Lại cũng có người hỏi tôi về vấn đề Cường Nhược nên nay tôi viết tiếp phần Tiết Khí tức là xem xét Vượng Nhược Chế Hóa trong Tiết khí để các Bạn ham thích Tử Bình tiện nghiên cứu .
Những phần đã viết trong Tuvilyso cũ và mới nầy không liên quan gì đến những sách khác hay nói theo kiểu bình dân "không đụng hàng" .
Phần nầy rất dài tôi sẽ viết từng bài cho đến khi hết .
VƯỢNG NHƯỢC CHẾ HÓA
1.- Luận Vượng Suy Cường Nhược .
4 chữ Vượng Suy Cường Nhược người xưa dùng lẫn lộn , không giới hạn rõ ràng sao nên nói "Đắc thời bất vượng, thất thời bất suy" . Luận lý suy tính nên người học mới dễ lầm lộn cho nên xin nói rõ thêm :
- Vượng Suy là nói theo thời lịnh .
(Cùng hành với tháng là vượng, không đúng là suy).
- Cường Nhược là nói theo sinh trợ; nếu được sinh trợ nhiều là cường, ít là nhược . Vượng Suy chuyên nói về khí của ngũ hành nguyệt lệnh . Còn Cường Nhược là thâu tóm cả Tứ trụ xem xét rồi mới nói được . Hữu vượng mà cường là Nhật nguyên đắc thời nắm lệnh mà Tú trụ lại có nhiêu sinh trợ thần (Ấn Kiếp) là vậy .
Hữu Vượng nhưng Nhược là Nhật nguyên đắc thời nắm lệnh nhưng Tú trụ nhiều khắc tiết thần (quan sát, thực thuơng) là vậy .
Hữu Suy nhưng Cường, Nhật nguyên hưu tù thất thời mà Tú trụ có nhiều sinh trợ thần .
Hữu Sưy nhưng Nhược, Nhật nguyên hưu tù thất thời, Tứ trụ có nhiều khắc tiết thần .
Cách Thủ Dụng (lấy mà dùng) .
- Vượng mà Cường thì hỉ Ức .
- Suy mà Nhược thì hỉ Phùng
Đó là lý thường vậy .
Vượng mà Nhược tất nhiên vì quan sát hoặc thực thuơng quá nhiều , trong đó quan sát nhiều thì nên thực thuơng úc nó . Thực thuơng mà nhiều thì nên lấy tài mà tiết nó . Nghĩa là Nhật nguyên nắm khí vốn vượng nhưng vì thần khắc tiết TA quá nhiều, bị nó áp bức , khí chẳng được giãn nỡ ra,
chỉ nên ức chế thần khắc tiết tức là vô được đạo trung- hòa vậy . Nếu lại phù nó thì thái quá vậy . Cho nên quan sát mà nhiều nên lấy thục thuơng mà chế nó . Thực thuơng nhiều nên lấy Tài mà tiết nó . Ấn tuy có thể dẫn hóa quan sát, khắc chế thực thuơng nhưng trái lại hiềm vì sinh phù
Nhật nguyên chẳng phải thượng cách .
... tiếp theo .
Suy mà Nhược : Nhật nguyên hưu tù nhưng lại bị khắc tiết quá nhiều cho nên trong ức chế khắc tiết cũng cần mang thêm sinh phù Nhật nguyên, hai mặt cùng xem xét mới là tân lợi . Cho nên quan sát mà nhiều tất nhiên dùng Ấn để tiết chế cái bạo của quan sát mà sinh Nhật nguyên cua Ta
. Thực thuơng mà nhiều cũng nên dùng Ấn chế cái tiết mà sinh Nhật nguyên của Ta . Tài mà nhiều nên Kiếp để chế tài mà bang Thân . Đó là cái nghĩa Đồng loại nhờ nhau (đồng loại tuơng y chi nghĩa) . Nếu không Thần khắc tiết Ta, tuy cáo lui ba bước, không làm hại Ta, nhưng bản thân
ta khí loãng lực nhược,chẳng đủ vận dụng phát triển được Cái lý Cường Nhược của Can Chi . Chi trọng mà Can khinh.
Lực của Chi thì thực, mà khí của Can thì phù (nỗ) cho Can tất phải không căn ở Chi mới là hữu lực . Mà Nhật nguyên ở trong Chi cũng phải thất xuất ở Can mới làm hiệu đến cái Dụng của nó . Can lấy Chi làm gốc . Trường sinh, Lâm quan, đế vượng là cái trọng của gốc rễ vậy . Mộ khố dư
khí là cái khinh của gốc vậy (đây là lấy ngũ hành mà nói).
Giáp Ất là một mộc, sinh ở Hợi, lộc vượng ở Dần Mão, mộ khố ở Mùi, dư khí ở Thìn, nghĩ cũng như thế mà sinh suy ra (không nói đến âm trường sinh) . Trân chứng nói :Thiên Can được một ở tỷ kiếp, không bằng Đia chi được một ở mộ khố . Được hai Tỷ kiếp không bằng một cái dư khí . Được ba cái Tỷ kiếp không bằng một Trường sinh hoặc Lâm quan, so sánh rất xứng đáng . Nếu chỉ có Tỷ kiếp của Can mà không có thông căn được gọi là "Hào vô lực lượng khả" (nghĩa là không có một lực lượng nào được cả" . Trong đia chi lấy Lâm quan, Đế vượng là tối trọng, trường sinh tiếp thụ không bằng , dư khí mộ khố cũng là thứ yếu .
Đính chính bài trước .
Trích dẫn:
Trích dẫn
Lực của Chi thì thực, mà khí của Can thì phù (nỗ) cho Can
tất phải không căn ở Chi mới là hữu lực .
xin đọc là ...thông căn ở chi mới là hữu lực .
..... tiếp theo .
Trong tứ trụ Nguyệt chi là mốc giữ của Vượng Suy gọi là Nguyệt viên (khu vực của tháng) cũng gọi là đề cuơng, quan hệ tối trọng . Thứ đến là chi của Nhật và Thời, dính gần vào Nhật chủ, khí thế mật tiếp quan hệ cũng trọng . Dù niên chi có cách nhau khá xa, quan hệ hơi nhẹ, nhưng so
với Thiên Can cũng là trọng vậy . Nhật chủ như thế, can chi khác, có thể lấy đó mà suy ra, nhưng Âm can chẳng ky suy lắm, tại sao vậy . Vì Duong can là khí hưng vượng ở suy địa thì nghịch với bản tính, nếu không có sinh trợ không thể tự tồn . Còn Âm Can là khí hướng suy, ở hưu tù
là bản phận của nó, tuy kiến khắc tiết, cũng chẳng phải là điều đáng sợ . Trái lại, duơng Can hỉ vượng mà âm Can chẳng nên quá vượng . Đó là bản tính cuơng nhu của chúng khiến ra như vậy . Vạn vật nhất lý cùng suy ra cả .
.....tiếp theo.
Thí dụ như dương Can suy nhược mà kiến quan sát đa, tất phải lấy Ấn làm Dụng, lại nên hành ấn tỹ đia chi. Âm Can suy nhược mà kiến quan sát đa, chỉ cần nguyên Cục có ấn, thì có hành khác tiết chi vận cũng chẳng sao. Cái đó gọi là "Âm Can bất kỵ suy nhược" là thế đấy .
2.- Ngũ hành sinh khắc và phản sinh khắc.
Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hõa Thổ là thứ tự của Xuân Hạ Thu Đông thuận tự, cho tương xung, đối xung, cho nên tương khắc.
- Thu Kim sinh Dông Thủy - Đông Thủy sinh Mộc Xuân.
- Xuân Mộc sinh Hạ Hõa - Hạ Thu ở giữa phân cách . Thổ do Thổ sinh Kim đây gọi là Thổ cư trung ương . Nếu nói về một Năm, Mộc Hõa là cương, Kim Thủy là âm . Mộc là chổ tiệm của Hõa, Kim là chổ tiệm của Thủy . Giữa Hõa và Kim tất cần lấy Thổ gián cách . Lúc Hõa vượng đồng thời Thổ
vượng, đó là thứ tự tương sinh vậy . Cách bộ đôi xung là tương khắc, cho nên Xuân Mộc Thu Kim là tương khắc . Hạ hõa Đông Thủy là tương khắc . Thổ ở trung ương cho nên cùng Mộc tương khắc . Thổ cùng Thủy tương khắc, đó là thứ tự tương khắc .
Lại còn phân sinh phân Khắc nữa . Đó là cái diễn nghĩa của Ngũ hành sinh khắc điên đảo và cũng là căn cứ của sự biến hóa trong Mệnh Lý học .
....tiếp theo.
Sách nói :
-Kim dựa vào thổ mà sinh nhưng thổ đa kim mai.
-Thổ dựa vào hõa mà sinh nhưng hõa đa thổ tiêu.
-Hõa dựa vào mộc mà sinh nhưng mộc đa hõa tắc
-Mộc dựa vào thủy mà sinh nhưng nhưng thủy đa mộc trôi.
-Thủy dựa vào kim mà sinh nhưng kim đa thủy đục.
Đó là phân sinh và phân khắc.
Cứu nó chỉ có phép :
Phãn ngã khắc dĩ vi sinh
(ngược lại lấy cái ta khắc là sinh)
Ấn vượng thái quá nên lấy tài chế ấn làm trọng.
-Kim sinh thủy, nhưng thủy đa kim chìm.
-Thủy sinh mộc, nhưng mộc đa thủy co rút lại.
-Mộc sinh hõa, nhưng hõa đa mộc cháy bùng lên.
-Hõa sinh thổ, nhưng thổ đa hõa bị che lấp.
-Thổ sinh kim, nhưng kim đa thổ rỗng.
Đó là ta sinh ngược lại thành khắc ta cũng gọi là "Tử vượng mẫu sinh" như đã nói lúc đầu, đáng lý ra là phải Giúp mẹ mới phải .
Phép cứu :
Tùy tính chất của ngũ hành mà có sự khác nhau, nhưng cũng không ngoài ý nghĩa : Ấn kiếp sinh trợ .
-Thủy đa kim trầm, lấy kim để trợ không lấy mà chế.
-Mộc mạnh thủy súc, được kim chế mộc đồng thời có thể sinh thủy . Được thủy trợ còn đẹp .
-Hõa đa mộc phàn, dùng thủy chế hõa đồng thời cũng để sinh Mộc . Không lấy mộc để trọ .
-Thổ đa hõa bối, dùng mộc chế thổ đồng thời để sinh hõa, hoặc dùng kim tiết thổ . Không dùng hõa để trợ .
-Kim đa thổ hư, dùng hõa chế kim đồng thời để sinh thổ . Thổ trợ cũng đẹp .
Đó là Ngã sinh phãn vi khắc ngã .
.... tiếp theo .
Lại còn : Ngã sinh phản vi sinh ngã.
Kim có thể sinh Thủy nhưng lúc Hõa vượng làm chảy Kim ra, được Thủy chế Hõa, mới có thể tồn Kim.
(Kim dựa vào Thủy mà sinh).
- Thủy có thê sinh Mộc, nhưng lúc Thổ vượng làm cho Thủy ngưng đọng lại, được Mộc sơ Thổ, mới có thể tồn Kim .
(Thủy dựa vào Mộc mà sinh)
- Mộc có thể sinh Hõa nhưng lúc trời giá lạnh, đất đông cứng lại, được Hõa dung hòa, mới có thể sinh Mộc được.
(Mộc dựa Hõa mà sinh).
- Hõa có thê sinh Thổ, nhưng khi thế nước minh mông, được Thổ chế Thủy, mới có thể tồn Hõa được.
(Hõa dựa vào Thổ mà sinh).
- Thổ có thê sinh Kim, nhưng lúc Mộc vượng Thổ hư, được Kim chế Mộc, mới có thể tồn Thổ.
(Thổ nhờ Kim sinh vậy).
- Kim khắc Mộc nhưng Mộc kiện thì Kim khuyết (gổ cứng thì mẽ dao).
- Mộc khắc Thổ nhưng Thổ trọng thì Mộc chiết (đất cằn cổi thì cây không lên được).
- Thổ khắc Thủy nhưng Thủy đa thì Thổ đọng (Nước chảy xiết thì vỡ đê).
- Thủy khắc Hõa nhưng Hõa vượng thì Thủy cam (Cháy lớn quá thì nước tưới vô khô liền) .
- Hõa khắc Kim nhưng Kim đa thì Hõa tức (Sắt cứng quá thì lữa tắt).
Phép cứu :
Chỉ có Tỷ Kiếp tức là Tài đa dụng Kiếp . Như các Cục Mộc kiện, Kim khuyết, ngoài trừ Kim lai tỷ trợ không còn cách
nào khác (Lấy búa chẽ củi, củi cứng quá phải thay bứa khác lớn hơn không còn cách nào khác).
- Kim suy phùng Hõa tất kiến tiêu dung (chảy ra nước)
- Hõa nhược phùng Thủy tất vi tức diệt (lữa tắt ngúm)
- Thủy nhược phùng Thổ tất vi ứ tắc .
- Thổ nhược phùng Mộc tất tào khuynh hãm .
- Mộc nhược phùng Kim tất tào phá triết .
Đó là lý chính Sinh Khắc mà Thân nhược yểu bị khắc mạnh .
Quan sát là như thế, chỉ nên Ấn thụ sinh Thân hóa Quan sát, mới có thể phản khắc vi sinh .
.... tiếp theo .
Cường Kim đắc thủy, phuơng tõa kỳ nhuệ.
Cường Thủy đắc Mộc, phuơng tiết kỳ thế.
Cường Mộc đắc Hõa, phuơng hóa kỳ ngoan (ngoan cố).
Cường Hõa đắc Thổ, phuơng chỉ kỳ diện (ngăn bốc cháy).
Cường Thổ đắc Kim, phuơng truyện kỳ trệ (ứ đọng).
Cường Kim d0a81c Hõa là chính khắc, nhưng khắc nó cũng chẳng bằng tiết nó, đó là dĩ tiết vi khắc.
Mộc vốn sinh Hõa, Mộc nhiều Hõa tắt, nhờ Kim kha91c Mộc ngược lại mới có thể sinh Hõa (cây chẻ thành củi dễ cháy
hơn cây).
Hõa vốn sinh Thổ, Hõa đa Thổ tiêu, nhờ Thủy khắc Hõa, ngược lại mới sinh Thổ được (tro trở lại thành đất) .
Thổ vốn sinh Kim, Thổ đa Kim mai, nhờ Mộc khắc Thổ, bản năng sinh Kim .
Kim vốn sinh Thủy, Kim đa Thủy nhược, nhờ Hõa khắc Kim , bản năng sinh Thủy (Kim đặc nhờ Hõa nung chảy ra thành
nước).
Thủy vốn sinh Mộc, Thủy đa Mộc phù (nổi), nhở Thổ khắc Thủy, bản năng sinh Mộc .
Đó là cái lý Mẫu đa diệt Tử . Chế được mẹ thì sinh được Con mà không thái quá .
Thí dụ như : Trụ trung Ấn vượng sinh Thân thái quá, nên dụng Tài phá Ấn, mới thành được cái thế Thân vượng nhiệm Tài . Cho nên Thân vượng thì kỵ Ấn sinh, nên lấy Tài làm dụng, khử Ấn thì đuôc Trung Hòa làm đẹp .