Jump to content

Advertisements




Vật chất và tinh thần



14 replies to this topic

#1 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:33


Định nghĩa về vật chất mà chúng ta học được từ môn triết học ở trung học là “vật chất là một thực thể khách quan không phụ thuộc, nhưng có thể được phản ánh lên ý thức con người.” Trên thực tế, đây là cái nhìn cơ bản về vật chất của khoa học thực nghiệm.

Nhưng định nghĩa này thực ra đã hạn chế khái niệm của chúng ta về vật chất. Chẳng phải tư tưởng cũng là một loại vật chất hay sao? Chẳng phải thực thể khách quan mà không phụ thuộc vào ý thức con người, nhưng có thể được phản ánh bởi ý thức của những thực thể sống khác cùng là vật chất hay sao? Chẳng phải vật chất cũng có ý thức và tư tưởng hay sao? Được xây dựng dựa trên một định nghĩa hạn hẹp về vật chất như vậy, nên khoa học thực nghiệm là khá sai lệnh và không hoàn thiện.

Sự hiểu biết của chúng ta về tự nhiên, các thực thể sống và vật chất có liên quan chặt chẽ tới các giác quan của chúng ta, chẳng hạn như thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác,… những thứ cho phép chúng ta liên kết và giao tiếp với môi trường bên ngoài. Hệ quả tự nhiên là, chúng ta sẽ coi điều mà chúng ta có thể thấy, nghe hay chạm vào được là vật chất, và từ đó phủ nhận sự tồn tại của những thứ không nhìn thấy và không động chạm tới được. Do vậy, có một câu nói ở cả phương Đông và phương Tây là “có thấy thì mới tin.”

Khoa học được phát triển hoàn toàn dựa trên các giác quan của chúng ta. Chúng ta có một đôi mắt, cho nên chúng ta đã phát minh ra kính viễn vọng và TV; chúng ta có một đôi tai, cho nên chúng ta đã phát minh ra máy ghi âm và điện thoại; chúng ta có những khái niệm về khoảng cách, vận tốc và trọng lực, cho nên chúng ta đã sáng chế ra ô-tô, máy bay và thang máy.

Ngược lại, không có các giác quan ấy, chúng ta sẽ không thể tạo ra những phát minh để phục vụ nó. Lấy ví dụ, nếu mọi người đều bị mù màu thì mọi thứ mà chúng ta thấy sẽ chỉ có màu đen hay trắng, và chúng ta không thể phát minh ra TV màu được. Thậm chí, khi ấy chúng ta sẽ không có ngay cả khái niệm về màu sắc nữa. Chẳng phải là nếu mỗi người khi sinh ra đã bị mù, thì sẽ không có TV; và nếu ai đó tuyên bố rằng có ánh sáng và màu sắc trong thế giới này, thì anh ta sẽ bị coi là một người mê tín và nói những điều bậy bạ. Chúng ta chỉ sẵn sàng công nhận những gì nhìn thấy được hay động chạm đến được, nhưng liệu chúng ta có dám tuyên bố rằng chúng ta sỡ hữu mọi chức năng cảm quan trong vũ trụ này?

Ngay cả trong thế giới này, có rất nhiều điều mà chúng ta không thể nhận thức được. Ánh sáng, lấy ví dụ, là những làn sóng điện từ tại các tần số khác nhau mà cấu thành nên một dải quang phổ rộng lớn gồm tia hồng ngoại, dải ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia-X và tia Gamma. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhận thức được 1/10.000 trong toàn dải quang phổ ấy, cho nên chúng ta là ‘người mù màu’ theo nghĩa rộng.

Ngoài ra, con mắt thịt này của chúng ta không thể nhận thức được ánh sáng của các không gian khác, và của các thời-không khác, vậy nên không quá cường điệu khi nói rằng tất cả chúng ta đều ‘mù’. Nếu chúng ta quá dựa dẫm vào các giác quan của chúng ta, thì chúng ta sẽ hạn chế nghiêm trọng nhận thức của chúng ta về thực tại khách quan, và từ đó tự cô lập mình với thế giới bên ngoài.


Thanked by 2 Members:

#2 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:38


Vào đầu thế kỷ XX, khi đã nhận ra rằng vật chất được cấu thành bởi các hạt tử vi mô, con người bắt đầu nghiên cứu sự chuyển động của các hạt tử. Bohr đã đề xuất mô hình cấu trúc nguyên tử, được biết đến với cái tên “mô hình nguyên tử của Bohr”, trong đó cho rằng nguyên tử được cấu thành bởi các electron xoay quanh hạt nhân nguyên tử. Tuy nhiên, một mâu thuẫn lại nổi lên khi người ta cố gắng áp dụng cơ học cổ điển và điện từ vào mô hình này. Theo lý thuyết cổ điển, khi một electron xoay quanh hạt nhân nguyên tử ở một tốc độ cực cao và với một bán kính cực nhỏ, nó sẽ phát ra sóng điện từ cực mạnh, điều khiến nó mất năng lượng ngay lập tức và bị va vào hạt nhân nguyên tử.

Trên thực tế, nguyên tử là một cấu trúc cực kỳ ổn định, và nó khiến người ta nhận ra rằng các lý thuyết cổ điển là không thể áp dụng được với sự chuyển động của các hạt vi mô. Lý do chính là các lý thuyết cổ điển được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về không gian này của chúng ta, chẳng hạn như thời-không mà chúng ta đang sống, trong khi các hạt tử vi mô lại thuộc về các không gian khác.

Vậy thì các không gian khác là gì?
[indent]
“Mọi người đã biết, vật chất ở mức vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện của tầng chứ không phải là một điểm, thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì đã nhìn thấy được hình thức tồn tại trong những không gian khác nhau.”[/indent]
Vật chất được cấu thành bởi các hạt tử vi mô. Liên kết các hạt tử nhỏ lại với nhau bằng một hệ năng lượng tạo thành một tầng hạt tử lớn hơn; liên kết những hạt tử lớn hơn này lại với nhau bằng một hệ năng lượng khác tạo thành một tầng hạt tử còn lớn hơn nữa… Chúng ta biết rằng phân tử mang theo năng lượng rất lớn, và năng lượng của nguyên tử còn lớn hơn nữa. Hạt tử càng nhỏ, năng lượng mà chúng mang theo càng lớn. Cho tới nay, chúng ta mới chỉ có được một sự hiểu biết bề mặt về nguyên tử. Trên thực tế, chúng ta thậm chí còn chưa hoàn toàn hiểu hết được phân tử. Đó là bởi vì chúng ta nghiên cứu phân tử, nguyên tử, và vũ trụ từ không gian vật chất này của chúng ta, về bản chất, là một hệ năng lượng liên kết các phân tử lại với nhau. Kết quả là, chúng ta chỉ có thể quan sát được sự phản ánh của các mức năng lượng khác vào mức năng lượng của chúng ta, chứ không phải trạng thái thực sự của chúng.

Đâu là mối liên hệ giữa năng lượng và các giác quan? Khi các giác quan và một hệ năng lượng tồn tại ở cùng một tầng thứ nhất định, chúng sẽ thiết lập mối liên hệ và tương tác với nhau, khiến các giác quan có được khả năng nhận thức. Nếu các giác quan và năng lượng không ở trong cùng một tầng thứ, chúng không thể tương tác với nhau. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể nhận thức được trạng thái thực sự của các mức năng lượng khác, chẳng hạn như các tầng hay không gian của phân tử, nguyên tử hay hạt nhân. Khi đồng ý rằng con mắt thịt của chúng ta không thể quan sát phân tử, nguyên tử hay hạt nhân, một số người có thể lập luận rằng các nhà khoa học vẫn có thể quan sát sự chuyển động của chúng với sự trợ giúp của các thiết bị khoa học. Thực ra, các thiết bị có thể quan sát sự phản chiếu, hay phản ánh của các vật thể từ những không gian khác vào không gian này, chứ không phải hình thức thực sự của không gian khác hay hệ năng lượng khác; bởi vì các thiết bị, bản thân chúng được tạo ra từ vật chất của không gian chúng ta, và sử dụng năng lượng mà chúng ta có thể làm chủ. Do vậy, các thiết bị nhân tạo không thể hoàn toàn giao tiếp với các hệ năng lượng cao hơn.

Để tìm hiểu về các hạt tử vi mô, các nhà khoa học đã phát triển ‘Cơ học Lượng tử’, lý thuyết được khơi dậy và liên tục được xác nhận bằng các thí nghiệm. Phải chăng điều này có nghĩa là chúng ta có thể hiểu được các không gian khác bằng khoa học thực nghiệm? Không hẳn là vậy. Các lý thuyết khoa học chỉ là những chiếc cầu nối, liên kết không gian chúng ta với các không gian khác qua các công thức toán học, thứ đóng vai trò là một ngôn ngữ phổ thông cho các mức năng lượng khác nhau. Thế nhưng, thực tế là những chiếc cầu nối này vẫn không dễ quan sát được. Thậm chí, với những phần không gian khác mà không thể kết nối được với không gian chúng ta, thì chúng ta không có cách nào để nghiên cứu chúng.

Mô tả các không gian khác bằng những số liệu vật lý từ không gian này của chúng ta, chẳng hạn như thời gian, khoảng cách, động lượng hay năng lượng (của các hình thức mà chúng ta biết), chắc chắn là hạn chế hiểu biết của chúng ta, và khiến chúng ta ngày càng cô lập với các không gian khác. Kết quả là một mình khoa học thực nghiệm không thể dẫn tới một sự biểu biết toàn diện về các không gian khác.


Thanked by 1 Member:

#3 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:45


Khái niệm ‘khoa học’

Khi nói về khoa học, người ta tự nhiên sẽ nghĩ đến các kiến thức và công nghệ mà chúng ta đã làm chủ được; đó là, khoa học thực nghiệm phương Tây nghiên cứu về thế giới vật chất này. Dù người ta có không đồng ý về nhiều vấn đề, nhưng hầu hết người ta đều tin, thậm chí là tôn thờ, tới một mức độ nào đó, khoa học hiện đại, và coi những người dám thách thức nó là ngu xuẩn và không thể chấp nhận được.

Liệu khoa học thực nghiệm có phải là khoa học thực sự không? Chúng ta học các kiến thức khoa học một cách thụ động từ trường tiểu học tới trung học, nơi mà các học sinh giỏi có thể ghi nhớ và nắm được các nguyên lý khoa học hiện thời. Kết quả là, việc thi tuyển đại học dựa phần lớn vào mức độ học sinh hiểu được các nguyên lý này. Khi thời gian qua đí, bộ não của chúng ta đã bị tràn ngập bởi những nguyên lý thu thập được này. Những ai dám đặt dấu hỏi với chúng thường bị công kích thậm tệ, trong khi những người đi theo chúng được khích lệ và công nhận bởi xã hội.

Trong những năm 60 [của thế kỷ XX], lấy ví dụ, giới khảo cổ học tin rằng nhân loại hiện đại khởi nguồn từ Nam Phi vào khoảng 100.000 năm trước đây và di cư sang Châu Âu vào khoảng 40.000 năm trước đây. Và rồi họ đi sang Châu Á, rồi đến Bắc Mỹ vào khoảng 30.000 năm trước. Sau đó, họ đến Trung và Nam Mỹ vào khoảng 15.000 năm trước. Tuy nhiên, năm 1966, một nhà khảo cổ học người Mỹ, bà Virginia Steen-McIntyre đã phát hiện ra nhiều công cụ nhân tạo tại Mexico, và xác định niên đại chúng khoảng 200.000 năm trước bằng cách sử dụng 2 kỹ thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ. Nhưng do các kết quả của bà xung đột với lý thuyết thịnh hành, nên bà đã bị cấm tiếp tục nghiên cứu, và địa điểm khai quật đã bị đóng cửa. Virginia đã phải bỏ dở công trình nghiên cứu của bà, điều bà rất đam mê.

Có những nhân tố về chính trị hay xã hội ngăn cản chúng ta đột phá các quan niệm và lý thuyết hiện thời. Cũng có những nhân tố khác khó phát hiện hơn, nhưng đang điều khiển ý thức chúng ta một cách chặt chẽ. Lấy ví dụ, khoa học hiện đại dựa rất nhiều vào toán học. Mở bất cứ cuốn tạp chí hay tập san khoa học nào, bạn sẽ thấy những trang chỉ toàn là công thức và ký hiệu toán học. Toán học, tuy nhiên, chỉ là một lý thuyết phản ánh thế giới vật chất của chúng ta. Một khi sử dụng nó, chúng ta đã bị nó hạn chế mà không hay biết. Lấy ví dụ, trong không gian chúng ta, 1+1=2, và 1.000 mét = 1 kilômét. Nhưng ở không gian khác, các thực thể sống không có khái niệm nặng nhẹ hay kích cỡ. Trong không gian của họ, 1 mét có thể tương đương với 1 kilômét hay 1 milimét, và điều này sẽ phá vỡ các khái niệm về mét, kilôgram, và giây. Khái niệm về kích cỡ, cũng sẽ khác với ở trong không gian chúng ta. Do vậy, để có sự tiến bộ trong khoa học, chúng ta phải liên tục loại bỏ các quan niệm cũ, và đột phá khỏi cái khung đang tồn tại; nếu không, chúng ta sẽ bị trói chặt vào các lý thuyết hiện tại mà không thoát ra được.

Nhìn từ khía cạnh này, khoa học hiện đại giống như một con quái vật đang kiểm soát tâm trí mỗi người, và từ đó kiểm soát toàn bộ xã hội. Nhưng không ai để ý tới điều đó, bởi vì họ đang bị khống chế. Hệ tư tưởng và phương pháp luận của con người bị giới hạn bởi khoa học thực nghiệm. Nếu chúng ta tiến bước theo hướng mà khoa học thực nghiệm cho phép, con đường sẽ trở nên ngày càng hẹp và hẹp hơn nữa.


Thanked by 1 Member:

#4 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 09:57

[indent]
Hiện nay khoa học giảng vũ trụ được hình thành thế nào, hình thành thế này, hình thành thế kia, vật chất này, vật chất kia. Nhận thức ở cao hơn là vũ trụ là do thời gian và không gian cấu thành; trên thực tế vũ trụ ở căn bản nhất chính là năng lượng cấu thành.” [/indent]
Năng lượng là điều cơ bản. Nó không động chạm đến được, và tồn tại độc lập với vật chất ở bất cứ không gian nào. Một khi đã đồng hóa với một mức năng lượng, con người sẽ xây dựng được một hệ thống khoa học, từ năng lượng không động chạm đến được tới vật chất động chạm đến được, và điều này khiến khoa học khá cứng nhắc và bị giới hạn. Và rồi, làm sao chúng ta có thể đột phá được không gian vật chất này, để chạm tới thực tại của các không gian khác?
Cách duy nhất là hãy điều chỉnh và phù hợp với sự đòi hỏi của các mức năng lượng kia. Và rồi, các vật thể và thực thể sống từ không gian khác sẽ tự động triển hiện dưới dạng thức thực sự của chúng, để con người có thể nghiên cứu và hiểu biết được các mức năng lượng ấy. Từ các không gian khác mà nhìn vào không gian chúng ta, thì chúng ta có thể xuất hiện dưới dạng không động chạm đến được, và giống như hư ảo.
Và rồi, làm sao để chúng ta có được sự nâng cấp trong mức năng lượng? Điều này liên quan đến sự nâng cấp trong tâm tính (tư tưởng, hay tính tình) và cách thức nhìn nhận vũ trụ, đó chính là vấn đề về ‘tu luyện’. Thông qua tu luyện, con người có thể loại bỏ các quan niệm tại tầng thứ thấp, đẩy cách nghĩ của họ lên một tầng thứ cao hơn, từ đó có thể tương tác và quan sát chân tướng của vũ trụ ở tầng thứ đó. “
Một số người có thể tự hỏi làm sao khoa học lại có thể liên hệ với tâm tính, cách suy nghĩ, và tu luyện? Khi nghiên cứu về vũ trụ, khoa học thực nghiệm có xu hướng tập trung vào mặt vật chất của thế giới, và bỏ quên mặt tinh thần của nó. [indent]
“Lịch sử xưa nay trong giới tư tưởng học vẫn luôn có vấn đề rằng vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính; nghị luận mãi, tranh luận mãi về vấn đề ấy. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính.” [/indent][indent]
“Lấy con người làm ví dụ, Đạo gia xem thân thể người như một tiểu vũ trụ; con người có thân thể vật chất; nhưng chỉ cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã. Vũ trụ này của chúng ta cũng như thế; có hệ Ngân Hà, có các thiên hà khác, cũng như các sinh mệnh và nước, vạn sự vạn vật trong vũ trụ này; đó là phương diện tồn tại vật chất; nhưng đồng thời chúng cũng có tồn tại đặc tính tiên thiên ......Dẫu là vi lạp vật chất nào thì cũng bao hàm chủng đặc tính ấy, trong vi lạp cực nhỏ cũng bao hàm chủng đặc tính ấy.” [/indent]
Con người là một thể thống nhất của vật chất và tinh thần, và nhận thức của con người với thế giới là dựa vào các giác quan. Các mức năng lượng khác nhau tạo ra các tầng vật chất và ý thức khác nhau, và các thực thể sống khác nhau, với thân thể và giác quan khác nhau, để rồi các giác quan đó có thể nhận thức được vật chất như là biểu hiện của năng lượng tại cùng tầng thứ ấy. Chỉ bằng cách tu luyện tâm tính và loại bỏ các tâm chấp trước (dính mắc) thu thập được, người ta mới có thể đột phá khỏi sự giới hạn của tầng thứ đó để tiến lên tầng thứ cao hơn. Tuy nhiên, nếu người ta chấp trước vào một tầng thứ thấp, thì người ta chỉ hiểu được tầng thứ đó, phán xét mọi thứ dựa trên sự thiên kiến, và do đó không thể có được những ý tưởng mới. Vì vậy, những người khác không thể làm gì nếu người đó không tự thay đổi chính mình. Chỉ tu luyện mới có thể cho phép con người từ bỏ các tâm chấp trước vào tầng thứ thấp, để họ phù hợp với yêu cầu của các tầng thứ cao hơn. Do vậy, người ta sẽ tự cải thiện chính mình và nhận thức được sự biểu hiện của các mức năng lượng cao.
Đây không phải là trí tưởng tượng. . Thực ra, Phật, Đạo và Thần là những thực thể sống ở tầng thứ cao tại các không gian khác, chứ không phải là trí tưởng tượng, sự mê tín hay ảo giác. Khoa học thực nghiệm phủ nhận sự tồn tại của họ, bởi vì khoa học không thể quan sát được họ. Con người đã hạn chế chính mình bởi sự vô minh, và cũng ngăn khoa học phát triển lên một mức cao hơn. Mức độ tâm tính và chuẩn mực đạo đức của một người không thể được đo đạc bởi khoa học thực nghiệm, và vì vậy chúng thường bị bỏ quên. Thế nhưng ảnh hưởng của chúng tới một người, một vùng, hay thậm chí một xã hội là không thể chối bỏ được.

Thanked by 1 Member:

#5 PhotonBelt

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 129 Bài viết:
  • 180 thanks

Gửi vào 14/08/2013 - 11:34

thớt Tử Vi mà sao có giảng đạo vào đây ?

Thanked by 1 Member:

#6 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 19/08/2013 - 09:26

tương lai của sinh mệnh



Con người có nhiều loại cảm giác khác nhau về tương lai, chẳng hạn như trông mong, e dè hay sợ hãi. Một số người tìm cách dự đoán tương lai bằng các phương pháp khoa học, trong khi những người khác cố gắng nhìn thấu tương lai bằng các năng lực siêu thường. Bất kể thế nào, con người luôn nghĩ rằng việc có thể đoán trước tương lai sẽ bảo vệ cho chính họ. Có thể sống sót có nghĩa là họ vẫn còn có hy vọng cho tương lai, mặc dù họ không biết rằng tương lai ấy đòi hòi những gì.

Nếu chúng ta coi thời gian là đường thẳng, thì cái “hiện tại” chính là tương lai của “quá khứ”. Với quan điểm ấy, “tương lai” tuyệt đối là chưa xảy ra, không thể biết trước, và đơn giản là chưa hề tồn tại, nói gì đến dự đoán hay thay đổi. Mặt khác, nếu chúng ta chấp nhận quan điểm rằng thời gian và không gian là tồn tại hài hòa, vũ trụ này có các thời-không khác nhau, và chúng tồn tại ở các tầng thứ khác nhau, thì cái “tương lai” ấy thực sự có tồn tại ở một không gian khác. Do đó, chúng ta không những có thể biết trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, mà còn có thể nhìn xem lịch sử đã được an bài như thế nào.

Cách hiểu về tương lai của con người không nên dựa trên sự phân tích xu thế, thứ phương pháp được sử dụng bởi khoa học xã hội. Để dự đoán tương lai, chúng ta phải hiểu về không gian và thời gian. Nếu chúng ta siêu xuất không gian và thời gian vốn được hiểu bởi con người (bốn hay nhiều chiều không gian hơn), chúng ta sẽ biết rằng thời gian và không gian tồn tại thành từng lớp trong vũ trụ bao la này, được an bài bởi các vị Thần cao hơn, và xã hội nhân loại chính là được phát triển chiểu theo thiên tượng. Cái “tương lai” ấy sẽ ở trong các thời-không khác liên quan tới sự chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ, và tương lai của một cá nhân là nút cuối cùng của vũ trụ. Nếu chúng ta nhìn vào tương lai của một cá nhân, một quốc gia, hay cả thế giới chỉ theo cái nhìn của xã hội nhân loại, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được câu trả lời. Do đó, con người không thể xác định tương lai. Thay vào đó, điều người ta định làm về tương lai chỉ là tạo ra tương lai của chính họ bằng cách chiểu theo ý chí của vị Chủ đã khai sáng vũ trụ, từ đó xác định vị trí chính họ trong vũ trụ.

Hãy nhìn vào tâm con người. Nếu họ vẫn tiếp tục ích kỷ, và nếu các đặc tính cơ bản cấu thành sinh mệnh họ biến dị, họ sẽ hủy diệt lẫn nhau cho tới khi tất cả bị tiêu hủy. Nếu loại hiện tượng biến dị này xuất hiện trong vũ trụ ở một mức độ lớn hơn, thì cả vũ trụ này sẽ phải đối diện với một cuộc khủng hoảng. Nếu điều này là thật, thì sinh mệnh nào sẽ có một tương lai trong vũ trụ? Không quả trứng nào sống được trong một cái tổ bị vỡ, và nếu môi hở thì răng lạnh.

Và rồi, nhìn từ góc độ quan hệ nhân quả toàn diện, nếu chúng ta muốn tương lai của sinh mệnh mình được tốt đẹp, chúng ta phải chiểu theo tiêu chuẩn của cái tốt kể từ bây giờ, và chuyển sinh mệnh của chúng ta thành thuần khiết như ban đầu. Rõ ràng là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, khổ nạn ngày hôm hay được gây ra bởi nghiệp lực tạo ra trong quá khứ, và nếu chúng ta muốn một tương lai hạnh phúc, chúng ta phải làm điều tốt trong đời này. Vì sinh mệnh một người tu luyện là không ngừng trở về với cảnh giới tiên thiên được sinh ra ban đầu trong vũ trụ, cuộc sống hạnh phúc trong tương lai của họ sẽ là các vị Phật, Đạo, Thần tại các tầng thứ khác nhau trong vũ trụ này.


#7 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 19/08/2013 - 10:50

Thuyết vô thần là “duy tâm”



Khi bàn đến vấn đề “hữu thần hay vô thần”, những người vô thần thường tự coi mình là người “duy vật”, còn những người hữu thần là “duy tâm”, là mê tín. Thực ra chính những người “duy vật” không tin vào Thần này mới là người “duy tâm” điển hình.
Thế nào là “chủ nghĩa duy vật”? “Chủ nghĩa duy vật” cho rằng tồn tại khách quan là có trước (đệ nhất tính), còn nhận thức chủ quan là có sau (đệ nhị tính). Theo đó, khách quan quyết định chủ quan, và tồn tại quyết định ý thức. Ví như Phật, Đạo, Thần có thực sự tồn tại hay không, là do nhận thức chủ quan của người ta quyết định, là khác biệt với tồn tại khách quan. Họ đem những gì con người không thể nhìn thấy, hoặc những gì khoa học thực nghiệm không nhận thức đến xếp vào vị trí thứ hai, sau cái tồn tại “khách quan”, và cho là “duy tâm”. Đây là “chủ nghĩa duy vật”? Từ những năm 70 thế kỷ 20, y học phương Tây đã tiến hành giải phẫu cơ thể người mà vẫn không phát hiện được kinh lạc và huyệt vị. Trên thế giới có nhiều người như vậy, lẽ nào không có ai nhìn thấy được kinh lạc và huyệt vị? Dường như khó mà chứng minh nhân thể tồn tại kinh lạc và huyệt vị. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng «Hoàng Đế nội kinh», một cuốn cổ thư Trung Quốc, đã sớm đề cập đến rồi. Nếu Hoàng Đế không biết là có kinh lạc và huyệt vị, thì làm sao ông thấy rõ chúng và miêu tả ra? Lẽ nào vào thời kỳ đồ đá, con người mài đá thành kim rồi châm lên cơ thể người để làm thí nghiệm, rồi Hoàng Đế tổng kết kết quả? Còn vì sao Hoàng Đế có thể nhìn thấy, thì người ta nói đây vẫn là một bí ẩn. Vào thời Xuân Thu, Biển Thước nhìn thấy đằng sau thân Tề Hoàn Công có bệnh, nhưng Tề Hoàn Công và những người xung quanh không nhìn thấy. Tề Hoàn Công xem ra là một người “duy vật”, nhìn không thấy thì không tin, và những người xung quanh đều nói Biển Thước bảo người không có bệnh thành có bệnh, và không chịu chạy chữa, để sau đó “bệnh nhập tới tủy xương” thì đã muộn rồi. Như vậy ở đây rốt cuộc Biển Thước là người “duy vật” hay Tề Hoàn Công là người “duy vật” đây?

Có người nói, để phù hợp với khoa học, thì cần phải nhiều lần tiến hành thí nghiệm để nghiệm chứng. Nghiệm chứng như thế nào? Ví như có người lập kỷ lục chạy đua 100 mét lập nên kỷ lục thế giới ở 10 mét, thì chẳng lẽ ai cũng có thể lập kỷ lục ở 10 mét? Hoặc, vẫn để người lập kỷ lục đó tiến hành thí nghiệm nhiều lần để xem anh ta có đạt thành tích không? Cũng giống như Biển Thước nhìn thấy bệnh của Tề Hoàn Công, hay Hoàng Đế nhìn thấy kinh lạc huyệt vị, mà người khác không nhìn thấy vậy. Làm sao để liên tục tiến hành thí nghiệm đây? Nếu không thể, thì liệu có thể khẳng định Biển Thước và Hoàng Đế đã nhìn không đúng? Đây không phải khoa học sao?

Thực ra những người “duy vật” này, không chỉ nhìn không thấy thì không tin, mà thậm chí cố chấp đến mức có nhìn thấy cũng không dám tin nữa. Ví như con người chết rồi nhục thân phải thối rữa, đây là phù hợp với “khoa học”. Nên khi một số người qua đời, để tránh thân thể bị mục nát, người ta phải dùng rất nhiều kỹ thuật chống thối rữa để xử lý (ướp xác). Tuy nhiên, trên thế giới có rất nhiều cao tăng có nhục thân không bị mục rữa, như Kim Kiều Giác ở núi Cửu Hoa, viên tịch vào năm 794 SCN, 3 năm sau, khi mở quan tài đá ra, chúng tăng kinh ngạc phát hiện thấy nhục thân cao tăng họ Kim vẫn “sắc diện như còn sống, sờ vào vẫn thấy mềm, khớp xương kêu thành tiếng”. Vào triều Minh, pháp sư Vô Hà thọ 110 tuổi viên tịch, chúng tăng khiêng nhục thân vẫn còn xếp bằng vào trong chum, 3 năm sau mở ra, thấy nhục thân vẫn còn tốt, sắc mặt như còn sống. Cao tăng Huệ Năng nổi tiếng triều Đường, sau khi viên tịch lưu lại nhục thân đến hôm nay vẫn không mục nát, còn bảo tồn tại chùa Nam Hoa ở Thiều Quan, Quảng Đông… Như vậy nhục thân họ vì sao không bị hư hoại? Chẳng lẽ phải đợi đến khi khoa học phát triển tới mức chứng minh được sau khi chết nhục thân có thể không bị hư, thì nhục thân các hòa thượng này mới không bị mục nát? Thực ra họ chính là Thần, nhưng người ta nhìn không thấy, do đó mới không bị hư hoại. Nhìn thấy vẫn còn không tin, đành dùng cụm từ “bí ẩn chưa được giải thích” cho xong! Như vậy, không phải người ta cứ muốn là có thể nhận thức được thế giới khách quan.

Lúc lâm chung, pháp sư Vô Hà niệm một bài kệ: “Ta đi rồi hình hài hưởng thọ hơn 100 năm, thân ảo gầy khô mà pháp thân phình ra. Tinh thần cao quý trên trời còn với tới được, cảnh tượng thế gian con người xa lắm rồi. Khách đến hỏi ta quy về phương nào, hết Đông đến Xuân lại thấy hoa mai nở”. Con người liệu có thể làm được vậy không? Họ chẳng phải là Thần sao? Thần chẳng phải là tồn tại sao? Muốn đạt đến cảnh giới đó, thì chỉ có tu luyện!

Ở thế giới khách quan này, không chỉ có nhục thân bất hoại, mà một viên tướng từng nhậm chức tư lệnh quân khu Tây Tạng đã tận mắt chứng kiến một vị lạt-ma đạo hạnh cao siêu hóa thành một luồng sáng đỏ bay mất vô ảnh vô tung. Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, số người tu thành rồi hóa thành luồng sáng đỏ bay đi là rất nhiều, trong sách đều có ghi lại. Vào những năm hoằng truyền mật pháp đại viên mãn, vùng Tây Tạng băng tuyết có 10 vạn người tu hành thân hóa thành luồng sáng đỏ mà thành tựu. Vì sao nhục thân các hòa thượng kia lại bất hoại? Vì sao lại có chuyện hóa thành luồng sáng đỏ? Theo đó thì khoa học nhân loại vẫn còn chưa phát triển đủ, giải thích không được. Đều cho rằng khoa học còn chưa phát triển đủ, thì làm sao có thể lấy đó để chứng minh là Thần không tồn tại? Khoa học nhân loại liệu có thể phát triển đến mức cùng tận, chạm sát chân lý của toàn vũ trụ hay không? Nếu như không thể, thì không thể chứng minh rằng Thần là không tồn tại!


Thanked by 1 Member:

#8 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 19/08/2013 - 14:13

Khoa học hiện đại dựa trên thuyết vô thần



Mặc dù khoa học đã cung cấp nhiều tiện nghi vật chất cho cuộc sống con người, nó cũng phủ nhận và thậm chí phá hoại nghiêm trọng đạo đức nhân loại. Con người là sinh mệnh ở một tầng trong vũ trụ và không thể vĩnh viễn trong trạng thái mê hoàn toàn. Làm sao có thể phá trừ những chỗ mê này?
1. Căn bản của khoa học hiện đại là thuyết vô thần

Cung cấp kiến thức là phương pháp mà khoa học hiện đại dùng để đạt được sự tin tưởng của con người, nhưng nó không tiết lộ bản chất thật sự. Khoa học hiện đại không muốn thừa nhận rằng nó đã dùng cạn khả năng trong việc khám phá chân lý vũ trụ.

Khoa học hiện đại có một tiêu chuẩn rõ ràng để lựa chọn các thực tế và lý thuyết mới, từ đó chấp nhận chúng như sự thật và chân lý. Nếu chúng có thể vượt qua các cuộc thực nghiệm và được chứng minh theo các lý thuyết truyền thống, đồng thời tất cả đều cổ xúy thuyết vô thần, thì chúng sẽ được chấp nhận như một phần của khoa học dòng chính. Trái lại, các thực tế và lý thuyết nào ủng hộ thuyết hữu thần sẽ bị bài xích triệt để, ngay cả các hiện tượng có thật đã xảy ra và được quan sát rõ ràng. Thái độ chung là trong những trường hợp này, các thí nghiệm lặp đi lặp lại là cần thiết để xem chúng có đúng hay không. Ở tình huống như vậy, một lý do sẽ được đưa ra là các lý thuyết khoa học hiện tại không thể giải thích những hiện tượng này, và giải thích sẽ được đưa ra sau khi khoa học đã phát triển hơn.

Thuyết vô thần là cơ sở của khoa học hiện đại.

2. Bản chất của khoa học là phủ nhận vai trò của tâm tính

Mâu thuẫn giữa vô thần và hữu thần, cũng như giữa thuyết tiến hóa và thuyết sáng thế, dường như chỉ là tranh luận giữa các học thuyết; tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy.

Theo các tôn giáo xưa nay, con người vốn được tạo ra bởi Thần. Rõ ràng, Thần đã có yêu cầu và kỳ vọng vào con người khi tạo ra họ. Bởi vậy, vai trò của tâm tính, đức và lương thiện là hết sức trọng yếu, dường như là sự thật hiển nhiên. Tuy nhiên, từ góc độ vô thần luận, loài người không phải được Thần tạo ra. Thay vào đó, nó cho rằng con người phát triển thông qua tiến hóa. Đồng thời, thuyết tiến hóa lại dựa trên lý thuyết về “chọn lọc tự nhiên”. Lẽ nào một chức năng cơ thể nhất định của động vật lại hoàn toàn dựa trên sự hữu dụng của nó? Theo cách suy luận ấy, tâm tính không còn quan trọng nữa. Mặc dù vậy, một số người vẫn bảo lưu quan điểm về đạo đức và giữ các suy nghĩ lương thiện. Khoa học hiện đại đã cách mạng hóa các phương thức sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất lớn lại phải chịu trách nhiệm cho sự suy đồi đạo đức nhân loại, cũng như chiến tranh mà nó gây ra. Điều này được cổ xúy hơn nữa bởi thuyết tiến hóa, mà coi đấu tranh như thứ gì đó “hợp lý” và “tự nhiên”.

Chính bởi tính thiếu sót của nó, khoa học hiện đại đã trở thành một công cụ phá hoại đạo đức nhân loại.

3. Thuyết tiến hóa là một bộ phận cốt lõi của khoa học hiện đại

Tri thức về vật chất mà khoa học hiện đại mang đến không nên thay đổi niềm tin của con người vào Thần. Trước khi thuyết tiến hóa ra đời, bất kể một người có tri thức bao nhiêu về vật chất, thì điều đó chỉ tăng cường tín tâm của người đó vào Thần. Đó là bởi vì con người kinh ngạc trước sự vĩ đại của Thần khi sáng tạo thế giới này. Nhưng sau khi thuyết tiến hóa ra đời, mọi việc thay đổi hoàn toàn, và người ta không còn tin rằng Thần đã tạo ra gì nữa. Khi người ta tin vào thuyết tiến hóa, họ thực sự đã đánh mất niềm tin vào Thần.

Tiếc thay, thuyết tiến hóa đã trở thành một bộ phận cốt lõi của khoa học hiện đại. Sự khác biệt giữa hữu thần/sáng thế với vô thần/tiến hóa không nằm ở thế giới này phức tạp thế nào, hay trái đất có là trung tâm của hệ mặt trời hay không, mà ở chỗ thế giới này đến từ đâu.

Bằng chứng tốt nhất giúp người ta phá trừ thuyết tiến hóa chính là sự tồn tại của các nền văn minh tiền sử. Khi thuyết tiến hóa được chứng minh là sai, quan niệm sai lầm đến từ khoa học hiện đại này đã bị phá trừ từ gốc rễ. Các tri thức còn lại về vật chất và tinh thần sẽ tiếp tục phát triển.


Thanked by 2 Members:

#9 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 09:25

Thần và khoa học



Bởi vì khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của Thần, nên nhiều người tuyên bố rằng Thần không tồn tại. Thực ra, chúng ta đều quên mất điểm này: mặc dù khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của Thần, nó cũng không thể bác bỏ sự tồn tại đó.
Nếu chúng ta tĩnh tâm và suy ngẫm cẩn thận về điều này, thì sẽ thấy các môn khoa học tự nhiên đều không tuyên bố liệu Thần có tồn tại hay không. Lấy ví dụ, toán học nói với chúng ta rằng 1 + 1 = 2. Đẳng thức này được cho là đúng, bất chấp sự tồn tại của Thần. Vật lý học nói với chúng ta rằng “khoảng cách là bằng thời gian nhân với vận tốc”. Công thức này cũng được coi là đúng bất chấp sự tồn tại của Thần. Hóa học tuyên bố hyđrô + ôxy = nước; điều này là hợp lệ bất chấp sự tồn tại của Thần, v.v.

Điều duy nhất khiến người ta nghi ngờ về vai trò của Thần, đó là thuyết tiến hóa của Darwin. Học thuyết này đã được chấp nhận như một chân lý, bởi vì chúng ta đều được dạy như vậy từ trung học. Một khi được chấp nhận, người ta không còn đặt câu hỏi về nó nữa và coi nó như chân lý. Trên thực tế, học thuyết của Dawin chỉ là một giả thuyết. Bằng chứng duy nhất của Darwin đến từ những khám phá về hóa thạch ở các thời kỳ khác nhau. Rồi ông ta sắp xếp những hóa thạch đó theo một chuỗi thời gian giả định và lấy đó làm bằng chứng ủng hộ giả thuyết về tiến hóa. Có những lỗ hổng lớn trong giả thuyết này. Nếu nó được coi là bằng chứng cho một học thuyết, thì cho tới giờ, chưa có ai tìm thấy hóa thạch người theo “cây tiến hóa” giữa 4 và 8 triệu năm trước, hay chưa có ai tìm thấy các loài chuyển tiếp giữa khỉ và vượn, hay giữa vượn và người.

Từ góc độ thực nghiệm, có nhiều câu hỏi tương tự được đặt ra mà không thể giải thích. Ví dụ, tại sao nước mắt của khỉ và vượn lại không mặn, trong khi nước mắt con người lại mặn? Tại sao vượn từ những vùng khác nhau trên thế giới lại chỉ cho thấy những khác biệt rất nhỏ, mà nếu chúng ta tiến hóa từ vượn thành nhiều chủng tộc khác nhau, thì mỗi chủng tộc lại có khác biệt rất lớn về văn hóa và ngôn ngữ?

Theo nguyên lý tiến hóa, luôn tồn tại “sự giữ lại những gì hữu ích và thoái hóa những gì vô ích” trong các nội tạng khác nhau của tất cả các loài. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng 90% não người vẫn chưa được sử dụng. Vậy tại sao những vùng không dùng đến trong não ấy không bị teo mất? Nói cách khác, tại sao não chúng ta lại phát triển nhiều phần “vô dụng” như thế trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người? Đây chỉ là vài ví dụ được nêu ra. Ngoài ra, các nhà khoa học ứng dụng công nghệ di truyền đã thu được bằng chứng rằng gene của vượn có xác suất rất thấp để có thể tiến hóa thành người.

Thực ra, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đặt câu hỏi về thuyết tiến hóa của Darwin. Trong vũ trụ bao la này, con người thật quá ư nhỏ bé. Có thể nào con người thực sự là sinh vật thông minh duy nhất trong vũ trụ? Tại sao câu hỏi này lại ít được tìm tòi khám phá đến thế? Sau cùng, một vị Thần đơn giản là một sinh mệnh cao cấp hơn con người, xét về trí tuệ, năng lực và cảnh giới. Có gì phải sợ hãi khi đề cập đến điều này? Chỉ là vì con người ngày nay coi việc kiếm tiền là quan trọng hơn tất cả. Do đó, càng ít người sẵn sàng suy ngẫm về những câu hỏi kiểu như vậy. Đây là một điều đáng tiếc nhất của nhân loại. Và ngày nay, nhiều nhà khoa học đã quá tự mãn với những thành tựu khoa học của họ trong quá khứ, và kết quả là mất hết tinh thần và can đảm để khám phá những điều chưa biết. Một số người khăng khăng với những lý thuyết xưa cũ và từ chối chấp nhận thực tại khách quan. Đây là điều đáng tiếc nhất của khoa học.

Bằng cách khảo sát lịch sử khoa học, chúng ta sẽ thấy nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên đã từ từ phát triển dưới sự hướng dẫn của các giả thuyết. Chừng nào một giả thuyết hay lý thuyết có thể cung cấp giải thích thỏa đáng cho một số hiện tượng quan sát được, hay cho sự thực nghiệm—và đến lượt nó lại được chứng minh bởi thực nghiệm, thì khoa học ấy sẽ tạm thời được chấp nhận, và được sử dụng để dẫn dắt hành động thực tế. Đó là, cho tới khi có những lý thuyết hoàn hảo hơn thay thế nó, hoặc có những bằng chứng thuyết phục phủ nhận nó, thì nó vẫn được chấp nhận


Thanked by 2 Members:

#10 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 20/08/2013 - 10:07

Học thuyết Darwin



Học thuyết tân Darwin: Đã đến lúc phải xem xét lại
Chủ nghĩa tân Darwin (neo-darwinism) là thuật ngữ dùng để mô tả ngành tổng hợp tiến hóa hiện đại của thuyết tiến hóa Darwin theo cơ chế chọn lọc tự nhiên kết hợp với di truyền học Mendel.

Những thành quả chói lọi do khoa học và công nghệ mang lại trong thế kỷ 19 nhờ “phân tích lý tính” đã khiến người ta nghĩ đến việc ứng dụng phương pháp lý tính trong những lĩnh vực khác.

Theo sau thành công rực rỡ của “phương pháp” và “lý tính” trong vật lý và hóa học – và đặc biệt trong y học – người ta đã tìm cách ứng dụng phương pháp phân tích tương tự cho các vấn đề khó khăn phức tạp như: xã hội nhân loại và các vấn đề kinh tế; tâm lý con người; và thậm chí cả nguồn gốc và sự phát triển của sự sống. Kết quả là sự xuất hiện những triết học cơ giới trong thế kỷ 19: Chủ nghĩa Marx, học thuyết Freud và học thuyết Darwin.

Tính đơn giản và chắc chắn của các hệ thống này đã phản ánh một đời sống được tổ chức một cách thông minh, có trật tự của xã hội dưới thời nữ hoàng Victoria vương quốc Anh, với những tiêu chuẩn độc đoán và các định kiến bị thể chế hóa. Hiện nay, sau một thế kỷ, cả ba hệ thống trên đã phát triển, đã được kiểm nghiệm bởi lịch sử, và cuối cùng nhận ra đó là những công cụ không thích hợp.

Không giống như Marx và Freud, Darwin vẫn còn được coi trọng trong cả hai khía cạnh: người có tư tưởng tiên phong, và đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu cẩn thận (Các nghiên cứu của ông về những con hàu hóa thạch lưu lại một quyển sách các dẫn chứng cho các nhà cổ sinh vật học). Nhưng trong những năm đầu của thế kỷ 20, lý thuyết mang tên ông đã bị biến thành học thuyết tân Darwin: học thuyết mà các dạng sống là những cái máy, với mục đích chỉ là nhân bản gen – một vấn đề của hóa học và khoa học thống kê; hoặc theo lời giáo sư Jacques, Monnod, giám đốc viện Pasteur, một vấn đề chỉ thuộc về “sự ngẫu nhiên và sự cần thiết”. [1]

Và trong khi bằng chứng về sự tiến hóa bản thân nó vẫn còn sức thuyết phục – đặc biệt là những sự giống nhau được phát hiện thấy trong ngành giải phẫu so sánh và ngành sinh học phân tử của nhiều loài khác nhau – nhiều bằng chứng thực nghiệm mà trước đây người ta tin rằng ủng hộ cho cơ chế đột biến di truyền kết hợp với sự chọn lọc tự nhiên của học thuyết tân Darwin, đã tan chảy như tuyết vào buối sáng mùa xuân, nhờ sự quan sát tốt hơn và sự phân tích cẩn thận hơn.

Hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Marx, Freud và tân Darwin cuối cùng đã hoàn toàn sụp đổ bởi cùng một nguyên nhân: chúng đã cố sử dụng giản hóa luận cơ giới để giải thích và tiên đoán các hệ thống, những thứ mà hiện nay chúng ta biết là có những liên hệ phức tạp, và không thể giải thích theo kiểu cộng gộp các phần của chúng lại với nhau.

Trong trường hợp học thuyết tân Darwin, không phải là những bí ẩn của tư duy hay kinh tế được giải thích, mà là nguồn gốc của những sinh vật đơn bào trong lòng đại dương nguyên sinh, và sự phát triển của nó thành thực vật và động vật ngày nay theo một quá trình hoàn toàn mơ hồ của đột biến gen cùng với sự chọn lọc tự nhiên.

Trong 5 thập kỷ đầu của thế kỷ 20 – thời kỳ hoàng kim của các học thuyết – các nhà động vật học, cổ sinh vật học và các nhà giải phẫu so sánh đã tập hợp được những mẫu vật trưng bày ấn tượng, mà rất nhiều thế hệ học sinh đã thấy ở các Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên trên toàn thế giới: sự tiến hóa của họ ngựa; các hóa thạch minh họa sự chuyển tiếp từ cá đến loài lưỡng cư, đến loài bò sát, rồi đến động vật có vú; và những khám phá các loài lạ lùng đã tuyệt chủng như “chim thủy tổ’, trông có vẻ nửa bò sát, nửa chim.

Trong những thập kỷ kế tiếp, những vật trưng bày này đầu tiên gây tranh cãi, sau đó bị hạ xuống, và cuối cùng bị đẩy vào tầng hầm tối của bảo tàng, vì các nghiên cứu sâu thêm đã chỉ ra chúng có những thiếu sót và sai lầm.

Bất cứ ai học ở một quốc gia Tây phương trong 4 thập kỷ gần đây sẽ nhớ lại về một sơ đồ tiến hóa của ngựa từ ‘Eohippus’, một loài chó nhỏ giống như sinh vật trong kỷ Thủy Tân (Eocene) khoảng 50 triệu năm trước đây, đến loài ‘Mesohippus’, một loài động vật cỡ con cừu khoảng 30 triệu năm trước đây, cuối cùng đến loài ‘Dinohippus’, có kích thước của một con ngựa nhỏ.

Vào năm 1950, George Simpson – một giáo sư cổ sinh vật học của trường Harvard – đã vẽ biểu đồ này. Đi kèm với nó là một cuốn sách tiêu biểu của ông – “Loài ngựa” – đã tóm gọn tất cả các nghiên cứu được thực hiện bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ vào nửa đầu thế kỷ trước.

Simpson đã tin tưởng một cách chắc chắn rằng bằng chứng của ông là không cần bàn cãi vì ông viết:“Lịch sử của họ ngựa vẫn còn là một trong những chứng cứ rõ ràng và thuyết phục nhất để cho thấy rằng các sinh vật thực sự tiến hóa… Ngày nay thực sự không có một nơi nào tiếp tục thu thập và nghiên cứu các hóa thạch đơn giản chỉ để xác định xem liệu sự tiến hóa có phải là sự thực không. Câu hỏi này đã được trả lời dứt khoát là có” [2]

Tuy nhiên, không lâu sau khi khẳng định điều này, Simpson thừa nhận rằng trong biểu đồ mà ông vẽ chứa những khoảng trống lớn mà ông đã không đưa vào: một khoảng trống là trước loài ‘Eohippus’ và không biết tổ tiên của nó, là một ví dụ, một khoảng trống nữa là sau loài ‘Eohippus’ và trước hậu duệ ‘Mesohippus’ của nó [3]. Trên quan điểm khoa học, thì cái gì liên kết những loài riêng rẽ trên biểu đồ nổi tiếng đó với nhau trong khi không có mẫu hóa thạch nào? Và làm sao những mẫu vật không có quan hệ như vậy có thể minh chứng cho sự đột biến gen hay sự chọn lọc tự nhiên được?

Mặc dù hiện nay, bản thân những bộ xương đã bị cho vào tầng hầm, nhưng biểu đồ nổi tiếng trên vẫn xuất hiện trong số các vật trưng bày của bảo tàng, những quyển sổ tay, sách in, từ điển bách khoa toàn thư và các bài thuyết giảng.

Con “Chim thủy tổ” khác thường này, thoạt nhìn cũng có vẻ xác minh quan niệm của thuyết tân Darwin rằng loài chim đã tiến hóa từ các loài bò sát nhỏ. Trên thực tế, nguồn gốc như vậy là không thể, bởi vì loài coelosaurs, cũng giống như các loài khủng long khác không có xương cổ, trong khi đó loài “chim thủy tổ”, giống như tất cả các loài chim, có xương đòn biến đổi để hỗ trợ các cơ ngực của nó. [4] Và nữa, rất lạ lùng, là làm sao một hóa thạch riêng rẽ lại là bằng chứng của sự đột biến có lợi hoặc sự chọn lọc tự nhiên được?

Những người theo học thuyết tân Darwin đã vội vàng tuyên bố rằng những khám phá hiện đại của ngành sinh học phân tử đã ủng hộ lý thuyết của họ. Chẳng hạn, họ nói rằng nếu phân tích ADN, bản đồ gen di truyền của thực vật và động vật thì sẽ phát hiện được chúng liên hệ với nhau gần hay xa. Nghiên cứu trình tự sắp xếp ADN cho phép vẽ được gia phả chính xác của tất cả các sinh vật sống và cho thấy chúng liên hệ với nhau bởi một tổ tiên chung như thế nào.

Đây là một tuyên bố rất quan trọng và tập trung vào học thuyết này. Nếu đúng, thì có nghĩa là các động vật mà những người theo học thuyết tân Darwin nói rằng có liên hệ gần gũi với nhau, chẳng hạn như hai loài bò sát, thì sẽ có ADN giống nhau nhiều hơn so với những loài động vật mà ít liên hệ với nhau, chẳng hạn như loài bò sát và loài chim.

15 năm trước, các nhà sinh vật học phân tử làm việc dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Morris Goodman tại Đại học Michigan đã quyết định kiểm tra giả thuyết này. Họ đã lấy ADN alpha-Hemoglobin của hai loài bò sát – rắn và cá sấu – hai loài mà những người theo học thuyết tân Darwin nói là có liên hệ gần gũi, và ADN hemoglobin của loài chim, trong trường hợp này là của một chú gà trong trại chăn nuôi.

Họ thấy rằng hai loài động vật có trình tự ADN ít giống nhau nhất là hai loài bò sát rắn và cá sấu. Chúng chỉ có khoảng 5% trình tự ADN giống nhau, tương đương với 1/20 ADN hemoglobin của chúng. Hai loài có ADN gần nhau nhất là cá sấu và gà, có khoảng 17% trình tự ADN giống nhau – gần 1/5. Trên thực tế, những điểm giống nhau của ADN là ngược lại so với dự đoán của những người theo học thuyết tân Darwin.[5]

Thậm chí còn bối rối hơn nữa là thực tế rằng sự khác biệt lớn về mã hóa gen lại có thể làm cho các loài động vật nhìn bề ngoài rất giống nhau và có những biểu hiện hành vi giống nhau. Trong khi đó, các sinh vật trông bề ngoài và hành vi hoàn toàn khác nhau lại có nhiều điểm chung về gen. Ví dụ có hơn 3.000 loài ếch, tất cả chúng bề ngoài nhìn đều giống nhau. Nhưng sự khác nhau về ADN giữa chúng còn lớn hơn giữa loài dơi và loài cá voi xanh.

Hơn nữa, nếu những ý tưởng về sự biến đổi gen dần dần của học thuyết tân Darwin là đúng, thì người ta có thể đoán rằng những sinh vật đơn giản có ADN đơn giản, còn các sinh vật phức tạp có ADN phức tạp.

Trong một vài trường hợp, điều này đúng. Loài giun tròn đơn giản là một đối tượng hay dùng trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vì ADN của nó chỉ chứa khoảng 100.000 đơn vị nucleotide. Ngược lại ở mức độ phức tạp, con người có 23 cặp nhiễm sắc thể, và chứa khoảng 3 tỉ đơn vị nucleotide.

Đáng tiếc rằng, học thuyết này lại bị phản bác bởi rất nhiều ví dụ chống lại. Trong khi ADN của con người chứa trong 23 cặp nhiễm sắc thể, thì loài cá vàng nhỏ bé lại có nhiều hơn gấp đôi, tới 47 cặp. Thậm chí, con ốc sên trong vườn cũng có đến 27 cặp nhiễm sắc thể. Một số loài hoa hồng có 56 cặp nhiễm sắc thể.

Vì vậy có một thực tế đơn giản là: việc phân tích ADN không chứng thực học thuyết tân Darwin. Trong phòng thí nghiệm, những phân tích ADN chứng minh học thuyết tân Darwin là không có cơ sở.

Một đòn thậm chí còn nặng hơn hơn đối với học thuyết này là việc khám phá ra rằng cốt lõi của học thuyết tân Darwin – khái niệm nguyên thủy của chọn lọc tự nhiên, hay sự sống sót của kẻ thích nghi nhất – là hết sức sai lầm.

Vấn đề ở chỗ: làm thế nào các nhà sinh học (hoặc bất cứ ai) có thể kể được những đặc điểm nào là sự “thích nghi” để sinh tồn của động vật hay thực vật? Làm sao có thể xác định được loài động vật hay thực vật nào là thích nghi.

Câu trả lời là: cách duy nhất để xác định sự thích nghi là bằng phương pháp giải thích duy lý hậu nghiệm – kẻ thích nghi là “những cá thể còn sống sót”. Trong khi cách duy nhất để mô tả cá thể duy nhất còn sống sót là “kẻ thích nghi”. Như vậy lý thuyết trung tâm của chủ đề Darwin này hóa ra là một suy luận lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa.

Giáo sư sinh học tại đại học Edinburgh, C.H. Waddington, đã viết: “Sự chọn lọc tự nhiên, đầu tiên được xem xét như thể nó là một giả thuyết đang cần phải có sự xác nhận bằng thực nghiệm hoặc quan sát, hóa ra khi xem xét kỹ hơn thì nó là một suy luận lặp đi lặp lại, một tuyên bố về mốitương quan vẫn thường nghe nói đến, mặc dù trước đây chưa từng được thừa nhận. Nó khẳng định rằng những cá thể thích nghi nhất trong quần thể (được định nghĩa là những cá thể để lại hậu duệ tốt nhất) sẽ để lại hậu duệ tốt nhất. Sau khi tuyên bố được đưa ra, tính đúng đắn của nó là hiển nhiên”. [6]

George Simpson, giáo sư cổ sinh vật học tại đại học Harvard, đã tìm cách khôi phục lại nội dung của ý tưởng về chọn lọc tự nhiên khi nói: “Nếu cha mẹ tóc đỏ, có tỉ lệ con cái trung bình lớn hơn so với những người có tóc màu hung hoặc đen, như vậy sự tiến hóa sẽ tiến triển theo hướng tóc màu đỏ. Nếu người có gen thuận tay trái có nhiều con, sự tiến hóa sẽ theo hướng thuận tay trái. Những đặc tính này bản thân nó không trực tiếp có ý nghĩa gì cả. Quan trọng là ai để lại nhiều hậu duệ hơn qua các thế hệ. Sự chọn lọc tự nhiên sẽ ủng hộ sự thích nghi chỉ khi các bạn định nghĩa sự thích nghi là sự để lại nhiều hậu duệ hơn. Trên thực tế, các nhà di truyền học định nghĩa nó theo cách đó, điều này có thể làm cho những người khác bối rối. Đối với một nhà di truyền học, sự thích nghi chẳng có gì liên quan tới sức khỏe, sức mạnh, vẻ đẹp, hay bất cứ thứ gì khác ngoài hiệu năng sinh sản”. [7]

Để ý cụm từ: “Những đặc tính này bản thân nó không trực tiếp có ý nghĩa gì cả.” Cụm từ vô hại này lại phá hoại nghiêm trọng quan niệm then chốt của Darwin: Các đặc tính thể chất đặc biệt của mỗi loài vật là thứ khiến nó thích nghi để tồn tại: cái cổ dài của loài hươu cao cổ, đôi mắt tinh của loài chim ưng, hay tốc độ chạy nhanh tới 97 km/giờ của loài báo gêpa.

Việc tái định nghĩa của Simpson đồng nghĩa với việc phải vứt bỏ tất cả điều trên: đó không phải là các đặc tính ảnh hưởng trực tiếp, mà đó là khả năng của loài động vật để duy trì nòi giống. Xét cho cùng, đây không phải là cuộc chạy đua về tốc độ mà chỉ là sự sinh sản mau lẹ. Vậy làm sao học thuyết tân Darwin có thể giải thích được sự đa dạng kinh khủng của các đặc tính?

Không chỉ những ý tưởng của những người theo học thuyết tân Darwin bị chứng minh là vô căn cứ qua nghiên cứu thực nghiệm, mà những kết quả lạ thường đã được đưa ra ánh sáng vào những thập kỷ gần đây còn chỉ ra rằng sự tiến hóa không mù mờ, mà đúng hơn là nó theo một con đường nào đó chưa hiểu được. Những thí nghiệm của Cairns ở Đại học Harvard và Hall ở Đại học Rochester cho thấy rằng các vi sinh vật có thể biến đổi theo cách có lợi.

Các thí nghiệm với cây thuốc lá và cây lanh đã chứng minh sự biến đổi gen thông qua kỹ thuật thụ tinh đơn [9]. Các thí nghiệm với các loài hải tiêu và loài kỳ nhông từ những năm 1920 đã chứng minh sự kế thừa của các đặc tính không di truyền [10]. Hơn nữa, như ngài Fred Hoyle đã chỉ ra, hóa thạch vi sinh vật đã được tìm thấy ở các thiên thạch, chỉ ra rằng sự sống là từ vũ trụ chứ không phải là một sự tình cờ may mắn xảy ra trong “bát súp nguyên thủy”. Quan điểm này cũng được chia sẻ bởi ngài Francis Crick, người đồng khám phá ra chức năng của ADN [11]

Dưới ánh sáng của những khám phá kiểu này, học thuyết tân Darwin mà được thừa nhận rộng rãi này không còn được thừa nhận một cách quá vô căn cứ như vậy nữa. Một thế hệ các nhà sinh học mới đang đặt lý thuyết này dưới ánh sáng lạnh lùng của sự điều tra thực nghiệm và khám phá ra rằng nó không thích hợp. Đó là thế hệ các nhà khoa học như Tiến sĩ Rupert Sheldrake, Tiến sĩ Brian Goodwin, giáo sư sinh học tại trường Đại học Mở và Tiến sĩ Peter Saunders, giáo sư toán học tại trường Cao Đẳng Hoàng Gia Luân Đôn.

Không ngạc nhiên rằng, công việc của thế hệ mới này là dị biệt với thế hệ cũ. Khi cuốn sách của Rupert Sheldrake “Một khoa học mới về sự sống” cùng với lý thuyết hình thái cộng hưởng mang tính cách mạng của cuốn sách được xuất bản vào năm 1981, ông John Maddox biên tập viên của tạp chí “Tự Nhiên”, đã phát động một lời kêu gọi đem đốt quyển sách này đi – một dấu hiệu chắc chắn rằng Sheldrake đã phát hiện ra một số thông tin quan trọng, nhiều người nghĩ vậy [12][13]

Tâm trạng hiện nay trong ngành sinh học đã được Sheldrake tóm tắt lại như sau, “Khá giống với làm việc ở nước Nga dưới thời Brehznev. Nhiều nhà sinh vật học có một bộ quan điểm nơi công sở –những quan điểm mang tính hình thức, và một bộ quan điểm khác - những quan điểm thực sự của họ, là những điều mà họ có thể nói một cách cởi mở với bạn bè. Họ có thể đối xử với các vật thể sống như những máy móc trong phòng thí nghiệm nhưng khi họ về nhà, họ không đối xử với gia đình của mình như một cái máy vô tri vô giác”.

Một khía cạnh kỳ lạ của khoa học trong thế kỷ 20 là trong khi vật lý đã phải cam chịu sự bẽ bàng của nguyên lý bất định và các nhà vật lý đã trở nên quen thuộc với những thực thể lạ như các “sóng vật chất” và các “hạt ảo”, nhiều đồng nghiệp của họ trong lĩnh vực sinh học dường như không để ý tới cuộc cách mạng điện động lực học lượng tử. Mức độ mà nhiều nhà sinh học quan tâm chỉ là, vật chất được làm từ những quả bóng bi-a mà va chạm theo các định luật Newton, và họ tiếp tục xây dựng các mô hình phân tử bằng các quả bóng bàn nhiều màu sắc.

Một trong những nhà khoa học nổi bật nhất thế kỷ 20 và là người đoạt giải Nobel, Max Planck đã quan sát thấy rằng: “Một chân lý khoa học mới không thành công bằng cách thuyết phục các đối thủ của nó và khiến họ nhìn thấy được ánh sáng, mà phần nhiều là bởi vì các đối thủ của nó cuối cùng cũng chết, và một thế hệ mới lớn lên và quen thuộc với nó”.

Có thể phải mất một hoặc nhiều thập kỷ nữa, trước khi một thế hệ mới như vậy lớn lên và trả lại hiểu biết chính xác cho việc nghiên cứu sinh học tiến hóa.


Thanked by 1 Member:

#11 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 22/08/2013 - 09:33

Lực hấp dẫn không tồn tại



Nhiều người đã nghe chuyện kể rằng khi Newton đang ngồi dưới gốc cây táo để suy nghĩ, thì đột nhiên một quả táo rơi trúng đầu ông và ông phát hiện ra lý thuyết về lực hấp dẫn. Nhưng sau một thời gian dài, các nhà vật lý học biết rằng lực hấp dẫn là một định luật vật lý rất kỳ lạ. So với những lực tương tác cơ bản khác, lực hấp dẫn khó nghiên cứu hơn. Giờ đây lý do cho sự khác thường này đã có thể được giải đáp: lực hấp dẫn không phải là một lực tương tác cơ bản, thay vào đó có thể là nó được dẫn xuất từ một lực khác cơ bản hơn.
Giáo sư Eric Verlinde, 48 tuổi, một nhà lý thuyết dây đáng kính và là giáo sư vật lý học tại Viện Vật lý Lý thuyết thuộc trường Đại học Amsterdam đã đưa ra một thuyết mới về lực hấp dẫn được đăng tải trên Thời báo New York số ra ngày 12 tháng 7 năm 2010. Ông đã lập luận trong một bài báo gần đây, có nhan đề “Bàn về nguồn gốc của lực hấp dẫn và các định luật của Newton”, rằng lực hấp dẫn là một kết quả của các định luật động lực học. Làm đảo ngược lý luận trong 300 năm của nền khoa học, lời khẳng định của ông rằng lực hấp dẫn là một ảo giác đã làm dấy lên sự náo động không ngừng trong giới vật lý học, hay ít ra là đối với những ai tuyên bố là đã hiểu nó.

“Đối với tôi, lực hấp dẫn không hề tồn tại”, tiến sĩ Verlinde cho biết. Điều này không có nghĩa là ông sẽ không thất bại, nhưng tiến sĩ Verlinde, cùng với một số nhà vật lý học khác, nghĩ rằng khoa học đã và đang nhìn nhận lực hấp dẫn theo một cách sai lầm và rằng lực hấp dẫn đã “nảy sinh” từ một lực nào đó cơ bản hơn, cũng như cái cách mà thị trường chứng khoán nảy sinh từ việc tập hợp các nhà đầu tư riêng lẻ, hay tính đàn hồi được sinh ra từ các cơ chế của nguyên tử.

Điểm chính của lý thuyết có thể liên quan đến sự thiếu trật tự trong các hệ thống vật lý. Lập luận của ông có thể được gọi là lý thuyết “ngày tóc xấu” của lực hấp dẫn. Nó như thế này: tóc bạn quăn lại trong hơi nóng và khi bị ướt bởi vì có nhiều cách để làm cho tóc bạn quăn lại hơn là để thẳng ra, và để tự nhiên. Vì vậy, cần có một lực để kéo tóc thẳng ra và loại trừ những yếu tố tự nhiên. Bỏ qua không gian cong hay lực hấp dẫn thần bí được mô tả bởi các phương trình của Isaac Newton, Tiến sĩ Verlinde cho rằng lực mà chúng ta gọi là lực hấp dẫn đơn giản chỉ là kết quả của xu hướng tự nhiên để tối đa hóa sự mất trật tự.

Lý thuyết của Tiến sĩ Verlinde cho rằng lực hấp dẫn thực chất là lực entrôpi. Một vật chuyển động xung quanh các vật thể nhỏ khác sẽ làm thay đổi sự xáo trộn xung quanh các vật thể đó và sẽ cảm thấy như có lực hấp dẫn. Dựa trên ý tưởng này trong lý thuyết toàn ảnh (Holography), ông có thể suy ra định luật II Newton của cơ học. Ngoài ra, lý thuyết của ông về tính chất vật lý của khối lượng quán tính cũng là một khái niệm mới. Bài thuyết trình của ông: “Nguồn gốc của trọng lực và các định luật Newton” có thể được tìm thấy tại:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhiều nhà vật lý cho rằng lý thuyết của Tiến sĩ Verlinde thiếu thuyết phục. Như vậy, trọng lực là gì?
[indent]
“Vậy tại sao lại có hiện tượng mà người ta giảng là lực vạn vật hấp dẫn ấy? Bởi vì hết thảy các sinh mệnh và vật chất tại trái đất và trong Tam Giới, kế cả không khí, nước, bao gồm hết thảy những vật thể tồn tại trong tam giới đều do những lạp tử của các tầng trong Tam Giới cấu thành nên; có quan hệ liên đới giữa các loại lạp tử của các tầng. Loại liên đới này trong tam giới có thể khi chịu lực kéo liền duỗi ra hoặc di động; nói cách khác, [nếu] chư vị kéo nó, nó giống như cái dây chun, [nó] có thể duỗi ra; buông [tay] ra nó lại trở về như cũ. Nói cách khác, giữa những lạp tử với nhau có một phương thức để ổn định cơ bản; điều ấy tạo thành điều mà chư vị đưa một vật thể nào đi nữa trong môi trường của trái đất thì nó đều quay về mặt đất.”[/indent]
Nghiên cứu vũ trụ trong khoa học hiện đại về cơ bản là dựa trên lý thuyết về trọng lực. Nếu trọng lực không tồn tại, nhận thức của chúng ta về thiên hà và các cấu trúc của vũ trụ có thể là sai. Đây có thể là lý do tại sao các nhà thiên văn học thường cảm thấy khó khăn để giải thích sự hoạt động của lực hút giữa các thiên thể xa xôi và phải đưa ra khái niệm “vật chất tối” để giúp cân bằng các phương trình. Một lý thuyết mới về trọng lực có thể làm sáng tỏ một số vấn đề vũ trụ gây nhiều tranh cãi giữa các nhà vật lý học, như năng lượng tối, một loại chống lại lực hấp dẫn mà dường như làm tăng nhanh tốc độ giãn nở của vũ trụ, hay các vật chất tối được cho cần thiết gắn kết các thiên hà với nhau. Điều đó có thể là động lực để các nhà khoa học tìm kiếm một sự hiểu biết mới về vũ trụ.

“Từ lâu chúng tôi đã được biết lực hấp dẫn không tồn tại,” Tiến sĩ Verlinde nói: “Đã đến lúc phải nói lên điều đó.”


Thanked by 1 Member:

#12 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 22/08/2013 - 09:46

Bàn về nền khoa học mới



Khối lượng của vật chất
Thế giới của chúng ta được cấu thành từ vật chất. Theo định nghĩa thì, vật chất là thứ chiếm một lượng xác định của không gian và có thể được cảm nhận bởi các giác quan và tri giác của con người. Nó có khối lượng và nó chiếm một khoảng không gian. Như vậy, để hiểu được vật chất, đầu tiên phải hiểu được khối lượng và không gian. Tri giác và xúc giác, chúng là mang tính chủ quan, và khác nhau ở mỗi người. Khối lượng được định nghĩa như là đơn vị quán tính của vật chất; Nó là sức cản của vật thể với gia tốc. Chúng ta được dạy rằng: khối lượng là một thuộc tính cố hữu (nguyên gốc của từ “quán tính” có nghĩa là “cố hữu”) của vật thể. Nhưng, quan điểm này là một vấn đề thực sự nghiêm trọng.
Theo định luật thứ 2 của Newton về động lượng, lực tác dụng bằng tích của khối lượng và gia tốc (F=m*a). Vậy lực chính xác là cái gì? Lực là thứ có khuynh hướng thay đổi trạng thái nghỉ hoặc chuyển động trong vật thể. Nhưng, những hiểu biết của chúng ta về khối lượng lại xoay quanh lực và quán tính. Lực nằm ngoài vật thể. Xung lực sẽ sinh ra nếu và chỉ nếu một lực được tác dụng vào một vật thể. Mặc dù chúng ta vấn tin rằng lực và xung lực xuất hiện đồng thời, nhưng thực ra chính xác là giữa chúng có mối quan hệ nhân quả. Khối lượng của một vật thể vẫn còn giữ nguyên bất kể chúng được đo ở đâu và đo như thế nào. Vào năm 1905, trên cơ sở này, Albert Einstein đã công bố Lý thuyết tương đối đặc biệt. Ông tuyên bố rằng khối lượng của một vật là thước đo của toàn bộ năng lượng của vật thể đó. Chẳng hạn, khi năng lượng của một vật tăng [động năng hoặc nhiệt năng], khối lượng của nó cũng tăng lên. Khối lượng của một vật biểu thị cho quán tính của nó, và quán tính sinh ra sức cản với gia tốc. Khi lực là không đổi, việc tăng khối lượng sẽ gây ra việc giảm gia tốc và ngược lại.
Điều gì tạo ra cho vật chất thuộc tính cố hữu quán tính? Các nhà vật lý học đôi lúc liên hệ đến các nguyên lý của Mach[1] (Mach’s Principles), nhưng chung quy lại chỉ là một liên tưởng chứ không phải là một kết luận. Vào năm 1992, Alfonso Rueda, giáo sư trường Đại học tổng hợp California ở Long Beach, đã chứng minh được định luật thứ hai bằng cách sử dụng vật lý cổ điển. Trước đó, định luật là một định đề cơ sở trong vật lý học Newton, và chưa từng được chứng minh. Việc phân tích và chứng minh định luật này dựa trên sự thừa nhận về sự tồn tại của một cơ sở – biển photon[2] – một trường điện từ điểm không trong chân không lượng tử. Ánh sáng nhìn thấy được là một khoảng hẹp trong dải sóng điện từ. Alfonso Rueda, Bernard Haisch (đội ngũ các nhà vật lý ở phòng thí nghiệm Mặt trời và vật lý thiên văn Lockheed Martin ở Palo Alto, California) và Hal Puthoff từ rất lâu trước đây đã tuyên bố rằng khối lượng chỉ là một ảo giác (không thực). Sức cản của vật thể đối với gia tốc không phải là do quán tính. Vào đúng lúc gia tốc đến từ bên trong, trường điểm không sẽ sinh ra một xung lực. Nếu diễn đạt bằng thuật ngữ đơn giản, thì tức là tồn tại một nền cơ sở biển photon, lấp đầy toàn bộ vũ trụ, nó sẽ sinh ra xung lực để cản lại gia tốc bất cứ khi nào vật thể bị đẩy. Đó chính là nguyên nhân vì sao vật chất trong thế giới nhìn có vẻ như đông đặc và ổn định. Vào năm 1988, Alfonso đã nhận được cùng một kết luận như vậy bằng cách sử dụng lý thuyết tương đối của Einstein trong phân tích mang tính lý thuyết của ông. Mỗi thời điểm đơn của thế giới vật chất cụ thể thực tế được chống đỡ bởi một “biển photon”. Thế giới ngập trong một “biển photons”, biển photon này sẽ sinh ra một lực cản trở gia tốc bất cứ khi nào vật thể bị tác động. Đó là lý do tại sao vật chất cấu tạo nên thế giới của chúng ta nhìn như đông đặc và bền vững.
Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng việc xem khối lượng như một thuộc tính cố hữu của vật thể là không đúng. Hơn nữa đơn vị đo của khối lượng liên quan chặt chẽ với khái niệm trọng lượng. Khối lượng được định nghĩa theo cách này là thuật ngữ “khối lượng trọng trường”. Vào thế kỷ 19, Roland (1848-1919) đã chứng minh bằng thí nghiệm rằng khối lượng trọng trường không khác biệt với quán tính.
Từ định nghĩa của khối lượng và dựa trên các nguyên lý , hóa ra, nhận thức của chúng ta về khối lượng được nghiên cứu trong khoa học hiện đại là tương đồng với giới hạn chịu đựng bởi một vật thể bên trong giới hạn của môi trường.
Nó xảy ra là vì tất cả sinh mệnh và tất cả vật chất kể cả không khí và nước trên trái đất và trong phạm vi Tam Giới – vạn vật mà tồn tại trong Tam Giới – đều là do các hạt tử của tất cả tầng thứ khác nhau trong Tam Giới cấu thành, và các hạt tử khác nhau của các tầng thức khác nhau thì nối kết với nhau.” Thể ngộ của tôi về chữ “tất cả” trong “… được cấu tạo từ các hạt tử của các tầng thứ khác nhau trong Tam giới” như sau. Nếu có một trăm tầng thứ trong Tam giới, thì vất kể vật thể nào trong Tam giới đều cũng sẽ được cấu tạo từ các hạt tử của 100 tầng thứ này. Một sinh mệnh tồn tại ở tầng thứ nào là phụ thuộc vào bản tính nguyên thủy của sinh mệnh đó.
Như thế,khi nói rằng một chúng sinh hay một sinh mệnh được tạo ra trong Tam giới có các dạng tồn tại đồng thời ở các tầng thứ. Điều này cũng được đề Chúng tôi đã phát hiện, rằng khi một cá nhân giáng sinh, thì ở trong một phạm vi nhất định trong không gian của vũ trụ này có rất nhiều những “cá nhân ấy” đồng thời giáng sinh, cũng giống như cá nhân kia, cùng mang một tên, những việc họ làm là đại đồng tiêu dị; do đó cũng được tính là bộ phận của toàn bộ chỉnh thể cá nhân ấy.
Tất nhiên, các vật thể cùng trọng lượng nhưng khác thể tích cũng được nối kết giống như thế. Một vật thể có thể tích nhỏ nhưng mật độ lớn cũng nối kết như nhau so với vật thể có thể tích nhỏ, cho nên cảm giác nặng như nhau.” “Phần bên ngoài của trái đất là ranh giới của một tầng thứ. Trong phạm vi của tầng thứ này, các vật thể có thể di chuyển theo chiều ngang là vì chúng ở cùng trong một tầng thứ. Tuy nhiên khi một vật thể di chuyển đến một tầng cao hơn tầng thứ của nó, thì nó bị kéo lại, là vì các vật thể trên trái đất là cùng trong cảnh giới mà các hạt tử tại tầng thứ này tồn tại.
Từ đó, chúng ta biết rằng một vật thể đặt ở các tầng thứ khác nhau chắc chắn chịu đựng các cấp độ cản trở khác nhau. Thực tế, đó là sự khác biệt thực sự. Phương trình Newton của định luật vạn vật hấp dẫn giải thích đó chính là lực hút: F=m1m2G/d2, ở đây G là hằng số trọng trường. Sự khác nhau của lực kéo là kết quả từ sự thay đổi của sự nối kết giữa các hạt tử ở các tầng khác nhau. Đó là để nói rằng, khối lượng của một vật có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường mà nó tồn tại ở trong đó, và cũng như trạng thái nối kết của nó cũng thay đổi. Đơn vị đo khối lượng của chúng ta là dựa trên cơ sở m=F/a. Phương trình này có thể áp dụng đối với các vật thể vĩ mô chuyển động với vận tốc chậm. Tôi sẽ diễn giải tại sao nó lại không thể áp dụng được với các vật thể chuyển động với vận tốc cao và có gia tốc?
chúng ta hiểu rằng “chuyển động chậm, tầng thứ vĩ mô” liên hệ tới các không gian theo chiều dọc, chúng là không-thời gian tồn tại đồng thời, trong khi “chuyển động nhanh, vận tốc của ánh sáng” là tương ứng với các không gian khác theo chiều ngang. Khi một vật thể được gia tốc đến một mức độ xác định, nó sẽ phá vỡ xuyên qua các không gian. Có thể nhận thức rằng các vũ trụ dọc theo trục tung khác biệt đáng kể so với các không gian dọc theo trục hoành. Để hiểu khối lượng vật thể chính xác hơn, chúng ta phải có một nhận thức chính xác hơn về các không gian.

[1] Mach’s Principles: Nguyên lý Mach (thường gặp trong các vấn đề về lý thuyết hấp dẫn) là nói đến một phỏng đoán của nhà triết học Mach (1838-1916), được một số nhà vật lý thừa nhận. Thực tế đây là một giả thuyết không chính xác (đã được chỉ ra bởi Einstein).
[2] Trường điểm không: Trường điểm không (Zero-Point Field) là nói đến sự tồn tại trong chân không ở nhiệt độ không tuyệt đối (ở đó tất cả các bức xạ nhiệt đều không còn, một trạng thái nhận được khi ở nhiệt độ không tuyệt đối theo thang đo Kelvin. Năng lượng cơ sở của chân không được dùng như là điểm không cho các tiến trình vật lý. Những nghiên cứu lý thuyết chỉ ra rằng Trường điểm không là một biển các bức xạ điện từ đồng dạng và đẳng hướng (biển photon).

Sửa bởi tigerstock68: 22/08/2013 - 09:49


#13 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 22/08/2013 - 10:10

Sự tồn tại của nhiều thế giới



Liệu có ai đã từng tưởng tượng, trong khi nhìn lên bầu trời đầy sao, rằng trong vũ trụ bao la cự đại này có vô số vũ trụ song song đang đồng thời tồn tại? Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng có nhiều ‘phiên bản’ của mỗi chúng ta tại vô số các thế giới trong vũ trụ, nơi mà mỗi ‘phiên bản’ trong chúng ta làm những việc không tương đồng. “Tất cả các sự kiện có thể xảy ra, tất cả các sự biến đổi có thể nhận thức được trong đời sống của chúng ta, phải tồn tại.” [1] Tất cả các loại vật chất điều có đặc tính riêng của chúng, cũng như hình thức tồn tại và tiến hóa riêng của chúng, ở mỗi thế giới. Điều này nghe có vẻ rất huyền bí, nhưng học thuyết “nhiều thế giới” chính là sự giải thích sáng tỏ của cơ học lượng tử.
“Sự tín nhiệm đã đến với Hugh Everett, người có luận án tiến sĩ được trình bày lần đầu tiên tại Princeton vào năm 1957, trong đó coi thuật ngữ “nhiều thế giới” là sự giải thích của thuyết cơ học lượng tử.” [1] Sau này, Tiến sĩ John Wheeler đã phát triển học thuyết này xa hơn nữa. Tiến sĩ Wheeler là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng nhất tại Mỹ, một chuyên gia về Thuyết Tương đối, và là một trong những lãnh đạo của đội dự án Manhattan nhằm phát triển kế hoạch bom nguyên tử, cũng như đội chế tạo bom hydro trong Chiến tranh Thế giới II. Năm mươi năm sau, học thuyết “nhiều thế giới” tiếp tục thu hút nhiều thế hệ các nhà vật lý, những người đã cống hiến cho sự nghiệp phát triển học thuyết này. Giáo sư vật lý danh tiếng, ông David Deutsch tại Đại học Oxford là đại diện cho các nhà vật lý này.
Tiến sĩ Deutsch là “một trong những nhà vật lý học lý thuyết hàng đầu trên thế giới.” [1] Tạp chí Discover đã có một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Tiến sĩ Deutsch và xuất bản một bài báo trong tháng 9 năm 2001, trong đó ông Deutsch giải thích ngắn gọn về học thuyết “nhiều thế giới.”
Kể từ khi thế kỷ 20 bắt đầu, các nhà vật lý học lượng tử đã bị sửng sốt bởi một số hiện tượng mà dường như xung khắc với thế giới vật lý rộng lớn của Newton và Einstein. “Theo phạm trù của thuyết lượng tử, các đối tượng dường như mơ hồ và khó phân biệt, như thể chúng được tạo ra bởi một vị thần ngốc nghếch. Một lạp tử đơn không chỉ chiếm vị trí tại một nơi, mà ở nhiều nơi và cả ở giữa những nơi đó.” [1] Những hiện tượng này hoàn toàn khác biệt với những kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, và làm đau đầu hầu hết các nhà vật lý.
Các nhà vật lý đã cố gắng giải thích những hiện tượng này, nhưng nói một cách nghiêm túc, không có lời giải thích thỏa đáng nào về mặt toán học. Không cần đợi đến những năm 1950, khi mà điều huyền bí được giải quyết bởi “học thuyết nhiều thế giới.” Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mỗi electron trong các thí nghiệm “dường như có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau cùng một lúc – nhưng chỉ khi không có ai đang quan sát. Ngay khi một nhà vật lý cố gắng quan sát một lạp tử, lạp tử ấy bằng cách nào đó đã định tại một vị trí, như thể là nó biết rằng nó đã bị phát hiện.” [1]
“Để giải thích sự mâu thuẫn này, đa số các nhà vật lý đã chọn một phương án dễ dàng: Họ hạn chế tính hiệu lực của thuyết lượng tử trong thế giới hạ nguyên tử (mức vi quan ở dưới mức nguyên tử). Nhưng ông Deutsch đã lý luận rằng quy luật của học thuyết phải có tính xác thực tại mỗi mức [vi quan]. Bởi vì mọi thứ trên thế giới này, bao gồm cả chúng ta, được cấu thành bởi những lạp tử này, và bởi vì thuyết lượng tử đã được chứng minh là không thể sai lầm ở mỗi thí nghiệm có thể nhận biết, các quy tắc lượng tử kỳ cục này phải được áp dụng cho chúng ta. Chúng ta, cũng như vậy, phải tồn tại ở nhiều trạng thái cùng một lúc, thậm chí cả nếu chúng ta không nhận ra nó. Phải có nhiều ông David Deutsch, nhiều trái đất, và nhiều vũ trụ [đồng thời tồn tại]. Chúng ta không chỉ sống trong một vũ trụ đơn, theo như ông Deutsch, mà phải trong một vũ trụ rộng lớn hay là “đa vũ trụ.” [1]
“Dưới điều kiện bình thường, chúng ta không bao giờ phải đối mặt với những hiện thực đa chiều như trong cơ học lượng tử. Chúng ta chắc chắn không thể nhận thức được những ‘cái tôi’ khác đang làm gì. Chỉ trong những điều kiện được kiểm soát một cách cẩn thận, như trong thí nghiệm hai khe hở (two-slit), chúng ta mới có được gợi ý về sự tồn tại của điều mà ông Deutsch gọi là “đa vũ trụ.” [1] Ông Deutsch, một bậc thầy trong lĩnh vực vật lý học lý thuyết, tin rằng không có cách nhìn nhận khác về cơ học lượng tử. Những thí nghiệm này được xây dựng dựa trên những phương trình toán học nghiêm ngặt và được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trong đoạn cuối bài báo, “Ông Deutsch lý luận rằng các nhà vật lý, những người sử dụng cơ học lượng tử một cách vị lợi – và điều đó có nghĩa rằng hầu hết các nhà vật lý đang làm việc trong lĩnh vực hiện nay – thật thiếu can đảm. Họ đơn thuần không thể chấp nhận sự kỳ bí của hiện thực lượng tử. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, ông nói, các nhà vật lý đã từ chối tin vào những gì mà học thuyết đang thịnh hành nói về thế giới. Đối với ông Deutsch, điều này giống như Galileo từ chối tin rằng Trái đất quay xung quanh Mặt trời và sử dụng mô hình nhật tâm của hệ mặt trời chỉ để dự đoán vị trí của các ngôi sao và hành tinh trên bầu trời. Giống như các nhà vật lý hiện đại, những người cho rằng lượng tử ánh sáng (photon) vừa là dạng sóng vừa là dạng hạt, lúc ở chỗ này lúc ở chỗ kia, Galileo có thể lý luận rằng Trái đất vừa chuyển động vừa đứng im cùng một lúc và các sinh viên mới ra trường chế nhạo rằng điều này có nghĩa là gì vậy.” [1]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bức ảnh 1: Sự giải thích “nhiều thế giới” của cơ học lượng tử đề xuất rằng những sinh viên này tại Oxford, cũng như trong số chúng ta, có hai bản sao giống hệt nhau trong vô số các vũ trụ khác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức ảnh 2: Theo quan điểm của ông Deutsch, mỗi sự lựa chọn mà chúng ta từng có trong cuộc sống, bao gồm cả việc đi bộ qua một cánh cổng hay là đi xuyên qua nó, được thực hiện bởi ít nhất một ‘cái bóng’ của chúng ta trong ‘đa vũ trụ’ lượng tử.

Thanked by 1 Member:

#14 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 22/08/2013 - 10:22

Phần vật chất vũ trụ còn thiếu đã được tìm ra bởi đài quan sát tia-X XMM-Newton



Đài quan sát tia-X XMM-Newton trực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Châu Âu dưới sự điểu khiển của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế cuối cùng đã khám phá ra phần vật chất còn thiếu trong vũ trụ.
Mười năm trước, các nhà khoa học đã dự đoán rằng khoảng một nửa vật chất thông thường là được cấu tạo bởi những nguyên tử tồn tại dưới hình thức các đám khí bụi có mật độ thấp, tràn đầy trong vũ trụ rộng lớn và giữa các thiên hà.

Tất cả vật chất trong vũ trụ được phân bố giống như một cấu trúc mạng nhện, gọi là lưới vũ trụ (cosmic web). Tại những điểm nút đậm đặc nhất của lưới vũ trụ là các dải thiên hà – vật thể lớn nhất trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học hoài nghi rằng những đám khí bụi mật độ thấp lan tràn khắp trong những “sợi dây” của chiếc lưới vũ trụ này.

Mật độ thấp của đám khí bụi đã ngăn cản nhiều cố gắng nhằm phát hiện ra nó trong quá khứ. Với độ nhạy cao của đài quan sát XMM-Newton, các nhà thiên văn học đã khám phá ra những phần đậm đặc nhất của nó. Khám phá này sẽ giúp họ hiểu được sự giãn nở của lưới vũ trụ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phức hợp quang học và hình ảnh tia-X của dải thiên hà Abell 222 và Abell 223. Dải thiên hà đôi này được nối liền bởi một sợi nhỏ thấm đầy bởi đám khí tỏa ra tia-X mật độ cao.
Hình ảnh quang học được chụp bởi SuprimeCam của kính viễn vọng Subaru; hình ảnh tia-X cho thấy sự phân bổ của những đám khí khuếch tán (từ vàng sang đỏ) được quan sát bởi XMM-Newton. Người thực hiện: ESA/ XMM-Newton/ EPIC/ ESO (J. Dietrich)/ SRON (N. Werner)/ MPE (A. Finoguenov).

Chỉ khoảng 5% vũ trụ của chúng ta được cấu tạo bởi vật chất thông thường mà chúng ta đã biết, bao gồm proton, neutron hoặc baryon, cùng với electron, hình thành nên những khối vật chất thông thường. Phần còn lại của vũ trụ được cấu tạo bởi vật chất tối (23%) và năng lượng tối (72%). Một nửa của các vật chất baryon thì chưa được phát hiện. Tất cả các ngôi sao, thiên hà và các đám khí bụi quan sát được trong vũ trụ chỉ có ít hơn 1 nửa vật chất được cấu tạo bởi baryon.

Các nhà khoa học dự đoán rằng những đám khí phải có một nhiệt độ rất cao và nó có thể phóng xạ tia-X năng lượng thấp. Nhưng mật độ thấp của chúng làm cho việc quan sát trở nên khó khăn.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng XMM-Newton để quan sát một cặp thiên hà, Abell 222 và Abell 223, cách trái đất 2.300 triệu năm ánh sáng. Khi ấy, những hình ảnh và quang phổ của hệ thống cho thấy một chiếc “cầu nối” bằng khí nóng liên kết hai chòm sao.

“Đám khí nóng mà chúng ta thấy trong ‘chiếc cầu’ hay là những ‘sợi dây’ có thể cực nóng và có mật độ cao nhất của đám khí khuếch tán trong lưới vũ trụ, được tin là cấu tạo bởi một nửa vật chất baryon trong vũ trụ,” ông Norbert Werner đến từ Học viện nghiên cứu vũ trụ Hà Lan SRON, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Đây là một mô hình của lưới vũ trụ. Các chòm sao được dự đoán là sẽ phát triển ở các vùng nối của tấm lưới. Người thực hiện: Springel et al., Virgo Consortium


“Khám phá về phần nóng nhất của các baryon bị thiếu là rất quan trọng. Đó là bởi vì có nhiều loại [vật chất] khác nhau cùng tồn tại và chúng ta dự đoán là những baryon bị thiếu là một loại khí nóng, nhưng mẫu này có xu hướng khác biệt hẳn,” ông Alexis Finoguenov, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Thậm chí với độ nhạy của XMM-Newton, khám phá này chỉ có thể xảy ra bởi vì phần nối là dọc theo đường thẳng của tầm nhìn, tập trung sự bức xạ từ toàn điểm nối chỉ trong một vùng nhỏ trên bầu trời. Khám phá về khí nóng này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự giãn nở của lưới vũ trụ.

“Đây mới chỉ là điểm khởi đầu. Để hiểu về sự phân bố của vật chất trong lưới vũ trụ, chúng ta phải nghiên cứu thêm nhiều hệ thống giống như thế này. Và cuối cùng là khai trương một đài quan sát vũ trụ mới chuyên dụng để quan sát lưới vũ trụ với độ chính xác cao hơn hiện nay. Kết quả sẽ cho phép chúng ta thiết lập những yêu cầu chắc chắn cho nhiệm vụ mới này,” ông Norbert Werner kết luận.

Nhà khoa học phụ trách dự án ESA’s XMM-Newton, ông Norbert Schartel, bình luận về khám phá này: “Đột phá quan trọng này là một tin tuyệt vời cho sứ mệnh của chúng ta. Đám khí đã được phát hiện sau những cố gắng lớn lao và quan trọng hơn, chúng ta đã biết phải tìm kiếm ở nơi nào. Tôi hy vọng nhiều nghiên cứu theo sau XMM-Newton trong tương lai sẽ nhằm đúng những khu vực đầy hứa hẹn trên bầu trời.”


#15 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 22/08/2013 - 10:28

Sự quan sát ống kính phát hiện vòng nhẫn của một vật chất màu đen



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ống kính thiên văn này ghép hợp những hình ảnh cho thấy một vòng“Ẩn vật chất thần bí” trong dãi ngân hà. NASA, ESA, M. J. Jee & H. Ford (Đại Học Johns Hopkins)

Theo bài báo của Trung Tâm Thông Tin ESA phát hành ngày 15 tháng 5, 2007, một đội các nhà thiên văn học quốc tế sử dụng kính thiên văn NASA/ESA đã phát hiện một vòng chất đen ma quái mà đã được kết thành cách đây đã lâu trong suốt sự va chạm titanic giữa 2 dải ngân hà khổng lồ. “Đây là lần đầu tiên mà một sự phân tán chất màu đen được tìm thấy, mà chúng khác với sự phân tán của những chất thông thường”. “Vòng nhẫn, được đo có 2. 6 triệu năm ánh sáng, được tìm thấy trong dãi ZwCl0024 1652, nằm cách trái đất 5 triệu ánh sáng. ”
Nhà thiên văn M. James Jee của Đại Học Johns Hopkins tại Baltimore, Hoa Kỳ, là một thành viên trong đội nghiên cứu vòng nhẫn chất màu đen, đã nói “Đây là lần đầu tiên chúng ta tìm ra chất đen mà có một cấu trúc độc nhất khác với khí và các dãi ngân hà khác”. “Mặc dù chất vô hình được tìm thấy trước đây ở những dãi ngân hà khác, nhưng nó vẫn không to lớn và tách biệt khỏi khí nóng và dải ngân hà. ”Jee tiếp tục, “Qua nhìn thấy cấu trúc của chất đen mà không theo dấu vết của các dãi ngân hà và khí nóng, chúng ta có thể nghiên cứu sự hoạt động khác nhau của nó so với các chất thông thường như thế nào. ”

Trong quá trình phân tích chất đen, họ chú ý thấy một cái gợn trong cái chất huyền bí này, nó giống như những gợn sóng được tạo ra trong một cái hồ do bởi một cục đá rơi tõm xuống nước.

Tò mò tại sao chiếc nhẫn lại ở trong cái dãi này và nó được hình thành như thế nào, Jee đã tìm thấy những nghiên cứu trước đây đưa ra rằng dãi này đã va cham với dãi khác cách đây 1 đến 2 tỉ năm. Sự nghiên cứu được xuất bản năm 2002 bởi Oliver Czoske của viện Thiên Văn Học Argelander tại đại học Bonn, dựa trên những sự quan sát phổ học của cấu trúc không gian 3 chiều của dãi này. Sự nghiên cứu đưa ra 2 nhóm khác biệt của những dãi ngân hà, chỉ định một sự va chạm giữa hai dãi. “Chất đen tạo thành hầu hết các vật chất của vũ trụ. Chất thông thường, tạo nên các ngôi sao và hành tinh, bao gồm chỉ vài phần trăm các vật chất của vũ trụ”.

“Sự khám phá vòng nhẫn là giữa những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho rằng chất đen tồn tại. Các nhà thiên văn học đã từ lâu nghi ngờ sự tồn tại của chất vô hình này bởi vì có một nguồn trọng lực giữ chúng lại với nhau. Những dãi này sẽ bay rời ra nếu chúng dựa vào trọng lực từ các ngôi sao có thể nhìn thấy của chúng. Mặc dù các nhà thiên văn học không biết chất đen được tạo ra từ thứ gì, họ giả thuyết rằng nó là một loại hạt nhân tố bao quanh vũ trụ”.







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |