Nhân nói về Tuần triệt ko kiếp , bác cho cháu hỏi cách tài ấm giáp ấn gia ko kiếp đắc địa ( cung điền ) thì vũ tướng có chơi với hai thằng này được ko ? Mệnh thân của cháu hơi nhược nên cũng khá băn khoăn...
Mơ ước của cháu là trở thành thương gia bất động sản nếu ko được thì cũng phải cố có vài ba cái nhà cho con cái sau này.
Với cả cháu muốn hỏi Cự Môn trong LSTV của cháu liệu có cát hóa ké với thiên đồng được ko ?
hadesllg Nam 1986 7/7 AL giờ dậu.
Cách Tài -Ấm giáp Ấn sách xưa có đề cập nhưng ko ai hiểu nó là cái gì cả .
và cũng chẳng ai giải thích , vì có hiểu đâu mà giải với thích .
Thật ra cách này nên hiểu là Tài và Ấn giáp Ấm ( Tài = Vũ , Ấn = Tướng , Ấm = Lương ) nếu nhắm vào Mục đích để cho dễ hiểu , là cách đơn giáp vì Cự môn ko dùng được trong trường hợp này, vì có ẩn nghĩa nên đã bị loại bỏ . Và nên hiểu Giáp = bên cạnh .
Theo cái nhìn của xã hội phong kiến ngày xưa , Thiên tướng ở đây là nhân vật Chính , là Tướng của Triều đình , nhưng nếu hiểu theo nghĩa tướng cướp thổ phỉ cũng chẳng sai .
Vũ khúc = Vũ dũng ( Văn khúc = văn chương , mưu lược ) , vũ khí .
Thiên lương = Lương thực , hiền lương , trung hậu / trung hiếu .
Tướng hoặc lính ngày xưa ra trận ( Thiên tướng thực tế còn có nghĩa là Lính , ko phải khi nào cũng là Tướng ) lúc nào cũng canh cánh 2 vật bất ly Thân , là gì ?
1 thứ là Vũ khí ( Vũ khúc ) 1 thứ là Lương khô ( Thiên lương ) .
Mãi đến gần đây , lính VNCH, Bộ đội , lính Mỹ ,,khi hành quân vẫn phải mang theo lương thực , vì thế mới cần ba lô và túi mướp ( ruột tượng )
2 thứ này lúc nào cũng lè kè bên mình , cho nên Quý tiên hiền ngày xưa của môn TV mới đặt cách này là
TÀI - ẤM GIÁP ẤN = Ông Tướng ra quân mang theo vũ khí và lương thực .
Các bạn sẽ hỏi , ụa ! Tướng nào mà ko đem theo vũ khí và lương thực ?
Thật ra người xưa đặt chế Cách cục để nhằm mục tiêu dễ phân định , nếu ko có Cách cục , việc phân định
tính chất bố cục 1 nhóm sao sẽ trở nên mơ hồ và lộn xộn , rất khó hình dung nhóm sao đó có nghĩa là gì .
Ví như Cách Tài Ấn giáp Ấm này , nhìn vào 1 trong 3 Chính tinh để phân biện Tướng này có giỏi hay ko , ví dụ Tướng có Văn khúc là 1 vị tướng vũ dũng và mưu lược ( vũ lược ) , nhìn vào Thiên lương , thấy đi với Hoả /Linh = ông này ra trận có khi bị địch đốt mẹ nó hớt đội quân tải lương phía sau, thấy Tướng hoặc Lương + Ko- Kiếp thì biết là ông này có thể bất trung ví Triều đình ( vì Lương còn có nghĩa là Trung thành, trung hiếu , bị ko kiếp là có khi làm việc ngược lại , bỡi bản chất của K-K là phản diện, phản mục , phản phé .vv Ko-Kiếp cũng có nghĩa là cướp đoạt , đi với Tướng thường là kẻ ko theo chính đồ , thời loạn lạc hoặc bị phạm tội ( như thua trận , thất lạc , thất tung , bị bắt làm tù binh ..) , tướng thất trận và bị triều đình truy nã có khi trở thành tướng cướp . ) . Thấy Lương -Đại Hao thì bít là thiếu , hết lương thực .
Thấy Vũ -Kỵ thì hiểu là việc trang bị, tiếp vận vũ khí , đạn dược dễ gặp rắc rối , nếu đi với Hoả thì ông này dễ lãnh đạn .vv
Vì thế khi xét Cách này ngoài Thiên tướng còn phải xét Vũ -Lương , đại loại cũng như Phùng Phủ khán Tướng vậy .
Và cũng vì thế mà Triều chính các đời thường cấm dân dã học Tử vi .
Cách Tài- Ấm giáp Ấn này vì thế nếu dựa theo Vị trí tinh đồ thì Sai,vì chẳng có cách nào mà Vũ khúc -Thiên lương giáp Thiên tướng cả , đó là lý do mà ko ai hiểu nó là cái gì .
Nhưng các Cụ ko sai khi định Danh cho nó , vì để nhấn mạnh ẤN ( Thiên tướng ) là nhân vật Chính ,nếu giả định gọi là Tài -Ấn giáp ẤM thì Thiên Lương sẽ là nhân vật Chính , đây là chỗ rắc rối và cũng là chỗ Hay của nó , chứ ko phải muốn định danh sao cũng được .
Có ngùơi tò mò sẽ hỏi vậy Cự môn ở đây có nghĩa gì ?
Cự môn có nhiều nghĩa , nhưng ở đây có 2 : Chống cự và đi xa .
Cự môn cũng như Thất sát là chốn xa , nhưng Cự môn còn hàm nghĩa là chống đối ( với triều đình ) vì thế mà triều thần mới cử 1 ông tướng đi xa dẹp cái đám phản loạn này , nên Vũ -Tướng còn gọi là tướng biên đình ( biên đình = biên giới , biên cương ,biên thuỳ , biên địa .. ).
Trong kinh thương Vũ khúc = Tiền bạc , vốn hay $ buôn bán, tiền mặt , kim loại, quý kim, hiện kim .vv
Thiên tướng = kẻ tháo vát, bạo dạn ,giỏi cả về đối nội cũng như đối ngoại .
Thiên lương = tiền lương , tiền để mua lương thực .
Kết hợp những nghĩa này lại thì đây là hình dung của 1 gã có khả năng và vốn để kinh doanh , giáp với Vũ -Lương
( theo nghĩa ý chứ ko theo vị trí ) là giáp với 2 món tiền , kinh doanh mà có sẵn tiền thì nan đề có khi đã được giải quyết 70,80 % .
Sửa bởi INDOCHINE: 11/01/2015 - 05:41