Jump to content

Advertisements




Tử Bình - có khác nhau giữa "Truyền thống" và "Manh phái"


31 replies to this topic

#1 toahuongqui

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 122 Bài viết:
  • 391 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 09:20

Diễn dịch từ "Mệnh lý vừa học vừa trò chuyện" (命理边学边聊)

Căn bản, mệnh lý học không có chia phái, cho nên chia Tử bình theo "Truyền thống" hay "Manh phái" là khập khiểng.
Có chăng, nó đươc chia thành "Thư phòng phái" và "Giang hồ phái".
"Thư phòng phái" chuyên nghiên cứu mệnh học lý luận,
"Giang hồ phái" bao gồm những thầy tướng số mưu sinh, trong đó có một số là thầy mù.
Dù là "Thư phòng phái" hay "Giang hồ phái", lý luận cũng chỉ có một, khác nhau ở chỗ kinh nghiệm thực tế và thành quả đạt được.
Cái lý "ngũ hành vượng suy","sinh khắc chế hóa" mới là điều cốt lõi.

Và người đạt được sở đắc phải chăng có thể gói gọn trong một chữ - "Ngộ"!

#2 tyty

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 09:40

toahuongqui nói rất chính xác! Hôm nay đọc thấy topic này mà bừng con mắt dậy!

Đúng ra làm gì có "truyền thống phái" thật......
Nói rõ cho những người mới học là "truyền thống" và "......phái" nào khác phân biệt ra ở vài lối nhấn điểm khác nhau,
để đừng mau tẩu hỏa mà thôi.
Thí dụ như thấy đưa ra rằng: "không luận vượng nhược",
thì phải bảo nhau rằng "truyền thống" luận theo ngũ hành vượng suy, sinh khắc chế hóa thì phải luận vượng, nhược,

thế nào là "giang hồ phái",
người đã ngộ về Tử Bình rồi thì hiểu rất rõ,
nhầm là nhầm ở những người sơ học mà thôi.

#3 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1202 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 10:01

Tất cả mọi vấn đề khi nắm vững nguyên lý nền tảng của nó và hiểu, vận dụng dc nguyên lý của dịch thì lúc này sẽ xuất ra vô chiêu thắng hửu chiêu.

#4 dinhman

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 310 Bài viết:
  • 323 thanks

Gửi vào 17/05/2011 - 10:10

Nói chung là cần nghiên cứu lý thuyết và thực hành lý thuyết...sau đó xem được...Không thể thiếu bước nào...

#5 Hjmama

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 117 Bài viết:
  • 73 thanks

Gửi vào 23/05/2011 - 06:53

@toahuongqui: chủ đề này hấp dẫn nếu thông qua thảo luận sâu chắc chắn chúng ta sẽ được học hỏi thêm những kiến thức mới lạ từ "thư phòng phái" và "giang hồ phái".Tuy nhiên sau vài ý kiến trao đổi diễn đàn TB lại rơi vào im ắng lạ thường,thật không như ngày trước.Buồn thay! Nay xin phép toahuongqui cho Hj chen vào topic này một case (mà theo Hj) có liên quan đến lý luận cơ bản của 2 "phái".Hy vọng với case này sẽ mang lại "sinh khí" sôi động như ngày nào.Mong không làm toahuongqui phiền lòng,xin cám ơn trước.Kính mời các bạn tham gia ý kiến.
càn tạo: Đinh mùi-nhâm tí-đinh tị-tân hợi.(Bát tự trân bảo,kỳ 3:Lục hợp bát tự.Đoàn Kiến Nghiệp,PhieuDieu dịch)
Vận Kỉ dậu,năm Đinh sửu phát tài.Nguyên nhân vì lục hợp(tí-sửu)hóa giải tam hợp(tị dậu sửu).
Cái lý hóa giải này đã có người không đồng tình và phản bác lại(xem "Tuyệt chiêu số 10 của VULONG,HKLS).
Riêng bạn thì sao? Có thuận tình với tác giả ĐKN không? Vì sao? Kính mời.

#6 toahuongqui

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 122 Bài viết:
  • 391 thanks

Gửi vào 23/05/2011 - 10:30

@Hjmama:
Chủ đề này không phải là quan điểm của toahuongqui(chỉ là diễn dịch từ "Mệnh lý vừa học vừa trò chuyện").
Đọc thấy quan điểm hay nên ghi lại để mọi người cùng chiêm nghiệm
Thực sự quan điểm không chia "Truyền thống", "Manh phái" có thể tìm đọc ở một vài tài liệu.
"Thư phòng phái", "Giang hồ phái" cũng chỉ là một cách nói.
Lý luận Tử bình chỉ có một cội nguồn mà thôi.

Vấn đề ví dụ 3, lục hợp tại bát tự (anh Phiêu Diêu dịch từ Mệnh lý Trân Bảo Giảng Nghĩa - hình như còn được Đoàn Kiến Nghiệp trình bày trong một tài liệu khác "Manh Phái Mệnh lý Hợp tập"), xin miễn cho toahuongqui không luận bàn.

Thực sự toahuongqui không đủ sức, trình độ chỉ đủ vừa đọc vừa chiêm nghiệm, xin nhường lại cho các bậc thâm niên trong Tử bình trên diễn đàn.
Kính!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#7 tyty

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 180 Bài viết:
  • 31 thanks

Gửi vào 23/05/2011 - 10:50

Trích dẫn

càn tạo: Đinh mùi-nhâm tí-đinh tị-tân hợi.(Bát tự trân bảo,kỳ 3:Lục hợp bát tự.Đoàn Kiến Nghiệp,PhieuDieu dịch)
Vận Kỉ dậu,năm Đinh sửu phát tài.Nguyên nhân vì lục hợp(tí-sửu)hóa giải tam hợp(tị dậu sửu).
Cái lý hóa giải này đã có người không đồng tình và phản bác lại(xem "Tuyệt chiêu số 10 của VULONG,HKLS).
Thôi cho em xin can! Tranh luận thế nào thì cũng thích nghe... cơ nhưng mà dùng các thuyết của nhà bác học vulong (nguồn gốc hệ Giáp Tý là do những người văn minh ngoài trái đất -nôm na là người hành tinh lạ- tặng cho người Trung hoa cách đây mấy tỉ tỉ năm...) thì xin đầu hàng trước cho đỡ nhức đầu...
Giống như toahuongqui, chờ các cao thủ phái Manh phái xuất chiêu!

#8 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 24/05/2011 - 05:59

Lục hợp có hóa giải được tam hợp?
Càn tạo:Đinh mùi/nhâm tí/đinh tị/tân hợi
Vận Kỉ dậu,năm Đinh sửu phát tài.
Vào vận Kỉ dậu:chữ Dậu bán hợp Tị thấu Tân(Tài)thêm chữ Kỉ sinh trợ.Thân vốn nhược càng thêm nhược.
Năm Đinh sửu,vấn đề được đặt ra là:chữ Sửu này lục hợp Tí(chi tháng)hay nhập tam hợp với Tị-Dậu để tạo thế tam hợp cục.
Tôi xin đưa ra 2 trường hợp:1/nếu là thế lục hợp Tí-Sửu thì mệnh này sẽ buộc phải tòng Tài,vì lúc này(năm Đinh sửu)trong mệnh cục 2 hành Thổ Kim thế mạnh nhất,và đương nhiên đã đạt cách Tòng Tài thì phải đắc tài(và thực sự đương số dã phát tài).2/nếu là thế tam hợp Kim cục thì mệnh này không đạt cách tòng tài,vì Kim sinh Thủy vượng xì hơi hao tiết Tài tức cách tòng tài bị phá cách thì lấy đâu ra để phát tài.
Lấy thực tế so sánh 2 trường hợp trên,tôi cho rằng rằng:Sửu đến lục hợp Tí.Về lý mà nói thì lục hợp là hợp 1 âm,1 dương đúng đạo trời đất,là hợp có tình nghĩa nên gặp trường hợp phân vân trước ngả 3 đường(như case này)tôi thường chọn lục hợp.Và Đương nhiên không phải case nào cũng tuyệt đối như vậy.
Trong Tam Tài:Thiên-Địa-Nhân,cho thấy Tài Nhân được sắp xếp ngang hàng với Thiên,Địa nên TA cũng có quyền dự phần quyết định số phận của chính mình nữa chứ.Lục hợp hay tam hợp chính ta tự quyết định.

#9 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1202 thanks

Gửi vào 24/05/2011 - 07:11

Sửu mùi xung nhau.

#10 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 24/05/2011 - 08:52

Lục hợp hay tam hợp,THIÊN-ĐỊA bày ra cái TA (NHÂN) quyết định.

#11 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1202 thanks

Gửi vào 24/05/2011 - 09:14

Thiên có luật của thiên, địa có luật của địa. Thiên địa giao hòa sinh ra nhân.

Bởi vậy địa chi có luật hình xung khắc hợp. Nhân phải thuận theo lý đó mới thấu hiểu địa chi.

Tuy nhiên, nhân còn chứa đựng khả năng linh cảm ( nhất là nhân có khiếm khuyếj ) cho nên đôi khi nhân chưa tỏ địa luật nhưng linh cảm về địa luật đúng thì vẫn đúng.

Hậu học phải tỉnh táo khi thu nạp kiến thức, e ng dùng dc ta dùng lại hỏng.

#12 PhieuDieu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 21 thanks

Gửi vào 25/05/2011 - 08:12

Tử bình truyền thống chủ yếu dựa trên lý pháp. Manh phái dựa trên lý pháp, kỹ pháp và tượng pháp, trong đó tượng pháp là linh hồn của phái này.

#13 Hjmama

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 117 Bài viết:
  • 73 thanks

Gửi vào 25/05/2011 - 09:45

Chào anh PhieuDieu.Hj rất mừng khi anh trở lại diễn đàn này,từ lâu anh em rất mong gặp anh,chắc bấy lâu nay anh rất bận.Chúc anh vui.
Nay xin anh nói thêm thế nào là Lý pháp,là kỹ pháp và tượng pháp.Thật lòng xin anh chỉ giáo.Kính,Hjmama.

#14 dinhman

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 310 Bài viết:
  • 323 thanks

Gửi vào 25/05/2011 - 10:51

Theo Tôi được biết trên diển đàn này ngoài anh PhieuDieu sành về Manh phái...Người anh đáng kính của tôi...còn có anh Tubinhphongthuy hình như văn phong bây giờ tôi đoán là anh TBTT cũng là sành về Manh Phái....
....Xin được toe loe cái miệng với mọi người....hi hi...

#15 TranTienNam

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 992 Bài viết:
  • 1202 thanks

Gửi vào 25/05/2011 - 13:33

Tất cả các môn huyền học truyền thống dựa trên nguyên tắc hay pháp tạm vậy: lý-tượng-số. Riêng phần kỹ ko đề cập, có lẽ tiền nhân mặc nhiên thừa nhận vì học đi đôi với hành nên sẽ có kỹ thuật kinh nghiệm.

Khi giải quyết vấn đề trước hết phải có lý luận. Tiếp theo, sẽ đưa ra dc hiện tượng thực tế. Sau đó cho dc số mệnh.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Vượng
Thịnh
Khang
An