DÙNG TỬ VI ĐOÁN ĐƯỢC TÊN NGƯỜI?
Mấy chuyện lạ mà có thật: Cái tên cũng là tiền-định?
(NghiNghi Trần Nhật Tường)
Ở một số giai phẩm trước tôi, đã có một bài giải thích về một cách Phú của cặp Nhật-Nguyệt (Thái Dương, Thái âm). Đó là cách “Thạch Trung Ẩn Ngọc” để xác định về hình tượng của Nhật-Nguyệt.
Một ít về Dịch số
Khi nghiên cứu về những lô số của Lạc Thư, ta thấy những số được xếp đặt như sau: Số 5 ở giữa, số Trung-Ngũ. Bốn số Thiên 1, 3, 7, 9 đứng theo thế của một vòng tròn. Còn 4 số Địa 2, 4, 6, 8 ở bốn góc hợp thành một hình vuông.
Đây đồ Lạc Thư
Tròn chỉ trời, vuông chỉ đất. “Lạc Thư thể phương nhi dụng viên”. Tức là ta đã nhìn thấy trời ở ngay trong đất. Hay nói nôm na là: muốn biết thiên, cứ địa mà ngắm (ngược lại cũng thế). Hay là có thể cho rằng: Ở dưới đất này có cái gì thì trên trời cũng có cái đó, ngược lại, trời như thế nào thì đất được xếp đặt y như thế ấy. Trời là Tượng, mà đất là Hình. Tại thiên thành Tượng, tại Địa mới thành Hình vậy. Cho nên nói: Châu Ngọc là Hình Tượng của Nhật Nguyệt, ở dưới đất này, những hạt châu, hạt ngọc… đó là mặt trời, mặt trăng vậy.
Từ những Hình Tượng này, tôi rút ra được một đặc tính, một vấn đề Tử Vi: Đó là cái tên của chúng ta xét qua Tử Vi.
Ngày xưa các cụ thường nói: “Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định” – Uống một ngụm, ăn một miếng còn được định từ trước, huống hồ cái tên? Tại sao lại không có số? Ta thử tìm hiểu ngày xưa:
Vài chuyện chứng minh
- Tục truyền rằng ở bên ta: Cụ Nguyễn Công Trứ khi phá đất hoang để lập nên hai Huyện Kim Sơn và Tiền Hải thuộc tỉnh Nam Định, Thái Bình bây giờ, có phá ngôi miếu thờ cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, thấy ở dưới bàn thờ có bật lên một bia đá, có ghi câu như sau:
Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền thì phải làm đền…
Tại sao Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lại biết được vào năm Minh Mạng thứ 14 có “Thằng” tên Nguyễn Công Trứ đến phá đền? Sau Nguyễn Công Trứ sợ phá phải làm trả lại ngôi đền thờ này (làm đền!)
- Ở bên Tầu: Vào cuối đời Tam Quốc (hồi thứ 117), sau khi Vua Ngụy là Tào Hoán, do Tư Mã Chiêu chủ trương đánh dẹp, đã chiếm trọn Đông Ngô rồi bèn sai hai tướng là Chung Hội với Đặng Ngải tiến binh, chiến công qua lấy đất Thục nàh Hậu Hán. Chung Hội đi đường chính qua ải Nam Trịnh tiến vào Hán Trung. Đặng Ngải chiếm công, đi đường tắc ngầm qua ngả âm Bình để tiến Thục trước. Khi quân tướng của Đặng Ngải dÙng chăn mền quấn vào người, liều mạng lăn được xuống dưới chân của ngọn núi chọc trời Ma Thiên Lĩnh thì thấy ở đây có dựng lên một cột đá để làm bia , có khắc mấy câu văn và ghi rõ là của “Thừa Thống Gia Cát Vũ Hầu”, đề câu văn như sau:
“Nhị Hỏa Sơ Hưng
Hữu Nhân Việt Thử
Nhị Sĩ Tranh Hành
Bát Cửu Tự Tử…”
Nghĩa là:
“Hai lửa vừa bốc (chỉ năm Viêm Hưng thứ nhất nhà Hậu Hán)
Có gã Việt Thử: lăn xuống như vậy
Hai Sĩ tranh hành (đi)
Chẳng bao lâu, chết cả.
Sau mới biết “Hai Sĩ” đây là Chung Sĩ Quý (Chung Hội) và Đặng Sĩ Tái (Đặng Ngải). Thì ra Khổng Minh đã biết được tên của hai người này từ trước.
Do đó, kết luận rằng: Cái tên của chúng ta cũng có số vậy. Nhìn vào Tử Vi, nếu thông đạt, có thể biết được.
Tên của người được Nhật-Nguyệt
Dựa vào hình tượng của Nhật, Nguyệt ở trên, tôi có thể nói rằng những người mà Mệnh, Thân chịu ảnh hưởng sáng sủa của Nhật, Nguyệt thường có tên là Châu hay Ngọc với điều kiện là Nhật Nguyệt phải được sáng sủa minh bạch mới đúng, còn không nó sẽ biến đổi sang tên khác như: Tuấn, Tú, Chính, Nghĩa hay Phong, Lưu, Nho, Nhã chẳng hạn, tÙy theo những sao tọa thủ đồng cung với nó.
Tôi đã có tất cả 20 lá số và địa chỉ rõ ràng của 20 vị có tên Châu hay Ngọc, và tất cả 5 vị mà cung Thê có Nhật Nguyệt tọa thủ đề có vợ tên là Châu hay Ngọc cả. Dĩ nhiên trong khuôn khổ của bài báo tôi không thể trưng ra tất cả những lá số này để làm bằng được, tốn cột báo mà vô ích. Bây giờ chỉ còn trông vào sự phán xét của những bậc tiền bối và những vị đang nghiên cứu về tử vi để “nghiệm lý” mà thôi.
Một chuyện lạ
Ở đây xin đưa ra hai lá số có thật một trăm phần trăm để minh chứng cho điều này. Chuyện của chính gia đình tôi.
- Chuyện thứ nhất:
Nhà tôi tên Thủy, năm nay sanh một cháu gái. Tôi có ý định đặt tên cho cháu là Trần Thị Nguyệt Thủy (đệm chữ Nguyệt vào để đối với tôi Trần Nhật Tường). Đến khi sinh cháu ra, bấm tử vi ngay, thấy mạng lập tại Dần có Thái âm, Thiên Cơ tọa thủ với Thái Tuế, Tràng Sinh và Lộc Tồn (2 sao này vớt lại cái thế “Nguyệt tàn Dần vị” của Thái âm. Trường hợp này, Thái âm được coi như sáng sủa tốt đẹp vậy). Thân cư Tài Bạch tại Tuất: sao Thiên Đồng tọa thủ. Tôi tự nghĩ: Năm nay Giáp Dần thuộc hành Thủy, Thân Mạng là hai sao Thái âm, Thiên Đồng Thủy… đặt tên cho cháu là Nguyệt Thủy là hợp số mệnh lắm rồi. Ai ngờ khi đặt bút viết lên tờ đơn khai sanh cho cháu lại không ghi Nguyệt vào mà viết thành chữ Ngọc, đầu óc tôi lúc đó không hề nghĩ đến Hình Tượng của Nhật-Nguyệt mà nó hoang mang cứ y như là có ma trêu, quỷ ám gì đó! Thế là tên thật sự của cháu thành: Trần Thị Ngọc Thủy. Về nhà, mọi người cứ cái tên Thủy của cháu không gọi vì sợ đụng với tên nhà tôi và cứ gọi cháu là con bé Ngọc. Thế là Hình Tượng của sao Thái âm đã thành và cái tên chắc chắn là đã có số vậy. - Chuyện thứ hai:
Tôi có một ông anh, tuổi Canh Dần, Mạng lập tại Dậu có Đào Hoa ở Mão trực chiếu. Vì Đào Hoa chiếu mạng nên “đắt đào” lắm. Ngọt ngào, dễ thương nên “Gái theo cứ nườm nượp”. Cung thê đóng tại Mùi; Nhật Nguyệt đồng cung. Nhật Nguyệt ở vị trí này được Tuần, Hóa lộc và Đào Hồng Hỉ trợ lực (Bộ Tam Minh làm tăng sức sáng của Nhật Nguyệt). Nhật Nguyệt trong trường hợp này được coi như sáng sủa tốt đẹp vậy. Nhưng ngặt vì Hồng Loan, Thiên Hỉ bị gia thêm Đà Kỵ với Không Kiếp nên vợ tuy tốt (Nhật Nguyệt sáng) nhưng nhất định vợ sẽ là người không thể còn “Origine” được và hai vợ chồng chắc chắn phải bỏ nhau không thể sống với nhau trên đời. Có bao nhiêu con gái tốt đẹp không chịu. Năm ngoái có một cô có chồng rồi và hình như đã có thai 1, 2 tháng gì đó, bỏ chồng theo ổng, ổng lại chịu mới chết. Hỏi ra mới biết cô đó tên Châu. Năm nay sanh một bé gái. Cả nhà vẫn cười đÙa “Đứa nhỏ này đâu phải con ông, ông chỉ thêm chân thêm tay mà thôi”.
Thế là hình tượng của Nhật Nguyệt đã ứng và số đã linh diệu vậy.
Sửa bởi huygen: 26/11/2011 - 09:58