Jump to content

Advertisements




TA CÓ MỘT TÚI VẢI


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
No replies to this topic

#1 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 21/07/2014 - 23:20

Ta có một túi vải

Trong chứa đầy hư không

Mở ra che phủ mười phương

Chui vào nhìn thấy tự tình bên trong. (1)

(1). Nguyên văn chữ Hán:

Ngã hữu nhất bố đại

Hư không vô quái ngại

Triển khai biến thập phương

Nhập thời quán tự tại.

(Khất Thử Thiền Sư)

Cuối thời Ngũ Đại, vùng duyên hải các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến xuất hiện một nhân vật truyền kỳ, đó là Hòa Thượng Túi Vải. Không ai biết xuất xứ của ông, sử sách đời sau cũng không ghi rõ tên tuổi và nguyên quán, chỉ biết ông tự x­ưng là Khất Thử Hòa Thượng.

Khất Thử Hoà Thượng không tu hẵn ở một chùa nào, nhưng trên vai ông thì lúc nào cũng vác kè kè theo một chiếc túi vải to lớn. Thường ngày, ông vác chiếc túi đi lang thang khắp mọi nơi, người ta chỉ biết tất cả gia tài của ông đều nằm trong đó.
Trong quyển cao tăng truyện đã ghi lại, ông là người nói năng cao thâm khôn lường, ăn ngủ lang thang ở bất cứ nơi nào. (xuất ngữ bất định, tịch ngọa tùy xứ). Đôi khi, người ta thấy ông nằm lăn ra ngủ ngay trên đất tuyết, mà khi tỉnh dậy, thì không thấy một mảnh tuyết nào dính trên người của ông cả.

Người đương thời rất kính trọng, nên tặng ông danh hiệu Hòa Thượng Túi Vải. Hòa Thượng Túi Vải là một người phốp pháp, mập mạp, với chiếc bụng phệ. Hằng ngày ông đi xin ăn ở khắp hang cùng ngõ hẻm. Nếu có người tặng ông một bát cơm, ông bốc lấy ăn một phần, phần còn lại thì trút cả vào trong túi. Chính vì vậy, mà ai ai cũng đều muốn biết bên trong chiếc túi của ông chứa đựng những thứ bảo bối gì? Thế nhưng, không bao giờ ông để cho thiên hạ thấy.

Đôi khi ông ngẫu hứng chỉ vào chiếc túi vải mà thuyết pháp cùng với mọi người. Bài kệ trên đầu bài cũng do chính ông đặt ra. Một lần nọ, Bạch Lộc Hòa Thượng đi ngang qua đó, trông thấy ông nên đã hỏi:

- Túi vải là cái gì?

Ông đặt chiếc túi đánh bịch xuống đất mà không nói một tiếng nào. Bạch Lộc hòa thượng lại hỏi tiếp:

- Trong túi chứa đựng những gì?

Ông chẳng nói chẳng rằng, vác túi vải lên vai, rồi rảo bước đi thẳng. Không những hành vi của ông kỳ lạ, mà ngôn từ của ông cũng rất thần kỳ. Một lần nọ, đang đứng trước hai hàng phố xá, một vị hòa thượng đi ngang qua hỏi ông rằng:

- Hòa thượng đứng đây làm chi?

Thiền sư Túi Vải trả lời:

- Tôi đang đợi một người.

Hòa thượng đi đường nói:

- Chẳng phải tôi đã đến đây rồi hay sao?

- Ông không phải là người mà tôi đang chờ đợi.

- Vậy ra ông đang đợi một người khác, kẻ đó là người như thế nào?

Hòa Thượng Túi Vải trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Là người sẽ bố thí cho bần tăng một đồng tiền kẽm.

Nói vừa dứt, ông quảy chiếc túi vải lên vai đi mất. Hòa Thượng Túi Vải, tuy là một vị hành giả tu khổ hạnh, lang bạt kỳ hồ, nhưng ông đã viết nhiều bài kệ rất có thâm ý. Dưới đây là một bài tiêu biểu:

Một bát chứa cơm trăm nhà

Nước non ngàn dặm ngại gì thân ta

Mắt xanh ít gặp kẻ hiền

Tìm đường hỏi đám mây xanh trên đầu. (1)

(1). Nguyên tác bài kệ chữ hán như sau:

Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý hành

Thanh mục đồ nhân thiểu

Vấn lộ bạch vân đầu.

Bài thơ chỉ vỏn vẹn mấy câu, nhưng rõ ràng có một khí thế hùng hậu, của một bậc danh sĩ. Điều này khiến cho người đương thời, không nhìn ông như là một kẻ hành khất tầm thường, mà có lẽ họ đã thấy phảng phất, bóng dáng của một vị hòa thượng bụng phệ, ngồi trên đám mây trắng xa xăm, đang mĩm cười vẫy gọi chúng sinh.

Hòa Thượng Túi Vải lúc sau này, thường đến ngồi ngoài hành lang phía Đông của chùa Ngục Lâm. Một hôm nọ, ông dậy sớm ngồi trên tảng bàn thạch phía ngoài chùa, rồi ứng khẩu đọc ra bài kệ:

Di Lặc hiện thân Di Lặc

Phân thân vạn ức độ người thế gian

Ta hằng khuyên nhủ người đời

Người đời không tỉnh, ai người biết ta? (1)

(1). Nguyên tác bài kệ chữ Hán như sau:

Di Lặc chân Di Lặc

Phân thân thiên vạn ức

Thời thời thị thời nhân

Thời nhân tự bất thức?

Đọc xong, ông mĩm cười, rồi viên tịch. Cũng từ bài kệ này, mà người đương thời đều tin tưởng rằng, ông chính là hóa thân của đức Phật Di Lặc. Thêm vào đó, sau khi thị chúng, xác thân ông vẫn không mục rữa trong nhiều ngày. Cũng có người đã thấy ông xuất hiện ở những quận, huyện khác, cũng với chiếc túi vải to lớn trên vai.

Nhất thời, sự việc của ông đã làm cho bốn phương rúng động. Người ta tranh nhau vẽ hình, tạc tượng của ông để lễ bái. Sự thành kính của bá tánh đã đi đến chỗ, xem chính ông là hiện thân của Đức Phật Di Lặc.

Ngày nay, trong tất cả chùa chiền, miếu tự đều có tạc hình tượng đức Phật Di Lặc, với chiếc bụng to béo. Đó chính là hình ảnh Hòa Thượng Túi Vải. Điều này đủ thấy Hòa Thượng Túi Vải đã được sự hoan nghênh, tiếp nhận, của tất cả mọi giới trong dân gian. Nhiều người đã đặt câu hỏi không biết trong chiếc túi vải của ông có chứa đựng những sự mầu nhiệm nào?

Theo tôi, thì ông chỉ dùng đó như là một lời cảnh tỉnh. Nếu như một người nào, có thể mở được "tự tánh" của mình, thì sẽ ”triển khai biến thập phương, nhập thời quán tự tại”, như là hư không trong chiếc túi vải của ông.

Sinh trước Hòa thượng Túi Vải khoảng một trăm năm, có một vị cư sĩ tên là Bàng Uẩn, cũng đã viết lên bài kệ Ta Có Một Tấm Áo, cũng hàm ý tương tự, tôi xin phép được trích dịch ra đây, để làm môt sự so sánh.

Ta có một tấm áo

Chẳng phải gấm thế gian

Màu đời không nhuộm thấm

Vẫn trắng tinh ngọc ngà

Lúc cắt không dùng kéo

Khi may chẳng dùng kim

Vô thường khoác trên thân

Có người không thấy được

Ba ngàn thế giới che ấm lạnh

Vô tình hữu tình đều thấu suốt

Nếu ai lấy được tấm áo này

Khoác lên vào thẳng Không Vương Điện. (1)

1. Nguyên tác bài thơ chữ Hán như sau:

Dư hữu nhất đại y

Phi thị thế gian quyện

Chúng sắc nhiễm bất trước

Tinh tinh như tố luyện

Tài thời bất dụng đao

Phùng thời bất dụng tuyến

Thường trì bất ly thân

Hữu nhân tự bất kiến

Tam thiên thế giới giá hàn thử

Vô tình hữu tình tất phục biến

Nhi năng trì đắc thử đại y

Phi liễu trực nhập Không Vương Điện.

Nguyên tác: Lâm Thanh Huyền
Dịch giả: Phạm Huê

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |