Sau khi anh lạy là xong lễ, thì các Sư huynh đều đến chúc mừng cho anh, có một chú Sư Thúc nói:
- Chú mày hên đó, nên mới ngày đầu mà đã được Ổng cho ăn bông rồi, ăn được phép này vô mình là khoẻ lắm, hơn nữa, tao thấy hồi nãy Ổng còn làm thêm một Phép mạnh vô bông cho mày nữa đó.
Một Sư Huynh nói thêm:
- Tất cả người trong Môn Phái, cả đời chỉ được ba lần lễ Thọ Bông mà thôi, chú mày bữa nay được một bông, cho nên tụi tao đặt là Thiếu Uý, hai bông thì như Trung Uý, còn ba bông là Đại Uý đó...ha ha ha...
Anh Năm cười khoái chí:
- Trời, tui đi lính gác cổng Tiểu Khu, chỉ là Hạ Sĩ, lớn hơn thằng Binh Nhất có một cấp hè! hổng ngờ bữa nay Nhập Môn được lên tới Sĩ Quan làm Thiếu Uý...đã quá chời.
Sư Phụ nghiêm nghị nói:
- Thực ra, mọi người đây ai cũng đã biết trường hợp của Chú Năm là đặc biệt, vì thời giờ cấp bách, chú Năm phải lên võ đài, nên Thầy mới làm lễ truyền như vậy, túng thế, tuỳ thời mà. Tất cả cũng đều do duyên, nghiệp cả, chứ đúng ra Thầy thường xem xét kỹ và thử thách trước khi nhận đệ tử.
Học Mật, dễ có những phép lạ hơn người chút đỉnh, sẽ làm cho Đệ tử kiêu ngạo, đôi khi lợi dụng cái hơn người đó mà lấn áp người khác. Do đó, ai ai vào cũng đều phải tự tìm kiếm tất cả các Kinh Điển của Đức Phật mà đọc, để khai Tâm và tập Thiện. Tuy nhiên, Thầy truyền Phép hôm nay, mà sau này cho dù đệ tử có ở bất cứ nơi nào, nếu phạm giới cấm, thầy cũng thu Phép về được dễ dàng.
Do đó, kể từ nay, phải biết mình đã chính thức là đệ tử của Phật rồi, làm chuyện gì cũng phải cân nhắc sao cho thân tâm và trí huệ được tăng trưởng, khỏi rơi vào vòng Tà Đạo. Cố tập chuyện Thiện, chuyện ích lợi thì làm, chuyện ác thì không. Rồi sẽ thành thói quen tốt luôn cho chính bản thân mình, mà những người chung quanh cũng ít nhiều được lợi Lộc nữa.


ANH NĂM SƯ HUYNH
Viết bởi hiendde, 09/03/12 15:24
24 replies to this topic
#16
Gửi vào 24/03/2012 - 11:21
Thanked by 1 Member:
|
|
#17
Gửi vào 24/03/2012 - 23:20
ANH NĂM SƯ HUYNH: ĐIỂM HUYỆT
(Phần Năm)
Sáng sớm hôm sau anh Năm vội chạy lại để mời Sư Phụ và Tứ Sư Thúc đi uống cà phê, dĩ nhiên là có cả Chú Út theo nữa. Khi mọi người ăn sáng xong, qua phần nhâm nhi cà phê thì có một anh tướng rất bự con và còn cao hơn Anh Năm, chạy xe Honda vào đậu trước cửa quán, anh ta mặc bộ đồ Lính và với bộ mặt nghênh ngang, đậu chiếc xe mà hất cái chân chống nghiêng mạnh đến nỗi xô chiếc xe của Anh Năm ngã xuống.
Sợ chảy xăng, ngay lập tức anh Năm chạy ra đỡ chiếc xe của mình lên, và vì chỗ trước cửa hơi chật, nên Anh Năm đã đụng nhẹ vào vai anh Lính đó. Lập tức anh Lính xổ ra một hơi các câu mà nếu người lịch sự nghe được sẽ phải ngứa tai, còn các Cô mà nghe thì đỏ mặt:
- Bộ mày đui sao mà đụng dzô tao dzậy?
Anh Năm dằn lòng nói nhỏ:
- Dạ...dạ..xin lỗi...anh...
Thấy Anh Năm xuống nước nhỏ, anh chàng kia càng làm dữ, dường như muốn cho mọi người trong quán biết ta đây là "Anh Hùng” thứ thiệt:
- Mày biết tao là ai hông? mày cà chớn hả? mày ngon mày ra sân đi, tao đập cho mày một trận.
Nếu hai ngày trước mà Anh Năm gặp thế này, thì chắc là chỉ sau câu nói đó, Anh Năm sẽ ra một chiêu để anh chàng kia đủ...bay ra khỏi quán, cùng lúc với vài cái Răng sẽ rủ nhau... giã từ ...cái miệng! Nhưng Anh Năm chợt thấy lòng mình thật bình thản, và xem anh chàng này có vẻ đáng thương quá, vì anh ta to xác, nhưng cái đầu trống rỗng, đang làm trò cười cho mọi người trong quán mà lại cứ ngỡ mình là một anh hùng! Hơn nữa, Anh Năm nhớ lời Thầy dặn:
- Gặp chuyện, luôn luôn phải nhịn ba lần, và không bao giờ được ra tay trước, trừ trường hợp giúp kẻ thế cô bị người vây đánh.
Do đó Anh Năm cười hòa hoãn nói:
- Dạ...dạ...em xin lỗi Đại Ca, Đại Ca đừng nóng, cho em mời Đại Ca vô uống cà phê luôn nghen?
Anh chàng kia thấy Anh Năm cười hiền quá, nên nói:
- Mày nói vậy nghe được đó, tao bỏ qua cho.
Nãy giờ ai ai trong quán cũng lo xảy ra chuyện đánh lộn, có người vội hớp hết tách cà phê rồi tính tiền dzọt mất, có người thì cố quào quào lùa Phở hay Hủ Tíu cho nhanh để kịp đi trước khi lộn xộn, bi giờ nghe vậy, ai ai cũng thở phào nhẹ nhõm, nhưng lúc ấy, Chú Út đã tiến lại, chú cũng cười cười nói:
- Dạ Đại Ca, anh em hông mà... nóng cái gì, mời Đại Ca vô bàn ngồi uống cà phê chung cho dzui nghen?
Thế là "Người Hùng” hiên ngang bước thẳng lại cái bàn mà Ông Thầy và Tứ Sư Thúc đang ngồi, hắn không thèm chào hỏi ai hết, chỉ hất hất cái cằm một cái, rồi ngồi phịch xuống cái ghế cạnh Ông Thầy, miệng oang oang gọi:
- Ê, chủ Quán, Đ.M. cho một ly "Tài Phé Nại” đi.
(Tài Phé Nại là ly cà-phê sữa lớn.)
(Phần Năm)
Sáng sớm hôm sau anh Năm vội chạy lại để mời Sư Phụ và Tứ Sư Thúc đi uống cà phê, dĩ nhiên là có cả Chú Út theo nữa. Khi mọi người ăn sáng xong, qua phần nhâm nhi cà phê thì có một anh tướng rất bự con và còn cao hơn Anh Năm, chạy xe Honda vào đậu trước cửa quán, anh ta mặc bộ đồ Lính và với bộ mặt nghênh ngang, đậu chiếc xe mà hất cái chân chống nghiêng mạnh đến nỗi xô chiếc xe của Anh Năm ngã xuống.
Sợ chảy xăng, ngay lập tức anh Năm chạy ra đỡ chiếc xe của mình lên, và vì chỗ trước cửa hơi chật, nên Anh Năm đã đụng nhẹ vào vai anh Lính đó. Lập tức anh Lính xổ ra một hơi các câu mà nếu người lịch sự nghe được sẽ phải ngứa tai, còn các Cô mà nghe thì đỏ mặt:
- Bộ mày đui sao mà đụng dzô tao dzậy?
Anh Năm dằn lòng nói nhỏ:
- Dạ...dạ..xin lỗi...anh...
