tưởng các tôn giáo, có tôn giáo nào mà không hướng con người đến chữ Tình yêu, có tôn giáo nào dạy con người chiến tranh, khinh miệt lẫn nhau đâu. Ngay cả đạo Hồi giáo, thuở ban đầu, có bắt phụ nữ phải mang mạng che mặt đâu. Loài người phân biệt đẳng cấp trong tôn giáo, cứ như muốn tìm Thượng Đế phải thông qua đức Cha và ông sẽ chuyển lời với Đấng Tối Cao bằng tiếng la tinh hay những ngôn ngữ huyền bí. Loài người dùng tôn giáo và niềm tin để biện minh cho hành động, để phân biệt giữa anh và tôi, rồi đi xa rời hai chữ Tình yêu.
Tình yêu, Libra không phân biệt thân sơ chủng tộc, nhìn những hình ảnh đứa bé da đen ốm o gầy trơ xương mà trào nước mắt, nhìn những người Rom co ro trong métro khi mùa đông tuyết rơi mà thấy đau lòng. Ngày xưa, có lúc bữa đói bữa no, Libra vẫn cố gắng để ra một đồng mỗi ngày để góp vào quỹ những người vô gia cư, con em Libra mà biết thì bảo là đồ khôn nhà dại chợ. Tình yêu, đó là thứ tình cảm không phân biệt giữa người và người, là sự đau lòng khi thấy người khác kém may mắn hơn mình, là sự nhận thức những tâm hồn đẹp và lòng mong muốn chở che ngay cả khi đã chia tay trong quan hệ nam nữ, là khi chìa cánh tay nâng đỡ người vấp ngã, là khi nói lên lời tha thứ mà không ân hận lẫn ghen tuông, là khi nhìn và nhận ra vẻ đẹp và lòng hướng thiện trong mỗi con người, là khi lắng nghe để cảm thông, tôi và anh cùng tồn tại, nếu không có ai trên thế giới này nghe anh, thì vẫn còn có tôi.
Đối với Libra, Đạo không phân biệt hình thức, có thể trên bước đường tìm Đạo, sẽ gặp vô số câu hỏi tại sao, và khi đó , câu trả lời sẽ là chỉ vào trái tim mình, đây chính là Đạo của tôi.
Thanked by 7 Members:
|
|
#7
Gửi vào 04/03/2012 - 20:52
Đọc những dòng tâm sự và chia sẻ của mọi người, Shin thấy mình học hỏi thêm được rất nhiều điều. Và trên hết, tất cả đều thật chân thành, nhẹ nhàng… Những kí ức tuổi thơ luôn êm ả và tươi đẹp như vậy, chẳng chút tạp niệm.
Shin đã lo lắng, bản thân mình còn non kém, tu tập nông cạn, lấy gì mà viết tiếp đây? Nhưng giờ thì yên tâm rồi. Shin ví topic như 1 cái cây non, Shin trồng nó lên, nhưng chính mọi người nuôi sống nó. Mỗi bạn 1 ít, 1 màu sắc, 1 câu chuyện,…để cây ngày càng lớn lên, tỏa bóng mát, ra hoa, kết trái, …bằng sự chân thành và nhiệt tình của tất cả mọi người.
@ Minhduc:
Nghe ông nói “bái phục” mà tui buồn cười không chịu nỗi. Ai cũng chọn cho mình con đường đúng để đi. Tui cũng chỉ ích kỉ, tu vì bản thân tui thôi, chứ đã giúp ích được gì cho ai đâu. Ông nói làm tui hổ thẹn quá!
Còn vụ ông hỏi có nằm mơ thấy khối ánh sáng sắc vàng kim của Phật A Di Đà hay chưa. Xin chia buồn cùng ông, tui chưa thấy bao giờ.
Mà ông cứ ám ảnh chuyện đó chi cho cực vậy. Shin từng đọc được mấy câu đại ý thế này (không nhớ rõ nguyên văn nữa):
Cầu mà không thấy là tốt
Cầu mà thấy là không tốt, vì lúc ấy ảnh do tâm sinh
Không cầu mà thấy mới là tốt vậy…
Shin được biết Minhduc là bậc đại sư trong Phật học rồi. Nhân đây, tui tha thiết mong “cha lụi”, nếu có thời giờ rảnh rỗi, ghé vô topic, chia sẻ Phật pháp cùng mọi người. Coi như là tạo phúc đi ông!
@ PIANO:
Rất cảm phục thói quen niệm chú của Pi. Shin lại học thêm 1 bài học về việc giữ lời hứa rồi. À, cho Shin hỏi bạn thân của Pi hay qui tụ với đồng đạo ở Hóc Môn mà ở chỗ nào vậy Pi? Nếu hữu duyên, có thể Shin sẽ gặp họ không chừng.
@ Anbinhtn: tặng bạn mẫu chuyện nhỏ này ( hi vọng nó có liên quan )
Có hai chú ếch bị rơi vào một bát kem tươi rất lớn và rất sâu. Một trong hai chú ếch là kẻ lạc quan, còn chú ếch kia thì ngược lại.
- Chúng ta chết đuối mất - Chú ếch bi quan rên rỉ, rồi kêu lên tuyệt vọng - Vĩnh biệt!!!
Chú buông xuôi và chìm dần xuống.
Chú ếch còn lại nói kiên định: "Mình không thể nhảy ra nhưng mình cũng sẽ không bỏ cuộc. Mình sẽ bơi đến khi nào kiệt sức, rồi mình chết cũng hài lòng."
Một cách can đảm, chú ếch bắt đầu bơi để thực hiện dự định của mình. Chú ếch càng bơi, chân càng quạt mạnh thì kem tươi càng bị khuấy nên đọng lại thành bơ. Cuối cùng, chú ếch nằm ngay trên mặt bơ. Chú dễ dàng nhảy ra.
Bài học: Đừng sợ hãi, hãy cứ bơi đi!
@ Libra:
Tình yêu, Libra không phân biệt thân sơ chủng tộc, nhìn những hình ảnh đứa bé da đen ốm o gầy trơ xương mà trào nước mắt, nhìn những người Rom co ro trong métro khi mùa đông tuyết rơi mà thấy đau lòng. Ngày xưa, có lúc bữa đói bữa no, Libra vẫn cố gắng để ra một đồng mỗi ngày để góp vào quỹ những người vô gia cư, con em Libra mà biết thì bảo là đồ khôn nhà dại chợ. Tình yêu, đó là thứ tình cảm không phân biệt giữa người và người, là sự đau lòng khi thấy người khác kém may mắn hơn mình, là sự nhận thức những tâm hồn đẹp và lòng mong muốn chở che ngay cả khi đã chia tay trong quan hệ nam nữ, là khi chìa cánh tay nâng đỡ người vấp ngã, là khi nói lên lời tha thứ mà không ân hận lẫn ghen tuông, là khi nhìn và nhận ra vẻ đẹp và lòng hướng thiện trong mỗi con người, là khi lắng nghe để cảm thông, tôi và anh cùng tồn tại, nếu không có ai trên thế giới này nghe anh, thì vẫn còn có tôi.
Đối với Libra, Đạo không phân biệt hình thức, có thể trên bước đường tìm Đạo, sẽ gặp vô số câu hỏi tại sao, và khi đó , câu trả lời sẽ là chỉ vào trái tim mình, đây chính là Đạo của tôi.
Thanked by 4 Members:
|
|
#8
Gửi vào 04/03/2012 - 20:57
Shin không hề chủ ý tìm kiếm, chỉ tình cờ gõ Google , mà bài viết này đập vào mắt. Lại rơi vào ngay vấn đề Minhduc hỏi. Thật hữu duyên quá!
Hic hơi dài một tẹo, mọi người chịu khó đọc nhe.
Link:
Khi Niệm Phật Thấy Hình Tượng Phật Có Lỗi Không?
Hỏi: Kính thưa thầy, vào giờ con niệm Phật công cứ, trong tư tưởng con thường hay mong muốn thấy hình tượng Phật Di Đà và hình tượng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Xin hỏi: sự mong muốn đó có lỗi gì không?
Đáp: Xin thưa ngay trong lúc liên hữu đang niệm Phật mà vọng cầu như thế thì thật là có lỗi. Lỗi nầy liên hữu cần nên tránh. Liên hữu nên nhớ, Phật Tổ dạy chúng ta niệm Phật với thâm ý là để cho chúng ta diệt trừ phiền não, cho tâm ta được an định. Niệm Phật mà tâm không an định, đó là chúng ta đã niệm Phật sai rồi. Lẽ ra khi niệm Phật công cứ hay không công cứ cũng phải như thế. Ngược lại, đằng nầy liên hữu không niệm như thế mà còn niệm Phật với tâm vọng động mong cầu cho được thấy hình tượng Phật và Bồ tát, thì quả đó là một sai lầm rất lớn. Vì sao? Vì có mong cầu là có vọng tưởng. Niệm Phật mà còn có vọng tưởng như thế, thì làm sao tương ưng với pháp môn niệm Phật. Và như thế, thì đã trái với yếu lý niệm Phật mà Phật Tổ đã chỉ dạy rồi.
Tôi xin nhắc lại để cho liên hữu chú ý là: “niệm Phật mục đích chính là để dứt trừ phiền não”. Phiền não có giảm thiểu, thì tâm ta mới được an lạc. Tâm có an lạc, thì mới có được lợi ích hiện đời và tương lai mới có hy vọng vãng sanh. Bởi tâm có an lạc thì mới tương ưng với cảnh giới Cực lạc mà chúng ta đang quy hướng.
Nhưng ở đây thì trái lại, liên hữu niệm Phật mà còn có khởi vọng tâm mong cầu để thấy Phật và Bồ tát, thì đó là điều trái với sự niệm Phật. Khi niệm Phật, hành giả chỉ nhiếp tâm vào câu hiệu Phật không nên vọng nghĩ điều gì. Chư Tổ thường dạy là : “tâm và tiếng phải hiệp khắn nhau và phải niệm cho rành rõ”.
Niệm Phật tuy có nhiều cách, nhưng cách tốt nhứt vẫn là trì danh niệm Phật. Nhưng dù niệm Phật cách nào đi chăng nữa, điều tối kỵ là có vọng tâm mong cầu.
Bất cứ mong cầu điều gì cũng là bệnh cả. Đó là bệnh vọng tưởng phiền não. Tối kỵ nhứt là vọng cầu thấy hình tượng Phật bên ngoài. Có vọng cầu dù là vọng cầu thấy Phật, đó cũng là phiền não vọng tưởng mà thôi. Đã có phiền não thì đã trái với Sự và Lý niệm Phật rồi. Liên hữu nên nhớ, tất cả đều từ tâm mà ra.
Nếu khi liên hữu mong muốn thấy Phật, thì chính cái mong muốn đó là vọng tưởng. Còn có vọng tưởng là còn sanh diệt, tức nhiên còn có vui buồn vừa ý hoặc không vừa ý. Vừa ý thì vui, không vừa ý thì buồn. Đó là ma vui ma buồn dẫn dắt liên hữu. Như vậy là niệm trên sự buồn vui chớ đâu phải niệm Phật. Điều nầy rất quan trọng mà tất cả liên hữu chúng ta cần phải lưu ý.
Có người khi họ niệm Phật, thay vì tập trung tâm ý vào câu Phật hiệu, cho tâm được thuần nhứt an định, họ lại mơ ước thấy Phật tượng bên ngoài. Khi thấy Phật tượng bên ngoài hiện ra, thì họ rất vui mừng, cho đó là kết quả của sự niệm Phật. Từ đó, mỗi khi niệm Phật, họ đều khởi ý mong cầu cho thấy Phật như thế. Liên hữu nên nhớ, tất cả cảnh đều từ tâm. Dù cảnh tốt hay cảnh xấu cũng đều từ tâm vọng mà ra. Phật Tổ dạy ta niệm Phật là để cho tâm ta được an định. Có an định mới có trí huệ. Có định huệ thời không có phiền não. Không phiền não, thì mới được nhứt tâm. Đó là chủ yếu mà trong Kinh tiểu bổn Di Đà, đức Phật Thích ca đã dạy chúng ta như thế. Niệm Phật để được đi dần đến chỗ « Nhứt tâm bất loạn », niệm Phật như thế mới hợp với ý Phật Tổ dạy.
Còn có tâm vọng cầu là còn chạy theo cảnh duyên bên ngoài. Còn theo cảnh duyên bên ngoài đó là cửa ngỏ dễ bị ma dẫn dắt. Giả như có thấy Phật thiệt ứng thân đi nữa, cũng chưa phải là thấy Phật, đừng nói chi thấy Phật qua hình tượng.
Trong Kinh Kim Cang Bát Nhã Phật đã từng dạy:
Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai.
Nghĩa là:
Nếu ai cho rằng thấy sắc tướng của Phật mà cho là thấy Phật hay nghe âm thanh của Phật thuyết giảng mà khởi tâm tìm cầu Phật. Phật nói: « kẻ đó đang thật hành đạo tà, không bao giờ thấy được Như Lai ». Tại sao thế? Cũng trong Kinh nầy, ở một đoạn khác Phật nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”. Nghĩa là: phàm cái gì có hình tướng đều là hư dối, nếu thấy các tướng, chẳng phải tướng thật, chính đó mới thấy được Như Lai. Như lai là bất sanh bất diệt, còn các tướng đều sanh diệt hư dối không thật. Đã là hư dối, thì tại sao ta lại mong cầu? Phật tử nên nhớ, Phật dạy, ngoài tâm mà cầu Phật đó là ngoại đạo.
Như vậy, người muốn thấy Phật phải thấy bằng cách nào? “Phải thấy không chỗ để thấy, tức là phải ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Còn có tâm dính mắc vào bất cứ cảnh nào, cũng đều là tà ngoại cả, chớ không phải thấy Phật thiệt. Phật thiệt phải chính ở nơi bản tâm mình. Khi nào tâm mình lặng hết vọng tưởng, thì ngay đó Phật thiệt của mình mới hiện ra, khỏi cần tìm kiếm ở đâu xa. Còn có khởi tâm tìm kiếm là đã sai rồi. Nói rõ hơn là đã mất ông Phật thiệt của mình rồi. Vì ông Phật ứng thân giáng sanh ở Ấn Độ sống được 80 năm rồi nhập diệt, ông Phật đó cũng là ông Phật giả mà thôi. Vì ông Phật đó có sanh có diệt.
Bây giờ, người ta đi qua Ấn Độ đâu có ai còn thấy ông Phật Thích Ca đó nữa. Ông Phật có sắc thân với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp mà còn không có thiệt, hà tất gì ông Phật do người ta tạo ra bằng cốt sắt xi măng hay bằng gỗ giấy mà có thiệt hay sao?
Tu hành mà dụng tâm sai, thì đó là đầu mối của ma vương dẫn dắt. Nếu hành giả không khéo thì sẽ nguy hiểm vô cùng. Chúng ta nên nhớ rằng, bọn ma nó có ngũ thần thông, nó muốn hiện ra thứ gì cũng được. Tùy theo ý muốn của mình, ham thích thứ gì thì nó sẽ hiện ra thứ ấy.
Thuở xưa, chính Tổ Ưu Ba Cúc Đa là vị Tổ sư thứ tư bên Ấn Độ còn phải bị lầm lẫn khi nó hiện ra hình ảnh đức Phật và các vị Thánh chúng. Là Tổ mà còn lầm ma tưởng là Phật, như thế, còn đối với phàm phu chay như chúng ta thì sao? Bản thân mình đã là ma rồi mà không chịu lo tìm cách để tiêu trừ, mà lại còn vọng cầu thấy nầy thấy nọ, đó là ma lại chồng chất thêm ma nữa.
Tệ hại hơn nữa, có người lại còn đi khoe khoang với mọi người cho rằng mình niệm Phật đã thấy Phật. Hỏi thấy Phật như thế nào? thì họ trả lời là thấy qua Phật tượng giấy. Nếu thấy Phật tượng giấy thì có gì khó khăn đâu. Chúng ta cứ mở to đôi mắt ra là nhìn thấy rồi. Đâu cần đợi đến khi niệm Phật mới thấy hình tượng đó. Như vậy, rõ ràng là họ thấy bằng vọng tưởng của họ. Vậy mà cũng đi khoe với mọi người. Người không hiểu biết, nghe nói tưởng là người đó tu hành công phu khá, vì nhờ tu khá nên mới thấy Phật.
Ngược lại, đối với những người có chút ít kinh nghiệm trong sự tu hành hay họ học hỏi nghiên cứu kỹ kinh điển Phật dạy, nghe nói thế, thì họ lại đâm ra lo sợ và thật đáng thương xót cho người đó. Vì họ biết người đó đã sai lầm rồi. Nhưng vì người đó đã mang nặng mặc cảm định kiến, thì dù cho họ có thật tâm khuyên bảo, nhưng đâu dễ gì mà người đó chịu bỏ.
Thuở xưa, sơ tổ Liên Tông là Huệ Viễn đại sư khi nhập định, ở trong định, Ngài thấy Thánh cảnh Tây phương hiện ra 3 lần. Nhưng Ngài tuyệt nhiên không dám hở môi. Vì sợ người ta hiểu lầm chạy theo cái giả tướng mà mong cầu, thì đó là tai hại vô cùng. Cho nên Tổ yên lặng không bao giờ tiết lộ cho ai biết. Mãi cho đến khi sắp viên tịch, bấy giờ, Tổ mới nói cho các vị đệ tử biết.
Chúng ta nên nhớ, Ngài thấy Thánh cảnh trong lúc nhập định, bởi do nhập định tâm của Ngài thanh tịnh, an định nên nó mới tương ưng với cảnh Cực lạc. Do đó, nên cảnh cực lạc mới hiện ra, chớ không phải do Ngài vọng tâm mong cầu mà thấy. Đó là điều mà ta nên cẩn thận lưu ý.
Ngược lại, chúng ta chưa được như thế, mà khởi tâm mong cầu thì dễ bị ma nó dẫn dắt. Và cái thấy của ta là do vọng tưởng nó lòa hiện ra thôi, chớ không phải là thiệt. Nếu không khéo buông bỏ cứ mãi đắm mê chạy theo cái giả cảnh đó, thì có ngày chúng ta sẽ bị bệnh loạn trí. Đến khi bị ma nó dẫn dắt đi vào con đường mê loạn rồi, thì chừng đó chúng ta có hối hận ăn năn thì cũng đã muộn màng lắm rồi! Chi bằng chúng ta nên tránh nhân thì không có quả. Một khi đã vướng bệnh nặng rồi, thì hết phương cứu chữa. Đó là điều rất tai hại nguy hiểm mà chúng tôi xin thành thật khuyên hành giả nên dè dặt cẩn trọng.
Tóm lại, liên hữu niệm Phật cứ nắm chắc sáu chữ Di Đà mà chuyên niệm, đừng khởi tâm vọng cầu muốn thấy thứ gì cả. Khi nào tâm của liên hữu được an định thanh tịnh rồi, thì chừng đó lo gì liên hữu không thấy Phật. Bởi vì khi đó tâm của liên hữu cùng tâm Phật tương ưng với nhau, nghĩa là nó có cùng một tần số, thì chắc chắn sẽ cảm ứng gặp nhau thôi. Kính mong liên hữu nên chú tâm cẩn trọng vấn đề nầy. Kính chúc liên hữu thành công trong việc niệm Phật cầu vãng sanh.
TK Thích Phước Thái
Thanked by 4 Members:
|
|
#9
Gửi vào 06/03/2012 - 23:09
Trước hết, cho Shin hỏi mọi người có ai từng bị bóng đè chưa?
Shin biết sẽ có bạn bảo Shin do mệt mỏi, làm việc quá sức mà sinh ra cảm giác ấy. Shin thừa nhận, giải thích này đúng trong vài trường hợp.
Còn câu chuyện mà chính Shin trải qua, tai nghe mắt thấy, Shin không thể không tin được.
Đó là năm thứ 3 Shin học xa nhà.
Đêm đầu tiên, vừa chợp mắt, một bóng đen ụp lên người. Shin cảm nhận rõ ràng đó là một vong nữ. Mái tóc người ấy lòa xòa ngay trên cổ Shin, lợn cợn, lạo xạo như đếm được từng sợi tóc vậy. Ngực cứ nặng dần nặng dần như có tảng đá to đè lên, rất khó thở. Shin cố gắng mở mắt để nhìn hình dáng con ma nữ ấy, nhưng bất lực. Hai mi mắt cứ trĩu xuống, chỉ he hé yếu ớt, không tài nào nhìn ra người ấy. Tay chân thì cứ như bị trói lại, không thể nhúc nhích được. Nó ra sức ấn, dìm. Shin cố gắng chống trả. Sau một hồi giằng co, Shin bỏ cuộc. Giấc ngủ trở nên nặng nề, mỏi mệt.
Ma cũng có tâm tính như con người thôi. Shin đoán trong cuộc giằng co ấy, hẳn ma nữ đắc ý lắm. Vì nó ngỡ đã thắng được Shin mà.
Đêm thứ hai, nó lại xuất hiện. Vẫn giở chiêu cũ ra. Lần này, Shin cầu cứu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Phải nói thêm là, sỡ dĩ hôm trước Shin không cầu cứu Phật, Bồ Tát vì bản thân Shin nghĩ mình có thể dùng sức hạ gục ma nữ. Bởi lúc ấy, Shin ngu si nghĩ rằng tâm mình tịnh thì ma sẽ không làm gì hại mình được và cũng bởi khi ấy, lòng tự tôn của Shin cao quá. Kiểu, 1 chọi 1, Shin sẽ chiến đấu công bằng, không nhờ “viện trợ”.
Ban đầu, nó vẫn ra sức hạ gục Shin. Sau chừng 15 giây gì đó, Shin dẹp bỏ cái tư tưởng ngớ ngẩn. Rồi Shin bắt đầu niệm :Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Thế là, một bên, ma nữ dốc sức ấn, dìm, như thể nếu Shin không chống trả nó sẽ nhập hồn vào Shin, chiếm lấy thể xác mình luôn vậy. Còn Shin, vừa quyết liệt phản kháng, vừa niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Hai, ba niệm đầu, ma nữ có vẻ hơi khựng lại, chưng hửng ngạc nhiên, không hiểu Shin đang làm gì, nhưng nó vẫn ra sức ấn tảng đá nặng trịch lên ngực Shin.
Niệm 6,7, ma nữ yếu ớt dần…Nhưng ngay khi Shin đọc đến niệm thứ 10, nó tan biến tức khắc. Shin cảm nhận rõ ràng đó là kiểu tan biến tức khắc như sương khói, không lưu lại chút vết tích vậy. Màu nhiệm vô cùng! Bản thân Shin cũng vô cùng kinh ngạc và vui mừng. Quả là, thần lực của Quán Thế Âm Bồ Tát là bất khả tư nghì.Cũng chính từ lúc đó, niềm tin của Shin với việc tụng niệm danh hiệu Đức Quán Âm và Chư Phật trở nên mạnh mẽ và vững chắc thật sự.
Đêm thứ ba. Shin đã nghĩ nó sẽ không quay lại. Nhưng Shin nhầm. Nó quay lại và “lợi hại hơn xưa”, hic. Shin không thể ngờ là lần này, ngay khi vừa mở miệng định niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, thì hai hàm răng Shin cứng lại. Như có ai đó bịt chặt miệng Shin, không cho Shin nói vậy. Vậy là Shin hiểu ra, ma nữ đã phát giác việc Shin niệm danh hiệu Bồ Tát.
Thật không còn gì để nói. Mắt bị che, miệng bị bịt, tay chân như bị kìm. Chỉ còn đầu óc để niệm thầm. Nhưng tâm đang bấn loạn, Shin niệm cứ bị ngắt giữa chừng, niệm còn không thành câu nữa. Lại bị ma nữ đè… Thật sự rất mệt mỏi. (Vả lại, cần nói thêm rằng, xưa nay, đầu óc Shin rất khó tập trung. Kể cả, học thuộc lòng, phải đọc ra thành tiếng mới thuộc được.)
Mà đâu chỉ mệt mỏi về thể xác. Cái đáng nói là nỗi ám ảnh về tinh thần. Shin không hiểu mình đã làm gì có tội mà phải chịu sự chọc phá như vậy.
Người bạn cùng phòng biết chuyện. Bạn bảo để con dao và củ tỏi đầu giường. Vô ích. Hình như ma chẳng sợ mấy thứ ấy.
Shin cứ hi vọng, hi vọng nó sẽ hả hê mà không quậy mình nữa. Nhưng không được.
Trưa hôm sau. Vâng, chính xác là buổi trưa đấy mọi người. Shin cũng vô cùng ngạc nhiên vì ma nữ đổi lịch. Lần này, nó lại chơi chiêu kiểu đè vắt ngang bụng Shin. Giống em bé nằm ngang bụng mẹ ấy. Shin lúc ấy quá mệt mỏi vì nó rồi, bất lực rồi. Miệng bị bịt, tay bị kìm, não rối loạn,…
Và Shin khóc. Shin nói to vào vùng không khí trước mặt, mà Shin chắc là ma nữ nghe thấy.Không còn nhớ rõ nữa, đại ý là, tôi không sợ cô đâu, đừng ỷ mình có chút thần thông mà làm điều ác, hại người. Ma cũng có tốt xấu. Tôi đã làm gì hại cô chứ. Nếu cô cứ quấy phá người như vậy sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp, sẽ chịu quả báo, v.v…vừa nói vừa khóc oa oa như thế.
Kể từ đó, mọi người đoán xem. Ma nữ chẳng đến phá Shin nữa.
Câu chuyện của Shin chỉ có vậy. Có thể có bạn sẽ hỏi, sao lúc ấy Shin không lên chùa thường xuyên để diệt ma chướng. Như Shin đã nói rồi, lúc ấy mình suy nghĩ thật buồn cười, 1 chọi 1 mà, công bằng cho ma nữ và Shin.
Qua câu chuyện nhỏ này, Shin muốn nhắn nhủ 1 điều rằng,sức mạnh của việc trì tụng danh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát là không thể nghĩ bàn. Người là mẹ hiền của cả thế gian. Chỉ cần nhất tâm tụng niệm sẽ mang lại những thần lực không ngờ. Shin thường khuyên bạn bè, người thân hễ gặp khó khăn, sợ hãi, hiểm nguy, hãy niệm "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát", Chỉ 6 tiếng, niệm ít nhất 10 niệm, mà mang đến oai lực bất khả tư nghì...
“Nguyện khi tôi hành Bồ tát đạo, chúng sanh nào hứng chịu các thứ khổ não, sợ hãi, không ai cứu vớt, che chở, không nơi nương tựa, không chốn nương náu, nhưng nếu kẻ ấy có thể nghĩ tới tôi, xưng danh hiệu tôi thì tôi do thiên nhĩ nghe tiếng, do thiên nhãn trông thấy những chúng sanh ấy mà nếu chẳng cứu họ thoát khỏi những khổ não ấy, tôi trọn chẳng thành Vô Thượng Chánh Giác.”
Bồ Tát Quán Thế Âm
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT:
PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT PHỔ MÔN ( DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH):
NIỆM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT THOÁT NẠN MA QUỶ:
Sửa bởi shinichikudo: 06/03/2012 - 23:09
#10
Gửi vào 06/03/2012 - 23:11
#11
Gửi vào 07/03/2012 - 10:07
Tôn giáo nào cũng vậy luôn có 2 phần: Hiển Giáo (kinh sách, những gì công bố rộng rãi) + Mật Giáo (bí mật, phải có chân sư truyền thụ).
Hổng lẻ pháp môn cao thâm như vậy mà công bố rộng rãi thì còn gì... thế giới vật chất này này là của ma vương, nếu số đông ai cũng học được thì con gì là thần dân của nó, cho nên biết được thì nó sẽ phá cho tan nát... híc
Phần Hiển Giáo chỉ là sự khởi đầu để chuẩn bị cho phần Mật giáo... có nghĩa là làm gì đi nữa thì sau cùng phải có chân sư truyền cho phương pháp tu, thì mới đi đến sự thực hành hoàn toàn. Chứ không phải như thời nay đọc mấy cuốn sách kinh rồi lập bàn thờ gõ mỏ tụng kinh hay ngồi thiền đếm hơi thở, rồi lý luận dựa vào trong kinh sách đó mà cho là tu đúng phương pháp... chưa kể nhiều người còn bài bác chê bai những vị thầy hay người đã được truyền thụ phần những phần Mật giáo thâm sâu khác...
Về trả lời thượng tọa Thích Phước Thái nó không phải là sai, nhưng cũng không nên xem là chân lý đúng đắn hoàn toàn... có thể sư Thích Phước Thái chỉ giải đáp cho người đệ tử đang tu cùng một pháp của bà ấy, mình không thể áp dụng điều đó cho những người tu phương pháp khác.
Thật sự, trong lúc tu cũng có thể gặp hóa thân của Phật, Bồ tát hay sư phụ của mình... không tin bạn hãy kiểm chứng các câu chuyện của các vị tổ sư xem, nhiều người gặp được tổ, phật đến mách bảo trong lúc tu, ví dụ câu chuyện mà hòa thượng Tuyên Hóa (tổ Đại thừa thứ 9 dòng Quy Ngưỡng) có kể chuyện gặp được Lục Tổ hoặc hòa thượng Hư Vân cũng có kể trong lúc ngủ cũng đã 3 lần gặp Lục tổ Huệ năng kêu về tu sửa chùa... và rất nhiều trường hợp khác. Người tu Mật đến trình độ nào đó sẽ luôn thấy hóa thân rực rỡ ánh sáng của sư phụ đi theo hộ trì...
Hơn nữa nếu nói tu để thấy trống không, không có gì hết thì cũng có khác gì không tu... Shin là người tu pháp môn A-di-đà, vậy trong kinh có mô tả thế giới A-di-đà nào ánh sáng quang minh rực rỡ, ngọc lưu ly, hoa sen thanh sắc thanh quang huỳnh sắc huỳnh quang rồi hồ bảy báu... vv theo thượng tọa Thích Phước Thái nói thì hổng lẻ là kinh đó sai... Híc
Thật sự trong lúc phật Thích Ca còn hiện tiền cũng vậy, ông cũng truyền Phật pháp chia làm 2 phần: phần Hiển Giáo trình bày cho pháp hội số đông người mục đích là để chuẩn bị, sau đó khi có những đệ tử đã sẳn sàng thì ông mới truyền riêng phần Mật Giáo... ví dụ câu chuyện Đức Phật cầm bông hoa lên khai thị không ai hiểu, chỉ có mình Ca Diếp lĩnh hội được ý chỉ (tâm đã sẳn sàng) thì sau đó Phật mới truyền riêng cho ông pháp môn chánh pháp Nhãn tạng mà ngày nay dĩ nhiên không có kinh sách nào viết vì nó là phần Mật giáo phải được giữ bí mật...
Cho nên tại sao ông Thích Ca lúc gần nhập diệt có nói câu này "Trong 49 năm qua ai nói ta thuyết pháp là phỉ báng ta"....
Thời nay kinh sách Hiển Giáo đã lưu hành trên 2000 năm, coi như sự chuẩn bị sẳn sàng đã nhiều... cho nên nhiều chân sư Phật Bồ tát cũng xuống thế truyền phần Mật... đáng tiếc rất nhiều người tu hiện nay kể cả trong chùa chiền tu viện đã dựa vào kinh sách Hiển giáo, lấy cái ngã chấp chặt của mình để quay lại chê bai đả kích, cho là không phải pháp môn chân chính. Họ chỉ theo duy nhất một vị giáo chủ nguyên thủy của mình (đã chết), con Phật Bồ tát Thánh God hay đấng Christ bằng xương bằng thịt hiện đang sống và truyền phần Mật giáo thì lại không thấy... hzaai... đáng tiếc thật đáng tiếc...
Sửa bởi minhduc: 07/03/2012 - 10:15
Thanked by 3 Members:
|
|
#12
Gửi vào 07/03/2012 - 10:21
Theo lời bạn kể thì đó là Ma Cưu Bàn Trà, loại này chuyên đè cứng ngắt từ bên trên áp xuống khi ta ngủ mê...
Bạn niệm phật Quán Âm mà có tác dụng chút đỉnh (niệm tới 10 lần) cũng may rồi, vì chắc chắn con ma đó sợ (các hôm sau còn kéo tới dữ dằn hơn) chứ không phải Bồ tát tới cứu bạn thật sự... cầu mà bồ tát tới không phải dễ vì lý do tâm bồ tát rất thanh tịnh, tâm phàm phu không dễ gì ứng hợp cảm tới được ngài... vì tui thấy bạn không sợ ma nên cũng chưa rơi vào tình trạng cấp bách nhất tâm sở cầu để có thể cảm ứng linh nghiệm. Hơn nữa bồ tát cũng rất bận ai hơi đâu đáp ứng mấy cái chuyện không cấp bách và không đáng gì để cứu đó trong khi bạn có thể tự mình giải quyết...
Sửa bởi minhduc: 07/03/2012 - 10:44
Thanked by 3 Members:
|
|
#13
Gửi vào 07/03/2012 - 10:38
Vì dụ bạn nghe thử bài kinh Phật Đỉnh Đa-Ra-Ni này sẽ thấy hiệu quả rất khác (đặc biệt với những người tu Mật) khi so với các bài kinh đọc tiếng VIệt hoặc Hoa ngữ... sorry để tui chỉnh lại rồi up lên, youtube nó không cho upload audio nên phải convert sang video... híc
Sửa bởi minhduc: 07/03/2012 - 10:41
Thanked by 3 Members:
|
|
#14
Gửi vào 07/03/2012 - 12:00
"Nhân câu hỏi của Minhduc, Shin cũng có một thắc mắc. Khi mình niệm Phật, mà tâm cầu thấy Phật là đúng hay không? Tâm tưởng tượng ra hình tướng của Ngài , nên hay không nên?"
=============
Theo tui biết thì khi tu mà gặp phải những gì thuộc về ngũ uẩn: sắc (vật chất), thọ (cảm giác), tưởng (tưởng tượng), hành (đầu óc trôi lăn mãi không ngừng), thức (sự phân biệt) thì chưa phải là chân lý.
Ví dụ 1: nghe đọc kinh, nếu cái tai vẫn nghe tiếng đọc kinh thì chưa phải chân lý, nhưng nếu không ai đọc mà vẫn nghe thứ tiếng nào đó không phải bằng lỗ tai (bịt kín lại mà vẫn nghe trong đầu) thì có 2 trường hợp: 1. Bị bệnh thần kinh (trường hợp người thường); 2. Nghe âm thanh nội tại của phật tánh (trường hợp được mật truyền). Trong kinh Phật có nói cái này rất nhiều: hải triều âm, phạm triều âm, thắng bỉ thế gian âm...vv
Ví dụ 2: Mắt thịt nhìn thấy ánh sáng mặt trời hoặc ban đêm nhìn thấy ánh sáng gì đó, cái này không phải chứng ngộ chân lý gặp Phật A-di-đà... nhưng nếu nhìn bằng mắt thứ 3 thấy ánh sáng vàng rực rỡ, lưu ý cái này là tuyệt đối "thấy" thực sự bằng tâm chứ không phải do đầu óc mình tưởng tượng ra (không thuộc về "sắc thọ tưởng hành thức") thì mới đích thị là thấy ánh sáng do Phật A-di-đà phát ra.
Tóm lại mấy cái này không thuộc thế giới vật chất, cho nên rất khó nói, dễ bị nhầm lẫn cũng như ngộ nhận... do vậy kinh sách hay các vị tổ khi có người đầu óc phàm phu đến hỏi họ thường phủ nhận tất cả cái mà đầu óc phàm phu của người hỏi tưởng tưởng ra để hỏi ở thế giới này... nhưng cũng không phải là không thực sự có gì... cho nên có câu "chân không" (tức là không có cái gì thuộc thế giới vật chất đầu óc do người ta tưởng tượng ra này) "nhưng mà diệu hữu" (tức là vẫn có sự tồn tại nhưng ở thế giới khác cái đầu óc hàng ngày chứng ta tiếp xúc, và cái có này rất là diệu kỳ) là vì vậy.
Sửa bởi minhduc: 07/03/2012 - 12:08
Thanked by 3 Members:
|
|
#15
Gửi vào 07/03/2012 - 20:51
Thank you very much for your reply. Đọc những comment của Minhduc, Shin mở mang được rất nhiều điều.
Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, Shin chỉ là một kẻ phàm phu tục tử. Shin không tu theo tông phái nào cả. Và cũng không hề có sư phụ chân truyền như Minhduc. Ngay cái tên topic của Shin đã nói lên tất cả rồi. Shin đơn giản, vào dịp lễ, rằm, cùng người thân, bạn bè, lên chùa thắp nhang, nghe kinh,…Tu theo Shin chính là tu tâm dưỡng tính. Shin tin Phật pháp đơn giản là một niềm tin gắn với chữ DUYÊN.
Chập chững đường tu…Đúng là Shin đang chập chững, như một đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên. Shin tự đọc, tự tìm hiểu về Phật pháp ở trên mạng, và chia sẻ với mọi người ( những người chưa biết đến Phật giáo, hay những người như Shin,…), thế thôi. (Còn sau này, biết đâu, Shin sẽ tu tại gia thì sao. Shin có một niềm tin chắc chắn như vậy.)
Về bài viết của sư Thích Phước Thái, Shin cũng chỉ tình cờ thấy trên net. Rất tình cờ. Shin đọc đi đọc lại ít nhất 3 lần, cảm thấy hiểu mới dám đưa lên.
Đồng ý với Minhduc là : “trong kinh có mô tả thế giới A-di-đà nào ánh sáng quang minh rực rỡ, ngọc lưu ly, hoa sen thanh sắc thanh quang huỳnh sắc huỳnh quang rồi hồ bảy báu... “
Nhưng sư Thích Phước Thái đâu có nói là cảnh giới đó không tồn tại? Có lẽ Minhduc hiểu lầm ý của sư rồi…”Tóm lại, liên hữu niệm Phật cứ nắm chắc sáu chữ Di Đà mà chuyên niệm, đừng khởi tâm vọng cầu muốn thấy thứ gì cả. Khi nào tâm của liên hữu được an định thanh tịnh rồi, thì chừng đó lo gì liên hữu không thấy Phật. Bởi vì khi đó tâm của liên hữu cùng tâm Phật tương ưng với nhau, nghĩa là nó có cùng một tần số, thì chắc chắn sẽ cảm ứng gặp nhau thôi.”
P/s 1: Ủa, video mà Minhduc nói đâu?
P/s 2: Mong tiếp tục nhận được những lời khai thị của Minhduc. Đa tạ!
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Chứng khoán - ván bài đen đỏ |
Linh Tinh | BiendoiQuyenluc |
|
||
Đường Về Xứ Phật |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | BonjourVietnam |
|
||
Ý nghĩa cung mệnh ấn đường |
Nhân Tướng Học | MinhTriet2022 |
|
||
Đương số Nguyễn Đức Kiên |
Tử Vi | Hà Uyên |
|
||
Thước Phim Quý Về Cuộc Đời HT Thích Minh Châu - Người Mở Đường Cho Phật Học Việt Nam |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
||
DOJ TIẾT LỘ NHÂN CHỨNG ĐÁNG KINH NGẠC trong Vụ án Trump |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |