Trích dẫn
Đối với ván đề những người có cùng là số , nếu chỉ xem cung Thân thì sẽ dẫn đến kết quả là họ có nhân cách giống nhau ạ ?
Nó cũng cùng một dạng bài toán những người có cùng một lá số thì cuộc đời cũng giống nhau ? Dù cho có xem cả 12 cung đi nữa. Theo tính toán thì có khoảng 14 ngàn người có chung một lá số – khi thế giới có khoảng 7 tỷ người.
Bài toán này Tôi đã giải theo lý thuyết mệnh chủ. Đây là bài toán tổng quát hơn bài toán nhân cách nhiều. Và tôi cũng đã từng nhắc – trong chủ đề này – khi đi và chi tiết hơn nữa thì phải sử dụng đến lý thuyết mệnh chủ vào cung an Thân để giải về nhân cách. Nhưng vì nhân cách con người có tính tương đối lớn, khác hẳn với cuộc đời, càng đi vào chi tiết lại càng thấy khác lạ, nên khi đoán số tử vi mà không dùng lý thuyết mệnh chủ, càng đi vào chi tiết cuộc đời thì sự sai trong kết quả giải đoán càng lớn. Vì vậy trong phạm trù nhân cách, chỉ những trường hợp đặc biệt – như lá số Obama chẳng hạn (nếu không dùng thì sẽ đưa tới nhận định Obama mặc dù có nhân cách tốt, nhưng không lớn. Còn nếu dùng lý mệnh chủ sẽ cho kết uqả Obama là một nhân cách lớn, tâm phật) – mới nên dùng lý mệnh chủ để nhận định nhân cách. Còn nói chung với độ chính xác tương đối thì không cần phải dùng lý mệnh chủ.
@Ankhoa
Việc ankhoa post lại bài của cụ TL về ông PTG, tôi không muốn có ý kiến thêm, bởi đã có nhiều ý kiến rồi, và ý kiến trái chiều cũng rất nhiều. Nay tôi nói thêm để thấy cái Lý ẩn sâu của phép đoán nhân cách trong cung an thân qua lá số ông PTG.
Thực sự khi ankhoa nói đó là số ông PTG tôi có hơi bất ngờ. Có lẽ vì tôi không chú ý ông này lắm khi đọc trước tác của cụ TL, nên nó chẳng lưu nét nào trong đầu tôi cả. Khi biết được, tôi lập tức phải xem xét lại ngay lời giải đoán của mình đã viết cho an khoa. Nhưng kiểm tra kỹ, tôi thấy mình luận đúng. Nhưng mà theo cụ TL thì lại bảo ông ta nhân cách tốt – bởi ăn theo vòng thái tuế. Với tôi, vốn không nhất trí với cụ TL về lý thuyết vòng thái tuế, và trong nhiều bài viết, tôi cũng có phê phán lối xem này rồi. Cho nên, muốn nhận chân vấn đề, cần phải có một thái độ khách quan, có tính lịch sử và hiểu rõ bản chất của lời đoán.
Lời đoán về nhân cách ông PTG tôi đưa ra, thể hiện đó là một nhân cách lớn. Nhưng xấu tốt còn phải phân biệt. Theo đó, tôi không thể cho đó là một nhân cách tốt được. Nhưng để tránh một sự xung đột, tranh cãi nơi đây, tôi dẫn ra trường hợp lá số Tân Mão làm ví dụ ứng chiếu. Hy vọng qua đó ta có thể thấy đủ ý tứ về quan điểm lịch sử cũng như xét trên thường lý. Để mà nói rằng, chúng ta cũng chẳng nên tranh cái tốt xấu mà làm gì.
Nhưng quả thật về mặt thường lý, nếu ủng hộ cách làm của PTG, và biện hộ cho đó là một sự nhìn nhận sáng suốt, ... rồi vì thế mà phải chịu thiệt thòi, ... để cố gắng biện gỉai cho một nhân cách tốt, lớn thì ngày nay, con cháu Cụ sẽ rất thoải mái noi theo tiền nhân mà làm vài cái hiệp định na ná như thế với Trung cộng ?! Hẳn khi ấy giải đất hình chữ S có còn ? Số phận dân tộc sẽ đi đến đâu ? Không nói, ai cũng biết. Nhưng về lý, rõ ràng có cớ để noi theo tiền nhân. Một thảm hoạ. Có còn coi đó là nhân cách tốt được hay không ? Dù biện minh bằng bao lời hoa mỹ đi nữa.
Cho nên, cái nghiệp xem tử vi mà định kiến, cho nó là như thế, thì đó là sản phẩm của cụ TL vậy.
Cho nên tôi mới nói, với tôi, luận nhân cách PTG như thế là chính xác vậy !!!
@all
Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của gia thế dòng tộc, môi trường giáo dục, xã hội ... tới nhân cách mỗi người. Nhưng chỉ nói như thế cũng không đủ, thậm chí còn phiến diện nữa là đằng khác. Bởi vì sự phiến diện đã có ngay từ việc nhận thức các khái niệm trong tử vi, như khái niệm về các cung. Cho thấy khi học và giải đoán tử vi, các khái niệm cần phải làm sắc lại, để hiểu cho đúng. Tránh sự mơ hồ, đầy cảm nhận tính. Chỉ khi ấy, dù chỉ là nói một cung an thân luận cho ra nhân cách một con người, đã thấy quá đầy đủ. Theo lý thuyết này mà luận về ảnh hưởng của gia thế dòng tộc, môi trường giáo dục, ...thì với sự nhận thức sâu sắc các khái niệm sẽ thấy sự biện chứng đầy đủ. Như nói, nhân cách qua cung an thân, mà nếu chúng ta minh triết được các mối tương quan tương hỗ giữa mệnh với thân, mệnh với ri, mệnh quan tài, mệnh tật, mệnh phúc phụ mẫu huynh đệ, mệnh phu thê tử tức, rồi mệnh với phúc và điền trạch trong mối liên quan phong thuỷ, địa lý thì sẽ thấy ảnh hưởng tới nhân cách của cung thân như thế nào. Về lý thuyết, đó là một đề tài hết sức rộng lớn, một cuốn sách cũng không tải nổi. Cho nên nói, luận nhân cách chỉ luận cung an thân là không đầy đủ, cũng là ý muốn "nhét thêm" bao nhiêu cung, rồi bao nhiêu chi tiết đời thường nữa vào để biện giải. Thực chất vẫn chỉ là sự úp mở bởi vì cái sự mơ hồ trong nhận thức từ các khái niệm cơ bản trong tử vi trở đi mà thôi.
Cho nên nói, biết, thì chỉ một cung an thân là đủ để luận nhân cách. Rồi vào vận, nó biến hoá ra sao. Nhưng nên nhớ, nó không biến hoá như xem vận cuộc đời đâu.
Và cuối cùng, rút lại, cũng đều tập trung ở vào việc hội sao sao cho đúng. Hội sao là một bước đầu tiên, cũng lại là bước cuối cùng trong việc học và nghiên cứu tử vi. Không biết hội sao, thực hành cũng mơ hồ, nghiên cứu lý thuyết cũng không đáng tin. Bởi vì Hội sao là hiện thân của Dịch lý trong tử vi. Không thạo điều này. Nói trời nói biển, cuối cùng thì cũng là không hiểu gì cả.
Chẳng hạn như chỉ nội một câu: tử vi gặp Tuần là cô quân, mà không thấy nói Triệt ? Ấy là hội sao đó. Rồi đừng thấy có hung sát tinh trong cung thân mà đã vội cho là nhân cách xấu, tồi tệ, rồi cũng đừng thấy cung an thân có âm dương nhật nguyệt chói loà mà đã vội cho đó là nhân cách lớn, đẹp đẽ. Rồi cũng đừng thấy nhật nguyệt hội tam minh mà đã cho là tam minh tăng sức sáng thì hẳn phải là hay. Không có đâu. Cái sự hội sao, dễ mà rất khó. Cung như là khởi đầu của sự học, nghiên cứu tử vi mà cũng là sự kết thức của việc học và nghiên cứu tử vi vậy.
Thân ái.
Sửa bởi vuivui: 16/06/2012 - 17:31