vietnamconcrete, on 23/03/2015 - 18:32, said:
“tiên thiên la kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy, bát can tứ duy phụ chi vị, tử mẫu công tôn đồng thử suy”
Tưởng công: La kinh 24 sơn người người đều biết, đoạn này không phải giảng về cách làm la kinh mà từ La kinh nói thư hùng giao cầu, chỉ rõ tác dụng suy vượng sinh tử. 12 chi an lần lượt trên vòng chu thiên là tiên thiên, đạo là địa mà pháp lại là thiên, tuy có 12 cung mà phân ra 8 quái, mỗi quái 3 hào, tức 12 cung không thể tận hết địa số . Nên gia thêm 10 can, mậu kỉ là hoàng cực không phương vị nên quy về trung cung, 8 can còn lại phân vào phụ hai bên tứ chính. So với số hào (không phải nạp hào) còn thiếu 4 nên gia thêm 4 ngung quái mà thành 24.
Như vậy nhị thập tứ lộ đã an đầy đủ, hiểu được mẹ con ông cháu trong đó tức biết thư hùng giao cấu, huyết mạch của kim long, tận nghĩa long thần sinh vượng suy tử. Thế tục chú: Tý Dần Thìn Càn Bính Ất nhất long là công, Ngọ Thân Tuất Khôn Tân Nhâm nhị long là mẫu, Mão Tị Sửu Cấn Canh Đinh tam long là tử, Dậu Hợi Mùi Tốn Quý Giáp tứ long là tôn, đều là không phải vậy.
Phần Tưởng công chưa nói ra chính là mối liên hệ giữa Tiên thiên và Hậu thiên cũng như tại sao 24 sơn lại ứng với 24 hào
Lão VNConcrete đúng là bách khoa toàn thư, bái phục, bái phục thật!
Phần này sách viết mới là sự thật: la kinh của tưởng công là nói về thư hùng giao cấu, âm dương tương giao chỉ có thế thôi, từ đó xác định được suy vượng sinh tử.... ;
Liên hệ giữa Tiên thiên và Hậu thiên cũng như tại sao 24 sơn lại ứng với 24 hào: phần này 24 sơn ứng với 24 hào, nhưng không phải tính theo biến hào của các quái thường (biến sơ hào, trung hào, thượng hào...), mà hào ở đây có ý nghĩa khác và ẩn ngữ thôi.
Hihihihihihihi