Jump to content

Advertisements




Dạy con từ thủa còn thơ


2 replies to this topic

#1 zigzag

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 389 Bài viết:
  • 379 thanks
  • LocationZzzzzzz

Gửi vào 09/11/2017 - 16:33

5 chiếc lọ đựng tiền

Làm thế nào để dạy con cách tiêu tiền hiệu quả, nhờ đó sau này trở thành người thành đạt, có lẽ là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh hiện nay.
Một số bố mẹ tìm mọi cách hạn chế con tiếp xúc với tiền để tránh những cám dỗ từ bên ngoài, trong khi những bậc phụ huynh khác lại đáp ứng đòi hỏi của con một cách dễ dãi.
Hậu quả là sản sinh ra một thế hệ trẻ chỉ biết ngửa tay xin tiền từ bố mẹ và không biết trân trọng giá trị của lao động. Vậy bố mẹ phải làm thế nào để có thể dạy con cách quản lý chi tiêu hiệu quả nhất ngay từ khi còn nhỏ?

################################
Câu chuyện bố, con trai và 5 chiếc lọ

Một ngày nọ, Frank gọi Johny lại và quyết định từ giờ sẽ thưởng cho cậu 10 USD mỗi tuần làm tiền tiêu vặt vì đã biết tự dọn phòng và giúp đỡ bố mẹ các việc vặt trong nhà. "Tuy nhiên, trước khi con nhận tiền, bố con mình hãy cùng nhau đi dạo một vòng đã nhé", Frank nói với con trai.
Khi hai bố con chạy xe qua một khu phố rất đẹp toàn biệt thự đắt tiền, Frank hỏi Johny: "Con có thích những căn nhà này không, con trai?". Tất nhiên, cậu bé Johny rất hứng khởi trả lời có.
"Con trai à, đó là vì những gia đình đó, giống như bố và mẹ con, biết cách quản lý tài chính mới có thể mua được đó", Frank thở dài và nói. "Chúng ta đi tiếp nhé".
Hai bố con rời khu phố giàu có tới một nơi chỉ có những ngôi nhà tồi tàn, thậm chí có người còn phải sống trong những căn lều tạm lụp xụp.
"Bố ơi, tại sao những người này lại sống trong những căn nhà như vậy?", Johny chán nản nhìn xung quanh.
"Đó là vì họ không biết cách tiêu xài những đồng tiền của mình đúng cách đó con", Frank trả lời.
Khi trở về nhà, những hình ảnh trái ngược vừa được chứng kiến giữa 2 khu phố cứ quanh quẩn trong đầu cậu bé Johny. Lúc này, Frank mới đến cạnh con trai và hỏi xem con muốn sống ở đâu. Cậu bé đương nhiên muốn sống trong một ngôi nhà đẹp đẽ.
"Bố nghĩ đấy là một lựa chọn đúng. Và giờ, con trai, đây là 10 USD tiền tiêu vặt của con", Frank nói và đưa cho con 10 tờ 1 USD.
Johny phấn khởi cảm ơn rối rít và cuộc đối thoại tiếp tục:
- "Thế con định làm gì với số tiền đó?", bố Frank hỏi Johny.
- "Con sẽ tiêu số tiền đó"
- "Con sẽ tiêu bao nhiêu?"
- "Con sẽ TIÊU HẾT ạ"
Lúc này bố Frank mới thở dài và lắc đầu nhẹ, khẽ nói với con trai: "Con trai, chính con vừa chọn sống ở khu phố nghèo đấy".
Trước sự ngạc nhiên của Johny, ông bố từ tốn giải thích: "Những người nghèo là người có thói quen tiêu hết số tiền mà mình kiếm được. Thế con muốn lớn lên là một người giàu có hay nghèo khó?".
"Con muốn trở thành người giàu có ạ", Johny trả lời.
Ông bố liền đi vào phòng làm việc và quay trở lại với 5 chiếc lọ trong tay. Lại gần con trai nhỏ, Frank hạ giọng chậm rãi để cậu bé có thể lắng nghe từng lời:
"Hãy ghi nhớ những điều bố nói sau đây, con trai. Chúng ta không coi thường những người nghèo. Nhưng chúng ta chỉ có thể giúp đỡ họ khi chúng ta quản lý được chính số tiền mà mình kiếm được.
ĐỪNG BAO GIỜ bỏ tất cả số tiền con kiếm được vào cùng một lọ. Đó chính là lý do bố cho con 10 tờ 1 USD thay vì 1 tờ 10 USD".

####################################

Và sau đây chính là 5 chiếc lọ và cách quản lý tiền giúp cậu bé Johny có đủ tiền mua nhà khi chỉ mới là một thiếu niên và sau này trở thành một triệu phú:

Lọ #1: Tiền trả nợ (10% số tiền kiếm được)
Đừng bao giờ biến mình thành nô lệ của các khoản nợ. Bước đầu tiền để đạt được thành công trong việc quản lý tiền đó là không cho phép mình đi nợ.
Nhiều người có thói quen đi vay tiền để mua thứ mình muốn nhưng quá khả năng chi trả để rồi sau đó nợ nần chồng chất không thể thanh toán. Bởi vậy, nếu bạn có một món nợ, hãy bắt đầu áp dụng cách này để giải phóng bản thân khỏi chúng.

Lọ #2: Tiền làm từ thiện (10% số tiền kiếm được)
Nhiều người sẽ thắc mắc: "Tại sao tôi lại phải dùng tiền của mình để làm từ thiện?". Tất nhiên, đây không phải điều bắt buộc nhưng có một số lý do bạn nên làm vậy.
Ở ngoài kia có rất nhiều mảnh đời khó khăn cần được giúp đỡ, đôi khi, đó có thể là chính người thân trong gia đình bạn. Và quan trọng hơn, bạn giúp đỡ người khác không chỉ là cho họ mà còn cho chính bản thân mình.
Ông bà ta đã dạy "gieo nhân nào thì gặp quả đó", "cho sao nhận vậy" nên cứ yên tâm đối tốt với mọi người, bạn sẽ chẳng bao giờ phải chịu thiệt.

Lọ #3: Tiền tiết kiệm (10% số tiền kiếm được)
Số tiền tiết kiệm này chỉ nên bỏ ra sử dụng khi bạn thật sự cần để chi trả một món lớn hoặc trong các trường hợp khẩn cấp như ốm đau, bệnh tật. Giả sử bạn kiếm được 10 triệu đồng/tháng, hãy bỏ ra 1 triệu để tiết kiệm, 1 năm sau bạn đã có 12 triệu nếu không dùng gì đến.
Nhiều người có thói quen mua rất nhiều thứ nhỏ nhặt chỉ để thỏa mãn ham muốn nhất thời xong lại chẳng dùng đến. Trong khi đó, nếu biết tiết kiệm những khoản tiền nhỏ đó, bạn có thể mua được những thứ đáng giá hơn rất nhiều.

Lọ #4: Tiền đầu tư (20% số tiền kiếm được)
Tiết kiệm khó giúp bạn giàu được. Đầu tư mới là cách khiến tiền có thể đẻ ra tiền. Đó chính là lý do vì sao, chúng ta nên để dành 20% thu nhập kiếm được để đầu tư. Tuy nhiên, dù làm bất cứ việc gì hãy luôn chắc chắn bạn HIỂU RÕ KHOẢN ĐẦU TƯ của mình.
Như Johny, sau khi nghe lời khuyên của bố, cậu bé đã bỏ 2 USD vào vào lọ đầu tư. Nhận thấy nhiều bạn ở lớp đều tiêu sạch tiền tiêu vặt bố mẹ cho nên đã dùng số tiền trong lọ đầu tư để cho các bạn vay với điều kiện tuần sau phải trả gấp đôi số tiền cậu cho mượn.
Cứ thế, số tiền 2 USD đó cứ sinh sôi và trở thành nguồn thu nhập ổn định của Johny. Cậu tiếp tục cho vay lấy lãi cho tới khi học hết trung học và khi tốt nghiệp, Johny đã có đủ tiền mặt để mua căn nhà đầu tiên của riêng mình.
Vì vẫn đang ở cùng với bố mẹ nên Johny đem ngôi nhà cho thuê. Ngôi nhà trở thành nguồn thu nhập thứ hai và là mái ấm của Johny khi cậu lập gia đình. Johny đã làm được điều đó nhờ bài học về những chiếc lọ mà người cha đã dạy cho con trai khi còn là một đứa trẻ.

Lọ #5: Tiền tiêu xài (50% số tiền kiếm được)
Tiêu tiền cũng rất quan trọng nhưng hãy nghĩ đến nó cuối cùng sau khi bạn đã thanh toán hết các hóa đơn sinh hoạt cần thiết và bỏ tiền vào 4 chiếc lọ trên.
Hầu hết mọi người thường có thói quen tiêu trước rồi mới lo lắng về các khoản nợ nần, tiết kiệm…hoặc chỉ thanh toán các hóa đơn cần thiết rồi cứ thế tiêu hết số tiền mình có.
Với thói quen "đến đâu hay đến đó" như vậy, vô hình chung người ta đã tự biến mình thành nô lệ của tiền bạc, rồi đến lúc sức khỏe suy yếu cũng chẳng có tiền mà chạy chữa. Nếu đó là điều mà bạn muốn thì hãy cứ sống theo cách 96% mọi người trên thế giới đều làm.

Cha mẹ có thể dạy con quản lý tiền theo phương pháp 5 chiếc lọ như thế nào?

Phương pháp 5 chiếc lọ chính là bài học về cách quản lý tiền nổi tiếng mà người Do Thái dạy con và nó lý giải tại sao người Do Thái làm kinh tế giỏi nhất thế giới.

Nhiều bố mẹ sẽ nghĩ phương pháp đó cao xa quá đối với một đứa trẻ nhưng chúng ta không dạy con bằng lý thuyết mà hãy dạy con bằng thực tế theo các bước sau:

Bước 1: Giúp con làm quen với hệ thống những chiếc lọ
Tạm thời, bé chưa có khoản nợ nào nhưng mẹ vẫn cứ chuẩn bị cho con 5 chiếc lọ có dán nhãn như sau:
- Lọ "tiền tiêu": Bé có thể được sử dụng tùy ý
- Lọ "tiền tiết kiệm": Lọ này chỉ được mở khi đã đạt đủ số tiền cho một mục đích cụ thể như để mua sách, lego…
- Lọ "tiền từ thiện": Tiền trong lọ sẽ được dùng để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như ủng hộ các bé bị ung thư, nhân dân vùng bão lũ...
- Lọ "tiền đầu tư": Mẹ có thể hướng dẫn bé đầu tư nhỏ như mua sách truyện cho các bạn thuê, mua thêm bút chì, giấy màu để bán cho các bạn ở lớp…
- Lọ "tiền trả nợ": Tiền này dùng để trả các khoản nợ phát sinh.

Bước 2: Giúp con ngân sách ban đầu
Mỗi tuần, bố mẹ sẽ cho con một khoản tiền tiêu vặt nhỏ để bé có thể chia cho 5 lọ theo các tỷ lệ 10% – 10% – 10% – 20% – 50% như hướng dẫn ở trên. Đây sẽ là ngân sách ban đầu của con và con sẽ phải tự quản lý số tiền đó.

Bước 3: Đưa bé đi mua sắm cùng với lọ "tiền tiêu"
Hãy dẫn bé đi siêu thị cùng với lọ tiền tiêu để thực hành bài học quản lý tiền đầu tiên. Khi con chọn được thứ mình thích và định mua, bố mẹ sẽ cùng con xem giá và đếm xem số tiền con có trong lọ có đủ mua hay không.
Khi bé tìm thấy một món đồ phù hợp với số tiền mình có, các mẹ sẽ để bé thoải mái mua, nhưng không quên "cảnh báo" với bé rằng nếu không mua thì bé sẽ để dành được tiền nhanh hơn để mua món đồ mà mình đang muốn và đang thiếu tiền.
Nếu bé không đủ tiền để mua món mình muốn, mẹ sẽ giúp con đặt ra một kế hoạch tiết kiệm để dành tiền mua món đó. Và đây là lúc dùng đến lọ tiết kiệm.
Ví dụ, lần đi siêu thị này bé muốn mua bộ lego 200.000 đồng nhưng chỉ có 50.000 thì các tuần sau khi được mẹ cho tiền tiêu vặt, hãy hướng dẫn bé cho tiền vào lọ "tiết kiệm" nhiều hơn lọ "tiêu xài".
Nếu tiền tiết kiệm vẫn chưa đủ, bố mẹ có thể giúp bé dùng tiền ở lọ "đầu tư" để kinh doanh kiếm tiền như mua thêm bút chì, giấy màu để bán cho bạn bè ở lớp có nhu cầu mua.

Bước 4: Luôn làm gương cho con
Khi đưa con đi mua sắm, bố mẹ hãy luôn để bé thấy người lớn trả tiền và nhận tiền thừa đồng thời giải thích cho con hiểu phải làm việc thật chăm chỉ mới kiếm được tiền để mua quần áo, thức ăn và đồ chơi hàng ngày cho các con.

Bằng bài học thực tế này, bé sẽ tiếp thu nhanh hơn rất nhiều so với những lý thuyết xuông trong sách.

Thanked by 3 Members:

#2 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4577 thanks

Gửi vào 09/11/2017 - 21:54

câu chuyện kể rằng có một cậu bé đi học về và hỏi ba mình: ba ơi nhà mình có giàu ko ah?
ba
cậu bé nghe xong rồi xoa đầu cậu bé mỉm cười:
- ba có tiền nhưng con ko có , tiền của ba là do ba tự mình cố gắng phấn đấu mà có được tương lai con cũng có thể thông qua lao động của mình mà kiếm được tiền
cậu bé này thông qua những lời của ba mình sẽ nhận ra được thông điệp :
-ba của mình rất giàu có nhưng tiền của ba là của ba , tiền của ba là do ba thông qua cố gắng mới có được nếu như mình muốn có tiền, cũng phải thông qua lao động và cố gắng để có được>> cậu bé sẽ rất cố gắng để trở nên giàu có như ba mình

>>> đó là một loại giàu có về tinh thần mà sẽ giúp cậu bé hưởng lợi ích cả đời

ở một nơi khác, cậu bé khác cũng hỏ ông bố mình câu tương tự , ông bố này trả lời rất hãnh diện rằng:
- nhà chúng ta có rất nhiều tiền con ạ, lớn lên tất cả những gì ta có sẽ thuộc về con
cậu bé này thông qua bố mình và hiểu đc thông điệp :
- bố mình giàu và nhà mình có rất nhiều tiền , tiền của bố cũng chính là tiền của mình. mình ko cần cố gắng đã có rất nhiều tiền rồi

>>> ông bố này truyền cho con mình là sự giàu có về vật chất nó là con dao 2 lưỡi , sau khi trưởng thành, đứa bé thứ 2 sẽ ko biết cố gắng, ko biết trân trọng những gì mình đang có , tiếp cận sự giàu có từ bố và giữ nguyên truyền thống ko ai giàu 3 họ, ko ai khó 3 đời

cách giáo dục ko giống nhau quyết định cuộc đời của những đứa bé đi theo 2 hướng khác nhau

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi T.AO: 09/11/2017 - 21:55


#3 zigzag

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 389 Bài viết:
  • 379 thanks
  • LocationZzzzzzz

Gửi vào 15/11/2017 - 21:48

Trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã được gia đình dạy rằng phải học thật giỏi. Chỉ cần bỏ ra 10 năm vất vả học hành, sẽ thu về được mấy chục năm sau đó không phải lo lắng về công việc về tiền bạc.
Tuy vậy, sau một thời gian va vấp ngoài xã hội tôi thấy rằng nhiêu đó chưa đủ.
Cái mà con người cần được rèn rũa nhất, ngay từ khi còn bé, là kỹ năng sống. Nền móng có tốt thì dù sau này có xây đi hay sửa lại, cũng không lo bị sập cả một toà nhà.
Không thể dập khuôn áp dụng cho mọi người, cũng không thể đòi hỏi được cả 10 phần, chí ít cũng hình thành nên một số thói quen tốt. Ít ra là thế.

Sửa bởi zigzag: 15/11/2017 - 22:14


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |