Jump to content

Advertisements




Bàn về miếu vượng đắc hãm


680 replies to this topic

#16 Mr.Anh

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 883 Bài viết:
  • 1386 thanks
  • LocationA GROUP

Gửi vào 23/11/2011 - 11:35

Muốn biết miếu vượng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Brokenheart, on 23/11/2011 - 07:46, said:

Sở dĩ vấn đề miếu vượng đắc hãm của các tinh đẩu ít được chú trọng là vì đây là một đề tài rất khó nên giới nghiên cứu và viết sách về TV
thường lảng tránh đề cập đến vấn đề này và tìm cách khỏa lấp chỗ trống này bằng cách xác định tính tốt xấu thông qua tổ hợp các tinh đẩu
thường được biết đến với tên gọi là cách cục. Do đó người đọc, hay học lâu dần cho rằng đặc tính miếu vượng đắc hãm của các tinh đẩu là hàng thứ yếu,
hay bỏ qua không cần xét đến. Mà nếu có xem xét đến khía cạnh này thì cũng đầy rẫy các mâu thuẫn ghi trong các sách TV, sách này cho là miếu,
sách khác lại bảo là hãm, không biết đường nào mà lần, và nếu người đọc, hay học có quyết tâm đi tìm thì giải pháp cuối cùng vẫn là dựa vào
thực tế để nghiệm lý, thế nhưng điều nguy hiểm trong giải pháp dựa vào thực tế để nghiệm lý thì vô vàn nếu nói ra thì chắc chắn sẽ dẫn đến đụng
chạm cái TôI, chẳng dễ gì chấp nhận. Do vậy người viết không muốn đề cập đến cái mớ bòng bong này.
Bước khởi đầu luôn luôn là quan trọng, HãY QUAY LẠI TìM HIỂU CáC AN SAO.
Brokenhearts.

Quá đúng, muốn biết miếu vượng đắc hãm thì nên quay về tìm hiểu cách an sao thì sẽ ra ngay.
Ví dụ:
Dần là cung của Mộc, đúng lúc Tam Dương giao thái, thảo mộc manh nha (nẩy mầm), tới cung Mão thì Mộc càn vượng, Tham Lang, Thiên Cơ là miếu địa, nên được Thủy của Thiên Tướng tới cung Dần là vượng Tướng, Thủy của Cự Môn đến Mão là để sơ thông. Tại sao cung Dần là cung của Mộc, và tại sao Thủy của Thiên Tướng đến Dần là vượng Tướng?
......
Đều có nguyên lý cả.

Mranh

#17 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 23/11/2011 - 14:28

Tôi không căn cứ vào Dịch để phân định miếu vượng đắc hãm của các tinh đẩu. Vì :
1/ Dịch không giải thích được tính Nam-Bắc đẩu của các tinh đẩu.
2/ Dịch không giải thích được tính ĐỚi của các tinh đẩu ( ĐỚi, ví dụ Thủy đới mộc)

#18 Mr.Anh

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 883 Bài viết:
  • 1386 thanks
  • LocationA GROUP

Gửi vào 23/11/2011 - 16:07

Hi hihi, Giải thích được hết, tưởng là ko giải thích được hóa không phải đọc kỹ dịch lý rồi sẽ thấy, dịch là biến dịch rồi trở về cái bất biến, dịch bao trùm mọi môn huyền học và mọi muôn huyền học đều xuất phát từ đó, không thể nói là ko dựa vào dịch để giải thích được.

#19 IsraelPalestine

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 305 thanks
  • LocationVô ưu các - nơi các bằng hữu đã lỡ sa chân vào ma đạo tu tâm luyện thần mong có ngày trở lại với nhân gian

Gửi vào 23/11/2011 - 16:57

Miếu vượng đắc hãm để định lượng hay định tính vậy các bác?

Thanked by 1 Member:

#20 BadDayXiii

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 34 thanks

Gửi vào 23/11/2011 - 22:51

Nói Tử Tướng Thìn Tuất hãm địa là không đúng , vì bản thân đây vẫn là bộ sao trang trọng , lý tưởng và gian hùng nổi tiếng của Tử Vi
Nhưng thiết nghĩ đôi khi Tuần Triệt còn đỡ hơn La Võng , vì nó sẽ có lúc còn tháo gỡ , nhưng La Võng thì không đâu ...

#21 hanlap

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 24/11/2011 - 00:03

Tôi nghĩ không thể nói dịch là nguồn gốc của tất cả các môn huyền học.
Theo thiển ý của tôi khi Tần Thủy Hoàng đốt sách chỉ để lại sách bói toán, nên các nhà tư tưởng thời đó phải tìm cách để tư tưởng của mình lưu lại cho hậu thể có lẽ nhiều nhà đã chọn dịch, nên dịch cho đến hiện nay như một món tạp phí lù cái quái gì cũng có, cái gì cũng bảo từ nó mà ra. Chẳng khác nào do bảo hệ nhị phân của toán học cũng từ dịch mà ra.
Theo tôi nhiều môn huyền học được xây dựng có phương pháp riêng. Về Tử Vi tôi nghĩ nó liên quan nhiều đến thiên văn nên mới nói là đẩu số.
Mà theo tôi phần cơ sở thiên văn liên quan đến tử vi bị thất truyền nên phải dùng các cơ sở khác để nghiên cứu nó ví dụ như học thuyết âm dương ngũ hành cũng là một học thuyết có thể ứng dụng vào được nhưng rõ ràng như mọi người thấy nó cũng có cực nhiều mâu thuẫn. Ví dụ nếu chỉ áp dụng nó thì cũng khó lý giải đắc hãm của một số sao như mọi người đã biết.
Cách lý giải sự Miếu Vượng Đắc Hãm của các sao tôi thấy trong TVHTKH là lý giải được có hệ thống, đầy đủ. Mà nó cũng không khác nhiều lắm với tử vi truyền thông mà ta đã biết.

#22 hanlap

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 9 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 24/11/2011 - 00:06

Chính vì dịch là món tạp phí lù đó nên nó có thể giải thích được nhiều điều nhưng không thể nói tất cả là từ nó tạo ra.

Thanked by 1 Member:

#23 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 24/11/2011 - 03:35

Trích dẫn

Tôi nghĩ không thể nói dịch là nguồn gốc của tất cả các môn huyền học.
Người ta không nói như vậy. Mà người ta nói, Các môn huyền học đều có nền tảng của Dịch. Cho nên, mỗi môn đều có

Trích dẫn

nhiều môn huyền học được xây dựng có phương pháp riêng
chẳng hạn như có những nguyên lý riêng, những quy tắc, khái niệm, ... đặc trưng.
Và Dịch không phải là

Trích dẫn

món tạp phí lù
Dịch cũng chẳng phải đơn giản là môn, hay lý thuyết, ... mà có thể xem ở dạng tổng quan nhất, có thể suy diễn ở độ sâu, xa nhất thì là Triết. Nên còn gọi là Triết lý của đông phương, gọi tắt là Triết Đông vậy. Người ta vẫn xem Dịch như là triết học của đông phương là vậy. Có câu: Dịch bao la vạn tượng !!! Ngay như phép hội hợp các tinh đẩu trong tử vi, cũng là Dịch vậy.
Thân ái.

Thanked by 3 Members:

#24 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 24/11/2011 - 14:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 28/04/2011 - 12:11, said:

[font="Verdana"]Vậy, một câu hỏi đặt ra, liệu miếu vượng đắc hãm có phải là nhân tố quyết định, nhân tố hàng đầu để xem xét? Hay, quan trọng nhất vẫn là sự tương tác giữa các sao?
Sau đây là 1 quan điểm của buiram, không phải khẳng định nó đúng mà là để cố gắng giải thích phần nào câu hỏi của AnKhoa. Theo đó thì có thể xem lá số Tử Vi như "1 bàn cờ xã hội". Theo quan điểm này thì thực chất việc xem tốt xấu dựa trên 2 điều sau là chủ yếu:

1.Sự tương tác của các sao kèm theo đối chiếu và tương quan giữa các nhiệm vụ (Mệnh, Phụ Mẫu, Phúc, Bào, Thê...) (nguồn gốc, tính chất tinh đẩu lại là vấn đề khác, không đề cập ở đây)

2.Đất các sao đóng đó tương tác với các sao thế nào (các cung Dần, Mão... là đất). Hiện tại mình bị ảnh hưởng khá mạnh bởi quan điểm k quá chú trọng đến ngũ hành khi luận giải Tử Vi của bác VDTT nên ở phần 2 này mình ít chú ý đến ngũ hành mà chỉ xét chủ yếu đến mấy thứ như "Tứ Mã cực đoan, Tứ Mộ bình hòa, Tứ Đào duyên nghiệp" hay La Võng thì "bị kẹp" sao đó.

Theo đó việc định miếu hãm cho chính tinh cũng là dựa vào 2 nguyên tắc trên, nhưng tùy quan điểm chú trọng phần nào hay chú trọng cả 2.

Chẳng hạn như khi Tử Vi cư ngọ thì lúc này bộ Tử Vũ Liêm và Phủ Tướng gặp nhau. Lí luận theo tính chất thì Liêm Phủ rất hợp nhau, Vũ Tướng cũng hợp nhau, Tử Vi lại đứng một mình thể hiện được quyền lực của "vua", tam phương quá đẹp. Do đó mệnh Tử Vi tại Ngọ rất đẹp vì cả mệnh tài quan đều rất đẹp. Đẹp là cái tính cách, khả năng của người có Tử Vi cư Ngọ. Nhưng lúc này không phải là quá tuyệt đâu vì lúc này chỉ cần xét Phúc thì có Phá Quân tại Tứ Mã quá xung động. Nếu xét quan điểm này thì vận đến Tử Vi cư ngọ nếu hợp thì có thể xem hay hơn là mệnh Tử Vi cư ngọ nếu k xét lưu cung Phúc.

Bây giờ thử xét Tử Tướng thìn tuất. Nếu xem cách này là "vua mắc lưới" thì chính cung là xấu, nhưng nếu bảo rằng vua được cận thần lương thiện cố vấn kè kè thì lại có 2 cách diễn đạt, một là bảo vua được phù trợ thêm, cách thứ hai là bảo phải có loạn mới thế. Tuy nhiên tạm xếp chính cung đó lại thì nếu mệnh là Tử Tướng thì quan là Liêm, tài là Vũ Phủ đều phù hợp (mệnh có Tử Vi thì quan luôn có Liêm, tài luôn có Vũ nhưng vẫn tùy trường hợp mà định tốt xấu). Nên cho dù xét chính cung Tử Tướng thế nào thì theo quan điểm của mình mệnh Tử Tướng vẫn có nhiều điểm tốt. Tuy nhiên nếu chỉ xét chính cung theo quan điểm "không vùng vẫy được" thì xấu.
Xong Tử Tướng thì sẽ định được Tham Lang dần thân. Lúc này mệnh là Tham Lang thì thê là Vũ Phủ, phúc là Tử Tướng. Thê Vũ Phủ có thể tạm xem là đẹp đi, nhưng lúc này tùy quan điểm về Tử Tướng tốt hay xấu mà định mệnh Tham lang tốt hay xấu. Nếu bảo Tử Tướng là xấu thì Tham phải xấu thôi vì phúc xấu mà bản thân là Tham mà lại cư nơi tứ mã đầy xung động, còn nếu bảo Tử Tướng là tốt thì có thể nói rằng phúc tốt, vợ tốt, nên có thể nhìn chung là tốt

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
Nhiều (mà có thể hầu hết) những câu phú về chính tinh có lẽ cũng thường được tạo ra bởi nguyên tắc 1 và 2, trong đó nguyên tắc 1 thường chú trọng Mệnh, Tài, Quan, Phúc, Thê còn nguyên tắc 2 thì còn xét cả ngũ hành. Ví dụ như "Cự Nhật dần thân, quan phong tam đại", đó là vì khi mệnh Cự Nhật thì Phụ Mẫu là Thiên Tướng, cung Tử Tức thì có Thiên Phủ, do đó đời nào cũng mạnh. 1 ví dụ cũng khác khá liên quan là xưa nay mệnh vô chính diệu rất khó xem, theo mình 1 trong những lí do (bên cạnh các lí do khác) đó là có quá nhiều kiểu mệnh vô chính diệu mà k gọi tên được, khảo sát cũng vì nhiều quá mà khó, trong khi bất cứ chính tinh nào khác thủ mệnh mà mình biết tọa tại cung nào thì mình biết ngay cung thê, cung phúc,... là sao gì tọa thủ, dễ khảo sát hơn.

Dùng 2 nguyên tắc trên nhưng kết hợp với các bàng tinh nữa thì ta được các cách không chỉ chính tinh. Lúc này thì nguyên tắc 1 gần như k xét tương quan giữa các cung mà chỉ xét đó là cung gì nhưng bù lại sự tương tác thì phải xét rất kĩ. VD: Thanh Long Hóa Kỵ tại mệnh có thể là phản vi kì cách nhưng tại cung phu thê thì có lẽ (thông thường) là xấu.

Thanked by 1 Member:

#25 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3048 thanks

Gửi vào 24/11/2011 - 14:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HuangHun, on 23/11/2011 - 16:57, said:

Miếu vượng đắc hãm để định lượng hay định tính vậy các bác?
Để định cả 2, trước là định tính, sau đó mới định đến lượng. Tuy nhiên, khi vận dụng không thể tách bạch quá rạch ròi mà cần lưu ý rằng "vật cực tắc phản". Gì thì gì cũng cứ phải xem căn cơ của mệnh thân thế nào đã, tỉ như sức chỉ gánh được 30 kí mà bắt phải cõng 300 kí thì dù đó có là 300 kí vàng hay ngọc thì cũng sụn xương sống ngay thôi.

Thanked by 1 Member:

#26 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 24/11/2011 - 14:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 24/11/2011 - 14:00, said:

Theo đó thì có thể xem lá số Tử Vi như "1 bàn cờ xã hội". Theo quan điểm này thì thực chất việc xem tốt xấu dựa trên 2 điều sau là chủ yếu:

1.Sự tương tác của các sao kèm theo đối chiếu và tương quan giữa các nhiệm vụ (Mệnh, Phụ Mẫu, Phúc, Bào, Thê...) (nguồn gốc, tính chất tinh đẩu lại là vấn đề khác, không đề cập ở đây)

2.Đất các sao đóng đó tương tác với các sao thế nào (các cung Dần, Mão... là đất). Hiện tại mình bị ảnh hưởng khá mạnh bởi quan điểm k quá chú trọng đến ngũ hành khi luận giải Tử Vi của bác VDTT nên ở phần 2 này mình ít chú ý đến ngũ hành mà chỉ xét chủ yếu đến mấy thứ như "Tứ Mã cực đoan, Tứ Mộ bình hòa, Tứ Đào duyên nghiệp" hay La Võng thì "bị kẹp" sao đó.

Theo đó việc định miếu hãm cho chính tinh cũng là dựa vào 2 nguyên tắc trên, nhưng tùy quan điểm chú trọng phần nào hay chú trọng cả 2.

Trong xã hội, những con người thành đạt cũng có 2 kiểu:
(1) Đi lên một cách chính thống, con nhà dòng dõi, được ăn học đầy đủ, và được sắp xếp cho các vị trí
(2) Đi lên từ con số không, con nhà nông dân, sau trải qua sự tự thân vận động ngoài xã hội, nhờ tài ngoại giao, quan hệ mà đi lên

Có lẽ, xã hội xưa trọng (1) mà xã hội nay có xu hướng trọng (2) ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

buiram, on 24/11/2011 - 14:00, said:

Chẳng hạn như khi Tử Vi cư ngọ thì lúc này bộ Tử Vũ Liêm và Phủ Tướng gặp nhau. Lí luận theo tính chất thì Liêm Phủ rất hợp nhau, Vũ Tướng cũng hợp nhau, Tử Vi lại đứng một mình thể hiện được quyền lực của "vua", tam phương quá đẹp. Do đó mệnh Tử Vi tại Ngọ rất đẹp vì cả mệnh tài quan đều rất đẹp. Đẹp là cái tính cách, khả năng của người có Tử Vi cư Ngọ. Nhưng lúc này không phải là quá tuyệt đâu vì lúc này chỉ cần xét Phúc thì có Phá Quân tại Tứ Mã quá xung động. Nếu xét quan điểm này thì vận đến Tử Vi cư ngọ nếu hợp thì có thể xem hay hơn là mệnh Tử Vi cư ngọ nếu k xét lưu cung Phúc.

Chỉ sợ lại bài toàn "con gà quả trứng". Lí luận theo tính chất thì Liêm Phủ rất hợp nhau, hay là do tam hợp hội về Liêm Phủ là Tử Vi độc tọa Tý Ngọ và Vũ Tướng Dần Thân?

Trong thế Tử Vi cư Ngọ, mệnh Tử Vi, Liêm Phủ hoặc Vũ Tướng thì Phúc luôn là bộ Sát Phá Tham hãm địa. Không hiểu ý nghĩa là gì? Lúc này vai trò của phụ tinh rất quan trọng ?

Thân!

#27 Mr.Anh

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 883 Bài viết:
  • 1386 thanks
  • LocationA GROUP

Gửi vào 24/11/2011 - 17:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hanlap, on 24/11/2011 - 00:06, said:

Chính vì dịch là món tạp phí lù đó nên nó có thể giải thích được nhiều điều nhưng không thể nói tất cả là từ nó tạo ra.

Uhm.... đồng chí có lẽ cần phải nghiên cứu lại, đồng chí học cái ngọn bỏ qua cái gốc mất rồi.... Nếu học như thế muôn đời chẳng hiểu nổi Tử Vi, và mãi mãi chỉ lơ tơ mơ mà thôi.... nói đừng có giận.

Đồng chí nói Dịch là tạp phí lù đồng chí có biết hiện nay cả thế giới cũng đang nghiên cứu nó hay không? ngay như mỹ được xếp vào nước văn minh nhất thế giới.... thương cho bạn, và đây cũng là cái sai lầm của rất nhiều người học các môn huyền học, chỉ học phần ngọn mà không bao giờ biết gốc rễ, nền tảng của nó là gì, xuất phát từ đâu.... Hihiihi, đọc xong quyển TVHTKH1 đã thấy hơn thánh nhân rồi... hê hê.

Nói cho đồng chí biết, đương nhiên các môn huyền học đều có phương pháp luận riêng, Tử Vi có PP luận riêng của Tử Vi, Tử Bình có phương pháp luận riêng của TB nhưng vẫn phải lấy dịch làm nền tảng, mới có thể hiểu được cái tiềm ẩn sâu xa bên trong của nó.... mỗi môn có PPL khác nhau nhưng kết quả là giống nhau, PPL cho mỗi môn đó chính là biến dịch, kết quả của mỗi môn sẽ lại quay về bất dịch. Cố gắng học lại cơ bản nhé.

Thân ái

Mranh

#28 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 24/11/2011 - 18:21

Tôi không thích trong tranh luận quan điểm lại dẫn tới việc nhận xét nhau như vậy. Vì nó dễ "lái" sang một hướng khác.

Dịch là gì? Có thoát khỏi lẽ tự nhiên và cuộc sống thường ngày không ?
Liệu có cần thiết phải học Dịch mới biết & hiểu về Dịch ?

Thân!

Thanked by 1 Member:

#29 buikhoai

    Đoài viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPipPip
  • 2908 Bài viết:
  • 14337 thanks
  • Location8 service providers

Gửi vào 24/11/2011 - 23:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 24/11/2011 - 14:49, said:

Trong xã hội, những con người thành đạt cũng có 2 kiểu:
(1) Đi lên một cách chính thống, con nhà dòng dõi, được ăn học đầy đủ, và được sắp xếp cho các vị trí
(2) Đi lên từ con số không, con nhà nông dân, sau trải qua sự tự thân vận động ngoài xã hội, nhờ tài ngoại giao, quan hệ mà đi lên

Có lẽ, xã hội xưa trọng (1) mà xã hội nay có xu hướng trọng (2) ?
Quả là thời xưa thì số người thuộc (2) rất hiếm nhưng xã hội nào (bao gồm cả không gian và thời gian) thì những người dựa vào những (hay một vài) yếu tố trong (1) cũng nhiều. Ngay cả nhưng nước phát triển như Mỹ hay Singapore gần đây cũng còn không thoát được, chẳng hạn tuy không thể phủ nhận được năng lực cũng như đóng góp của Bush con và Lý Hiển Long nhưng liệu họ có thể thành công như thế "nếu" không phải nằm trong các gia đình thế tộc? Nếu không xét đến yếu tố "được sắp xếp cho các vị trí" thì ít nhất bây giờ nếu nằm trong những gia đình có điều kiện thì dễ dàng được đào tạo ở những nơi tốt hơn và do đó cơ hội sau này vẫn tốt hơn nhiều. Ở Mỹ thì thống kê những founder các công ty, CEO, chính trị gia nổi tiếng... hầu hết đều học từ các trường top (tất nhiên cũng có ngoại lệ), mà để được học trong các trường top thì thường gia đình phải có điều kiện đầu tư từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên so sánh xã hội xưa và nay thì quả là cơ hội dành cho những người trong (2) cao hơn và làm cho những người trong (1) phải nỗ lực hơn, đây là một yếu tố phản ánh sự công bằng xã hội có tiến triển. Ở một phương diện khác nhưng có liên quan hay có thể nói là sự mở rộng của (2), đó là con người ngày nay có nhiều con đường thành công hơn thời xưa. Có thể xem đây là sự thành công của "cuộc cách mạng" đề cao sự tự do cá nhân và phát triển năng lực của mỗi người cùng với sự đối xử của xã hội dựa vào năng lực hơn là xuất xứ. Một thể hiện ở trên Tử Vi là cách nhìn nhận các sao "sát", "phá", "bại" bớt cực đoan hơn và các "cát tinh" cần nỗ lực hơn. Không Kiếp cho dù là hãm địa vẫn có cơ hội nếu được đào tạo hay gặp vận tận dụng được năng lực suy nghĩ "không chính thường" của mình chứ không lo luôn có số phận kiểu như "chung thân khất cái". Thất Sát với bản tính quyết tâm và (mong muốn?) độc lập của mình cũng có lợi cho sự sáng tạo và quản lý...



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

AnKhoa, on 24/11/2011 - 14:49, said:


Chỉ sợ lại bài toàn "con gà quả trứng". Lí luận theo tính chất thì Liêm Phủ rất hợp nhau, hay là do tam hợp hội về Liêm Phủ là Tử Vi độc tọa Tý Ngọ và Vũ Tướng Dần Thân?

Trong thế Tử Vi cư Ngọ, mệnh Tử Vi, Liêm Phủ hoặc Vũ Tướng thì Phúc luôn là bộ Sát Phá Tham hãm địa. Không hiểu ý nghĩa là gì? Lúc này vai trò của phụ tinh rất quan trọng ?

Thân!

Về chuyện "con gà quả trứng" trong trường hợp cách Tử Phủ Vũ Tướng Liêm có lẽ thoát được nếu chấp nhận tính chất cơ bản của Tử Vũ Liêm là bình ổn (trong khi Sát Phá Tham thì không) lại được Phủ Tướng cũng bình ổn tam hợp nên càng bình ổn. Vậy nên cứ 2 nhóm này cùng cung hay tam hợp đều tốt cả vì cả 3 cung mệnh tài quan đều bình ổn và thời xưa và thời nay thì nhìn chung vẫn thích bình ổn hơn, nhưng Tử Vi cư ngọ thì dễ phát huy năng lực riêng của Tử Vi hơn (đây là đất riêng của vua để phân biệt Tử Vi cư Tí). Nếu nhìn trên cơ sở rằng Tử Phủ Vũ Tướng Liêm là hiện thân của những người quí xờ tộc (trong xã hội Tử Vi) thì như vậy là càng dễ thấy vì với họ quyền lợi bình ổn là hay nhất. Mình thấy về bản chất các sao trong đó có tính đắc hãm thì chỉ có TVHTKH1 là giải thích tốt nhất.

Thắc mắc của AnKhoa về cung mệnh và phúc trong thế Tử Vi cư ngọ cũng là thắc mắc của mình. Cho đến bây giờ mình chỉ có giải thích là lúc đó thì "trời cho" năng lực của bản mệnh là cực cao, dẫn đến bản năng tự nhiên là việc "lo cho mình" cao quá làm việc "lo cho các cung còn lại trong nhóm cung mình khống chế được" không nhiều. Tất nhiên đó là thời gian quan tâm hay thiên hướng thôi, còn kết quả thì khác. Có những người ít quan tâm đến vợ con vì lo cho sự nghiệp của mình thôi (thể hiện cung Thê là Sát Phá Tham chẳng hạn) nhưng vì mình mạnh (địa vị cao chẳng hạn) thì vẫn có được vợ đẹp vợ giỏi hix. Đối với mình thì cung nào cũng là của mình, cũng là "cường" (tất nhiên khi dùng từ "cường cung" thì vẫn như truyền thống thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), nhưng các cung Mệnh Tài Quan Phúc Di Phối (và phần nào là cung Điền) thì mình dễ "khống chế", "quản lí" hơn. Các sao của cung đó (và rộng ra là tam phương tứ chính) thể hiện thái độ của mình với cung đó riêng các cường cung đặc biệt là mệnh thân còn thể hiện năng lực của mình. Vậy câu hỏi là những cung khác có ảnh hưởng đến năng lực của mình k? Chắc chắn là có vì ít nhất là khi đến vận thì mình chịu ảnh hưởng bởi cung đó? Nếu không phải là của mình thì sao mình bị ảnh hưởng được?

#30 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3797 thanks

Gửi vào 25/11/2011 - 00:05

Trích dẫn

Trong thế Tử Vi cư Ngọ, mệnh Tử Vi, Liêm Phủ hoặc Vũ Tướng thì Phúc luôn là bộ Sát Phá Tham hãm địa. Không hiểu ý nghĩa là gì? Lúc này vai trò của phụ tinh rất quan trọng ?
Tử vi tại ngọ miếu địa ví như ông vua ở đúng vị, ngôi tôn, quyền nghiêng trời lệch đất, sinh sinh sát sát. Đó là ngôi chí tôn. Là cực phẩm rồi. nên phá quân có mặt tại phúc. Chẳng cần kể đến tam hợp là tham sát đều hãm địa. Cũng cho thấy cái bất toàn của ngôi vị, cái cô độc của kẻ ngồi trên thiên hạ, cái bất hạnh của bậc chí tôn khi mà tất thảy người xung quanh cũng như kẻ dưới đều một lòng kính sợ, chứ không yêu thương bằng cái tâm thực. Cho dù muốn gì được nấy, giàu sang phú quý vô địch - thể hiện băng các cung quan - tài. Vậy mà Ri lại xấu, bởi tham hãm địa tại Tý. Ấy là cái sự ra ngoài đầy bất trắc, hung hiểm vậy. Xem thế, ngay cái thế đứng của tinh đẩu đã nói lên khá đủ cái ý nghĩa, bối cảnh của một ông vua rồi. Để thấy rõ cảnh tiền hô hậu ủng, hạnh phúc thực sự, thời phải có sự hiện diện của cát tinh chế ngự được những bất lợi trên, là cái vốn dĩ, hay tất yếu một kẻ làm vua, đương nhiên phải chịu vậy. Nên mới nói, người không có đối thủ tất cô độc - là một điểm quan trọng của sự bất hạnh rồi.
Tử vi mang triết lý nhân sinh là thế !!!
Thân ái.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |