Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
MasterTea, on 31/10/2012 - 13:55, said:
Tiểu chính trị khái quát lại chính là thế giới hoàn hão, tươi đẹp mà mỗi chúng ta đang mơ tới, tuỳ wan niệm ở mỗi người mà có sự khác nhau về một lí tưởng, và để đạt đến cái giấc mơ đó thì ta phải 'trị' nó, đấu tranh đế đạt lấy nó. Mỗi người một giấc mơ như vậy thì khi gặp nhau sẽ tạo nên mâu thuẫn.
ví dụ như người sống ở thế giới giàu sang, đầy quyền uy, muốn vượt lên mọi người để lấy được cái niềm kiêu hãnh gặp người sống theo lối XH, bình đẳng, ai cũng như ai, không có giai cấp thì sẽ xảy ra 2 trường hợp:
1. là thằng giàu đó nó nô lệ hoá thằng kia, bốc lột thằng kia để thằng kia thủ phục nó=> hình thành chế độ tư bản
Cái này là Tư bản cổ điển. Dần dần mô hình tư bản đã tiến hóa lên bậc cao hơn rồi, thấy tốt nhất ở các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan..., gọi là Tư bản hiện đại. Các nước Tư bản lâu năm khác cũng đang dần tiến đến đó.
Tư bản cổ điển gặp ở VN cực kỳ nhiều nhưng ai cũng nhầm tưởng qua đó là XHCN.
- Ví dụ ở một nhóm công nhân xây nhà. 1 anh công nhân làm đến 5h chiểu đã đủ 8 tiếng lao động của ngày đó, nhưng mảng tường chưa tô trát xong, vậy là chủ thầu của anh công nhân đó yêu cầu anh đó làm nốt cho xong, với lý do ko làm thì tốn vữa. Vấn đề là làm xong đến 5h30 nhưng anh công nhân ko được trả thêm đồng lương nào, nhiều lắm thì chỉ được bù 1-2 lần nhậu trong tuần. Nếu ở các nước Tư bản thì 30p làm thêm đó được tính công kèm hệ số ngoài giờ >1.
- Ví dụ ở một công ty VN, thường nghe nhất là "hết việc chứ ko hết giờ", điều này thì đúng. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ 1 anh nhân viên được tuyển vào, trả 5tr/tháng tương ứng khả năng anh ta làm được 3 sản phẩm, nhưng công ty giao 4 sản phẩm và bảo anh ta làm "hết việc chứ ko hết giờ", vậy anh nhân viên ngày nào cũng phải làm đến 7h tối mới về, nếu ko thì bị cho nghỉ việc để người khác chịu bị bóc lột vào làm. Người chủ lao động công ty này thường ngụy biện rằng "phải cống hiến" thì mới được xem xét.
2 ví dụ trên được áp dụng ở Tư bản cổ điển ngày trước mà các nước TBCN hiện nay như Anh, Mỹ... đã áp dụng từ cách đây cả trăm năm. Tuy nhiên hiện giờ người ta vận dụng quy tắc "Đôi bên cùng có lợi", chứ ko ai bóc lột ai, theo đúng phân công xã hội: anh có năng lực thấp thì lương thấp, còn làm thêm giờ thì được trả thêm tiền tương xứng.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
MasterTea, on 31/10/2012 - 13:55, said:
2. là thằng kia cướp sạch sẽ tiền bạc của thằng giàu và chia đồng đều cho những thằng khác, khiến thằng giàu, bình thường hoá như thằng nghèo, vậy nó mới công bằng=> hình thành nên XH chủ nghĩa
Muốn rõ khái niệm này thì nhìn qua các nước Bắc Âu là dễ thấy nhất: người giàu bị đánh thuế rất cao và số tiền đó đem phục vụ phúc lợi xã hội là chủ yếu: trẻ em đi học không tốn tiền (miễn phí đến cấp 3 hay ĐH gì đó), chữa bệnh miễn phí, trợ cấp thất nghiệp, nuôi dưỡng người già... Nhưng cuối cùng vẫn là người có năng lực thì giàu, người ko có năng lực thì nghèo. Đó mới là công bằng.
Còn việc thằng nghèo dùng bạo lực đánh cướp của người giàu để ăn chia nhau là sự lợi dụng học thuyết của Mác (sách Mác trẻ tung hô người nghèo phải đánh đổ người giàu, gọi là đấu tranh giai cấp). Kết quả của việc này chỉ là sự tụt lùi của XH, có khi suýt dẫn về thời đồ đá như VN trước năm 86. Đây là đi ngược với quy luật tiến hóa của vũ trụ.
Mác bắt đầu lập nên học thuyết ở tuổi mới ngoài 30 tuổi, với cái nhìn chưa chín chắn nên nhận định mang nhiều định kiến chủ quan với một góc nhìn hẹp. Từ đó bọn kẻ cướp đã lợi dụng đó làm đường lối, kết hợp "tài năng" mị dân, lừa dối nhân dân (ở VN là người cày có ruộng, giải phóng dân tộc...) nên đã ko biết bao nhiêu lần đánh cướp có hệ thống và một cách "hợp pháp".
Đến già Mác đã có một số sửa chữa nhưng đã muộn (hình như là sửa chữa ở Quốc tế CS 3), vì bọn cướp đã lên ngôi.