Thấy Anh Năm xuống nước nhỏ, anh chàng kia càng làm dữ, dường như muốn cho mọi người trong quán biết ta đây là "Anh Hùng” thứ thiệt:
- Mày biết tao là ai hông? mày cà chớn hả? mày ngon mày ra sân đi, tao đập cho mày một trận.
Nếu hai ngày trước mà Anh Năm gặp thế này, thì chắc là chỉ sau câu nói đó, Anh Năm sẽ ra một chiêu để anh chàng kia đủ...bay ra khỏi quán, cùng lúc với vài cái Răng sẽ rủ nhau... giã từ ...cái miệng! Nhưng Anh Năm chợt thấy lòng mình thật bình thản, và xem anh chàng này có vẻ đáng thương quá, vì anh ta to xác, nhưng cái đầu trống rỗng, đang làm trò cười cho mọi người trong quán mà lại cứ ngỡ mình là một anh hùng! Hơn nữa, Anh Năm nhớ lời Thầy dặn:
- Gặp chuyện, luôn luôn phải nhịn ba lần, và không bao giờ được ra tay trước, trừ trường hợp giúp kẻ thế cô bị người vây đánh.
Do đó Anh Năm cười hòa hoãn nói:
- Dạ...dạ...em xin lỗi Đại Ca, Đại Ca đừng nóng, cho em mời Đại Ca vô uống cà phê luôn nghen?
Anh chàng kia thấy Anh Năm cười hiền quá, nên nói:
- Mày nói vậy nghe được đó, tao bỏ qua cho.
Nãy giờ ai ai trong quán cũng lo xảy ra chuyện đánh lộn, có người vội hớp hết tách cà phê rồi tính tiền dzọt mất, có người thì cố quào quào lùa Phở hay Hủ Tíu cho nhanh để kịp đi trước khi lộn xộn, bi giờ nghe vậy, ai ai cũng thở phào nhẹ nhõm, nhưng lúc ấy, Chú Út đã tiến lại, chú cũng cười cười nói:
- Dạ Đại Ca, anh em hông mà... nóng cái gì, mời Đại Ca vô bàn ngồi uống cà phê chung cho dzui nghen?
Thế là "Người Hùng” hiên ngang bước thẳng lại cái bàn mà Ông Thầy và Tứ Sư Thúc đang ngồi, hắn không thèm chào hỏi ai hết, chỉ hất hất cái cằm một cái, rồi ngồi phịch xuống cái ghế cạnh Ông Thầy, miệng oang oang gọi:
- Ê, chủ Quán, Đ.M. cho một ly "Tài Phé Nại” đi.
(Tài Phé Nại là ly cà-phê sữa lớn.)
#18
Gửi vào 25/03/2012 - 10:53
Phần Ông Thầy và Tứ Sư Thúc vẫn tiếp tục câu chuyện đang dở dang nói về giống dừa lùn, trái ngọt mà hai người vừa kiếm được, định trồng ở sau vườn, coi như không có anh chàng vô duyên trước mặt. Có lẽ thấy mình hiên ngang đến vậy mà hai anh chàng... thư sinh trong bàn lại không để ý đến mình, nên anh Lính bèn nhìn vào Ông Thầy mà nói:
- Chà! tướng anh coi thư sinh, ốm yếu thấy mồ mà cũng bày đặt nói chuyện làm vườn.
Ông Thầy ngửng mặt lên nhìn anh Lính, Ông cười nói:
- Chú em nói Tui hả? chú lầm rồi! tui coi vậy ốm mà...yếu lắm, hơn nữa, chưa có Mặt nào ngán Mặt này đó nghen.
Tất cả mọi người trong bàn đều cười rộ lên, trong khi anh Lính ngẩn tò te hiểu không kịp. Vì thời điểm lúc đó, trong Nam, thường có câu mà các dân anh chị giang hồ, hoặc người mới học được chút ít võ thuật, thường vỗ ngực nói:
- Tui coi ốm ốm chớ hổng yếu đâu nghen!
Và phổ thông hơn là các người hùng thường tự lấy tay chỉ vào Mặt mình mà nói:
- Coi kỹ nghen, Mặt này chưa từng ngán Mặt nào!
Hoặc nói như:
- Tụi bay chưa biết Mặt tao hả? coi kỹ nghen, cái bản Mặt nào cũng ngán Mặt này.
Nhưng ở đây, Ông Thầy đã nói diễu...ngược lại là:
- Chưa có Mặt nào ngán Mặt này.
Và vì trong anh em đồng môn thường dùng cái lối nói diễu đó, nên nghe xong là ai ai cũng cười. Còn anh Lính thì cứ nghĩ là Ông Thầy nói kiểu vỗ ngực xưng tên nên anh ta sừng sộ ngay:
- Cái gì? anh nói anh ngon hả?
Ông Thầy cười tiếp:
- Tui nói tui ngon hồi nào đâu?
Rồi Thầy trầm giọng nói chậm rãi:
- Tui nói: chưa có, Mặt nào, ngán, Mặt này, mà.
Mọi người lại rũ ra cười nữa, nhưng Ông Thầy đã chỉ vào Chú Út và nói:
- Đây nè, có chú em này nhỏ tuổi, nhỏ con nhứt ở đây, vậy mà mạnh lắm.
Khi anh Lính quay mặt nhìn chú Út, thì Thầy nói tiếp:
- Ê, Út, biểu diễn một cái đi.
- Chà! tướng anh coi thư sinh, ốm yếu thấy mồ mà cũng bày đặt nói chuyện làm vườn.
Ông Thầy ngửng mặt lên nhìn anh Lính, Ông cười nói:
- Chú em nói Tui hả? chú lầm rồi! tui coi vậy ốm mà...yếu lắm, hơn nữa, chưa có Mặt nào ngán Mặt này đó nghen.
Tất cả mọi người trong bàn đều cười rộ lên, trong khi anh Lính ngẩn tò te hiểu không kịp. Vì thời điểm lúc đó, trong Nam, thường có câu mà các dân anh chị giang hồ, hoặc người mới học được chút ít võ thuật, thường vỗ ngực nói:
- Tui coi ốm ốm chớ hổng yếu đâu nghen!
Và phổ thông hơn là các người hùng thường tự lấy tay chỉ vào Mặt mình mà nói:
- Coi kỹ nghen, Mặt này chưa từng ngán Mặt nào!
Hoặc nói như:
- Tụi bay chưa biết Mặt tao hả? coi kỹ nghen, cái bản Mặt nào cũng ngán Mặt này.
Nhưng ở đây, Ông Thầy đã nói diễu...ngược lại là:
- Chưa có Mặt nào ngán Mặt này.
Và vì trong anh em đồng môn thường dùng cái lối nói diễu đó, nên nghe xong là ai ai cũng cười. Còn anh Lính thì cứ nghĩ là Ông Thầy nói kiểu vỗ ngực xưng tên nên anh ta sừng sộ ngay:
- Cái gì? anh nói anh ngon hả?
Ông Thầy cười tiếp:
- Tui nói tui ngon hồi nào đâu?
Rồi Thầy trầm giọng nói chậm rãi:
- Tui nói: chưa có, Mặt nào, ngán, Mặt này, mà.
Mọi người lại rũ ra cười nữa, nhưng Ông Thầy đã chỉ vào Chú Út và nói:
- Đây nè, có chú em này nhỏ tuổi, nhỏ con nhứt ở đây, vậy mà mạnh lắm.
Khi anh Lính quay mặt nhìn chú Út, thì Thầy nói tiếp:
- Ê, Út, biểu diễn một cái đi.
#19
Gửi vào 25/03/2012 - 11:09
Chú Út lặng người, không biết phải làm gì, vì đây là lần đầu tiên, tự nhiên Sư Phụ lại nói mình biểu diễn trước người lạ, và trong quán cà phê nữa. Trong khi, thường ngày, mọi chuyện biểu diễn Võ Thuật hoặc Huyền thuật, đều bị nghiêm cấm. Chú ngần ngại hỏi:
- Anh Hai, sao kỳ vậy? Anh nói thiệt hay nói chơi? mà Anh biểu Em làm gì bây giờ đây?
Ông Thầy nghiêm mặt đáp:
- Coi vậy mà duyên đó, hiểu hông? Anh Lính này khi không xuất hiện, là một thử thách cho chú Năm, mà chú Năm đã vượt qua được rất tốt. Bây giờ lại ngồi chung bàn với tụi mình, kể ra cũng có duyên lớn. Nên Anh Hai cho chú biểu diễn một chút.
Nói đến đây, Ông Thầy chỉ chỉ vào cái tô hủ tíu mà Chú út đã ăn... sạch sẽ trước mặt và nói tiếp:
- Úp cái tô lại, làm nhè nhẹ trên bàn cho anh Lính này coi đi, mấy bàn khác hổng thấy đâu.
Lúc đó, cả Anh Năm và Anh Lính đều ngạc nhiên, không hiểu Chú Út sẽ làm gì, nên đều chăm chú nhìn, chỉ riêng chú Tứ Sư thúc là thản nhiên, ngáp ruồi, vô tư nhâm nhi cà phê và nhìn ra ngoài đường ngắm cảnh. Chú Út vì thuận tay mặt, nên lấy tay lật úp cái tô lại trên bàn, và chú nhìn Ông Thầy dọ hỏi. Thầy khẽ nói ngay:
- Ê, hổng được dùng tay mặt nghen, dùng tay trái chặt nhẹ xuống là đủ rồi.
Chú Út chợt hiểu, nên vừa cười toe, đã vội nghiêm mặt lại, chú nhìn cái tô (tiệm hủ tíu bình dân dùng loại tô mà người Nam gọi là tô đá, dầy cui, rẻ tiền, khó vỡ) còn đang nhìn chăm chăm, thì có tiếng Ông Thầy nói với anh Lính:
- Coi nè, coi nó làm nè...rồi.
Tiếng "rồi” vừa xuất ra thì tự động tay trái của chú Út cũng vừa chặt xuống cái đít tô, nhẹ nhàng, nhưng đủ để nghe cạch một cái, cái tô đá vỡ ngay làm hai mảnh. Chú Út khoái chí cười toe toét khi thấy mình bỗng có... "nội lực" kinh hồn. Còn với Anh Lính thì đây lại là một dấu hiệu khiêu khích, nên anh ta đỏ bừng mặt, chống tay xuống bàn, dợm người đứng lên. Nhưng vì Ông Thầy, ngồi bên cạnh, phía bên trái của anh Lính, nên ông đã đưa tay ra đặt lên vai anh Lính và nói:
- Chú ngồi im, chú nhỏ này là đệ tử của tui đó, hổng có gì đâu.
Bên kia cạnh bàn, anh Năm cũng đã chuẩn bị... sẵn sàng xuất chiêu để đón phản ứng của Anh Lính, nhưng lúc đó, chú Tứ Sư Thúc bỗng ghé vào tai Anh Năm mà nói nhỏ:
- Rồi, Ảnh ra chiêu điểm Huyệt rồi, chú mày thấy bàn tay Anh Hai đặt trên vai thằng kia hông? ngón cái của ổng đang ở chính giữa xương bả vai, đó là Huyệt Thiên Tông, mà trước khi đặt tay xuống đó, Anh Hai đã dùng ngón trỏ đưa qua điểm vào Huyệt Phong Trì một cái rồi.
Nói đến đây, chú Tứ Sư Thúc, nhìn thẳng vào mặt anh Lính và nói tiếp, đủ để mọi người trong bàn cùng nghe:
- Bây giờ bảo đảm là chú mày thấy bả vai tê nhói, và và nữa người bên trái xuống tới chân, hổng còn miếng sức nào nữa. Chú mày có muốn đứng lên cũng hổng được phải hông?
- Anh Hai, sao kỳ vậy? Anh nói thiệt hay nói chơi? mà Anh biểu Em làm gì bây giờ đây?
Ông Thầy nghiêm mặt đáp:
- Coi vậy mà duyên đó, hiểu hông? Anh Lính này khi không xuất hiện, là một thử thách cho chú Năm, mà chú Năm đã vượt qua được rất tốt. Bây giờ lại ngồi chung bàn với tụi mình, kể ra cũng có duyên lớn. Nên Anh Hai cho chú biểu diễn một chút.
Nói đến đây, Ông Thầy chỉ chỉ vào cái tô hủ tíu mà Chú út đã ăn... sạch sẽ trước mặt và nói tiếp:
- Úp cái tô lại, làm nhè nhẹ trên bàn cho anh Lính này coi đi, mấy bàn khác hổng thấy đâu.
Lúc đó, cả Anh Năm và Anh Lính đều ngạc nhiên, không hiểu Chú Út sẽ làm gì, nên đều chăm chú nhìn, chỉ riêng chú Tứ Sư thúc là thản nhiên, ngáp ruồi, vô tư nhâm nhi cà phê và nhìn ra ngoài đường ngắm cảnh. Chú Út vì thuận tay mặt, nên lấy tay lật úp cái tô lại trên bàn, và chú nhìn Ông Thầy dọ hỏi. Thầy khẽ nói ngay:
- Ê, hổng được dùng tay mặt nghen, dùng tay trái chặt nhẹ xuống là đủ rồi.
Chú Út chợt hiểu, nên vừa cười toe, đã vội nghiêm mặt lại, chú nhìn cái tô (tiệm hủ tíu bình dân dùng loại tô mà người Nam gọi là tô đá, dầy cui, rẻ tiền, khó vỡ) còn đang nhìn chăm chăm, thì có tiếng Ông Thầy nói với anh Lính:
- Coi nè, coi nó làm nè...rồi.
Tiếng "rồi” vừa xuất ra thì tự động tay trái của chú Út cũng vừa chặt xuống cái đít tô, nhẹ nhàng, nhưng đủ để nghe cạch một cái, cái tô đá vỡ ngay làm hai mảnh. Chú Út khoái chí cười toe toét khi thấy mình bỗng có... "nội lực" kinh hồn. Còn với Anh Lính thì đây lại là một dấu hiệu khiêu khích, nên anh ta đỏ bừng mặt, chống tay xuống bàn, dợm người đứng lên. Nhưng vì Ông Thầy, ngồi bên cạnh, phía bên trái của anh Lính, nên ông đã đưa tay ra đặt lên vai anh Lính và nói:
- Chú ngồi im, chú nhỏ này là đệ tử của tui đó, hổng có gì đâu.
Bên kia cạnh bàn, anh Năm cũng đã chuẩn bị... sẵn sàng xuất chiêu để đón phản ứng của Anh Lính, nhưng lúc đó, chú Tứ Sư Thúc bỗng ghé vào tai Anh Năm mà nói nhỏ:
- Rồi, Ảnh ra chiêu điểm Huyệt rồi, chú mày thấy bàn tay Anh Hai đặt trên vai thằng kia hông? ngón cái của ổng đang ở chính giữa xương bả vai, đó là Huyệt Thiên Tông, mà trước khi đặt tay xuống đó, Anh Hai đã dùng ngón trỏ đưa qua điểm vào Huyệt Phong Trì một cái rồi.
Nói đến đây, chú Tứ Sư Thúc, nhìn thẳng vào mặt anh Lính và nói tiếp, đủ để mọi người trong bàn cùng nghe:
- Bây giờ bảo đảm là chú mày thấy bả vai tê nhói, và và nữa người bên trái xuống tới chân, hổng còn miếng sức nào nữa. Chú mày có muốn đứng lên cũng hổng được phải hông?
#20
Gửi vào 25/03/2012 - 11:20
Anh Lính vừa tức, vừa sợ tái mặt, trên trán anh đã bắt đầu đổ ra những hột mồ hôi lấm tấm, từ từ đọng lại và lớn dần lên như hột tiêu. Anh ta nhìn hết người này đến người kia mà ngạc nhiên, Họ, những người trông rất bình thường, sao lại có thể chặt nhẹ một cái bể cái tô, và chỉ vỗ vai mình một cái là tê cứng cả người?
Có lẽ thông cảm được nỗi băn khoăn đó, nên Anh Năm cười hì hì nói:
- Tại chú mày hổng biết, chứ Anh Hai đây là Sư Phụ của tụi này, đây là Tứ Sư Thúc, mà chú em nhỏ tuổi này lại là Sư Huynh của tui đó. Tụi tui biểu diễn một chút cho chú mày thấy, sau này đừng ỷ mình bự con mà ăn hiếp người khác nữa nghen.
Nói xong, để tỏ sự thân thiện như an ủi anh Lính tội nghiệp đó, Anh Năm, ngồi bên phải của anh Lính, nên anh đưa tay ra vổ vỗ vài cái vào vai anh Lính. Không ngờ Anh Lính quay lại Anh Năm và cung tay xá xá Anh Năm, đồng thời anh Lính nói:
- Trời trời, tui thiệt bậy quá, hổng biết mấy Đại Ca ở đây, cho tui bái Đại Ca một cái xin lỗi, bái thêm một cái cám ơn Đại Ca đã giải Huyệt cho tui.
Nói đến đây anh Lính cung tay bái từng người trong bàn và tiếp:
- Sư Phụ, em hổng biết, cho em xin lỗi Sư Phụ và xin mấy Huynh đây bỏ qua cho...xin lỗi, xin lỗi...dạ em xin chào, em đi.
Nói xong anh Lính luống cuống vội vàng đứng dậy, tiến lại quầy tính tiền của chủ quán, thì Ông thầy đã nói vọng lại:
- Thôi, chú mày đi đi, ly cà phê đó, tụi tui tính tiền trả chung cho.
Anh Lính thì gân cổ nói với chủ quán:
- Hổng được, nguyên cái bàn đó, ăn uống bao nhiêu, tính đi, tui trả hết.
Câu nói oang oang đó làm mọi người trong quán ai ai cũng ngạc nhiên, vì mới lúc nãy, anh Lính sừng sộ nghênh ngang, hổng biết tại sao bây giờ lại trở nên quá lịch sự đòi trả tiền cho nguyên bàn nữa. Người khoái chí nhất, có lẽ là Ông chủ quán người Hoa, ông ta cười hè hè nói:
- Hầy dà, hầy dà, Lại Ca tốt quá, có lòng quá, chả tiền hết chọi thiệt hả, cám ơn cám ơn, Pữa khác cái Nị tới, Ngọ sẽ làm hủ tíu lặc piệt cho cái Nị ăn nghe.
Anh Lính trả tiền, khi ra ngồi rồ máy xe, anh ta còn cung tay về phía bàn của ông Thầy, kính cẩn cúi đầu xá xá vài cái rồi mới vọt đi. Anh Năm thì hãy còn ngẩn ngơ nhìn cái bàn tay của mình, hổng lẽ mình vỗ một cái mà giải được Huyệt sao, mà mình nào có biết Huyệt gì đâu? Có tiếng chú Tứ Sư Thúc giải toả cái thắc mắc đó của Anh Năm:
- Hổng phải chú mày giải Huyệt gì đâu, Anh Hai chỉ điểm nhẹ thôi, hù cho thằng đó sợ mà, Nó chỉ có cảm giác tê bại đó qua hai phút thôi là tự động hết.
Nói đến đây, chú Tư quay sang hỏi Ông Thầy:
- Anh Hai, bộ cái thằng đó cũng có duyên hả?
Anh Hai trả lời:
- Ừ, nó coi lỗ mãng như vậy, chớ tánh nó thật thà tốt lắm, tại đi Lính, tối ngày ở quán xá nhậu nhẹt, đánh lộn đánh lạo nên nói năng dữ dằn quen miệng. Tui thấy nó mà theo mình học, thì sẽ trở thành người tốt dễ dàng.
Nói đến đây, Ông Thầy trầm ngâm một chút rồi lại tiếp:
- Mấy chú chờ coi, hồi nãy nó nói Anh thư sinh ốm yếu làm gì mà trồng dừa? khẩu nghiệp đó của nó, hổng bao lâu, chính nó sẽ tới trồng một hàng dừa lùn cho Anh đó...ha..ha..ha...
Có lẽ thông cảm được nỗi băn khoăn đó, nên Anh Năm cười hì hì nói:
- Tại chú mày hổng biết, chứ Anh Hai đây là Sư Phụ của tụi này, đây là Tứ Sư Thúc, mà chú em nhỏ tuổi này lại là Sư Huynh của tui đó. Tụi tui biểu diễn một chút cho chú mày thấy, sau này đừng ỷ mình bự con mà ăn hiếp người khác nữa nghen.
Nói xong, để tỏ sự thân thiện như an ủi anh Lính tội nghiệp đó, Anh Năm, ngồi bên phải của anh Lính, nên anh đưa tay ra vổ vỗ vài cái vào vai anh Lính. Không ngờ Anh Lính quay lại Anh Năm và cung tay xá xá Anh Năm, đồng thời anh Lính nói:
- Trời trời, tui thiệt bậy quá, hổng biết mấy Đại Ca ở đây, cho tui bái Đại Ca một cái xin lỗi, bái thêm một cái cám ơn Đại Ca đã giải Huyệt cho tui.
Nói đến đây anh Lính cung tay bái từng người trong bàn và tiếp:
- Sư Phụ, em hổng biết, cho em xin lỗi Sư Phụ và xin mấy Huynh đây bỏ qua cho...xin lỗi, xin lỗi...dạ em xin chào, em đi.
Nói xong anh Lính luống cuống vội vàng đứng dậy, tiến lại quầy tính tiền của chủ quán, thì Ông thầy đã nói vọng lại:
- Thôi, chú mày đi đi, ly cà phê đó, tụi tui tính tiền trả chung cho.
Anh Lính thì gân cổ nói với chủ quán:
- Hổng được, nguyên cái bàn đó, ăn uống bao nhiêu, tính đi, tui trả hết.
Câu nói oang oang đó làm mọi người trong quán ai ai cũng ngạc nhiên, vì mới lúc nãy, anh Lính sừng sộ nghênh ngang, hổng biết tại sao bây giờ lại trở nên quá lịch sự đòi trả tiền cho nguyên bàn nữa. Người khoái chí nhất, có lẽ là Ông chủ quán người Hoa, ông ta cười hè hè nói:
- Hầy dà, hầy dà, Lại Ca tốt quá, có lòng quá, chả tiền hết chọi thiệt hả, cám ơn cám ơn, Pữa khác cái Nị tới, Ngọ sẽ làm hủ tíu lặc piệt cho cái Nị ăn nghe.
Anh Lính trả tiền, khi ra ngồi rồ máy xe, anh ta còn cung tay về phía bàn của ông Thầy, kính cẩn cúi đầu xá xá vài cái rồi mới vọt đi. Anh Năm thì hãy còn ngẩn ngơ nhìn cái bàn tay của mình, hổng lẽ mình vỗ một cái mà giải được Huyệt sao, mà mình nào có biết Huyệt gì đâu? Có tiếng chú Tứ Sư Thúc giải toả cái thắc mắc đó của Anh Năm:
- Hổng phải chú mày giải Huyệt gì đâu, Anh Hai chỉ điểm nhẹ thôi, hù cho thằng đó sợ mà, Nó chỉ có cảm giác tê bại đó qua hai phút thôi là tự động hết.
Nói đến đây, chú Tư quay sang hỏi Ông Thầy:
- Anh Hai, bộ cái thằng đó cũng có duyên hả?
Anh Hai trả lời:
- Ừ, nó coi lỗ mãng như vậy, chớ tánh nó thật thà tốt lắm, tại đi Lính, tối ngày ở quán xá nhậu nhẹt, đánh lộn đánh lạo nên nói năng dữ dằn quen miệng. Tui thấy nó mà theo mình học, thì sẽ trở thành người tốt dễ dàng.
Nói đến đây, Ông Thầy trầm ngâm một chút rồi lại tiếp:
- Mấy chú chờ coi, hồi nãy nó nói Anh thư sinh ốm yếu làm gì mà trồng dừa? khẩu nghiệp đó của nó, hổng bao lâu, chính nó sẽ tới trồng một hàng dừa lùn cho Anh đó...ha..ha..ha...
Sửa bởi hiendde: 25/03/2012 - 11:24
#21
Gửi vào 25/03/2012 - 21:02
ANH NĂM SƯ HUYNH: ĐẤU VÕ ĐÀI
(Phần Sáu)
Ở các Thị Xã nhỏ bé, các Lò Võ thường là nhà ở của các Võ Sư, và lớp học của họ chỉ là mảnh vườn ở sân trước hoặc sân sau nhà mà thôi. Và võ sinh đa số là con cháu trong lối xóm đến theo học, nhà nào có tiền, thì còn đóng lệ phí cho Thầy, còn nhà nghèo thì đến hoc…miễn phí.
Thầy dạy lại gần như là "truyền nghề” để không bị mất đi cái học của mình, và Thầy kén trò, chứ không phải ai ai có tiền là học được, do đó nếu coi như là nghề để kiếm sống, thì các Thầy hầu như kiếm không đủ sống! mà nói theo văn chương bình dân, thì Thầy Võ..."Nghèo rách Mùng Tơi”!
Trong khi đó, võ đường Song Hùng lại xây cả một cái sân gạch rộng trước căn nhà tường ba gian đồ sộ. Phải nói đây là lần đầu tiên trong Thị Xã, có võ đường xây cất qui mô và quảng cáo rầm rộ cho ngày khai giảng, hơn nữa trên bảng quảng cáo, họ còn nêu lên sự thi đấu giữa hai môn sinh:
Một là Anh Năm đại diện Lò Võ Thiếu Lâm ở "Cầu Ngang” Hai là Anh Cảnh, đại diện Lò Võ Song Hùng nên đã thu hút được nhiều công chúng, ai ai cũng mong đến ngày khai trương để được xem chuyện gay cấn mới mẻ này…Nhiều gia đình giàu có, khá giả đã vội ghi danh cho con cháu vào học, cho nên, tuy chưa mở, mà dân địa phương đã "âu yếm” đặt cái tên là: "Võ Đường của nhà giàu!”
Thấy các giấy quảng cáo dán ngoài chợ, Anh Năm hơi hoảng, nên tối hôm trước khi thi đấu, Anh Năm chạy đến nhà Sư Phụ với một nỗi âu lo bồn chồn khó tả, anh vẫn thấy trong óc mình hầu như chưa có một bài quyền gì mới cả, và thể lực cũng không khá hơn… Nhìn bộ dạng của Anh Năm, Sư Phụ biết ngay nên ông cười và nói:
- Chú mày sợ hả? hà hà có gì mà sợ? chút nữa tao "Tom Phép” vô người là ngày mai thắng thằng Cảnh dễ ợt! khỏi lo!
Anh Năm gãi gãi đầu, lắp bắp:
- Dạ tại em học mấy bữa nay, lúc đánh thì thấy đánh mạnh và hay lắm, xuất nhiều chiêu lạ, nhưng lúc nghỉ, ngủ một đêm tới sáng thì quên hết ráo, muốn nhớ cũng hông nhớ được một chiêu nào, nên em hơi lo…Mờ ngày mai khi đến võ đường, Anh Hai cũng đi nghen, chớ nếu Anh Hai hông tới, chắc tui còn lo dữ…
Thầy nói:
- À, bên Võ Đường Song Hùng đã cho người mời hầu hết các Võ Sư địa phương. Chú Năm mày biết hông? Chắc mấy tay Võ Sư bên đó, có nghe nhắc gì đến Anh Hai, nên họ cho người phát thiệp mời anh. Và nếu anh đến, mà chú mày là đệ tử của anh, đánh thắng họ thì cũng hơi kỳ… Trong khi đó, tụi thằng Cảnh đã nói là chú Năm đại diện cho Lò Võ Thiếu Lâm của ông Thầy Già tới thi đấu. Vì vậy ngày mai thấy Anh tới, cùng Chú Tư và một đám đệ tử nữa, chú mày cứ làm lơ nghen, đừng lại chào hỏi gì hết, biết hông?.
(Phần Sáu)
Ở các Thị Xã nhỏ bé, các Lò Võ thường là nhà ở của các Võ Sư, và lớp học của họ chỉ là mảnh vườn ở sân trước hoặc sân sau nhà mà thôi. Và võ sinh đa số là con cháu trong lối xóm đến theo học, nhà nào có tiền, thì còn đóng lệ phí cho Thầy, còn nhà nghèo thì đến hoc…miễn phí.
Thầy dạy lại gần như là "truyền nghề” để không bị mất đi cái học của mình, và Thầy kén trò, chứ không phải ai ai có tiền là học được, do đó nếu coi như là nghề để kiếm sống, thì các Thầy hầu như kiếm không đủ sống! mà nói theo văn chương bình dân, thì Thầy Võ..."Nghèo rách Mùng Tơi”!
Trong khi đó, võ đường Song Hùng lại xây cả một cái sân gạch rộng trước căn nhà tường ba gian đồ sộ. Phải nói đây là lần đầu tiên trong Thị Xã, có võ đường xây cất qui mô và quảng cáo rầm rộ cho ngày khai giảng, hơn nữa trên bảng quảng cáo, họ còn nêu lên sự thi đấu giữa hai môn sinh:
Một là Anh Năm đại diện Lò Võ Thiếu Lâm ở "Cầu Ngang” Hai là Anh Cảnh, đại diện Lò Võ Song Hùng nên đã thu hút được nhiều công chúng, ai ai cũng mong đến ngày khai trương để được xem chuyện gay cấn mới mẻ này…Nhiều gia đình giàu có, khá giả đã vội ghi danh cho con cháu vào học, cho nên, tuy chưa mở, mà dân địa phương đã "âu yếm” đặt cái tên là: "Võ Đường của nhà giàu!”
Thấy các giấy quảng cáo dán ngoài chợ, Anh Năm hơi hoảng, nên tối hôm trước khi thi đấu, Anh Năm chạy đến nhà Sư Phụ với một nỗi âu lo bồn chồn khó tả, anh vẫn thấy trong óc mình hầu như chưa có một bài quyền gì mới cả, và thể lực cũng không khá hơn… Nhìn bộ dạng của Anh Năm, Sư Phụ biết ngay nên ông cười và nói:
- Chú mày sợ hả? hà hà có gì mà sợ? chút nữa tao "Tom Phép” vô người là ngày mai thắng thằng Cảnh dễ ợt! khỏi lo!
Anh Năm gãi gãi đầu, lắp bắp:
- Dạ tại em học mấy bữa nay, lúc đánh thì thấy đánh mạnh và hay lắm, xuất nhiều chiêu lạ, nhưng lúc nghỉ, ngủ một đêm tới sáng thì quên hết ráo, muốn nhớ cũng hông nhớ được một chiêu nào, nên em hơi lo…Mờ ngày mai khi đến võ đường, Anh Hai cũng đi nghen, chớ nếu Anh Hai hông tới, chắc tui còn lo dữ…
Thầy nói:
- À, bên Võ Đường Song Hùng đã cho người mời hầu hết các Võ Sư địa phương. Chú Năm mày biết hông? Chắc mấy tay Võ Sư bên đó, có nghe nhắc gì đến Anh Hai, nên họ cho người phát thiệp mời anh. Và nếu anh đến, mà chú mày là đệ tử của anh, đánh thắng họ thì cũng hơi kỳ… Trong khi đó, tụi thằng Cảnh đã nói là chú Năm đại diện cho Lò Võ Thiếu Lâm của ông Thầy Già tới thi đấu. Vì vậy ngày mai thấy Anh tới, cùng Chú Tư và một đám đệ tử nữa, chú mày cứ làm lơ nghen, đừng lại chào hỏi gì hết, biết hông?.
#22
Gửi vào 25/03/2012 - 21:10
Khán đài thi đấu được làm cao lên bằng các thùng phi xăng dầu dựng thẳng hàng, bên trên kê bằng các bộ ván Gõ tháo ra từ "Bộ Ngựa” dầy khoảng sáu phân, sàn đấu vuông vức khoảng năm mét. Đối diện khán đài là hàng ghế danh dự cho các quan chức địa phương và các Võ Sư ngồi. Còn song song hai bên tường thì họ cũng lót ván Gõ dài kê lên các cây gỗ dọc theo tường cho các võ sinh của Võ Đường Song Hùng mặc đồng phục ngồi như hai dàn chào long trọng.
Sau những nghi thức cúng Lễ Tổ, hai anh em Võ-Sư Chủ Võ đường cùng ra bái chào khán giả cũng như đọc diễn văn khai mạc. Kế đến họ giới thiệu các em Thiếu Sinh ra biểu diễn quyền thuật. Bắt đầu từ cấp nhỏ tuổi nhất, có lẽ các em bé này là con cháu gì của họ, và đã luyện tập võ từ trước, nên các em trình bày được các bài quyền ngắn gọn, nhưng rất đẹp, rồi đến màn biểu diễn của cấp thanh niên.
Xong, ban tổ chức bắt đầu giới thiệu đến mục mà mọi người mong đợi: Mục thi đấu giữa hai môn sinh của hai Võ Đường, khi người ta giới thiệu đến Huynh trưởng là tên Cảnh, thì hắn bước ra với bộ võ phục mầu Nâu oai vệ, vì hắn cao lớn, nên trông rất, hiên ngang, nếu dùng từ "nổ” hiện đại, thì phải nói: trông hắn rất ư là...là...hoành-tráng!.
Sau khi hắn cung tay vái chào quan khách, rồi có tiếng giới-thiệu đến anh Năm, thì phía dưới khán đài, Anh Năm với cái quần Kaki màu xanh biển, cái áo Thun mỏng đơn sơ, nhìn thấy tên Cảnh, bất chợt anh Năm nghe có một luồng khí nóng chạy rần rần trong ngực, và cái sức ép âm thầm đó khiến anh có cảm tưởng như lồng ngực mình căng ra, đầy khí, đến ngộp thở, anh cố gắng hít một hơi dài nén xuống dưới bụng, nhưng nó cứ đẩy ngược lên...và rồi cái sức ép ấy oà vỡ, thoát ra từ miệng anh thành một tiếng, nửa như tiếng thét, nửa như tiếng gầm rền vang quái dị.
Khiến mọi người ai ai cũng giật mình nhìn anh. Âm vang của tiếng hét đó còn chưa hết, thì Anh Năm đã đứng dậy, nhún người phóng lên cao như phi thân! Nhưng thay vì anh phóng lên khán đài, anh lại phóng thẳng ra phía trước mặt mình. Và vì anh ngồi ở hàng ghế kê dọc theo cánh phải của khán đài, nên mọi người thấy anh phóng ngang sang cánh trái. Tội nghiệp đám võ sinh trẻ đang ngồi trên băng ghế bên trái đó, thấy anh phóng đến, tất cả đều vội nhào người vừa chạy dạt ra khỏi băng ghế, vừa la lên chí choé.
Còn Anh Năm thì thấy mình đang nhẹ tênh tênh bay trên cao, bỗng cả người trì nặng hẳn, anh rơi xuống, khi chỉ một bàn chân trái vừa chạm vào chính giữa cái băng ghế, thì miếng ván Gõ dầy đó đã kêu rầm một cái và gãy làm đôi! Vì thuộc loại gỗ cứng, nên các mảnh gỗ vỡ vụn dòn tan.
Khi vừa chạm xuống, Anh Năm chưa kịp phản ứng gì, anh đã thấy hai chân mình hơi khuỵu xuống và búng người vọt ngược trở lại trên không. Y như trái banh rơi xuống và tưng trở lại vậy! (Nếu mà Thành Long, Jacky Chan, hoặc Lý Tiểu Long, Lý Đại Long, mà thấy, chắc cũng phải lé mắt luôn!)
Sau những nghi thức cúng Lễ Tổ, hai anh em Võ-Sư Chủ Võ đường cùng ra bái chào khán giả cũng như đọc diễn văn khai mạc. Kế đến họ giới thiệu các em Thiếu Sinh ra biểu diễn quyền thuật. Bắt đầu từ cấp nhỏ tuổi nhất, có lẽ các em bé này là con cháu gì của họ, và đã luyện tập võ từ trước, nên các em trình bày được các bài quyền ngắn gọn, nhưng rất đẹp, rồi đến màn biểu diễn của cấp thanh niên.
Xong, ban tổ chức bắt đầu giới thiệu đến mục mà mọi người mong đợi: Mục thi đấu giữa hai môn sinh của hai Võ Đường, khi người ta giới thiệu đến Huynh trưởng là tên Cảnh, thì hắn bước ra với bộ võ phục mầu Nâu oai vệ, vì hắn cao lớn, nên trông rất, hiên ngang, nếu dùng từ "nổ” hiện đại, thì phải nói: trông hắn rất ư là...là...hoành-tráng!.
Sau khi hắn cung tay vái chào quan khách, rồi có tiếng giới-thiệu đến anh Năm, thì phía dưới khán đài, Anh Năm với cái quần Kaki màu xanh biển, cái áo Thun mỏng đơn sơ, nhìn thấy tên Cảnh, bất chợt anh Năm nghe có một luồng khí nóng chạy rần rần trong ngực, và cái sức ép âm thầm đó khiến anh có cảm tưởng như lồng ngực mình căng ra, đầy khí, đến ngộp thở, anh cố gắng hít một hơi dài nén xuống dưới bụng, nhưng nó cứ đẩy ngược lên...và rồi cái sức ép ấy oà vỡ, thoát ra từ miệng anh thành một tiếng, nửa như tiếng thét, nửa như tiếng gầm rền vang quái dị.
Khiến mọi người ai ai cũng giật mình nhìn anh. Âm vang của tiếng hét đó còn chưa hết, thì Anh Năm đã đứng dậy, nhún người phóng lên cao như phi thân! Nhưng thay vì anh phóng lên khán đài, anh lại phóng thẳng ra phía trước mặt mình. Và vì anh ngồi ở hàng ghế kê dọc theo cánh phải của khán đài, nên mọi người thấy anh phóng ngang sang cánh trái. Tội nghiệp đám võ sinh trẻ đang ngồi trên băng ghế bên trái đó, thấy anh phóng đến, tất cả đều vội nhào người vừa chạy dạt ra khỏi băng ghế, vừa la lên chí choé.
Còn Anh Năm thì thấy mình đang nhẹ tênh tênh bay trên cao, bỗng cả người trì nặng hẳn, anh rơi xuống, khi chỉ một bàn chân trái vừa chạm vào chính giữa cái băng ghế, thì miếng ván Gõ dầy đó đã kêu rầm một cái và gãy làm đôi! Vì thuộc loại gỗ cứng, nên các mảnh gỗ vỡ vụn dòn tan.
Khi vừa chạm xuống, Anh Năm chưa kịp phản ứng gì, anh đã thấy hai chân mình hơi khuỵu xuống và búng người vọt ngược trở lại trên không. Y như trái banh rơi xuống và tưng trở lại vậy! (Nếu mà Thành Long, Jacky Chan, hoặc Lý Tiểu Long, Lý Đại Long, mà thấy, chắc cũng phải lé mắt luôn!)
#23
Gửi vào 25/03/2012 - 21:15
Lần này anh cuộn mình vòng một vòng ngược trên cao trước khi rơi trở lại cái ghế bên cánh phải mà lúc nãy anh ngồi. Anh lại dậm chân xuống, thêm một tiếng ầm nữa vang dội, lần này tiếng ghế gãy vang lên rõ rệt vì tất cả mọi người trong sân ai ai cũng đang nín lặng nhìn anh! Như lần trước, vừa chạm ghế, anh cũng búng chân tung mình trở lại lên cao, nhưng bây giờ hướng anh phóng đến là lên khán đài.
Khi rơi xuống giữa khán đài một cái rầm, anh Năm lảo đảo gần nửa phút mới hoàn hồn, anh nhìn quanh: Cái khán đài lúc nãy có hai Võ Sư ngồi chễm chệ, và tên Cảnh đứng với..."dáng đứng Bến Tre” hiên ngang bây giờ đã trống vắng vì họ đều biến mất! Anh Năm nhìn quanh, cũng không thấy họ đâu, anh bèn dậm chân một cái ầm nữa xuống sàn gỗ, tay trái anh bấm "Ấn Nhất Dương Chỉ” chĩa thẳng về phía trong nhà và hét:
- Tên Cảnh phản Thầy đâu? ra đây!
Tất cả đều im lặng như tờ, không một tiếng vang. Thấy thế, anh Năm hét thêm:
- Không có tên Cảnh, thì Sư Phụ của tên Cảnh ra đây, tui chỉ đánh chiêu là gục thôi!
Vẫn không ai trả lời, Anh Năm hét tiếp:
- Nếu không, thì Thầy của Sư Phụ võ đường này, có giỏi thì ra đây, tui cũng chỉ đánh một chiêu là gục!
Tiếng hét của anh vẫn vang dội và đơn độc trong cái tĩnh mịch bất ngờ...và không ai đáp lại. Nhìn quanh, anh vẫn không thấy hai Anh Em Võ Sư chủ Võ Đường cùng tên Cảnh đâu cả!
(Thực ra, khi họ nhìn thấy cảnh anh phi thân trên không trung như phim kiếm hiệp, thì họ đã ngán rồi, đã thế, lúc anh đáp xuống, dậm cái ván Gõ dầy năm, sáu phân, thuộc loại gỗ cứng, Gỗ Cẩm Lai, hoặc Gỗ Mun, (nó gần giống như Gỗ Lim ngoài Bắc) mà nếu mình dùng Búa tạ bổ xuống, bất quá nó chỉ mẻ một miếng thôi, chứ không thể nào gãy đôi qua cái dậm chân của Anh Năm như thế! Cho nên hai võ sư và tên Cảnh vội chạy vào nhà và mở cửa sau đi trốn mất!)
Khi rơi xuống giữa khán đài một cái rầm, anh Năm lảo đảo gần nửa phút mới hoàn hồn, anh nhìn quanh: Cái khán đài lúc nãy có hai Võ Sư ngồi chễm chệ, và tên Cảnh đứng với..."dáng đứng Bến Tre” hiên ngang bây giờ đã trống vắng vì họ đều biến mất! Anh Năm nhìn quanh, cũng không thấy họ đâu, anh bèn dậm chân một cái ầm nữa xuống sàn gỗ, tay trái anh bấm "Ấn Nhất Dương Chỉ” chĩa thẳng về phía trong nhà và hét:
- Tên Cảnh phản Thầy đâu? ra đây!
Tất cả đều im lặng như tờ, không một tiếng vang. Thấy thế, anh Năm hét thêm:
- Không có tên Cảnh, thì Sư Phụ của tên Cảnh ra đây, tui chỉ đánh chiêu là gục thôi!
Vẫn không ai trả lời, Anh Năm hét tiếp:
- Nếu không, thì Thầy của Sư Phụ võ đường này, có giỏi thì ra đây, tui cũng chỉ đánh một chiêu là gục!
Tiếng hét của anh vẫn vang dội và đơn độc trong cái tĩnh mịch bất ngờ...và không ai đáp lại. Nhìn quanh, anh vẫn không thấy hai Anh Em Võ Sư chủ Võ Đường cùng tên Cảnh đâu cả!
(Thực ra, khi họ nhìn thấy cảnh anh phi thân trên không trung như phim kiếm hiệp, thì họ đã ngán rồi, đã thế, lúc anh đáp xuống, dậm cái ván Gõ dầy năm, sáu phân, thuộc loại gỗ cứng, Gỗ Cẩm Lai, hoặc Gỗ Mun, (nó gần giống như Gỗ Lim ngoài Bắc) mà nếu mình dùng Búa tạ bổ xuống, bất quá nó chỉ mẻ một miếng thôi, chứ không thể nào gãy đôi qua cái dậm chân của Anh Năm như thế! Cho nên hai võ sư và tên Cảnh vội chạy vào nhà và mở cửa sau đi trốn mất!)
#24
Gửi vào 25/03/2012 - 21:30
Bên ngoài, anh Năm bỗng dậm gót chân phải xuống sàn gỗ, rồi xoay người nhìn quay xuống khán đài. Cái xoay đó, kể ra lại như chuyện hoang đường, nhưng gót chân anh đã làm mặt gỗ Gõ cứng ấy lõm hẳn xuống cả phân! Gương mặt anh vẫn đỏ, ngực vẫn căng phồng sức ép, anh nhìn quanh tìm tên Cảnh, bỗng anh bắt gặp đôi mắt sáng quắc của anh Hai ngồi ở hàng ghế danh dự nhìn anh. Anh bỗng giật mình, tỉnh hẳn người, nên anh vội cung tay xá xá về phía khán giả và nói:
- Tui nóng quá, tui nóng quá, cho tui xin lỗi quý vị, xin lỗi.
Vừa dứt lời, anh Năm lại phi thân phóng mình xuống và đi một hơi thẳng ra ngoài đường. Thấy trước cửa có một chiếc xe Lôi trống, Anh Năm leo ngay lên ngồi, Ông tài xế thấy có khách, vội đạp máy nổ, gài số một rồi vừa rồ ga cho xe chạy, vừa hỏi khách:
- Chú em đi đâu?
Nhưng lạ, chiếc xe cứ rú máy lên ầm ĩ mà không hề lăn bánh, làm như nó đang chở cả ngàn ký, nên chạy không nổi vậy! Trong khi Anh Năm còn nửa mê nửa tình, một lúc, anh bỗng nhớ cái ánh mắt không hài lòng của Sư Phụ nhìn mình lúc nãy, anh bỗng sợ và chỉ muốn đi nhanh ra khỏi chỗ này, lúc ấy, anh mới nhìn ông tài xế, và thấy ông ta cứ gài số, trả số đi số lại, tay thì rồ ga mà xe vẫn không lăn bánh được. Bất chợt, anh đưa cái tay trái ra, lại dùng Ấn "Nhất Dương Chỉ”, chỉ ra phía trước và nói:
- Đi!
Thế là chiếc xe lôi vụt chạy ào ngay, bỏ lại sau lưng Ông Thầy Thiếu Lâm Già của anh Năm, chú Út và vợ Anh Năm vừa từ trong võ đường chạy ra theo sau.
Bác tài xế tuy lấy làm lạ nhưng vẫn lập lại câu hỏi:
- Chú em đi đâu? bộ say sỉn lắm rồi sao mặt đỏ dữ he?
Anh Năm vẫn còn cái mặt đỏ bừng bừng, lầu-bầu đáp ấm ớ:
- Ông cứ chạy thẳng đi, chừng nào tui biểu quẹo thì quẹo.
Khi chiếc Xe Lôi chạy ngang qua cái quán cà phê thuộc chu vi ngoại ô Thị Xã, bất chợt anh Năm hét lên:
- Đứng lại, stop.
Bác xe lôi vội thắng xe lại và ngạc nhiên nhìn anh Năm, còn Anh Năm, vẫn ngồi yên trên xe, anh nhìn chăm chăm vào cái quán cà phê nhỏ bé một lúc, rồi anh lại dùng Ấn "Nhất Dương Chỉ” điểm thẳng vào hướng cửa quán, anh nói:
- Đây là tà khí! Dẹp.
Nói xong anh bảo bác xe lôi đưa anh thẳng về nhà....
- Tui nóng quá, tui nóng quá, cho tui xin lỗi quý vị, xin lỗi.
Vừa dứt lời, anh Năm lại phi thân phóng mình xuống và đi một hơi thẳng ra ngoài đường. Thấy trước cửa có một chiếc xe Lôi trống, Anh Năm leo ngay lên ngồi, Ông tài xế thấy có khách, vội đạp máy nổ, gài số một rồi vừa rồ ga cho xe chạy, vừa hỏi khách:
- Chú em đi đâu?
Nhưng lạ, chiếc xe cứ rú máy lên ầm ĩ mà không hề lăn bánh, làm như nó đang chở cả ngàn ký, nên chạy không nổi vậy! Trong khi Anh Năm còn nửa mê nửa tình, một lúc, anh bỗng nhớ cái ánh mắt không hài lòng của Sư Phụ nhìn mình lúc nãy, anh bỗng sợ và chỉ muốn đi nhanh ra khỏi chỗ này, lúc ấy, anh mới nhìn ông tài xế, và thấy ông ta cứ gài số, trả số đi số lại, tay thì rồ ga mà xe vẫn không lăn bánh được. Bất chợt, anh đưa cái tay trái ra, lại dùng Ấn "Nhất Dương Chỉ”, chỉ ra phía trước và nói:
- Đi!
Thế là chiếc xe lôi vụt chạy ào ngay, bỏ lại sau lưng Ông Thầy Thiếu Lâm Già của anh Năm, chú Út và vợ Anh Năm vừa từ trong võ đường chạy ra theo sau.
Bác tài xế tuy lấy làm lạ nhưng vẫn lập lại câu hỏi:
- Chú em đi đâu? bộ say sỉn lắm rồi sao mặt đỏ dữ he?
Anh Năm vẫn còn cái mặt đỏ bừng bừng, lầu-bầu đáp ấm ớ:
- Ông cứ chạy thẳng đi, chừng nào tui biểu quẹo thì quẹo.
Khi chiếc Xe Lôi chạy ngang qua cái quán cà phê thuộc chu vi ngoại ô Thị Xã, bất chợt anh Năm hét lên:
- Đứng lại, stop.
Bác xe lôi vội thắng xe lại và ngạc nhiên nhìn anh Năm, còn Anh Năm, vẫn ngồi yên trên xe, anh nhìn chăm chăm vào cái quán cà phê nhỏ bé một lúc, rồi anh lại dùng Ấn "Nhất Dương Chỉ” điểm thẳng vào hướng cửa quán, anh nói:
- Đây là tà khí! Dẹp.
Nói xong anh bảo bác xe lôi đưa anh thẳng về nhà....
#25
Gửi vào 25/03/2012 - 21:40
Các bạn đọc mến, chuyện Anh Năm Sư Huynh đến đây là hết, tuy nhiên tôi xin kể thêm đoạn tôi đã hỏi Sư Phụ của mình về vài thắc mắc, mà tôi nghĩ các bạn đọc cũng nghĩ như tôi:
1. Sư Phụ tôi biết anh Năm đã có nghiệp nặng, hơn nữa, nếu cho anh lên đấu võ đài, là điều cấm kỵ của Môn Phái, do đó trong đêm trước khi thi đấu, Sư Phụ đã truyền phép "Mạnh” vào người của anh Năm! Nói cách khác, là Sư Phụ xin cho một vị "Phật Lực” vào trấn thân xác của anh Năm. Và Vị này đã phi thân, trổ thần oai, thần lực làm cho người ta sợ, trốn đi, cho anh Năm không gây thêm nghiệp đấm đá gì cả.
2. Vì Vị ấy trấn thân xác, nên lúc lên xe lôi, nặng cả tấn, khiến xe không chạy nổi, và chỉ vụt chạy đi khi chính Vị ấy ra lệnh mà thôi.
3. Cái quán cà phê ấy, thực ra là quán...trá hình, bên trong, sau cái quán là động. Và sau khi bị anh Năm điểm một ấn, phán "Dẹp”, Cái quán ấy đã đóng cửa không mua bán nữa trong suốt cả mười năm!
Các bạn mến, sở dĩ mình kể lại chuyện Anh Năm Sư Huynh này, vì chính mình luôn luôn quý nhất cái "Tình”, tuy chỉ học Ông Thầy Già dậy Thiếu Lâm trong xóm cũ có một thời gian ngắn. Nhưng Anh Năm đã làm đúng với câu: "Nhất Tự vi Sư, bán Tự vi Sư” ngày xưa ý là "Học một chữ hoặc nửa chữ cũng vẫn kính là Thầy”. Do đó anh đã làm hết sức mình để báo đáp ơn Thầy.
Còn bi giờ, dù có học vài năm mờ hễ nếu thấy..."buồn tình” ký gì...thì học trò cứ xông vào lớp đánh Thầy! hoặc tạt Nước Mắm, tạt Át Xít vào Thầy chơi!!!
Cho nên câu "Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư” ngày nay đôi khi lại có nghĩa khác là: "Một Chùa cũng do Sư, mờ...bán Chùa cũng do Sư” phải hông các bạn?
Tác Giả: Atoanmt
Minh Không Cư Sĩ
明空居士
1. Sư Phụ tôi biết anh Năm đã có nghiệp nặng, hơn nữa, nếu cho anh lên đấu võ đài, là điều cấm kỵ của Môn Phái, do đó trong đêm trước khi thi đấu, Sư Phụ đã truyền phép "Mạnh” vào người của anh Năm! Nói cách khác, là Sư Phụ xin cho một vị "Phật Lực” vào trấn thân xác của anh Năm. Và Vị này đã phi thân, trổ thần oai, thần lực làm cho người ta sợ, trốn đi, cho anh Năm không gây thêm nghiệp đấm đá gì cả.
2. Vì Vị ấy trấn thân xác, nên lúc lên xe lôi, nặng cả tấn, khiến xe không chạy nổi, và chỉ vụt chạy đi khi chính Vị ấy ra lệnh mà thôi.
3. Cái quán cà phê ấy, thực ra là quán...trá hình, bên trong, sau cái quán là động. Và sau khi bị anh Năm điểm một ấn, phán "Dẹp”, Cái quán ấy đã đóng cửa không mua bán nữa trong suốt cả mười năm!
Các bạn mến, sở dĩ mình kể lại chuyện Anh Năm Sư Huynh này, vì chính mình luôn luôn quý nhất cái "Tình”, tuy chỉ học Ông Thầy Già dậy Thiếu Lâm trong xóm cũ có một thời gian ngắn. Nhưng Anh Năm đã làm đúng với câu: "Nhất Tự vi Sư, bán Tự vi Sư” ngày xưa ý là "Học một chữ hoặc nửa chữ cũng vẫn kính là Thầy”. Do đó anh đã làm hết sức mình để báo đáp ơn Thầy.
Còn bi giờ, dù có học vài năm mờ hễ nếu thấy..."buồn tình” ký gì...thì học trò cứ xông vào lớp đánh Thầy! hoặc tạt Nước Mắm, tạt Át Xít vào Thầy chơi!!!
Cho nên câu "Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư” ngày nay đôi khi lại có nghĩa khác là: "Một Chùa cũng do Sư, mờ...bán Chùa cũng do Sư” phải hông các bạn?
Tác Giả: Atoanmt
Minh Không Cư Sĩ
明空居士
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Tin buồn thân mẫu của hội viên Huynhde |
Báo Tin | huygen |
|
![]() |
|
![]() Huynh đệ cung |
Tử Vi | nqtrung |
|
![]() |
|
![]() Các vị trưởng lão và chư huynh đệ có sách Huyền Không Đại Quái cho trẻ xin |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | cautre |
|
![]() |
|
![]() Huỳnh Thúc Kháng |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Vô Danh Thiên Địa |
|
![]() |
|
![]() Lá số Trần Huỳnh Duy Thức aka Trần Đông Chấn |
Tử Vi | win11gr |
|
![]() |
|
![]() Con muốn học hỏi xem tử vi lý số từ các huynh đệ và các bác ạ.![]() |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | junnymydung |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












