Jump to content

Advertisements




Ôn Cố Tri Tân


4 replies to this topic

#1 buituan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 09/03/2012 - 06:23

Thái Độ Của Mỹ Sau Trận Hoàng Sa 1974

Source: BBC (Oct.3rd 2011)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
Biên bản cuộc họp ngày 25/01/1974, một tuần sau trận hải chiến Hoàng Sa (17 - 19 tháng Giêng), tường thuật cuộc họp về Đông Dương do Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger chủ trì.
'Tránh xa'
Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề.
Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?"
Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."
Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"
Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.
"Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.
"Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."
Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"
William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."
Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."
Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:
"Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?
Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.
Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.
Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.
Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy."
Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."
Cũng cần nhắc lại, trong một cuộc gặp trước đó, ngày 23/1/1974 với ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington, Ngoại trưởng Kissinger nói: "Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này."
Bảo vệ Philippines hay không?
Trong một cuộc họp ngày 31/1/1974 của Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Kissinger khi đó được thông báo: "Không có dấu hiệu Trung Quốc định tiến về Trường Sa. Dẫu vậy, có sự lo ngại đáng kể từ phía Nhật, Philippines và đặc biệt là Nam Việt Nam, mà theo tin báo chí thì hôm nay đã gửi đoàn 200 người ra chiếm một số hòn đảo lâu nay không ai ở trong khu vực Trường Sa."
"Đài Loan đã chiếm ít nhất một đảo và Trung Quốc cũng vậy."
Trong bối cảnh này, Philippines đã hỏi Mỹ liệu Hiệp Ước An ninh Mỹ - Philippines có được dùng nếu quân Philippines kéo ra Trường Sa và bị Trung Quốc tấn công.
Các quan chức Mỹ có mặt trong cuộc họp đồng ý rằng không có câu trả lời rõ rệt và họ muốn để ngỏ sự mơ hồ trong câu trả lời cho Philippines.
Một người trong cuộc họp, ông Hummel, nói: "Tạp âm xung quanh các tuyên bố của chúng ta về những hòn đảo này hẳn đã đủ cho người Philippines hiểu rằng chúng ta không có ý định hay chúng ta không muốn."
Ngoại trưởng Kissinger kết luận: "Câu trả lời của chúng ta là đúng. Chúng ta không nên nói chúng ta sẽ bảo vệ họ."
Chỉ cho đến gần đây, hồi tháng Bảy 2011, Thượng Nghị sĩ Jim Webb, chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ, đã kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích công khai về hiệp ước an ninh Mỹ - Philippines trong tranh chấp Biển Đông.
Ông Jim Webb khi đó nói: "Sự minh bạch của chúng ta trong vấn đề này là vô cùng quan trọng với đồng minh, Philippines và cho toàn vùng Đông Nam Á."
Hoàng Đức Nhã nói gì?
"Trách Mỹ"
Trong cuộc trao đổi với BBC, ông Hoàng Đức Nhã đưa ra một cáo buộc đối với Chính quyền Hoa Kỳ liên quan tới việc Quần đảo Hoàng Sa do VNCH quản lý lúc đó bị mất vào tay Trung Quốc.
Trước tiên ông Nhã thuật lại phản ứng của cố Tổng thống Thiệu khi được biết Trung Quốc chiếm Hoàng Sa:
"Tổng thống Thiệu đã ra lệnh phải giữ vững lãnh thổ bằng bất cứ giá nào và đồng thời về phía chính trị, ông huy động toàn bộ bộ máy ngoại giao của chúng ta (VNCH) phản kháng. Đặc biệt hỏi thẳng Đại sứ Hoa Kỳ."
Ông Nhã thuật lại đã chất vấn Đại sứ Hoa Kỳ lúc đó, Graham Martin, về điều mà ông cho là "khó tin" trong việc Hoa Kỳ "không biết" trước về động thái tấn công của Hạm đội hải quân Trung Quốc tấn công quần đảo này vào tháng 01 năm 1974:
"Chính tôi đã hỏi thẳng Đại sứ Hoa Kỳ: sao phía Hoa Kỳ thấy như vậy, với bao nhiêu phương tiện quan sát trên máy bay, từ biển, trên phương diện điện tử, có thể thấy rõ sự di chuyển của hạm đội Trung Quốc mà sao không cho phía VNCH biết," ông Nhã tiết lộ.
"Ông Đại sứ Martin nói với tôi "cái chuyện đó chúng tôi không thể nào thấy được" thì tôi nhớ chỉ cười và nói "khi các ông thấy được một người lính cộng sản di chuyển trên đường mòn H-C-M, mà không thấy được một hạm đội của Trung Quốc tiến về Hoàng Sa thì đó là một chuyện khó tin."
Ông Nhã cho rằng tới nay vẫn còn nhiều giả thuyết vì sao Hoa Kỳ đã "làm ngơ," và Trung Quốc đã chiếm quần đảo này vào thời điểm đó:
"Có giả thuyết nói Hoa Kỳ phải nhượng bộ cái đó cho Trung Quốc để nhờ Trung Quốc áp lực cho cộng sản Bắc Việt thi hành Hiệp định Paris...Rồi có thể Trung Quốc thấy lúc đó Hoa Kỳ đã rút ra khỏi Việt Nam, đây là cơ hội để họ chiếm cái đảo mà theo họ có rất nhiều dự trữ dầu hỏa, khí đốt."...............................................................................................................................................................................
Trần Trung Đạo

Trận Lão Sơn trong cuộc chiến Trung-Việt lần thứ 2 năm 1984

Lời người dịch:Thời điểm là đầu năm 1984. Bài hát ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông, mối tình hữu nghị thắm như rạng đông” của Đổ Nhuận không còn được hát trong những chương trình Hoa Ngữ của đài phát thanh Hà Nội. Cuộc chiến Việt Trung lần thứ nhất đã chấm dứt. Cuộc chiến Việt Trung lần thứ nhất đã chấm dứt. Cả hai bên, vì lý do khác nhau, đều không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết, nhưng trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra. Bài viết ngắn dưới đây đăng trong trang Internet China Defence và cũng được in trong tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ. Bài viết dựa theo lời kể của một trung đoàn trưởng pháo binh Trung Cộng. Mặc dù nhiều đoạn không che dấu được tính khoát loát, cường điệu cố hữu, những dữ kiện do viên trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Trung Cộng vẫn không từ bỏ giấc mộng Thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ. Đồng thời, những lời kể cũng nói lên sự bất lực của giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam chỉ biết cúi đầu thần phục, chỉ biết hối lộ tham nhũng, sống xa hoa trên sự nghèo đói của nhân dân và không biết nhục khi nhìn đất nước từng mảnh đang rơi vào tay Trung Cộng.
Bài tường thuật do môt Trung Đoàn Trưởng Pháo Binh Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc trong cuộc chiến Trung-Việt lần thứ hai. Tôi không biết chắc chắc mức độ chính xác của bản tường thuật nhưng khá gần với những gì tôi đã được đọc về chiến tranh Trung-Việt lần thứ hai. Bài tường thuật có nhiều dữ kiện rất chi tiết (TTĐ)
***********
Núi Lão Sơn, cao 1422 mét trên mặt biển. Lão Sơn có nghĩa là “Núi Già” theo tiếng Tàu. Lão Sơn nằm bên trong lãnh thổ Việt Nam gần biên giới Trung Quốc. Sau cuộc chiến 1979, Việt Nam đã xử dụng đỉnh Lão Sơn như một trạm xuất phát, nơi các lực lượng Việt Nam điều hợp các cuộc lục soát lớn vào Trung Cộng.
Đầu năm 1984, trung đoàn của chúng nhận lịnh phải chiếm mủi Lão Sơn. Ngày 18 tháng 2 chúng tôi tiến đến Ei-Liang, và ngày 20 đến đồi Ma-Sho. Sau 40 ngày chuẩn bị, ngày 1 tháng Tư, 3 đại đội gia nhập “Đề án 142”. Họ bắn vài loạt đạn về phía Việt Nam và rút ngay, để buộc phía Việt Nam trả đủa, và qua đó, để lộ vị trí.
Chúng tôi dùng đại pháo để áp đảo địch. Ngày 26 tháng Tư, mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và Lực Lượng Đặc Nhiệm Pháo Binh 119 được thành lập.
Để chiếm một căn cứ hỏa lực, chúng tôi tiến quân vào ban đêm. Không ai được phép gây tiếng động. Chúng tôi tháo gỡ các bộ phận súng 85 ly và chỉ lắp ráp lại sau khi đến căn cứ. Tầm hỏa lực chỉ cách địch quân 500 mét. Để thấy đường đi, chúng tôi dùng các tấm vải trải giường trắng. Chúng tôi bố trí súng đọc phía bên phải của một căn nhà hoang. Trung đội 4 thám thính tiến quá sát với địch quân, chỉ cách địch 400 mét và trong tầm bắn thẳng.
Ngày 28 tháng 4, lúc 5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 34 phút pháo kích, mặt đất như bắt đầu rung chuyển. Lúc 6 giờ 24 phút sáng, khi trận pháo kích vừa ngưng, bộ binh mở cuộc tấn công. Quân đội Việt Nam phản ứng trong vòng 2 phút. Và ngay trong những viên đạn đầu tiên họ đã bắn hạ một trung đội trưởng của chúng tôi. Anh ta là đồng chí đầu tiên hy sinh tại Lão Sơn. Chúng tôi bắn yểm trợ cho bộ binh. Bộ binh tiếng bằng cách nhảy từ miệng hố đạn này sang hố đạn khác. Sau 9 phút, chúng tôi chiếm được điểm cao 662.6, và 54 phút sau, núi Lão Sơn hoàn toàn lọt vào tay chúng tôi. Đến 3 giờ 30 chiều, khoảng 20 điểm cao phía đông điểm cao 662.6 cũng lọt vào tay chúng tôi. Chúng tôi cũng triệt hạ một xe tăng địch bằng 5 phát pháo trực xạ.
Ngày 11 tháng 6, lúc 3 giờ sáng, một viên pháo sáng được bắn lên. Chúng tôi tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Trong suốt 30 phút, chúng tôi không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. Tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị gián đoạn liên lạc. Duy nhất một trung đội trưởng liên lạc được với chúng tôi và yêu cầu chúng tôi khai hỏa. Chúng tôi từ chối với lý do các đơn vị bạn cũng ở ngay trong vị trí đó. Chúng tôi yêu cầu 5 lính thám thính của tiểu đoàn 2 đến mặt trận, nhưng họ bị hỏa lực của địch ngăn chận. Trời sáng, viên chỉ huy toán thám thính với cả đại đội thám thính cũng bị đẩy lui. Tại điểm này chúng tôi biết các vị trí tiền phương của chúng tôi đã bị địch quân tràn ngập. Vào 5 giờ 30 sáng, với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo, chúng tôi mở cuộc phản công. Trong vòng 30 phút, chúng tôi chiếm lại các vị trí đã mất. Lúc 6 giờ, địch quân mở cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh của chúng tôi gọi pháo binh bắn yểm trợ. Khoảng 500 đến 600 địch quân tấn công vào phòng tuyến của chúng tôi giữa lúc các giàn tên lửa của chúng tôi cũng bắt đầu khai hỏa.
Chúng tôi giữ được vị trí và bắn hạ khoảng 100 quân địch. Tiểu đoàn pháo thứ hai của chúng tôi cũng vừa gia nhập mặt trận và tuôn đại pháo vào quân thù. Đến 3 giờ chiều, quân địch không thể nào đạt đến vị trí phòng thủ của chúng tôi. Lực lượng tiếp viện của địch đang cố gắng vượt qua sông và tấn công vào phía cạnh sườn của chúng tôi. Tư lịnh sư đoàn ra lịnh chúng tôi khai hỏa. Trước hết chúng tôi hướng nòng pháo vào 10 độ phía bên trái và rồi 10 độ phía bên phải. Cả đại đội địch quân đã không thể rút về vị trí của chúng.
Ngày 12 tháng 7, địch quân phản kích.
Sau 11 tháng 6, chúng tôi đã học được bài học. Các ống phóng tên lửa do tôi chỉ huy. Pháo 82 ly do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị pháo 100 mm được đào sâu vào và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. 12 trung đội đại pháo, bao gồm 4 trung đội xe tăng được phân phối cho mỗi đơn vị. Các hỏa lực tăng cường sẽ được hướng dẫn để bắn thẳng vào những con đường mà quân địch chắn chắn sẽ dùng để tiến. Những con đường đó được chia ra. Mỗi đơn vị thám thính được chọn một hướng. Hai trung đội pháo sẽ bắn vào con đường chính với mục đích làm chậm chân quân địch. Ba trung đội tên lửa đóng trên cao điểm 152. Một trong số đó do Li Hai-Ren chỉ huy. Mật ngữ để tấn công là Heo Rừng.
Ngày 12 tháng 7, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị địch quân. Theo sự ước tính của chúng tôi, địch quân gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, va 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh.
Chúng tôi quả quyết địch quân sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. Lúc nửa khuya, chúng tôi có 2.5 lần số đạn bình thường sẳn sàng cho các khẩu pháo. Lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của địch quân và ra lịnh khai hỏa vào các vị trí đó.
Sau tràng pháo thứ nhất, tôi nói chuyện với trung đoàn trưởng Chang Yo-Hop. Tôi hỏi ông ta nếu ông ta là chỉ huy địch quân, khu vực nào chắc chắn nhất ông sẽ tấn công. Viên trung đoàn trưởng trả lời là khoảng rộng 300 mét phía bắc của dòng sông.
Tôi đồng ý với ông và chỉ thị cho 6 trung đội trọng pháo tập trung hỏa lực vào mục tiêu 1000 mét chung quanh khu vực đó. Tôi báo cáo quyết định đến bộ chỉ huy. Tư lịnh phó sư đoàn chấp thuận. Tôi ra lịnh pháo binh bắn từng loạt cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không có gì xảy ra (gạch bỏ phần chửi tục bằng tiếng Tàu). Tôi chỉ thị bắn hỏa châu soi sáng khu vực và kết quả cũng không có gì. Thật phí đạn. Bộ tư lịnh chỉ thị chúng tôi ngưng bắn. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Nhiều binh sỉ của chúng tôi lăn ra ngủ ngay.
Ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của địch chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. Hai tiểu đoàn trưởng của địch bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, địch quân đã không từ bỏ vị trí của chúng. Những lính bị thương cũng không rên rĩ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỹ luật của quân địch thật không thể nào tin được.
Lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. Trận đánh bùng nỗ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên và tại điểm này chúng tôi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. Qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó. Địch quân quả thật kỹ luật đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Địch quân cũng rất giỏi dấu tung tích. Họ ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công.
Ngay khi địch quân tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. Tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân bạn. Bộ chỉ huy ra lịnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. Làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị thám thính, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. Các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tu.c. Ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích.
Chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. Từ bên trái đến bên phải và từ phía sau đến bên trái lần nữa. Hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi giết rất nhiều địch quân, và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. Trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên pháo.
Đến trưa, chúng tôi hết đạn. Khi tin này này được báo lên tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Hop, ông ta thật không vui. Không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chận được sức tấn công của 6 trung đoàn địch. Tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi.
Lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. Quân đội Việt Nam đã chiếm lại được cao điểm 164. Một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. Lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay. Cuộc pháo kích nặng nề cày nát điểm cao đó. Trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân Việt Nam từ chối rút lui. Làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. Khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây trên mặt trận. Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác Việt Nam và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong bộ chỉ huy trung đoàn với tư lịnh trung đoàn Chang Yo-Ho hút 4 bao thuốc. Chúng tôi không thể ăn, uống sạch cả bốn thùng rượu.
Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía Việt Nam để thu hồi xác chết. Chúng tôi chỉ thị cho họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính Việt Nam đến không có cờ. Khi biết chúng không tuân theo chỉ thị vì đeo theo đúng, chúng tôi khai hỏa.
Chúng tôi không quan tâm gì sinh mạng của chúng. Không một người nào trong nhóm lính này sống sót. Việt Nam chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. Trời đang là mùa hè. Nắng rồi mưa. Không ai có thể chịu được mùi xác chết. Chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa............................................................................................................................................................
Nam Quốc Sơn Hà

Lý Thường Kiệt

[color=rgb(0,0,0)]南 國 山 河





李常傑

Phiên Âm Hán Việt

Nam Quốc Sơn Hà



Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Lý Thường Kiệt)


Hán Việt

NamQuốc Sơn Hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Lý Thường Kiệt)


Dịch Thơ

Sông núi nước Nam

Nước Nam lãnh thổ vua Nam ta,
Điều đó sách trời đã định ra.
Gian tặc cớ sao sang cướp nước
Bọn mày thất bại chẳng buông tha

恭 敬 和 韵

Cung Kính Họa Vận

和 韵 其 一

自 古 已 來 决 奪 居
北 方 貪 望 满 遺 書
我 鄕 雖 小 而 英 勇
意 志 倔 強 實 不 虛

Phiên Âm

Họa vận, kỳ nhất

Tự cổ dĩ lai quyết đoạt cư,
Bắc phương tham vọng mãn di thư,
Ngã hương tuy tiểu nhi anh dũng,
Ý chí quật cường thực bất hư.


Giải Nghĩa

Họa vận, bài một

Từ xưa đến nay luôn quyết chiếm đất,
Tham vọng của phương Bắc dẫy đầy trong các văn thư để lại.
Quê hương ta tuy nhỏ nhưng anh dũng,
Ý chí quật cường là điều thực không ngoa.

Dịch Thơ

Chiếm đất xưa nay quyết chẳng thôi,
Bắc phương tham vọng sách truyền đời.
Nước ta tuy nhỏ mà anh dũng,
Ý chí quật cường chẳng chuyện chơi.

..........................................................................................................

Sửa bởi buituan: 09/03/2012 - 06:36


Thanked by 2 Members:

#2 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3035 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 09/03/2012 - 14:11

Về vấn đề dầu hỏa tại biển Đông, những năm trước tôi có đọc được một bài viết nhưng không thể kiểm chứng được sâu hơn. Theo bài viết này, vào khoảng thập niên 20 có một cuốn sách được xuất bản tại Hoa Kỳ với số lượng rất ít cho một số người. Tác giả cuốn này là ông Hoover, ông ta là nhà địa chất học thường đi thực nghiệm trên thế giới. Trong cuốn này, ông Hoover có đề cập đến vùng biển thềm Indochina mà ông cho là có thể có trữ lượng dầu hỏa rất lớn. Ông Hoover sau đó trở thành tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1929. Từ đây vấn đề được nêu ra liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, tại sao Henry Kissenger là cánh tay mặt của nhà tài phiệt dầu hỏa Nelson Rockefeller lại trở thành ngoại trưởng Hoa Kỳ để involve nhiều vào Việt Nam?

Sau cuộc chiến Hoa-Việt năm 1979, có một chuyện mà ít người biết đến, đó là Hoa Kỳ đã gặp lại Trung Cộng để đàm phán vòng hai. Từ cuộc gặp gỡ này bắt đầu cho việc Hoa Kỳ giúp Trung Cộng về kỹ thuật cao (báo chí Mỹ đã có một thời ồn ào về chuyện này, như đả kích việc chuyển giao công nghệ vệ tinh cho Trung Cộng là một ví dụ) và Trung Cộng trở thành trung tâm sản xuất với sự ưu đãi “tối huệ quốc” để đưa hàng hóa vào Hoa Kỳ với giá thật rẻ. Sau vụ Thiên An Mộn năm 1989, CNN có bình luận và estimate kỹ thuật quân sự của Trung Cộng từ năm 1979 đến năm 1989 được nâng cao gấp khoảng 10 lần (từ đó đến nay thì vùn vụt). Vấn đề là tại sao Hoa Kỳ lại làm như vậy? Tại sao họ để nhiều corps lớn chuyển hướng từ Silicon Valley sang Trung Cộng, hệ quả là nhiều người dân Hoa Kỳ bị mất jobs phải sống dựa vào chính phủ, thuế thâu cho chính phủ bị giảm đi nhiều mà Hoa Kỳ vẫn cố tình bơm kinh tế Trung Cộng lên với sự thiệt thòi lớn về bên họ? Từ việc biến Trung Cộng trở thành trung tâm sản xuất đã đặt Trung Cộng vào một hệ lụy, là từ một nước xuất cảng dầu hỏa, Trung Cộng lại trở thành một trong những nước nhập cảng và tiêu thụ dầu hỏa (+ khoáng chất) nhiều nhất trên thế giới. Cơn khát dầu hỏa đó đã ép Trung Cộng chạy đôn đáo sang những vùng Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Phi, v.v.... và rồi Trung Cộng thấy rằng việc chiếm trọn cả vùng Biển Đông là cần thiết nhất đối với họ để giải quyết quả “bom” bên trong ngày càng tăng áp lực. Nếu không giải quyết được, vụ bùng nổ này sẽ chia năm, xẻ bảy Trung Cộng. Vậy là Hoa Kỳ cuối cùng cũng ép được Trung Cộng vào đúng vị trí mà Hoa Kỳ đã bày binh bố trận. Hoa Kỳ đã cố tình bắt thang cho Trung Cộng trèo, và chỉ cần một cú đạp về thị trường tiêu thụ, thị trường sản xuất sẽ bị sụp đổ để rồi sự sụp đổ về kinh tế sẽ kéo theo xã hội và chính trị. Nhìn vào Trung Đông, những ngày qua Nga và Trung Cộng đã thay đổi về việc ủng hộ cho Syria. Nga lên tiếng sẽ không giúp Syria nếu có sự xâm nhập quân sự từ bên ngoài và Nga còn phong tỏa luôn cả bank accounts của Iran. Trung Cộng thì đang di dân họ ra khỏi Syria (giống như vào khoảng 2 tuần trước khi NATO oanh tạc Lybia). Nhìn ngược lại thời gian, Hoa Kỳ tấn công Iraq vào khoảng ngày 20 tháng 3 năm 2003. NATO oanh tạc Lybia vào khoảng ngày 19 tháng 3 năm 2011. Còn khoảng dưới hai tuần nữa là vào khoảng thời gian này và cũng là cận ngày Xuân phân. Tương lai nào cho Syria vào khoảng thời gian sau 10 ngày nữa? Nhìn toàn cảnh, thế giới ngày càng biến động. Từ việc chuyển biến thời tiết trên địa cầu ngày càng khắc nghiệt hơn. Bão mặt trời ảnh hưởng lên trái đất sẽ còn tăng mạnh từ đây đến vài năm tới. Hệ thống financial trên thế giới đang đi vào ngỏ cụt. Nạn nhân mãn trên 7 tỷ người. Thực phẩm, nước dùng ngày càng thiếu thốn. Nhiên liệu ngày càng khan hiếm. Sự cọ sát giữa những quốc gia ngày càng tăng thêm. Sát nghiệp trên thế giới ngày càng nặng nề hơn. Chỉ riêng Hoa Kỳ, hằng năm khoảng 7 tỷ gà bị nuôi giết, chưa tính đến những thú vật khác và những nước khác. Phải chăng nhân loại đang bị dồn vào một lối đi nhỏ hẹp để mà bước qua khỏi đó sẽ chẳng còn có bao nhiêu người? Cùng thời tắc biến, biến tắc thông.

#3 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 946 thanks

Gửi vào 09/03/2012 - 20:36

Thời buổi KHKT tân tiến bây giờ mà có WW3 thì tất sẽ thành bình địa, lưỡng bại câu thương...

Cho nên chiến tranh mấy năm gần đây toàn là phe lớn bắt nạt bé, địa điểm xẩy ra cũng phải cách xa các anh lớn để tránh văng miểng đến mức tối đa... và bao giờ cũng có sự dàn xếp ăn chia giữa các anh lớn rồi mới uýnh.

Cho nên trường hợp Syria và Iran thì đại ca Mẽo muốn uýnh đã lâu, nhưng Nga Trung chưa đồng ý thì cũng phải dàn xếp ăn chia thõa thuận trước, sau khi xong thì sẽ tang thương...

Israel là bố già chi phối Wall Street và Lưỡng Viện Hoa kỳ... mới đây hùng hổ tuyên bố muốn uýnh Iran, nhưng cũng không phải dễ khi mấy anh kia chưa đồng ý xong phần chia... tóm lại vẫn chưa có gì xẩy ra.

============
@BuiTuan,

Trường hợp VN nhược tiểu cũng vậy, muốn yên ổn thì cần khai thác mâu thuẫn giữa các anh lớn đến mức tối đa... chứ còn như thơ Lý Thường Kiệt hay tinh thần dân tộc cụ Hồ gì đó, thắng đâu chưa thấy mà đã thấy tan xác. Quốc gia thành bãi chiến trường thì kinh tế bao lâu mới phục hồi... hỡi các cụ.

VN bây giờ đang đi đúng hướng... nhưng về đối nội thì chỉ có dân đen vẫn khổ, vì sao chắc ai cũng biết.

Sửa bởi minhduc: 09/03/2012 - 20:54


#4 minhduc

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 587 Bài viết:
  • 946 thanks

Gửi vào 09/03/2012 - 21:04

Đọc mấy bài trên thì thấy sinh mạng người lính VN vô cùng rẻ với chiến thuật biển người cổ lỗ sỉ...

#5 thotho

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 369 Bài viết:
  • 655 thanks
  • Locationgió mưa

Gửi vào 07/01/2014 - 19:43

LTS: Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng.
Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?
Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy - người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.
- Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản đối?
Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia?
Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt - Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.
Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:
"Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?
Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...
Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn."
Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh vệ tinh đảo Quang Hòa (Duncan) - nơi bắt đầu trận hải chiến Hoàng Sa 1974
Đến tháng 4.1975, khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta đã đồng thời giải phóng luôn những hòn đảo ở Trường Sa, tôi mới ngã ngửa người ra rằng Ban lãnh đạo Đảng ta quả thật là tài tình, và quá hiểu Trung Quốc.
Vì sao? Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa.
Tôi có đọc được một tài liệu của Trung Quốc nói rằng họ tiếc tại sao trong đầu năm 1979, khi tấn công Việt Nam, lại không chiếm luôn những hòn đảo mà Việt Nam chiếm giữ thuộc Trường Sa đi.
- Tức là theo ông, nếu chúng ta lên tiếng khi họ đánh quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974, họ sẽ cảnh giác hơn và có khi chiếm luôn Trường Sa từ Việt Nam Cộng hòa?
Tôi nghĩ vậy. Trong lúc chúng ta tập trung quân trên bộ trong chiến dịch H-C-M, Trung Quốc sẽ thừa cơ chiếm các đảo.
Hơn nữa, có khi chuyện này còn ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước ấy chứ. Chắc anh còn nhớ vụ Pháp, thông qua Tùy viên Quân sự - Tướng Vanusseme, định can thiệp với Đại tướng Dương Văn Minh - Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cuối Tháng Tư năm 1975, về khả năng đưa quân Trung Quốc vào Việt Nam, chứ?
- Vâng.Nhưng tôi muốn hỏi thêm rằng lúc đó ý niệm về biển đảo của chúng ta có rõ ràng như hiện nay không, hay vẫn mơ hồ?
Ý thức rằng Hoàng Sa là một phần lãnh thổ Việt Nam là bất di bất dịch. Ngay cả thời gian trước khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, trên bản đồ của họ đã vẽ rành rành cái đường lưỡi bò, và chúng tôi bên ngoại giao có phản ứng lại họ, hỏi tại sao trên bản đồ của Trung Quốc lại vẽ đường lưỡi bò. Họ mới giải thích, đấy là của bọn Quốc Dân Đảng vẽ thôi, chứ Đảng Cộng sản Trung không cho chuyện đó là nghiêm túc, nhưng có điều họ dứt khoát không bỏ cái đường lưỡi bò đi.
- Đường lưỡi bò có trên bản đồ của họ từ lúc đó?
Từ năm 1947, thời Quốc Dân Đảng, đường lưỡi bò bắt đầu xuất hiện trên bản đồ chính thức của Trung Quốc. Khi chính quyền cộng sản lên nắm quyền vào 1950, đường lưỡi bò vẫn tiếp tục tồn tại trên bản đồ cho đến nay.
Nhân chuyện Hoàng Sa, tôi muốn hỏi ông về mối nghi ngờ đây đó trong dân chúng rằng, khi đàm phán biên giới trên bộ, Việt Nam đã chịu mất đất. Với tư cách là người nghiên cứu kỹ Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung, ông có thể trả lời được không?
Tôi có thể khẳng định các thế hệ đàm phán của Việt Nam đều không bao giờ cắt đất cho Trung Quốc. Nhưng cũng còn những chuyện khác do hoàn cảnh lịch sử...
Ví dụ, có một thời gian để viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ, mỗi đêm Trung Quốc có 500 chiếc ô tô để chở vũ khí, hàng hóa hay lương thực, nhu yếu phẩm cho Việt Nam, và những xe này phải về ngay trong đêm để không ảnh hưởng đến chuyện khác.
Muốn vậy, phải làm đường cho tốt, và chỗ biên giới giáp nhau nếu làm theo đúng biên giới Trung Quốc thì đường phải đi vòng, hoặc qua đèo lội suối, nhưng để làm việc đó chúng ta đã để cho Trung Quốc được thuận tiện làm đường cho ngắn nhất, đơn giản nhất. Đến lúc sau này khi đàm phán với Trung Quốc, họ bảo đường của họ đến đâu thì đất của họ ở đấy.(!)
Hay, trong thời gian đó, từ năm 1966, Trung Quốc tiến hành Cách mạng Văn hóa, một số người Trung Quốc trốn tránh đấu tranh áp bức của Hồng Vệ Binh truy đuổi, chạy sang Việt Nam, và chúng ta đã cho nương nhờ theo nghĩa "đồng chí", cấp đất cho họ ở. Từ đó đến nay, làng xóm hình thành, mồ mả có, và khi đàm phán Trung Quốc nói dân của họ ở đâu thì đất Trung Quốc đến đấy.(!!!)
Vấn đề biên giới Trung - Việt chỉ có chuyện từ khi Trung Quốc tiếp đón Nixon năm 1972, và Việt Nam phản ứng dữ dội lại, từ đó Trung Quốc mới dùng vấn đề biên giới tác động. Chứ trước năm 1972, biên giới Trung - Việt cơ bản là biên giới hữu nghị và hòa bình.
Cám ơn ông.
Huỳnh Phan (thực hiện)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/156702/sau-40-nam-nhin-lai-hai-chien-hoang-sa.html

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |