ý tưởng ...
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Một tác phẩm của Chen Jiagang
- Tặng Dương Minh Long
Tôi xem ảnh của nhiếp ảnh gia Trung Quốc
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
, những loạt ảnh nhan đề
Silk Road hay
Temptations; tôi đọc essays của anh, đọc các bài trả lời phỏng vấn, và tôi có kể cho Dương Minh Long chuyện này. Ý kiến cá nhân tôi là, sở dĩ các nhiếp ảnh gia Trung Quốc hay Nhật, Hàn ra được với thế giới Tây phương là nhờ họ có
ý tưởng mạnh. Chuyện ý tưởng là chuyện xưa như Trái đất, tôi bảo cần ý tưởng ắt ti tỉ người bĩu môi quay đi, tưởng hắn nói gì hay ho, chứ “ý tưởng” là từ cửa miệng có tần số xuất hiện cao chẳng kém “cạp đất mà ăn” hay là “cao thái sơn”, ở đất mình. Dân mới tập tọng làm quảng cáo cả kho ý tưởng, cô bé tập viết báo mạng không thèm nhận nhuận bút cũng đầy đầu toàn ý tưởng là ý tưởng. Thôi thì ta đành phân cấp ý tưởng ra vậy:
ý tưởng manh mún tiểu nông vs. ý tưởng sâu sắc rạng ngời.
Để một ý tưởng chợt lóe trở nên sâu sắc, ta phải đầu tư mồ hôi nước mắt khá nhiều. Trong một rừng ý tưởng vụt hiện, chỉ được chọn ra một, chỉ một, để cày xới. Nhiều ý tưởng thoạt nghe có vẻ hay, nhưng không khả thi hoặc bạn không đủ sức đào đến tầng sâu, thì cũng nên bỏ. Tôi từng rất ngạc nhiên khi thấy nhiều người chụp một mớ ảnh, khỏa thân chẳng hạn, mà mỗi ảnh đặt cho một nhan đề, đa phần là lẩy từ Trịnh Công Sơn: Rừng Xưa Đã Khép, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, vân vân, có khi tệ hơn: cùng bối cảnh mà bức quay đầu thì tên là Hờn Dỗi, bức ngó lại đặt ngay là Thanh Xuân. Nghĩa là ý tưởng theo đuôi sự việc, bóc vỏ trấu ra mới à lên eureka ôi thế ra bên trong là… gạo.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Các ý tưởng cần được nuôi chín trước khi thực thi. Chen Jaigang, nhà nhiếp ảnh tôi nhắc đến ở đầu bài,
có nói rằng người ta chỉ chụp cái người ta có trong đầu, trong tim. Mà đã vậy, thì đầu và tim phải tích lũy toàn bộ chuỗi ý tưởng/cảm xúc/nghiên cứu và lúc chụp chỉ còn là lúc chạy lại đoạn băng đã được ghi.
Thế giới tinh thần của người chụp ảnh cần phong phú hơn chúng ta tưởng. Dương Minh Long nói, đa số người chụp ảnh làm nô lệ cho cái máy. Thấy cái máy tân kỳ quá, ta thành nô lệ. Nâng niu nó quá, cũng là nô lệ, mà lúng túng với nó, lại nô lệ khác. Nhưng việc am hiểu máy, có kinh nghiệm với máy, biến máy thành đoạn nối dài của con mắt, mới chỉ là vấn đề kỹ thuật thuần túy. Người chụp ảnh cần nhiều hơn thế.
Nói hơi quá một chút, tôi cho rằng người chụp ảnh phải viết được một truyện ngắn bằng ảnh. Mà muốn kể một câu chuyện, phải có tầng tầng lớp lớp những ý tứ ngầm, những liên tưởng xa, những mối quan hệ tương hỗ với các ngành nghệ thuật khác. Phải có đối thoại, có âm thanh, có “không khí”, có những gợi mở đến các vùng đất lạ. Có gì liên quan giữa một bức ảnh chụp mèo với nước Nhật? Có gì gợi ra từ một bức khỏa thân Leica mà dính dáng đến tiểu thuyết Kundera? Có gì chung giữa một nụ cười với, ví dụ, điện ảnh Pháp? Đó là những câu hỏi mà người chụp ảnh phải biết trả lời.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Bởi vì đó là những câu mà các ký giả nghệ thuật ở Tây phương sẽ hỏi bạn. Họ không hỏi bạn cầm máy lâu chưa, thích Canon hay Nikon, ôi tại sao giờ này còn chơi máy cổ, chụp khỏa thân có thấy lòng rạo rực, bạn nghĩ sao về nghệ thuật vs. dung tục, đây có phải là ảnh ghép, bạn có dùng Photoshop nhiều không, nên bạn yên tâm.
Nảy ra một ý tưởng là khoảnh khắc vui nhất, đó là lúc ta cảm thấy mình có được một quyền năng nho nhỏ nào đó; còn khi buộc phải đào sâu vào ý tưởng thô, lúc đắp da đắp thịt cho nó thì rủi thay, lại là quãng thời gian vô cùng cực nhọc, chán ngán. Không còn chỗ cho mơ mộng hão, huyễn tưởng trẻ con, mà là lao động. Vắt óc ra mà nghĩ, gập đầu xuống mà nghiên cứu. Thường thì những người có “máu nghệ sĩ” - ôi cụm từ nghe mới rổn rảng làm sao! - chỉ thích nảy ra ý tưởng, nhảy cóc từ ý này sang ý khác, chứ không chịu nổi sức ép của việc nuôi nấng ý-tưởng-duy-nhất. Do vậy, hóa ra người càng nhiều ý tưởng càng vô dụng. Một nghịch lý.
Xem các tác phẩm thành quả của ý tưởng hay + lao động cực nhọc ta có cảm giác khác ngay. Chúng là một nguồn năng lượng to tát, một kho cảm xúc đầy ắp, chúng buộc ta phải nhìn ngắm thật kỹ, phải động não. Và chúng là tác nhân của cảm hứng: một ý tưởng sinh ra một ý tưởng, và nếu ý tưởng thế hệ F1 đủ mạnh, nó lại sinh sôi. Nghệ thuật tiến lên được là nhờ thế.
Read more:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn