

Giáp Tý hội
#586
Gửi vào 13/04/2012 - 22:35
Thanked by 2 Members:
|
|
#587
Gửi vào 13/04/2012 - 22:40
Tui đi ngủ đây. Nói chuyện với lão Hoa tí mà cười đau cả bụng mất thôi =))
Sửa bởi TaeYang: 13/04/2012 - 22:40
Thanked by 3 Members:
|
|
#588
Gửi vào 13/04/2012 - 22:43
Thanked by 4 Members:
|
|
#589
Gửi vào 14/04/2012 - 15:11
phapsuhacam, on 13/04/2012 - 22:35, said:
Đây, ta lục tạm trong diễn đàn cũ của Tgvh mấy bài thuốc đây, tặng lão Hoi Phệ:
Chữa chứng ra mồ hôi tay
Lá lốt.
Theo Y học cổ truyền gọi chứng ra mồ hôi chân và tay do phong thấp gây nên là tình trạng thoát dương khí ra ngoài, do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay, ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Ngoài ra còn do xúc động về tình chí (tâm lý) như: Tình trạng lo lắng, công việc căng thẳng, xúc động mạnh...
Những đường kinh ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là đường tâm; tâm bào và tiểu trường (nằm ở bàn tay) và đường kinh thận (nằm ở bàn chân). Có hai dạng, chỉ ra mồ hôi ở tay, chân (chiếm phần lớn); hoặc có trường hợp kèm theo tay bị run (kể cả trẻ nhỏ cũng có thể kèm theo chứng run tay, chứ không phải chỉ ở người lớn). Ngoài ra, những người mắc bệnh ra mồ hôi tay, chân thường hay bị rộp và bong tróc da ở các đầu ngón tay, chân (thường bị nhiều khi gặp thời tiết lạnh).
Bệnh ra mồ hôi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên và nhiều khi gặp khí hậu lạnh, hoặc những lúc làm việc căng thẳng, hay tâm trạng đang lo lắng, xúc động tình cảm..., có người mồ hôi chảy thành giọt. Bệnh biểu hiện nặng là mồ hôi, toát ra liên tục (ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn thân (Đông y gọi là tự hãn - tự ra mồ hôi).
Cũng cần phân biệt chứng ra mồ hôi ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Thường trẻ ở lứa tuổi này, hệ thống thần kinh thực vật của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên trẻ thường ra mồ hôi, kể cả ban đêm, mà dân gian hay gọi là đổ mồ hôi trộm (Đông y gọi là đạo hãn). Khi trẻ lớn, tình trạng này sẽ khỏi.
Một số cách chữa tình trạng này theo y học cổ truyền như sau:
Dùng lá lốt cắt cả cây, cây già một chút thì tốt hơn, cắt sát đất, lấy cả phần rễ trên mặt đất, đem về rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi khoảng 15 phút, bắc xuống, để 1 tấm lưới lên trên nồi đã mở nắp rồi xông hơi nóng lần lượt từ tay đến chân. Xông đến khi nước trong nồi nguội bớt thì ngâm chân tay vào nồi nước ấm đó (mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi ngày làm 1 lần). Những trường hợp ra mồ hôi tay, chân nhẹ thì dùng cách chữa này rất khả quan. Ngoài ra có thể ngâm bàn tay, bàn chân vào nước ấm pha với muối (một bát nước sôi, ba bát nước lạnh và một thìa canh muối hạt, có thể cho thêm xác trà vào ngâm chung), mỗi ngày ngâm từ 1 - 2 lần, mỗi lần từ 10 - 15 phút; phương cách nữa là xoa lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng bột mẫu lệ (có thể trộn thêm một ít bột quế), mỗi ngày từ 2 - 3 lần, mỗi lần mười phút; Hoặc hơ nóng bàn tay, bàn chân bằng cây ngải cứu (cho ngải cứu vào bát, đốt rồi hơ), phương pháp này có công hiệu nhiều vào mùa lạnh.
Một phương pháp cơ bản, dễ thực hiện, nhưng hiệu quả mà mọi người có thể tự làm được, đó là tập dẫn khí ra lòng bàn tay, lòng bàn chân bằng cách: hai tay chắp lại để trước ngực, rồi thở bằng bụng (tựu khí đan điền); 2 bàn tay để phía trước, cách ngực 3 - 4cm, hai lòng bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung nghĩ đến các đầu ngón tay, lòng bàn tay, với ý nghĩ hai lòng bàn tay thả lỏng và ấm dần lên. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác tê rần (khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên, thực hiện ở hai lòng bàn chân.
Lưu ý: Khi bị bệnh này bệnh nhân nên tránh các hoàn cảnh kích động, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc.
Trần Nga (Theo KTNT)
------------------------------
Còn 1 cách nữa mà ta được dạy là: Khi đi tiểu xong, hơ 2 bàn tay lên trên nước tiểu. Làm đi làm lại tầm 10 lần là khỏi.
thuốc chữa chứng mồ hôi khi ngủ
Cháo gốc hẹ: Gốc hẹ 30g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ.
Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước đặc. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn. Cho trẻ ăn ngày một lần, cần ăn liền 2 - 3 ngày, nếu trẻ nhỏ chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.
Cháo chạch: Cá chạch đồng 100g, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật. Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc, xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn một lần trong ngày lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.
Cháo cá quả: Cá quả một con (200g), gạo 50g, ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ.
Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 5 ngày.
Cháo trai: Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một giờ vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền trong 4 - 5 ngày
Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ.
Sò, hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi bỏ vỏ, ruột thái nhỏ, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói. Cần ăn liền 3 - 5 ngày.
Canh lá dâu: Lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại là được. Ăn ngày một lần với cơm, ăn liền 5 ngày.
Nước đậu đen: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tàu 5 quả.
Đậu đen đem rang chín, cho vào nồi cùng long nhãn, táo tàu, thêm 300ml nước đun nhỏ lửa, khi còn 200ml chắt lấy nước, chia làm 4 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Nước mộc nhĩ: Mộc nhĩ 20g, táo tàu 5 quả.
Mộc nhĩ rửa sạch cùng táo tàu cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 ngày.
Thân !
Sửa bởi TaeYang: 14/04/2012 - 15:14
Thanked by 2 Members:
|
|
#590
Gửi vào 14/04/2012 - 17:31
TanThuyHoang, on 13/04/2012 - 16:07, said:
Mình đùng số máy khác nhắn tin bảo: "mày cẩn thận cái mạng chó của mày đấy?"
nó nhắn tin lại bảo: "ai thế?"
một tiếng sau ta lại nt tiếp bảo: "mày cứ biết thế là được?"
đền giờ chưa thấy dám bật lại!
hắn sinh năm 1977.
Hajz.............. ta là ngân hàng ta cũng chỉ " quay " lão Tần thôi chứ ko cho lão " vay "
Thanked by 1 Member:
|
|
#591
Gửi vào 14/04/2012 - 17:45
thằng đó nó lừa em trai TTH thôi. chứ bạn tui làm ngân hàng cũng nhiều!
#592
Gửi vào 15/04/2012 - 17:15
Durobi, on 12/04/2012 - 13:57, said:
anh Durobi xem câu trả lời này thế nào?
Các nhà Thiên Văn Học chia bầu trời ra 4 hướng : Đông Tây Nam Bắc . Mỗi hướng gồm có 7 chùm sao . Hay là 4 hướng x 7 chùm sao = 28 chùm sao . Ngày nay chúng ta thường gọi là Nhị Thập Bát Tú
Bảy chòm sao hợp lại thành một phương trời và được biểu tượng thành một con vật có mầu sắc theo sự phối thuộc của ngũ hành.
- Phương Bắc là con rùa đen gọi là Hoa Cái (Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích).
- Phương Tây là con hổ trắng gọi là Bạch Hổ (Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm).
- Phương Nam là con phượng đỏ gọi là Phượng Các (Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn).
- Phương Đông là con rồng xanh, gọi là Thanh Long (Giốc-Giác, Cang-Kháng, Đê, Phòng Tâm Vĩ, Cơ).
Phương Bắc - Hoa Cái
Đẩu Mộc Giải : Cua
Ngưu Kim Ngưu : Trâu (Khiên Ngưu)
Nữ Thổ Bức : Dơi (Chức Nữ)
Hư Nhật Thử : Chuột
Nguy Nguyệt Yến : Én
Thất Hoả Trư : Lợn
Bích Thuỷ Du : Dím
Tứ lục bát phương quan Văn Tinh …, bởi vì từ khi sao Hỏa Tinh mờ đi rồi sẽ biến mất thì sao Văn Tinh xuất hiện dần dần sáng tỏ khiến toàn cầu nhân loại quan vọng quan chiêm, đó là Vận hội mới của thời sao Văn Tinh (Thánh Nhân) bắt đầu mở ra, Thánh Nhân xuất hiện đó là khí vận của phương Nam (Ngân hà Chức Nữ nhượng Ngưu Tinh), và cũng là khí vận của Thánh Nhân (sao Văn Xương) xuất hiện (Tứ lục bát phương quan Văn Tinh).
sao Văn Tinh đã rạng thì năm Giáp Tý có thể là năm 1984 là những năm khởi đầu
Sửa bởi TanThuyHoang: 15/04/2012 - 17:23
Thanked by 1 Member:
|
|
#593
Gửi vào 15/04/2012 - 19:07
Còn long mạch thì VN ở đâu chả có... DuRobi chỉ hỏi chơi mấy lão thôi!
#594
Gửi vào 15/04/2012 - 19:14
#595
Gửi vào 15/04/2012 - 20:05
#596
Gửi vào 15/04/2012 - 20:07
Long mạch của Việt Nam
Xem Địa mạch thuộc về nước Việt Nam thì có mấy cái đại long sơn như sau:
A. Đại cán long là dãy Trường Sơn hay Hoành Sơn vẫn là một phát nguyên từ vùng núi nước Trung Hoa qua tỉnh Vân Nam chạy dài về phía hữu ngạn sông Đà, qua miền Bắc Việt vùng Thượng Lào vào miền Trung Việt và Ai Lao giáp nhau, suốt đến miền Nam Việt Nam mới đình chỉ. Phía Đông và Nam là biển Nam Hải, phía Tây Nam thì sông Cửu Long là giới hạn long mạch.
B. Dẫy núi Ba Vì ( Tản Viên sơn) cũng nối liền từ miền núi tỉnh Vân Nam nước Tầu, qua vùng Phong thổ, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hưng Hóa, Sơn Tây; dẫy núi này một bên là sông Nhị Hà là giới mạch bên tả ngạn, bên hữu là sông Đà và sông Mã ở về miền Bắc Việt Nam, qua vùng Hà Đông, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định v.v…
C. Dẫy núi Tam Đảo, cũng phát nguyên từ tỉnh Vân Nam nước Tầu, qua vùng Bảo Lạc, Nguyên Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Yên v.v… là đại cán long, qua tỉnh Phúc Yên, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định là vùng bình dương Bắc Việt.
D. Dẫu núi Huyền Đinh cũng phát nguyên từ dẫy núi Thập Vạn đại sơn về nước Tầu, qua vùng Đông Hưng, Móng Cái, Yên Châu, Tiên Yên, Quảng Yên, Hải Phòng. Một chút đi qua vùng Lục Nam, Đông triều, Sùng Nghiêm đến Phả Lại giáp Lục đầu giang, băng qua vào miền bình dương ( đồng bằng) tỉnh Hải Dương v.v…
Những dẫy núi kể trên đều là những đại cán long, tức là Thái tổ sơn của các Thiếu tổ sơn ở trong những vùng ấy, đã nẩy ra bao nhiêu chi, phái, tức là Tổ tông sơn, khắp nước Việt Nam. Có nhiều chỗ đã chạy lìa thoát sa cả ra ngoài biển là các cồn đảo ở ven biển Việt Nam, những chỗ đó là Băng hồng long mạch, thường có những đất quý lắm đấy!
Thanked by 3 Members:
|
|
#597
Gửi vào 15/04/2012 - 20:09
Thanked by 2 Members:
|
|
#598
Gửi vào 15/04/2012 - 20:43
Mà Lão Tần có biết tại sao lại gọi là Long mạch ko? Sao ko gọi là Mã mạch, ngưu mạch, cẩu mạch hay mạch mạch nhỉ?
Thanked by 2 Members:
|
|
#599
Gửi vào 15/04/2012 - 20:48
hóa ra cách đây 6 năm đã có nhiều người ở tvls nghiên cứu
hình như sinh năm 1967 mới đúng!
Sửa bởi TanThuyHoang: 15/04/2012 - 20:54
Thanked by 1 Member:
|
|
#600
Gửi vào 15/04/2012 - 20:58
Nhưng mà chả có ông nào xác định được khi nào Thánh xuất? ở nơi nào cả?
Nói chung là vẫn bế tắc...
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
9 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 9 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












