Anh vodanhthiendia,
Bây giờ chúng ta có thể vây lại phạm vi đối đáp giữa Tuệ Trung Thượng Sĩ và vua Trần Nhân Tông theo một mức độ khác, mức độ "tâm khởi, tội sinh" theo chính mạch của bài. Thật ra khi đọc tôi cũng ngầm hiểu được ý phá chấp của Tuệ Trung Thượng Sĩ nên tôi cũng đã không bàn đến vấn đề tội phước mà chỉ trong phạm vi morality. Nay theo mạch chính của bài, "Tâm khởi, tội sinh".
Bài kệ đầu tiên:
Trích dẫn
Vô thường chư pháp hành
Tâm nghi tội tiện sanh
Bổn lai vô nhứt vật
Phi chủng diệc phi manh
Nhựt nhựt đối cảnh thời
Cảnh cảnh tòng tâm xuất
Tâm cảnh bổn lai vô,
Xứ xứ Ba-la-mật.
Tạm dịch:
Vô thường các pháp hiện,
Tâm ngờ tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Không giống cũng không mầm
Ngày ngày thi đối cảnh
Cảnh cảnh theo tâm xuất
Tâm cảnh vốn là không,
Khắp nơi là “Niết bàn”.
Ý gom lại cũng là "Tam giới hỗn khởi, đồng quy nhất tâm", câu mở đầu cho Huyết Mạch Luận. Tâm khởi thì tâm tạo.
Bài kệ thứ hai: có vấn đề.
Trích dẫn
Ăn chay cùng ăn thịt
Chúng sanh tùy sở thích
Xuân về cây cỏ tươi
Chỗ nào thấy tội phước !
Tâm thuận theo tự nhiên vì "khởi là tạo". Hai câu trên được so sánh với câu thứ ba như trong cái lẽ tự nhiên của vạn vật. Vấn đề nơi đây là câu trên không thể nào là "tự nhiên" được vì đã có sự tuyệt đoạn mạng sống trong đó.
Bài kệ thứ ba:
Trích dẫn
Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bớt chiêu phúc
Dục tri vô tội phúc,
Plli trì giới nhẫn nhục,
Như nhân thượng thọ thì
An trung tự cầu nguy
Như nhân bất thượng thọ
Phong nguyệt hà sờ vi
Tạm dịch:
Trì giới và nhẫn nhục
Chuốc tội chẵng chuốc phúc
Muốn biết không tội phúc,
Không nhẫn nhục trì giới
Như người đang leo cây
Đang yên lại tìm nguy .
Như người không leo cây
Trăng gió làm gì được?
Kệ trên không khác gì Lão Tử với câu: "Khi có Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín thì thế gian đã loạn rồi". Đó là lời nói của những vị đã sống và hành được trong Đạo. Sống và hành được trong Đạo không có nghĩa rằng họ có thể phá vỡ hết tất cả các quy luật của tự nhiên mà là bản tánh của họ đã thuận chảy "hợp nhất" theo quy luật của tự nhiên mà không bị đúc khung gượng ép. Tuy Phật và Lão khác nhau, nhưng cả hai đều trọng cái đức hiếu sinh của trời đất, cho dù là quy luật Thành Trụ Hoại Không vẫn luôn xoay vần tiếp diễn.
Xuyên suốt bài cho thấy bên trong ngầm chứa căn bệnh rất lớn của thiền tông, đó là "chấp trước". Từ lời nói vượt sang hành động và bài kệ số hai đã ngầm cho thấy căn bệnh chấp trước không khác gì "gặp Phật chém Phật, gặp ma chém ma". Không thể nào biện minh cho việc "vượt khỏi" để rồi có thể phá giòng thuận chảy của tự nhiên, vì khi đã "vượt khỏi" thì đã hợp nhất thành giòng chảy đó rồi. Khi chưa hợp nhất mà "vượt khỏi" phá chấp thì chỉ là mơ hồ. Dù rằng "đừng nói với những người không hiểu biết" vì sẽ bị hiểu sai nhưng ngay hành động của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã chứa mầm "sai nghịch" trong đó. Dù cho đó là ngoài thế gian pháp, nhưng "Phật pháp bất ly thế gian pháp", giòng chảy nhỏ trong giòng chảy lớn của tự nhiên. Vì vậy, tôi nhận thấy rằng "hành" của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã không đuổi theo kịp theo với "trí".
Về căn bệnh "chấp trước" với câu "gặp Phật chém Phật, gặp ma chém ma". Giản lược "dục giới, sắc giới, vô sắc giới," tuần nhi tự tiến. Câu đó chỉ áp dụng vào trường hợp "hành" sắp vượt qua được "sắc giới" để đến ngưỡng cửa "vô sắc giới" bên trong nội giới. Leo lên một cái thang, bậc đầu chưa vượt khỏi mà đòi chém bậc hai là sao? Hãy đến được sắc giới để gặp Phật đi đã, sang đến bậc ba thì chém diệt hình tướng, chỉ sợ lúc đó trong nội giới nhìn thấy được kim quang của Phật lực lóe sáng hơn vàng kim của mặt trời nắng hạ thì lòng đã hãi, thần thức muốn bị đốt tiêu thành tro bụi rồi còn sức đâu mà chém?
Về câu chuyện Tuệ Trung Thượng Sĩ, ý lời tôi cũng đã nói hết. Tôi hiểu được tâm ý của anh nhưng với tôi thì câu chuyện đó được tồn tại đến nay là một thảm họa, nhất là đối với những người còn đang phân vân chưa định hướng. Việc ăn chay, không sát sinh không phải là gì lớn lao cho lắm như được phước, thành Phật, v.v... Không giết một con vật, chúng ta không nợ mạng của nó. Không gắp một miếng thịt cũng không có nghĩa chúng ta tha mạng cho nó mà là chúng ta không nợ nần với nó thôi. Bên cạnh, việc chay/mặn cũng đơn giản về tinh thần morality. Vì vậy, khi nhìn thấy phong trào nhiều trẻ Mỹ ăn chay với tinh thần đó mới thấy được cái giới luật tù túng (cấm sát sanh hại mạng) của Phật giáo giống như Tam Cang Ngũ Thường của Khổng. Hiểu được như vậy mới thấm được câu nói của Lão Tử mà Khổng Tử cũng đã phải tán thán rằng Lão Tử như thần long ẩn hiển thấy đuôi mà không thấy đầu. Vượt thoát, phá chấp, không khuôn khổ cột trói vốn đơn giản là như vậy./.