Jump to content

Advertisements




Cổ Y Tổng Hợp-Trung Hoa Đại Lục Và Tây Tạng, Xuyên Thấu Bản Thân

Khai Sáng FB

1 reply to this topic

#1 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 20/04/2012 - 16:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Học thuyết về 3 thể tạng:
Cũng như y học Ayurvedic, y học Tây Tạng dựa trên lý thuyết về 3 “chất lỏng” của cơ thể: gió, mật và đàm, mà tình trạng lý tưởng, sẽ quân bình và hòa hợp với nhau. Khi thiêu quân bình, chúng dẫn tới những rối loạn, từ đây mới có khái niệm về bệnh. Khác với học thuyết Hy Lạp về 3 tính khí, “chất lỏng”(nyespa) trong y học Tây Tạng không chỉ là nhưng chất liệu nào đó của cơ thể. “ Gió” không đơn giản chỉ là hơi thở hoặc không khí di động, hay “mật” là chất bài tiết của túi mật, và “đàm” là dịch nhầy từ cuống họng. Gió, mật và đàm là những nguyên tố tượng trưng, không chỉ liên quan đến cơ thể mà còn có tính cách tâm lý tinh tế hơn, bao gồm cả khía cạnh tâm linh nữa. Để tránh sự lộn xộn, chúng ta sẽ sử dụng những danh từ nguyên thủy phiên âm tiếng Phạn: Rlung (gió), mkhrispa (mật), và badkan (đàm), và gọi chúng là nguyên tố, thể tạng hay nguyên tố của cơ thể thay vì là “chất lỏng “ như lời dẫn ở trên.

Ba nguyên tố:
Tiếng việt - Tiếng Phạn - Ngữ âm
Gió rlung loong
Mật mkhrispa tripa
Đàm badkan baekaen

Ý nghĩa của ba nguyên tố:
Trên phương diện vật lý, ba nguyên tố của cơ thể mang những thuộc tính sau:
• Rlung: tượng trưng cho chất di chuyển trong cơ thể.
• Mkhrispa tượng trưng cho các loại nhiệt của cơ thể.
• Badkan tượng trưng cho những vật chất lỏng trong cơ thể.

Đại Y (cây y học- Đại y là từ ghép hán việt được tôi cân nhắc sử dụng, ngoài nghĩa là y học rộng lớn, đại ở đây diễn tả đúng theo tính triết học trong y học của bức thangka gốc,Đại- là một loài cây thân có nhựa mủ, hoa trắng, lá dài, khi rụng để lại những vết sẹo lớn), biểu tượng nhiều chi tiết về bệnh, sức khỏe, và sự chẩn bệnh. Cành cây thấp nhất phía bên trái cho thấy ba nguyên tố của cơ thể trong tình trạng khỏe mạnh. Rlung màu xanh, mkhrispa màu vàng và badkan màu trắng.
Ba nguyên tố này là những chất liệu căn bản, áp dụng cho mọi dạng sống, nhất là loài người cùng với những sự sống đang hòa hợp cùng họ.
Ba nguyên tố này cũng tượng trưng cho những yếu tố tâm lý và liên quan đến năm thành phần trong y học: gió, lửa, đất, nước, ánh sáng (hoặc không khí,ether/aether), cũng như hai tính :nóng và lạnh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Badkan: sư tử và trâu
Người badkan có thân thể rất vạm vỡ, một cơ thể “mát” phát triển đầy đặn với làn da dày, và hầu như các khớp xương của họ đều không hiển lộ. Những người này thường có dáng dấp thẳng thớm, cường tráng, rắn chắc. Họ có thể tạng tốt và dẻo dai. Họ có thể chịu đựng đói khát nhiều ngày liên tục. Một đặc đặc điểm nổi bật của loại người này là giấc ngủ “đầy ơn phước” của họ: họ ngủ sâu và ngon, khi gặp chuyện không vừa ý, họ sẽ thấy rất muốn ngủ. “Nhiệt tiêu hóa” thường yếu và chậm, do đó họ tiêu hóa chậm. họ thích những thức ăn cay và đắng. Badkan thuộc về nguyên tố đất (ba) và nước (kan). Những điều này xác định những yếu điểm của họ: tính giữ nước (sưng phù-oedema), sưng phồng ở mặt và bàn tay, bàn chân; và cũng ễ bị những bệnh “đờm” thông thường như suyễn hay nghẹt mũi. Phổi, đường hô hấp, thận, dạ dày và là lách đều dễ bị thương tổn. Họ cũng dễ bị béo phì, dẫn đến nhữnh bệnh liên quan đấn quá trinh trao đổi chất như tiểu đường.

Người badkan có bản tính khoan dung, hiền hòa, thân thiện, vị tha; họ cũng trung thành , quan tâm, và biết nghe lời. Họ thường hay e thẹn. Người Tây Tạng gán loài sư tử và trâu cho những ngừoi này. Người badkan sống rất thọ và giàu có, nhưng cung như với loại rlung, điều này không đáng lưu tâm. Badkan có tính mát và ẩm, nên chế độ liệu pháp có tính ấm và khô.
Chế độ ăn uống tốt nhất: thức ăn ấm không có nước sốt, chẳng hạn như rau cải nấu nhẹ với gia vị tươi. Một vị thuốc tốt là bột gừng-dùng như trà hay đồ gia vị.
Tránh: bất kì thức ăn gì ẩm và lạnh. Salad lạnh, thức ăn sống, béo, nước sốt, canh và những loại rau nhiều tinh bột như các loại rau đâu, các loại rau củ (cà rốt, củ cải…), dầu đã nấu chín, có tác dụng lạnh bên trong cơ thể. Nên uống một ly nước đun sôi sau bữa ăn tốt hơn nhiều khi là uống quá nhiều trong bữa ăn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Rlung: chim kền kền, quạ, cáo
Về thể chất, những người này nhỏ con, mành khảnh và tao nhã, yếu đuối. Họ hay nghiêng ra trước. Đôi khi họ có bờ vai tròn trịa, và các khớp xương lộ và dễ gãy. Màu da họ hơi xanh và họ rất dễ trúng cảm và gió. Những loại “rlung” cũng không thích ban đêm, chạng vạng và sức nóng quá lớn. Họ thích đồ chua, đắng, ngọt và nóng. Họ hay ngáp và miệng hay bị khô, và dao độnggiữa cái đói và không muốn ăn. Họ ngủ ít, và thức dậy sớm.
Theo truyền thuyết Tây Tạng, người rlung có bản chất của loài kền kền, quạ và cáo, nguyên tố của họ được xếp vào loại nguyên tố không khí và không gian. Họ thích cười, hát và thường hay nói chuyện huyên thuyên. Nhưng họ cũng thích cãi vã, nhút nhát và có trí nhớ kém. Nói chung, họ là những linh hôn không thể đoán trước được, hiếu động, “sợ hãi”. Họ thường hay băn khoăn, hay lo âu, và có nhiều ý nghĩ trong đầu. Người Tây Tạng nói rằng người rlung không ìa lắm hay giàu lắm, nhưng dĩ nhiên điều này tùy thuộc rất nhiều vào chủng tộc, lối sống và hoàn cảnh của họ.
Theo quan điểm y học, người rlung có một “nhiệt lượng tiêu hóa không ổn định”. Bộ phận tiêu hóa là lãnh vực yếu nhất của họ. Ruột già dễ bị tác động nhất, và bất kì sự ảnh hưởng nào cũng ảnh hưởng đến bộ phận tiêu hóa của họ. Tim cũng dễ bị ảnh hưởng, nên họ thường bị những bệnh về tim mạch và những bệnh liên quan đến sự căng thẳng hơn những người khác. Nói chung, loại người rlung có tính chất lạnh, không ổn định và rất dễ thay đổi-dao động từ lạnh sang nóng. Họ được chữa trị và quân bình lại bởi bất kì thứ gì đặt cơ sở cho họ và khiến họ nặng hơn, ấm hơn, ổn định hơn.

Chế độ ăn uống tốt nhất: các thức ăn ấm, giàu chất đạm mà không dễ tiêu hóa- chẳng hạn như nước luộc thịt và thức ăn nặng, nấu chín như các loại rau đậu ăn chung với ngũ cốc; couscous với đậu chick hay cơm với đậu. Rlung tiêu hóa dễ dàng những thức ăn ngọt, chua, mặn, cũng như các sản phẩm từ sữa và các gia vị nhẹ như đinh hương hoặc nghệ. Họ thích đồ ngọt như bánh puddinh hay bánh ngọt, và một ly rượu vớimỗi bữa ăn.
Tránh: những thức ăn rất đắng, rất cay, rau và trái cây sống, đặc biệt là những rau có tính acid như cà chua; thức ăn lạnh như bánh pudding đông lạnh hay kem và nước uống lạnh; những thức ăn quá cay (ớt), những chất kích thích như cà phê; và các loại ma túy.
Lối sống tốt nhất: một khung cảnh xinh đẹp, hiền hòa, không căng thẳng, không áp lực từ môi trường chng quan; mọi thứ ấm áp, phòng ấm áp, quần áo ấm áp, nhạc êm dịu, màu vàng, chuyện trò hòa hợp với bạn bè.
Người rlung nên đáp ứng các nhu cầu cùa cơ thể ngay lập tức: thí dụ, đi nhà vệ sinh ngay khi họ cảm thấy cần thiết, không đè nén ngáp và ăn khi thấy đói.

Khi được khảo sát về hoạt động tình dục của nhóm người này 2 năm về trước, tôi có được kinh nghiệm từ một người chung nhóm. Anh ta nhận xét về loại người có sở thích tình dục biến thái ở nam bất kì, lấy thông số trong 10 người, thì hơn 89,725% bị kích thích trong những giờ làm việc hành chính mà không hay biết, điều này đồng nghĩa với việc tự kiềm chế. Nhìn chung thì họ gặp trở ngại trong việc nhìn ra vấn đề của việc dư chấn của hoạt động thỏa mãn ngày hôm trước với việc kích thích sinh lý của ngày hôm nay. Vậy là sự không phân biệt này sẽ ảnh hưởng mạnh hơn tới ngày hôm sau. Vấn đề đặt ra, là 10 người nam này không thể vào nhà vệ sinh giải tỏa trong bất kì tình huống nào trong giờ làm việc. Khá là thú vị vì thông số EEG, testosteron, thói quen sinh hoạt được người bạn đưa ra trường hợp này chuẩn bị từ hơn 4 tháng trước…hơn 8 người là thuộc nhóm rlung này. Lời khuyên tốt nhất cho nhóm người này mà anh bạn tôi đưa ra ngoài các chế độ ăn uống sinh hoạt cho người rlung ra, là đừng cố kiềm nén nhu cầu xuất tinh trong mọi hoàn cảnh, quan sát nguyên nhân và thay đổi môi trường sinh hoạt phù hợp với sinh lý được nữa thì tốt nhất.

Bạn tôi yêu cầu một người tham gia khảo sát thuộc loại “ham thích tình dục” nhất trong nhóm 10 người trên, thực hiện như sau. Ông A này là một nhân viên kiểm toán lâu năm tại một văn phòng tài chính ở công ty gần khu vực trường của chúng tôi, thu nhập loại khá, và ông hay phàn nàn vì thân thể dù có được kê thuốc và điều chính sinh hoạt nhưng không khỏi phải xuất tinh quá nhiều; vợ ông cũng phàn nàn vì không thể chiều theo mức sinh lý của ông dù đã được điều chỉnh đồng bộ. Kết quả thu thập thông tin cho thấy ông cũng là một người rlung. Khi đó đang là năm 2010, chúng tôi ghi nhận ông A thường xuất tinh trước giờ nghỉ giải lao 2 tiếng đồng hổ, trong khi bắt đầu làm việc chỉ mới 2 tiếng. Khi hỏi về điều này, thì ông cho rằng có lẽ bị kích thích do tiếp xúc nhãn quan với những đồng nghiệp nữ. 3 người quan sát trong nhóm chúng tôi thu nhận rằng, với tiến độ công việc như thế này, việc ông ta ra khỏi bàn làm việc là không thể. Nghỉ giải lao cũng chỉ có 30 phút, và trong giờ đó việc trao đổi cũng như ăn uống chiếm hết toàn bộ thời gian đó. Như vậy từ lúc đó, đến khi về nhà, ông A phải nhịn mất 7 tiếng, trừ hao sinh hoạt thường ngày thêm 3-4 tiếng nữa, tổng cộng phải trên 10 tiếng thì việc ông bị xếp vào nhóm người “ham thích tình dục” là chuyện không thuộc về nhu cầu sinh lý bình thường. Chưa kể có những lúc vì xuất tinh quá nhiều, ông bị kiệt sức và mất hứng thú trong một thời gian nên đã sử dụng viagra. Tôi và một người nữa ghi nhận rằng, ông ăn rất nhiều (khá là thịnh soạn) trước khi quan hệ tình dục, khi ở công ty thì ăn uống vẫn như mọi người bình thường-đầy đủ calo do chuyên gia dinh dưỡng kê thực đơn cho nhà bếp, buổi sáng thì cà phê và thịt muối, trứng cùng với bánh mì lát. Vì chế độ hưu trí và các khoản phúc lợi không cho phép ông chuyển nghề, bạn tôi cho ra chỉ định là ông không nhận làm việc tăng ca nữa, thời gian đầu thì đề nghị một loại giấy chỉ định thuận lợi cho việc ông này giải quyết nhu cầu sinh lý thực sự của bản thân, và chuyển sang loại hình cùng nghề tại đơn vị khác. Lần này, mọi bữa ăn đều được kê tuân theo thể tạng của người rlung. Từ quần áo rộng rãi (kể cả loại đồ lót phù hợp), giày dép, độ cận cũng phải kiểm tra lại, etc. Mọi thứ tiện nghi của ông đều được chúng tôi dựa theo nguyên lý quần chống shock của các phi công và các ca cấp cứu giảm thân nhiệt khẩn cấp; nhưng có hai điều nhất cần thay đổi nhất mà ông chỉ đáp ứng được một: môi trường và chế độ ăn uống, hài hòa. Môi trường ở đây đồng nghĩa với các sinh hoạt hướng ngoại bắt buộc, chế độ ăn uống vừa là hướng nội vừa là hướng ngoại bắt buộc. Trong 1 tuần đã có kết quả vô cùng khả quan, cho nên chúng tôi đã yêu cầu cho cả 9 người còn lại cũng thực hiện chế độ tương tự. 100% đều không còn triệu chứng xuất tinh không thể kiểm soát khó chịu nhất, kế đó là tâm lý tình dục xu hướng bạo lực từ thuyên giảm đến mất hoàn toàn. Tùy những trường hợp còn lại, có cả mkhrispa, chúng tôi chỉ phải điều chỉnh đôi chút. Khung sườn này khá uyển chuyển, do tính chất của rlung, cho nên dù bất kì nhóm người nào thì chế độ ôn hòa này đều cũng có thể tiếp nhận và có tác dụng nhất định. Dù sao quy mô của chúng tôi chỉ nằm ở cấp trường lớp, việc nghiên cứu và điều chị thêm là dành cho phía bác sĩ điều trị, vai trò của chúng tôi khi đó chỉ là tự ghi nhận là chính, làm tiền đề đề dẫn đến thảo luận chi tiết về sau. Một quy mô lớn, sâu sắc và chi li hơn hơn thì cần rất nhiều thời gian và phương pháp đặc biệt. Nhưng phương pháp này, mọi đối tượng đều có thể tự tiếp cận, quan sát và tự điều trị cho chính mình triệt để nhất


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mkhrispa: cọp và khỉ
Loại người này có cơ thể cao lớn trung bình và vạm vỡ, tóc vàng hoe và da trắng. Họ thường thấy đói và khát, sự trao đổi chất tốt,tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng; cơ thể phản ứng nhanh chóng ngay cả với thuốc xổ nhẹ. Loại người này dễ dàng tiết mồ hôi và cơ thể có mùi nặng.
Yếu điểm của loại mkhrispa là gan, túi mật và ruột non. Vì lý do này, họ thường dễ bị những chứng bệnh ở bụng trên. Họ cũng dễ bị những chứng bệnh nhiễm trùng “nóng’. Những bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất những lúc hạn hán và thời tiết nóng bức, cũng như vào lúc giữa trưa, giữa đêm và mùa thu.
Mkhrispa được gán cho nguyên tố hỏa, và điều này giải thích cho những đặc tính của nó. Loại người này rất thông minh, sáng suốt, rất có sức thuyết phục và hấp dẫn. Họ là người can đảm, gan dạ, tỉnh táo, mạo hiểm, điêu luyện, hăng say và táo bạo-tương tự như cọp và khỉ. Mặt trái của tính chất sôi nổi của họ là những cơn thịnh nộ, ghen tuông và cáu kỉnh. Loại mkhrispa liên quan đến lửa được gán cho tính nóng, khô và trơn. Nó cần được quân bình bởi hơi ẩm và lạnh- trong thức ăn, thời tiết và trị liệu.
Chế độ ăn uống tốt nhất: các loại thức ăn và trái cây sống, nước mát, nước lạnh, kết thúc bữa ăn với những món kem và trái cây tráng miệng hơi động lạnh.
Tránh: rượu, cà phê, quá nhiều thịt, quá nhiều dầu mỡ và gia vị mạnh.
Lối sống tốt nhất: thời tiết mát, ẩm, nhiệt độ mùa đông. Nơi ở hoàn mĩ nhất sẽ là một thác nước với nhiều cây che mát chung quanh. Tinh thần va thể xác thư thái vô hiệu hóa nhiều tính lửa của mkhrispa. Loại người này không nên đi nghỉ mát ở những nơi quá nóng, mà nên đến những vùng mát mẻ ở phương bắc. Họ nên tránh nóng và tắm hơi, căng thẳng, công việc dùng sức đột ngột, sinh hoạt tinh thần húc bách làm quá nhiều việc cùng một lúc. Đặc biệt, tắm nắng rất có hại đối với họ. Những loại nguyên tố nóng nên tắm nước lạnh nhiều lần và sử dụng những liệu pháp nước lạnh.







Cổ Y Tổng Hợp-Trung Hoa Đại Lục Và Tây Tạng, Xuyên Thấu Bản Thân

Trước hết, bạn hãy đánh dấu câu trả lời cho hai hình của bảng phân loại (2 hình đầu tiên), sau đó hãy đọc để có khái niệm trong bức Thangka cây y học trước, xong hãy đọc tiếp tục phần lý giải bên dưới để biết bạn thuộc phân loại cơ thể nào. Kế đó vào xem bức hình thú vật đại diện cho cơ thể của bạn, rồi quay trở lại đọc tiếp phần lý giải.



Các kiểu thể chất


Nếu bạn hỏi một người Tây Tạng về nguyên tố của họ hay họ thuộc kiểu thể chất nào, anh/cô ấy có thể nói cho bạn biết ngay mà không cần nghỉ ngợi. Cũng như cách chúng ta xếp tuổi mỗi người theo 12 chòm sao, anh ta định nghĩa cho mình dựa vào các nguyên tố. Nền tảng của sự phân loại nào là lý thuyết về 3 nguyên tố rlung, mkhrispa, badkan. Mỗi người từ lúc sinh ra thuộc về 1 trong 3 nguyên tố căn bản này, hay sự phối hợp của chúng:


1. Rlung


2. Mkhrispa


3. Badkan


4. Rlung/mkhrispa


5. Rlung/badkan


6. Mkhrispa/badkan


7. Rlung/mkhrispa/badkan


Biết được thể chất của một người là điều kiện tiên quyết cho mọi liệu pháp Tây Tạng, và chẩn mạch là phương thức chính xác nhất để nhận biết điều này. Nhưng nếu bạn không có một bác sĩ lúc này để chẩn đoán bạn có thể tham khảo bảng phân bố trên.Kiểm tra thử nghiệmMuốn biết chắc là bạn nhận được câu trả lời đúng, bạn cần hỏi người nào biết bạn rất rõ để quán chiếu và chỉnh sửa. Nếu bạn nghi ngờ, hãy nhớ rằng những sở thích, đặc tính hay phẩm chất mà bạn có nhiều khuynh hướng nhất là điểm quan trọng. dĩ nhiên có những thời điểm hay giai đoạn mà chúng ta không phản ứng như thường lệ. với cách kiểm tra đối chứng, thử nghiệm này đạt hiệu quả 70%


Để xác định kết quả, đếm bao nhiêu lần bạn trả lời ở bảng kê trên


Rlung……..%


Mkhrispa....%


Badkan……%


Tùy vào tỉ lệ % bạn có thể tự xếp loại cho mình vào một trong 7 thể chất:


• 70% rlung, 20% badkan, 10% mkhrispa: thể chất của bạn là rlung.


• 50% rlung, 50% badkan: bạn thuộc thể tạng kết hợp rlung/badkan.


• 45% rlung, 55% mkhrispa: loại năng lượng của bạn là rlung/mkhrispa với mkhrispa có phần trội thế hơn.


• 40% mkrispa, 60% badkan: bạn là loại kết hợp badkan/mkhrispa với badkan trôi hơn.


• 33% mkhrispa, 37% badkan, 30% rlung: bạnlà một điển hình của hài hòa badkan/mkhrispa/rlung.



Thể tạng phát xuất thế nào?


Thể tạng căn bản của một người sẽ duy trì như vậy suốt đời người đó. Nó được thiết lập từ trong bào thai và được quyết định bởi nguyên tố của tinh trùng và trứng, cũng như cách ăn uống của người mẹ khi mang thai. Thí dụ, nếu tinh trùng và trứng chủ yếu là mkhrispa thì phần lớn thức ăn của người mẹ là cay và nóng, tức thể tạng con trẻ khi sinh ra sẽ mang phẩm chất mkhrispa. Mặc dù vậy thế trội của mkhrispa không phải lúc nào cũng mạnh như nhau.


Có nhiều sắc thái trong sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nguyên tố. vào những giai đoạn khác nhau trong một ngày, một trong các nguyên tố sẽ mạnh hơn- tương tự những ước muốn hay nhu cầu thay đổi với những hoàn cảnh khác nhau, mặc dù trên căn bản chúng ta vẫn không thay đổi.Ba nguyên tố là nền tảng của tinh thần và cơ thể một người. chúng quyết định cá tính và năng khiếu, những điều ưa thích và không ưa thích, cách phản ứng và suy nghĩ của người đó. Biết được thể tạng của bạn, đễ từ đó quyết định chế độ ăn uống, cách cư xử, lối sống, hoàn cảnh xung quanh và nhịp sinh học của bạn cho thích hợp, là cách tốt nhất để ngừa bệnh. Sự phân loại này cũng cho bạn biết về những yếu điểm và thể chất,tình cảm và tinh thần của bạn. Và một khi chúng ta biết được những điều này, chúng ta có thể tìm cách chống lại những ảnh hưởng bất lợi.



Ba thể tạng căn bản này (Rlung,Mkhrispa, Badkan) cũng tượng trưng cho những yếu tố tâm lý và liên quan đến năm thành phần trong y học: gió, lửa, đất, nước, ánh sáng (hoặc không khí,ether/aether), cũng như hai tính :nóng và lạnh.



Rlung là nguyên tố năng động thuộc về gió và là nguyên tố điều hành chủ yếu tri giác. Rlung còn được xem là nguyên tố của sự sống (các kinh văn cổ, trong đó có thánh kinh và Vedas rlung được xem như là breath of life- hơi thở của sự sống, cùng với wather of life (hay wheel of life- bánh xe sự sống, hoặc tên khác là karma-nhân quả, phân biệt với nguyên tố nước, dù gọi là nước nhưng đây không là nước-thủy phi thủy)-nước của sự sống hay dòng chảy của sự sống, cùng với seed of life- vừa là nguyên tố cuối cùng, vừa là sự sống mới được khai sinh, tree of life-cây của sự sống, kế đó là đóa hoa của sự sống-flower of life, trái ngọt của sự sống-fruit of life, và kết thúc là một sự tái sinh-hạt giống của sự sống). Công việc của nó là phối hợp với các hoạt động của thể các và tâm linh, cũng như ý thức và vô thức, với sự trợ giúp của hệ thống điện não. Rlung còn chi phối các cảm xúc và trạng thái của linh hồn. Hơi thở, sức mạnh thể xác và những nhận thức của quan hệ tùy thuộc vào rlung, như trường hợp của mạch và sự co thắt ruột.


Xuyên qua những chức năng quan trọng này, rlung giữ sự quân bình cho hai nguyên tố kia. Nguey6n tố rlung làm chúng ta sống động, và chi phối tất cả những diễn tiến sinh hóa học và thân tâm linh. Trong ba nguyên tố, rlung là nguyên tố quan trọng và phổ quát nhất, cho nên sự xáo trộn nguyên tố này gây thiệt hại nghiêm trọng nhất cho cơ thể.




Mkhrispa- ngọn lửa của sức sống


Trong một người khỏe mạnh, mkhrispa được tìm thấy tại phần giữa cơ thể, và tượng trưng cho các hình thái của lửa- bao gồm mọi diễn tiến đòi hỏi nhiệt lượng, chẳng hạn như sự tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, hấp phụ tạp chất, và biến đổi sinh hóa. Mkhrispa duy trì sự quân bằng của thân nhiệt cũng như sự phân tán nhỏ các chất liệu qua công đoạn nhiệt phân. “ngọn lửa” bên trong không chỉ làm cho chúng ta năng động, tỉnh táo, mà còn vui tươi, dù vậy còn có thể khiến ta nổi nóng và quá khích. Trong lãnh vực cảm xúc và tâm lý, mkhrispa tượng trưng cho hành dộng, ý chí, kiên định, can đảm và sáng suốt. Ngọn lửa của mkhrispa có cả hai phẩm chất phá hủy và thăng hoa đời sống, gắn liền với hạnh phúc.



Badkan- nguyên tố lỏng


Badkan nằm tại phần trên cơ thể, biểu trưng cho mọi dạng lỏng trong cơ thể, cũng như thăng bằng và trọng lượng. Nước là thành phần chính của badkan, điều hành chất lỏng trong các bộ phận của cơ thể và sự đàn hổi của các biểu mô. Sự vận hành suôn sẻ giữa các khớp nối của tế bào phụ thuộc vào nguyên tố này. Trên bình diện thân xác tâm linh, badkan biểu hiện ra bên ngoài một trí nhớ tốt và khả năng tập trung . Chịu trách nhiệm cho một giấc ngủ sâu và khả năng tự chữa lành nhanh chóng. Bất cứ điều gì liên quan đến trọng lượng, việc mang vác hay chống dỡ đều chịu sự chi phối của nguyên tố này; và khi mọi thứ diễn tiến tốt đẹp, badkan mang đến một trạng thái an lạc, thoải mái.



Khi một trong 3 chiếm ưu thế:


Ba nguyên tố của cơ thể rung động nhịp nhàng, nên tương sinh quan mật thiết của chúng biến chuyển không ngừng bên trong một thể tạng khỏe mạnh. Vào lúc nào đó trong ngày, đến một mùa nào đó, hay thời điểm nào đó trong đời diễn ra, một trong ba sẽ dành ưu thế. Khi đó, một nguyên tố bỗng dưng “bừng tỉnh” từ vị trí quân bằng bình thường của nó, tạo nên một thế trận hỗn độn khiến chủ thể không còn khả năng kiểm soát.



Bệnh lý học


Cuốn sách bốn tantra gốc nhắc đến 84000 sự rối loạn có thể dẫn ra 404 chứng bệnh. Trong số này, 101 bệnh là do nghiệp quả quyết định, và nếu không chữa trị, sẽ tích tụ và dẫn đến tử vong bất kỳ lúc nào; 101 là do lối sống và có thể chữa lành bằng những phương thuốc thích hợp; 101 bệnh gây bởi tà khí (chi/qi), và bao gồm nhiều loại bệnh tâm thần; 101 bệnh cuối cùng thuộc bởi các nguyên tố tác động từ bên ngoài, chữa bằng thái độ nhận thức và hành động đúng đắn với thể tạng.Ba nguyên tố mất quân bằng như thế nào?Dựa theo y học Tây Tạng, tình trang rối loạn xảy ra ba nguyện tố này mất quân bình. Chức năng của một vài nguyên tố bị suy yếu tại trung tâm hoạt động của nó. Một bác sĩ giỏi có thể xác minh sự rối loạn chức năng này khi chẩn mạch. Nguyên nhân gây sự rối loạn cần được dập tắt ngay nếu nó xuất phát từ nguyên tố bên trong, bởi nếu đúng là xuất phát từ bản chất của chủ thể, thì rối loạn còn lan sang những vùng khác không thuộc phạm vi của nó, và sinh ra những triệu chứng bệnh phát sinh. Nguyên tố rlung quá trội thường thể hiện thành một chứng bệnh “lạnh”, quá nhiều mkhrispa gây nên “nhiệt” và quá dư badkan đưa đến những chứng bệnh “lạnh”.



Bốn thể tạng (4 tantra nguyên tố trong 3 nhóm người trên):


Những ai có hai loại nguyên tố chi phối, hay có cả ba nguyên tố được phân phối đều cần điều chỉnh cư sử và lối sống của họ cho thích hợp theo đó. Sau đây là một vài thí dụ được tham khảo:



Rlung/badkan: mát và dễ thay đổi


Loại này thường cao trung bình, thon, rắn chắc, và dễ hốt hoảng, nhưng bản tánh khoan dung và thờ ơ. Tùy vào môt đặc tính để biết được nguyên tố nào trội hơn, và dựa theo đó để đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Sự thay đổi trọng lượng lớn cho thấy thế trội hơn của rlung, trong khi trọng lương cơ thể không thay đổi nói lên đặc tính của badkan. Nguyên tắc căn bản ở đây là mọi tính chất lạnh tăng cường nguyên tố badkan, do đó làm tăng nguyên tố rlung dễ thay đổi, và từ đó tăng cường các nguyên tố khác. Cho nên thức ăn, thuốc men và nơi ở ấm sẽ có ảnh hưởng tốt. Về chế độ ăn uống và lối sống, loại người này có thể tự chọn lưa đế nghị cho rlung và badkan. Khi có bệnh, họ nên dùng những lại thuốc đặc chế cho bệnh badkan, nhưng đièu chỉnh lối sống và ăn uống theo loại rlung. Nói rõ thêm, điều này có nghĩa là không ăn quá nhiều, không uống cà phê, nhưng nên uống nhiều nước ấm đã đun sôi. Dầu mè, mật ong và cá rất tốt. Người rlung/badkan vạm vỡ dễ bị hoảng hốt, nên thường nhịn đói để chữa trị, và phải hoạt động và tập thể dục thật nhiều. Nhịn đói ít thích hợp với loại người mảnh mai và hiền hòa.



Rlung/mkhrispa: cá tính “nóng”


Nhiều người thể tạng phối hợp này rất cường tráng, tích cực và đầy nhiệt huyết. Họ thường tỉnh táo, nhưng phẩm chất nhiệt khiến họ dễ bị nổi nóng và dễ bị công kích. Khía cạnh rlung của họ khiến họ hay hiếu động và dễ đổi ý. Họ hay hứa hẹn và không giữ lời, suy nghĩ rất nhiều nhưng đa phần sẽ quên hết do tập trung vào những suy nghĩ mới. Thích nói về bản thân và dễ bị nhức đầu, chóng mặt. Loại này thường có nhiệt lượng tiêu hóa tốt. Nếu mkhrispa trội hơn, họ đổ mồ hôi rất nhiều; khi rlung trội hơn, họ đôi lúc bị táo bón. Trong thể tạng kết hợp này, rlung tăng cướng khuynh hướng thịnh hành- là tính nhiệt. Điều này có nghĩa, trên căn bản, những thức ăn, thức ăn, nơi ở mát là thích hợp- không nắng, không gia vị nóng. Khi bị bệnh, rlung cũng tăng cướng nguyên tố nóng. Khi bị bệnh, rlung cũng tăng cường nguyên tố nóng, và do đó dễ đứa đến những chứng viêm, sốt nóng và nhiễm trùng do sốt. Bệnh sốt được xem là loại rlung/mkhrispa điển hình. Rlung tượng trưng cho sự lạnh (run rẩy) mà người bệnh cảm nhận được khi cơn sốt bột phát, và cảm giác yếu đuối, mệt mỏi sau đó. Lúc mới bệnh, khi họ run rẩy và cảm thấy khó chịu, bệnh nhân nên ăn những thức ăn rlung và thuốc mkhrispa. Nếu nhiệt độ tiếp tục lên ca, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thức ăn và thuốc cùa mkhrispa.



Mkhrispa/badkan: kết hợp nóng -lạnh


ở Tây phương, thường cho loại này mâu thuẫn và khó tính do hai thuộc tính dối nghịch nhau. Nhưng y học Tây Tậng có quan điểm khác hẳn. Nếu hai thái cực đều mạnh như nhau sẽ mang lại sự hài hòa. Loại mkhrispa/badkan nói chung là hài hòa. Thí dụ, người này có thể có một cử chĩ ân cần và một bản chất kiên định đáng tin cậy (badkan); nhưng lại hiếu động (mkhrispa). Một kết hợp khác nữa là một tính khí hung hăng và công kích (mkhrispa) ẩn náu bên trong thân thể to néo và uể oải (badkan).


Mọi việc đều phải trung dung với thể tạng kết hợp nay chế độ thuốc men, và nơi ở không nên quá nóng hay lạnh. Điều này có nghĩa là tám nước ấm nhưng không nóng quá, uống nước hơi ấm, ở nơi khí hậu trung bình, tránh đi dưới ánh nắng cháy da và thức ăn có quá nhiều gia vị. Cần lưu ý đến khả năng tiêu hóa của mỗi cá nhân khi lựa chọn thức ăn. Nếu hệ tiêu hóa tốt, những thức ăn mkhrispa mát thích hợp hơn, còn hệ tiêu hóa chậm chạp cần theo chế độ badkan ấm áp.



Mkhrispa/rlung/badkan: điển hình của sự hài hòa.


Loại thể tạng kết hợp cà 3 nguyên tố này rất hiếm hoi, nhưng là tính trạng quân bình nhất, bởi vì đây là 3 nguyên tố cơ bản trong một tổng thể hài hòa. Theo y học tây phương, sự kết hợp này nảy sinh một nhân vật lý tưởng: một gnười quân bình gần như hoàn hảo, không bệnh nghiêm trọng về tinh thần hay thể xác, và là người có đủ năng lực dự trữ để đạt đến mục đích của mình. Phẩm chất vĩ đại của bộ ba nguyên tố xuất phát từ tính uyển chuyển và khả năng thích ứng của nó. Loại người này rất bền lòng và đối phó dễ dàng với căng thẳng cùng mệt mỏi đến cùng hạn. Họ dễ dàng làm chủa các tình huống khó khăn. Vấn đề ăn uống, thuốc men và lối sống của loại người này gần đạt đến sự siêu việt, có thể thích nghi mọi hoàn cành bên ngoài như thời tiết và mùa, và thay đổi nhu cầu của mình cho phù hợp mọi hoàn cảnh. Thoạt trông họ như điều khiển tự nhiên trong tay, nhưng tương sinh quan đúng bản chất nhất, họ và tự nhiên là một, phải nói đến cả hai cùng một lúc. Nói về nhiệt lượng tiêu hòa của loại người này: nếu nhiệt lượng này mạnh, áp dụng chế độ ăn uống và lối sống mkhrispa; nếu nó hay thay đổi, áp dụng rlung; nếu nó chậm chạp, áp dụng badkan




Nguồn: Do Thanh Thoai Vi





Thanked by 4 Members:

#2 Luv

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 95 Bài viết:
  • 199 thanks

Gửi vào 27/04/2012 - 02:16

Trước khi bước vào chủ đề, tôi xin nói rõ sự lọc lựa cổ y có chủ đích, bởi lần này, một bác sĩ cổ y ít nhất phải thông thạo thiên văn như các bác sĩ y học và thiên văn ở bệnh viện Delek, chọn Tây Tạng cũng là một trong những nguyên nhân trên. Vì với nguyên lý 4 thể tạng-4 Tantra/rGyud-bZhi thì ở đâu cũng có và đặc sắc, lần này tôi muốn đào sâu thêm về tiên tri, ít nhất là về Lo Shu của Y học. Chu dịch hay cái tên khoa học gần gũi nhất là Deja vu. Đây là tiền đề của tôi cho việc gần nhất, giới thiệu y học không có bệnh tật, giới thiệu luân xa của người bị khuyết tật bẩm sinh, và giới thiệu bản đồ sự sống-mạch máu, dòng chảy của luân xa.

Giới thiệu về 4 Tantra rGyud-bZhi:



1. Trước Phật giáo:


Có một trường phái y học tên Bon thống trị cả vùng núi tuyết Himalaya. Bon là tôn giáo đầu tiên của loài người, có liên hệ với thần thông, mê tín và đồng bóng. Vết tích của Bon vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay trong những vùng núi non hẻo lánh. chẳng hạn như Ladakh, truyền thốn của Bon vẫn còn được tiếp diễn. Hầu hết những nam, nữ bác sĩ của giáo phái này đều hành Phật pháp, và bình thường thì không tài nào nhìn ra được sự khác biệt giữa giáo lý Phật và cách chữa bệnh của họ.



2. Những cuốn sách thuốc đầu tiên:


Vào thế kỷ VIII, những quyển sách thuốc mà quốc vương Tisong Detsen thu được thì rất nhiều, nhưng chúng rất lộn xộn, đôi lúc còn tự mâu thuẫn nhau. Ngự y của ông, học giả Yuthog Yonten Gonpo the Elder, đã tự mình tìm ra cách lý giải chúng. Ngài 3 lần qua Ấn Độ để học hỏi các thầy thuốc ở đó. Để có thể hiểu tường tận các sách thuốc, ông đã tổ chức một cuộc thảo luận giữa các chuyên gia y học Phương Đông. Sau đó hội tụ các tinh hoa trong những quyển ách mà quốc vương thu được thành một bộ sách mới, đó chính là bộ sách đầu tiên của Tây Tạng. Tuy nhiên, khi này vẫn chưa là thời điểm cho những kiến thức này, chờ cơ duyên tìm ra người có thể phổ biến chúng. Cho nên trước khi được Yuthog Gonpo the Younger (1126-1212) bảo quản, thì số sách này được chôn sâu bên dưới tu viện Samye suốt 300 năm. Ngài Younger không những được coi là một đại học giả, mà còn là một bậc thầy Tantra, và đã viết thêm vào bộ sách trước đó những tài liệu khác nữa, tạo nên một luận án gọi là 4 Tantra rGyud-bZhi (Gyushi), một công trình mà ngay cả các nhà khảo cứu hiện đại thời chúng ta mô tả là "một kiệt tác vĩ đại, vô cùng thâm sâu phức tạp, bởi một đại học giả Tây Tạng rất thông thái và sáng tạo"



3. Bốn Tantra Gyushi


Có nghĩa là " khẩu truyền bí mật về tám nhánh của pháp trị bệnh". Những nguyên tắc này tương tự "Hoàng Đế nội kinh" ((Hoàng Đế nội kinh tương truyền là của Hoàng Đế và Kỳ Bá, Hoàng Đế (Trung phồn thể: 黃帝, Trung giản thể: 黄帝, bính âm: huángdì), còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế, là một vị vua huyền thoại và anh hùng văn hoá Trung Quốc, được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán. Chữ hoàng 黃 ở đây hàm nghĩa sắc vàng, là màu biểu trưng cho hành thổ. Hiểu nôm na “Hoàng Đế” là “Vua Vàng”, khác với hoàng 皇 trong hoàng đế 皇帝 là danh xưng của các vua Trung Quốc kể từ thời nhà Tần) của y học Trung Hoa; "Samhitas" của y học Ayurvedic, cho đến nay vẫn là tài liệu tra cứu chính của y học Tây Tạng.


Trong cuốn 4 Tantra, lý thuyết về tính ba chiều của năng lực cơ thể được kết hợp với chiêm tinh học Trung Hoa cổ đại và thuyết luận mạch (3 chiều ở đây là học thuyết về "ba chất lỏng của cơ thể").




Các phương pháp chẩn bệnh



Trong Tantra gốc, cuốn sách đầu tiên trong bốn Tantra có trình bày 38 phương pháp chẩn bệnh, nhưng đây chỉ là lý thuyết. Những người từng đến khám bệnh với các y bác sĩ Tây Tạng hiện nay chỉ thấy họ sử dụng ba hay nhiều nhất là bốn phương pháp chẩn đoán: Chẩn mạch, lấy nước tiểu, khám lưỡi và tham vấn. Đôi lúc chỉ một phương pháp là đủ rồi. Chẩn mạch, phương pháp quan trọng nhất. Những y bác sĩ Tây Tạng tài giỏi nhất có thể chẩn đoán chỉ qua cách chẩn mạch mà thôi.


Gồm (xếp theo thứ tự tối quan trọng):


1. Chẩn mạch


2. Chẩn đoán nước tiểu


3. Chẩn đoán qua lưỡi


4. Tham vấn:


Trước khi vị y bác sĩ chẩn mạch cho bệnh nhân, ông đã có một ấn tượng tổng quan về dáng dấp của người này. Những bệnh nhân Tây phương sẽ thấy lối khám bệnh của người Tạng hơi lạ. Ví dụ, thường thì vị y bác sĩ hỏi bệnh nhần là có vấn đề gì, chứ không phải ngược lại là bây giờ bệnh nhân hỏi vị bác sĩ kia có vấn đề haiy không mà sao không hỏi han gì hết. Dù vậy, một số các bác sĩ Tây tạng hành nghề tại phương Tây cũng làm như các bác sĩ tại đây, hay ít nhất cũng hỏi về lý o người bệnh đến tham vấn.


Một khi chẩn bệnh xong, vị bác sĩ sẽ cố tìm ra nguyên nhân của bệnh. Bằng cách tham vần, ông cũng có thể biết được sự rối loạn có phải do những nguyên nhân trực tiếp như thói quen ăn uống sai lầm, hay môi trường sinh hoạt có vấn đề ảnh hưởng lâu dài hay không. Những nguyên nhân này dẫn đến các triệu chứng rất cụ thể, mà chắc rằng ông sẽ hỏi kĩ lại nhiều lần nữa.


Các triệu chứng của bệnh rlung do những nguyên nhân trực tiếp, chẳng hạn là ớn lạnh, đau nhức không rõ ràng ở mông, đùi và các khớp, tâm thần bất ổn và đói bụng từng cơn.


Những bệnh mkhrispa làm đắng họng, nhức đầu, đau nhức phần trên của cơ thể và sau khi ăn.


Những bệnh badkan đi kèm với những rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon, đầy hơi, cảm thấy lạnh bên trong lẫn bên ngoài và cảm giác khó chịu sau khi ăn.


Nếu bệnh nhân khẳng đinh những triệu chứng này, thì đó là dấu hiệu chắc chắn của cách ăn uống và thói quen không phù hợp với thể tạng của người này, là không tương thích với nguyên tố gốc của cơ thể.




Sau đây là một vài ví dụ về môi trường gây nên sự rối loạn của ba nguyên tố trong cơ thể:


• Những bệnh rlung có thể phát sinh từ sự nhịn ăn.


Hữu ích: nghỉ ngơi trong một nơi ấm áp, mát mẻ, và thông thoáng; đừng ở cạnh những hồ nước lớn hoặc bờ biển; đừng trèo cây.


• Những bệnh mkhrispa có thể phát sinh do ngồi dưới ánh nắng mặt trời (như say nắng chẳng hạn, có một điều cần lưu ý, rằng có một loại say nắng khác nữa là tắm quá lâu trong nước nóng, chính hơi nóng sẽ dẫn đến biểu hiện của chứng say nắng) hoặc trong những nơi nóng bức, và do việc dùng sức đột ngột.


Hữu ích: ở trong chỗ mát. Y học phương tay có một cách giải quyết rất nhanh làm dứt hẳn triệu chứng, nhưng chưa hẳn là đã tốt; chườm đá lạnh trên đầu, nách và bẹn, xông hơi mát hay chỉ đơn giản là quạt hơi nhẹ khu vực mà người bệnh trao đổi chất cho thông thoáng hơn. Tốt nhất là chỉ cấn một nơi thật thông thoáng, nếu không cần thiết thì tuyệt đối không làm gì trên người bệnh nhân cả. Cá nhân tôi đã từng được dạy dỗ ở trường học rằng, phải đồng cảm với cơn đau của bệnh nhân và làm mọi cách để cơn đau ấy chấm dứt. Cho nên nền y học dự pphòng tối tân nhất ấy, đã chấm dứt cơn đau bằng cách không để triệu chứng ấy sinh ra và áp dụng cho tất cả mọi người. Nhưng tôi thật vui, vì đã chứng kiến một y học dự phòng cao cấp hơn, không còn bác sĩ, chính bệnh nhân cũng là bác sĩ, và nhiệm vụ của vị bác sĩ bây giờ là vừa là học sinh mà cũng là một vị thầy giáo cho mọi sinh linh trên cõi đất này.


• Những bệnh badkan có thể phát sinh do ngồi hay ngủ trên cỏ hay trên đất.


Hữu ích: mặc đồ ấm, ngồi gần lò sưởi hay ánh nắng mặt trời.




Trị liệu


Việc chữa trị dựa hoàn toàn vào nguyên tắc y học của Tây Tạng là một phương thức đặc biệt và uyển chuyển, dung hòa thân-tâm-linh, bao hàm mọi mặt của sự sống. Liệu pháp đầu tiên và quan trọng nhất là đời sống tín ngưỡng. Sau đó là nhữn liệu pháp liên hệ đến dinh dưỡng và đức hạnh, thuốc men và thảo dược, liệu pháp moxa, sử dụng roi đốt nóng bằng vàng, giác hơi, cầu nguyện và trì chú.



Liệu pháp nội và ngoại khoa:


Được phân chia thành ba loại:


1. Nội khoa bao gồm thảo dược, thuốc nhuận trường, thuốc gây nôn, thuốc xông, rửa ruột, và những liệu pháp qua đường mũi.


2. Ngoại khoa như xoa bóp, tằm nước khoáng, đốt hương, trính máu, điểm huyệt, châm cứu, liệu pháp moxa với hay không kim vàng, giác hơi và đốt nóng.


3. 3. Những liệu pháp có tính chất tôn giáo bao gồm liệu pháp luân xa, đặt tay, thiền định, yoga chữa bệnh, các động tác tắm, cầu nguyện, trì chú và pháp hình dung.



Những liệu pháp thông dụng


Cũng như với phương pháp chẩn bệnh, cách sử dụng thuốc men và phương pháp chữa trị trên thực tế khác xa vô vàn với lý thuyết do tính thiên biến vạn hóa khôn lường của 4 tantra. Các bác sĩ bận rộn tiếp xúc hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày, chỉ áp dụng một số phương thức đặc trưng, Những liệu pháp đòi hỏi thời gian như massage hay thể dục tắm – cũng giao cho các nhân viên phụ tá; còn liệu pháp tâm linh là trách nhiệm của các Lama.



Nhưng điều căn bản trong trị liệu Tây Tạng


Khi giải phẩu, các bác sĩ áp dụng những nguyên tắc ‘căn bản’ của y học Tây Tạng. Mặc dù những liệu pháp này không thích hợp cho mọi trường hợp, chúng rất công hiệu. Dưới đây là những liệu pháp thông dụng, theo thứ tự của tầm quan trọng:


• Chữa trị qua chế độ ăn uống và lối sống.


• Kê toa thuốc dược thảo.


• Giác hơi


• Chườm nóng bằng lá moxa


• Dùng roi đốt nóng.



Nhưng tất cả điều trên chỉ được phép xem xét hệ trọng, khi và chỉ khi việc chỉ định chữa trị qua chế độ ăn uống (có tên là y thực đồng nguyên- tức thực phẩm và y học là một, bản chất tách biệt hẳn với lối thực dưỡng thông thường,được biết nhiều nhất là lối thực dưỡng oshawa) và lối sống không công hiệu:



Trước tiên, vị bác sĩ sẽ cố tạo nên sự quân bình rlung, mkhrispa, và badkan qua ăn uống, dinh dưỡng và lối sống. Chỉ khi nào phương pháp này không kết quả, ông mới kê toa thuốc. Tenzin Choedrak, hiện là một trong ba bác sĩ riêng của Dalai Lama, nói rằng: “dinh dưỡng tốt và lối sống lành mạnh, sẽ giúp chúng ta tránh những tình huống cho phép nguyên nhân của bệnh nảy sinh. Đó là lý do y học Tây tạng là y học phònh bệnh, nhẹ nhàng nhất. Quân bình trong ăn uống tạo nên quân bình nguyên tố trong cơ thể.” Dù rằng đã gọi là quân bình thì không tuyệt đối được, để đến với ngưỡng tuyệt đối thì cần những công cụ và phương cách biến hóa đồng nhất với cơ thể bệnh nhân, điều này thì không thể được, nhưng dù vậy sự quân bình này có thể được chấp nhận ở cái ngưỡng gần với mức tuyệt đối trong y học dự phòng hiện nay.



Y học tối tân hiện nay được quân bình bằng hai nhánh phân khu: y học dự phòng căn bản-phòng bệnh hơn chữa bệnh, y học dư phòng tân tiến- không còn bệnh (dù rằng ngưỡng này khá tranh chấp với nền y học chữa bệnh tận gốc và còn phải điều chỉnh với thời đại, dù rằng bản chất của nó là cổ y).



Mọi can thiệp đều là nguy hiểm. Nếu như việc chạm nhẹ, hay ấn quá lâu vào một chỗ nào bất kỳ trên cơ thể, dù nhẹ cách mấy đều có thể mang tác dụng như một cú điểm huyệt hay dùng kim châm vào huyệt. Sẽ không là nguy hiểm nếu như chủ thể xuyên thấu được chính bản thân mình.





--------




Trị liệu tôn giáo


Chữa bệnh bằng tôn giáo được những vị Lama cao cấp thực hiện. Họ nhắm vào thân thể kép hay còn gọi là thân thể năng lượng tế vi, như được mô tả trong cuộn 4 tantra và kalachakra của Dalai Lama V, thân thể “kép” này sẽ mắc bệnh khó mà tiếp cận trị vô tiên lượng hơn so với thân thể vật chất. Một rối loạn cơ thể vật chất tưởng chừng vô hại như một vết trầy xước sơ qua, nhưng ở cơ th

ể đó, chính trong đó là cơ thể vật chất sẽ mắc phải loại rối loạn bệnh không thể biểu lộ ra bên ngoài, đó chính là loại bệnh không thể chấp nhận và không đáng có nhất. Khi một bác sĩ quyết định gửi bệnh nhân của họ đến một chuyên gia tâm lý cao cấp trong trường hợp bế tắc về cảm xúc tâm thần dai dẳng không dứt, thì đó cũng là lúc y học lần tìm về triết học của thân thể “kép” vi tế.

Trước mắt, chỉ có cách nhận biết được trong khi hành thiền và tu hành điều hòa song hành với cơ thể vật chất. Bao gồm đạo pháp, trì chú, hành thiền yoga Tummo làm ấm, pháp đặt tay, pháp trường chay, pháp nhịn ăn, thậm chí còn là cuộc hành hương xung quanh vị trí linh thiêng (như Kailash hay hồ Manasarovar)-có thể là tản bộ thông thường hay tam bộ nhất bái hoặc ngũ thể nhập địa. Xin ghi nhớ, điều này do Lama nhận chữa trị chỉ định, và vị này cũng là một bác sĩ Tây Tạng cao cấp, trước đó ông đã nắm rõ bệnh tình thông qua tự chuẩn đoán và từ vị bác sĩ đã gửi bệnh nhân đến ông.





---------------



Nội dung của cuốn Bốn Tantra-rGyudzhi


Tantra thứ nhất là Tantra gốc, trình bày những giáo lý về bệnh tật và sự liên hệ có lớp lang và hợp lý giữa các thành phần của giáo lý này. Mang hình ảnh của một cây y học có hai thân. Một thân tượng trưng cho các chi nhánh sinh lý học, thân kia tượng trưng cho bệnh. Tantra gốc còn cho biết những nguyên nhân của bệnh tật cùng với các phương thức chẩn và chữa t

rị.

Tantra thứ nhì là "Khai ngộ", bao gồm cơ thể học, cách chẩn bệnh, chữa trị và vấn đề đạo đức trong hành nghề y. Trong đó đề cập tiến trình thụ thai và mang thai, phát triển của thai nhi, cấu trúc cơ thể, sinh lý học, phân loại chi tiết thêm về các thứ bệnh, vài chương về dinh dưỡng, tiến trình tiêu hóa thức ăn và thuốc men.

Tantra thứ ba là "khẩu truyền" hay "khẩu huyết", tất cả các căn bệnh và chữa trị đều được liệt kê riêng rẽ, cùng với phương thức chẩn bệnh, triệu chứng bệnh và trị liệu. Mười sáu chương của Tantra dài nhất trong cuốn Bốn Tantra này dành riêng cho những căn bệnh sốt, và 19 chương dành cho mọi loại bệnh khác nhau- từ khan tiếng đến sưng khớp xương, bệnh thấp khớp và parkinson. Những chương sau đó dành cho những ngành chuyên môn như phụ khoa, nhi khoa, và phần còn lại dành cho ngộ độc, bị thương, thụ sản. Tantra khẩu truyền này đặc biệt tới nay vẫn chưa được phiên dịch.

Tantra thứ tư là "kết thúc" hay "về sau", bao gồm các phương thức chẩn bệnh, chế biến thuốc và trị liệu, những liệu pháp bí mật. Tantra này đặc biệt cũng chưa được phiên dịch.



-------------------


Rlung: là nguyên tố quan trọng nhất trong ba nguyên tố cơ thể. Còn gọi là nguyên tố gió, tượng trưng cho yếu tố duy trì sự sống và cho tất cả những gì chuyển động bên trong cơ thể. Các bệnh rlung thường biểu hiện qua các triệu chứng căng thẳng như căng thẳng cơ bắp ở lưng hay thần kinh.



Badkan : một trong 3 nguyên tố của cơ thể tạm dịch là "dịch nhầy, nhớt, hay đàm", liên quan đến các chất lỏng

trong cơ thể và tượng trưng cho tất cả các yếu tố có tính nặng các chứng bệnh badkan thường là mãn tính và ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và bạch dịch, trong số những bệnh khác. Ở bình diện tâm thức, chúng biểu trưng chi sự hôn mê, đờ đẫn.

Mkhrispa: một trong ba nguyên tố tạm dịch là "mật", nhưng nó liên quan ít nhất đến một chất lỏng trong cơ thể với cùng một tên. Nó tượng trưng cho tất cả diễn tiến trong cơ thể liên quan đến sữ trao đổi chất và đốt cháy. Các chứng mkhrispa, trong số những bệnh khác, thường là nhiểm trùng và viêm, và ở bình diện tâm thức là sự công kích và cuồng tín.


Nyespa:
khái niệm về ba nguyên tô mà sự hài hòa của chúng là mục đích của y lý tây tạng. Một từ khác là ba chất lỏng trong cơ thể, tinh chất sự sống hay các yếu tố năng lượng. Học thuyết ba nguyên tố này rút ra từ giáo lý của Ayurvedic và 3 soshas (dịch). Nyespa là "kẻ phá hoại" nói về ba chất độc tinh thần tương ứng với ba nguyên tố. Tham (rlung), Sân ( mkhirspa) và si (badkan), được coi là nguồn gốc của mọi khổ đau thể xác, cảm xúc và tinh thần.

Tam độc
Bất cứ sự mất quân bình nào của ba nguyên tố, đối với một bác sĩ Tây Tạng, đều bắt đầu từ tam độc mà ra. Chúng gắn liền với ba nguyên tố như sau :
• Tham (ước muốn hay ràng buộc)-rlung
• Sân (thù hận hay ganh ghét)-mkrispa
• Si (mê muội hay đè nén)-badkan


Tham – căn bệnh ham muốn
Những thứ bệnh rlung bắt nguồn từ lòng tham lam, ham muốn. Nói chung, đây là những mong mỏi khao khát, khiến cho ta không nhừng muốn thứ này, thứ khác, hay nhiều hơn những gì chúng ta có. Nhưng ngay khi chúng ta có được điều chúng ta muốn khác lại xuất hiện. Chúng ta ham muốn quyền lực, của cải, vì nghĩ rằng đạt đươc chúng sẽ làm cho ta hay một ai đó hạnh phúc đương nhiên với cuộc sống này thì ai cũng biết cái gì là vừa sức mình cho nên không ai có ý nghĩ là làm tất cả đều hạnh phúc. Cho nên, nếu một người gọi là « thực tế » để kiềm hãm ham muốn thì sẽ làm điều ngược lại-đáp ứng ham muốn của người khác hay còn gọi một cái tên chính xác hơn trong khoa học chấn động Don Estes là « suy nghĩ tích cực », Vậy thì đúng cái nghĩa quân bình « bản thân sẽ ngộ độc tích cực, còn đối phương sẽ ngộ độc tích cực nặng hơn vì tích cực của người đó còn dung hợp cả tiêu cực có sẵn ». Chẳng ai tương tác với vật chất mà thân ai nấy lo được, cũng chẳng thể quản hết chuyện thiên hạ. Năng lực của pha lê nước là một dạng tinh thể của rlung cô đọng, chứng minh cầu nguyện mang « sóng mang » so huyết luân thứ VI (hay còn gọi là luân xa số VI hoặc « con mắt thứ 3 »-tuệ nhãn). Tuy rằng vẫn còn chở đợi thơi điểm mà chúng ta biết đích xác được sóng mang từ đâu đến, và nó đã mang thứ « ngộ độc » hỗn loạn đến nơi đâu, nhưng ta có thể dùng được thứ năng lực công hiệu hiển nhiên của nó một cách triệt để-định trí hay cầu nguyện .

Hãy hình dung một chiếc hộp kín mà « nội bất xuất , ngoại bất nhập » của chân không tuyệt đối. Chúng ta quay về một chút hệ thống mà dù có trọng lực (nhận biết qua phản lực, ma sát, nhiệt tiêu hao, lực căng dây, đàn hồi,v.v…) mà nó vẫn tự duy trì như chưa bao giờ bị trọng lực cản trở của Gibbs. Và bây giờ ta quay về với Tesla với lý thuyết « tại nhiệt độ tuyệt đối 0k, mọi dao động đều ngừng tuyệt đối », câu hỏi đặt ra : vậy thì làm sao mà quan sát đươc cái thứ đó khi bước vào biết nó tồn tại nhưng không trèo ra ngoài mà nói với cái nhà khoa học lụ khụ đứng chờ ở ngoài kia ? – Hiện tượng cảm ứng. Nhưng làm sao mà phân biệt được cái cảm ứng tế vi từ cái hộp kín với một cái hộp mà bên ngoài điện trường cảm ứng khác cũng bắn ì xèo ? Một câu trả lời mới, sẽ có người bị nhốt vào hộp đó, có hai người kín bưng trong một cái hộp như thế, nói chuyện với nhau và một ngày đẹp trời họ bước ra. Đó là câu trả lời nhanh nhất và khách quan nhất. Để làm điều đó, ai cũng có một cái hộp kín bưng nhốt một không gian yêu thương vô tận. Chuyện gì tiếp theo ? khi tất cả bước khỏi cái hộp cũng là lúc cái hộp kín nhất, là lúc mà không gian mới tạo ra. Vì sao năng lượng tự do của Tesla lại tự do tuyệt đối ? bởi vì : nếu như trong cái môi trường tuyệt đối đó đạt tới, đáng lẽ mọi vật chất ngừng dao động mà lại có thứ gì đó khiến nó cứ dao động hoặc : « chính nó là tuyệt đối » hoặc « nó đến từ một chiều không gian khác »- câu trả lời cho tất cả.

Hãy ghi nhớ : « không gian » ở đây không là bất kì hệ trục không gian quy chiếu vector nào mà chúng ta biết, không thể biểu diễn. Argument mà tôi thấy có thể quan sát được mà thuyết phục nhất đến nay là hệ thống dejavu, kế đó tạm chấp nhận được là hệ thống của AIRES trung gian qua một siêu máy tính bậc nhất thế giới được thiết kế riêng mà chỉ có chính người thử nghiệm mới hiểu ; đặc điểm chung là hệ quy chiếu lẫn vector đều là loài người. Không phải là 2D, 3D, 4D,…tóm gọn lại là đa chiều dù mặt phẳng hay mặt cong hyperbolic đều không dùng trong : « không gian đặc biệt này » .

Đó là chút mở rộng của tôi về sóng mang. Nhưng ở đây chúng ta sử dụng và khai thác năng lực đặc biệt của nó cho tới khi có lời giải-định trí và cầu nguyện.

Sân- căn bệnh công kích
Những căn bệnh mkhrispa bắt nguồn từ lòng thù hận, nghĩa là thù ghét tất cả những gì chúng ta không có được. Khi một người ước muốn mà không được thỏa mãn, họ liền thù ghét những ai có nhiều hơn họ. Những lúc đó lòng ganh tị đó mang theo tính tham lam và công kích. Những cảm giác dày vò khiền họ bất an và làm hao mòn sức lực ngay cả với những nâhn vật mạnh mẽ nhất.

Si- bệnh khổ từ vô minh
Những bệnh badkan bắt nguồn từ sự khước từ bản chất sự việc. Chúng ta từ chối thực tế để theo đuổi những thứ mang cảm giác an toàn và thỏa mãn nhanh chóng hơn là ảo tưởng và tham vọng của mình. Sự vô minh bao gồm ảo tưởng rằng nhân loại là trung tâm thế giới. Lối suy nghĩ này dẫn đến những hành động ích kỷ và tư lợi . Do đó, badkan cũng có nghĩa là hôn mê và trì trệ. Những người ích kỹ ngày càng trở nên cứng nhắc, thiếu uyển chuyển nếu họ không cố gắng hòa hợp với cuộc sống quanh mình.

Biên soạn lại phần lớn theo tư tưởng của tu sĩ kiêm bác sĩ riêng của Dalai Lama Tenzin Choedrak



------------------


Nguồn: DO THANH THOAI VI,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |