Phần mềm lưu trữ hồ sơ tử vi
#16
Gửi vào 02/03/2012 - 16:47
Thanked by 2 Members:
|
|
#17
Gửi vào 02/03/2012 - 16:53
Kiwi, on 02/03/2012 - 16:13, said:
Có dạo Kiwi năn nỉ TNT dạy Kiwi cách viết chương trình an lá số, vì bản thân muốn viết 1 chương trình theo cách riêng của mình, mà lúc đó TNT lơ hok có chỉ. Tự ái lúc đó tự nói với bản thân ta sẽ viết by myself hok thèm ai chỉ. Download sách về 1 đống để tìm hiểu và mày mò làm, cũng bao lần tự nói "khuyên nhủ" bản thân "thôi hok phải ngành mình bỏ đi đừng cố...", cái tật cứng đầu hok bỏ được, cứ rảnh xíu mà hok có gì để spam trên tvls thì lại lấy "nó" ra "hành hạ" bản thân.
Đã 6 tháng rùi, nói chung giờ nó được có cái khung và mấy sao trong đó, nhưng vẫn chưa thể hoàn chỉnh và kết thúc nó...
Thanked by 3 Members:
|
|
#18
Gửi vào 02/03/2012 - 16:56
Dựa vào những lá số đã thành công trong những ngành nghề để phân tích và lọc ra các mẫu. Dựa vào đó, những học sinh trẻ tuổi có nhu cầu lựa chọn ngành nghề gì có thể tham khảo mình phù hợp với mẫu nào hơn, để có cơ hội thành đạt cao hơn trong nghề đó.
Việc này yêu cầu phải có hệ thống kiểu Data Warehouse, tức bao gồm cả Cở sở dữ liệu các lá số (hoặc tổ hợp ngày sinh) và chương trình phần mềm được design để tiện lợi cho việc nhập liệu cũng như phân tích, phần quan trọng không kém là nó phải có tính community tức tận dụng được tri thức cộng đồng.
Tất nhiên khi đã có nó rồi, thì có thể có nhiều ứng dụng phân tích. Về cơ bản là một công cụ định hướng phát triển con người được. Hoặc có thể dùng phương pháp này chuẩn đoán bệnh tật hay sự yếu kém về sức khỏe trong ngành của Kiwi cũng được, không phải là yếu tố quyết định, nhưng rất đáng tham khảo.
Hệ thống tri thức không thể do ai phát minh hay nghĩ ra được, mà nó nên là thứ được đúc kết từ thực tế.
Ví dụ, lý thuyết nói Cự Môn thì làm luật tốt, nhưng đó là nói chung chung, còn thực tế, tại Việt Nam, trong giai đoạn này, những luật sư thành công có khi lại không có Cự Môn, mà có sao khác, hoặc có Cự Môn nhưng phải yêu cầu có thêm sao khác chẳng hạn.
Do vậy, việc phát triển hệ thống tri thức và hệ thống dữ liệu là phải song song.
Nói chung, cái yếu kém của các môn học phương Đông là nó có quá ít cơ sở dữ liệu chung, từ đó hình thành nên những cách biệt về tri thức một cách không cần thiết và không phù hợp với thời đại thông tin ngày nay.
Sửa bởi AnKhoa: 02/03/2012 - 17:06
Thanked by 7 Members:
|
|
#19
Gửi vào 02/03/2012 - 17:03
Có thư viện nào của chung mà HH đang sử dụng không ? Chia sẻ phát.
Thanked by 2 Members:
|
|
#20
Gửi vào 02/03/2012 - 17:06
HuangHun, on 02/03/2012 - 16:53, said:
Ừa, nói chung là Kiwi đã viết được rùi. Kiwi viết bằng php.
Kiwi thì không biết nhiều về IT, trước đây khi mới học tử vi, sưu tầm lá số và thông tin chỉ có thể bằng cách in lá số và thông tin ra giấy, rồi xếp theo bộ sao chính tinh để lục cho dễ. Sau thì phải di chuyển nhiều, in giấy không còn tiện lợi, nên Kiwi chuyển lên lưu trên trang web cá nhân, những người chết rùi, có thể công khai thông tin và lá số thì Kiwi để dạng visible, chứ những lá số cá nhân còn sống, sợ đụng chạm bản quyền và thông tin cá nhân [chưa được phép mà đưa thông tin người khác lên mạng] nên Kiwi để dạng Invisible cho bản thân tiện nghiên cứu mà hok phải đụng chạm ai.
Nhưng phần mềm này của bạn đúng là good. Thanks rất nhiều. HH chắc viết bằng Visual Basic nhỉ? Cái đó khó nuốt. Hì hì
-----------------
Sửa bởi Kiwi: 02/03/2012 - 17:09
Thanked by 2 Members:
|
|
#21
Gửi vào 02/03/2012 - 17:12
Tất nhiên, nếu có gì bí mật riêng chưa chia sẻ được thì cũng không sao, mọi thứ cứ phải tự nhiên thoải mái.
Thanked by 5 Members:
|
|
#22
Gửi vào 02/03/2012 - 17:18
AnKhoa, on 02/03/2012 - 16:10, said:
Có lẽ vì chưa có bài toán, mục tiêu rõ ràng, nên ta chưa có "động lực" để làm. Làm chơi chơi vì đam mê cá nhân thì cũng chỉ ở một giới hạn nhất định.
Xu thế công nghệ tương lai là Cloud và đưa hết lên Web. Internet như một thế giới thứ hai, là xã hội giao tiếp thứ hai của con người. Và tương lai, chỉ có những ứng dụng nào sử dụng được tri thức của cộng đồng thì mới thành công được, ứng dụng chạy độc lập sẽ chỉ mang tính công cụ.
Tôi đang nghĩ, rồi đến một ngày nào đó, khi tuyển dụng nhân sự, bên cạnh CV của anh ta, tôi biết được anh ta thuộc style gì chắc việc sử dụng con người sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Tuyển dụng hai anh làm Quản lý điều hành văn phòng, CV same same nhau, chọn một anh Cơ Lương Tả Hữu thì hay hơn hẳn một anh Thất Sát Không Kiếp rồi
Không ai làm thì AnKhoa này sẽ đành phải làm vậy.
Càng khó thì càng thú vị & càng có cơ hội thành công
Cái này tôi đã từng cho làm từ rất lâu, thời mới vào TVLS được một thời gian ngắn (năm 2005), hồi đó chủ yếu lập trình bằng C++ và internet ở VN chưa phát triển lắm, không như bây giờ. Còn làm như bạn nói thì ý tưởng là một chuyện, nó còn liên quan đến Thời gian, tiền bạc, công sức, con người vì nếu như làm cái này phải đầu tư sever mạnh vì nó mang yếu tố cộng đồng, ngoài ra còn một số yếu tố khác không hề đơn giản nhất là con người.... với lẽ đó nên chính tôi cũng chưa làm được, dù đã từng muốn làm rất lâu rồi.
Thanked by 4 Members:
|
|
#23
Gửi vào 02/03/2012 - 17:26
AnKhoa, on 02/03/2012 - 17:12, said:
Tất nhiên, nếu có gì bí mật riêng chưa chia sẻ được thì cũng không sao, mọi thứ cứ phải tự nhiên thoải mái.
TTH không hứng thú lắm với mấy môn lập trình. nhưng cách đây tầm 3-4 năm TTH thấy người ta đang nghiên cứu và có ý chuyển sang ngôn ngữ AJAX. "Asynchronous JavaScript and XML" - nghĩa là "JavaScript và XML không đồng bộ" có thể hỗ trợ thiết kế và lướt web tốt hơn bằng cách tạo nhiều lớp hiệu ứng (bình thường load một bức ảnh phải mất tầm 30s nhưng với AJAX thì khác. AJAX sẽ cắt bức anh đó ra thành 1000 hay vài nghìn điểm ảnh tạo thành nhiều lớp. khi load ảnh cũng như đọc văn bản lên tốc độ rất nhanh)... bảo mật hình như tốt hơn PHP.hi
thấy viết mỗi chương trình lập trình cho hàm số: ax2+bx+c = 0 mà đã thấy vật vã rồi. mất mấy trang giấy
Sửa bởi TanThuyHoang: 02/03/2012 - 17:52
Thanked by 3 Members:
|
|
#24
Gửi vào 02/03/2012 - 17:28
AnKhoa, on 02/03/2012 - 17:12, said:
Tất nhiên, nếu có gì bí mật riêng chưa chia sẻ được thì cũng không sao, mọi thứ cứ phải tự nhiên thoải mái.
Để Kiwi viết xong được rùi mới tính, giờ nó dở dở ương ương lúc chạy lúc không Mỗi lần check mà nó báo lỗi code 1 phát là khổ vật vã Kiwi cũng bận nhiều việc, dành thời gian cho nó không nhiều, cũng chỉ nghĩ làm cho bản thân chơi, không hứa hẹn với ai nên mọi việc Kiwi rất tà tà. Lại đang làm trang web cho công ty nữa, giờ thì thật muốn kiếm chồng IT. Hihi
Mà Kiwi thấy chương trình này HH đâu cần phải đưa lên web đâu nhỉ, có thể tích hợp, phân tích dữ liệu cho kết quả thống kê offline rùi viết 1 chương trình định hướng online. Chứ data cần phải có độ tin cậy, mà độ tin cậy của data lại phụ thuộc vào người nhập liệu. Nếu để cho tất cả mọi người đều có thể nhập liệu thì chắc vỡ server... Nói chung Kiwi hiểu tới đâu thì góp ý kiến tới đó thui à.
-----------------
@ Huanghun: Phần nhập thông tin HH có thể cho thêm phần add photo?
Sửa bởi Kiwi: 02/03/2012 - 17:35
Thanked by 6 Members:
|
|
#25
Gửi vào 02/03/2012 - 17:34
Còn những chuyện như server mạnh, độ bảo mật thì không phải lo, sẵn sàng có công nghệ đủ đáp ứng.
Chuyện kiwi lo về sai số do người nhập liệu thì có thể giải quyết bằng nhiều cách, đơn giản nhất là chấp nhận sai số khi đưa ra cộng đồng, nhưng nguyên tắc là khi số liệu càng nhiều thì sự chính xác càng cao (chuyện 100% là không thể), nên tự nhiên nó đã là một bài toán không cần giải đáp.
Thanked by 3 Members:
|
|
#26
Gửi vào 02/03/2012 - 22:45
AnKhoa, on 02/03/2012 - 17:34, said:
Thanked by 8 Members:
|
|
#27
Gửi vào 02/03/2012 - 22:49
đơn giản như viết chương trình: a+b=c (a,b,c là hằng số) nến không biện luận giả thiết a,b,c >0 thì khi nhập a= một số âm, hoặc nhập a,b,c = "ký tự chữ" sẽ xảy ra sự cố, có thể treo máy.... nhưng khi biện luận đâỳ đủ thì nhập số nào cũng ok.
Sửa bởi TanThuyHoang: 02/03/2012 - 22:57
Thanked by 2 Members:
|
|
#28
Gửi vào 02/03/2012 - 23:32
VDTT, on 02/03/2012 - 22:45, said:
Gửi chú VDTT,
Theo những gì cháu được học trong môn Nghiên cứu:
- Khi số mẫu càng nhiều thì nó tự nhiên càng tiệm cận tới cái kết quả "có tính đại diện" cho tổng thể
- Nếu thiết kế tốt thì phần trăm chính xác bao giờ cũng trội hơn phần trăm sai sót
Ở bài toán trên, nếu hệ thống đưa ra cộng đồng đồng thời lại là nơi lấy lá số và lưu trữ cho từng cá nhân, thì tính trách nhiệm sẽ cao hơn, do đó, về tổng thể, độ chính xác có thể cao hơn.
Vì cháu thấy xu thế phát triển tận dụng tri thức cộng đồng đang chứng minh được tính đúng đắn và khả thi của nó, ví dụ như phong trào phần mềm nguồn mở (mọi người trên thế giới có thể tự do tham gia vào viết code để phát triển cho phần mềm), rồi wikipedia (mọi người có thể edit)... Nó dựa trên một giả thuyết: Tổng thể lại, thì những người có trách nhiệm vẫn cao hơn những kẻ phá phách, cho nên, trong một mức độ sai sót cho phép, nó vẫn khả thi.
Chú thấy có hợp lý không? Nếu không thì liệu có cách nào tốt hơn không, theo kinh nghiệm của chú?
Thanked by 3 Members:
|
|
#29
Gửi vào 02/03/2012 - 23:42
AnKhoa thư thư mấy ngày nha.
AnKhoa, on 02/03/2012 - 17:03, said:
Có thư viện nào của chung mà HH đang sử dụng không ? Chia sẻ phát.
Thanked by 4 Members:
|
|
#30
Gửi vào 03/03/2012 - 10:20
AnKhoa, on 02/03/2012 - 23:32, said:
Theo những gì cháu được học trong môn Nghiên cứu:
- Khi số mẫu càng nhiều thì nó tự nhiên càng tiệm cận tới cái kết quả "có tính đại diện" cho tổng thể
- Nếu thiết kế tốt thì phần trăm chính xác bao giờ cũng trội hơn phần trăm sai sót
Ở bài toán trên, nếu hệ thống đưa ra cộng đồng đồng thời lại là nơi lấy lá số và lưu trữ cho từng cá nhân, thì tính trách nhiệm sẽ cao hơn, do đó, về tổng thể, độ chính xác có thể cao hơn.
Đưa ra cộng đồng đã chắc gì tính trách nhiệm cao hơn. Nhiều khi còn thấp hơn bình thường là đằng khác. Đó là chưa kể có vài thành phần thích quậy phá đương nhiên sẽ chẳng bỏ qua trò chơi này.
AnKhoa, on 02/03/2012 - 23:32, said:
Bạn thử xem phần wikipedia tiếng Việt nói gì về khoa Tử Vi, có bao nhiêu lỗi, bao nhiêu lỗi không thể tha thứ được? Đọc chơi thì được chứ nhất nhất tin theo thì chỉ tổ... con nít nó cười cho.
Đó là vấn đề. Còn muốn tiến hành công việc nghiêm chỉnh bằng đám đông thì dĩ nhiên có cách đấy. Đám đông phải có tổ chức, có quy củ, cách thu thập dữ liệu phải có thủ tục, và dĩ nhiên thủ tục phải thỏa tiêu chuẩn khoa học.
Một thí dụ là astrodatabank. Họ đánh giá mọi năm tháng ngày giờ sinh một cách rất có hệ thống (AA, A, B, C, D v.v...), cho người nghiên cứu (khoa chiêm tinh) dễ dàng thu thập dữ liệu tùy theo đòi hỏi chính xác của cá nhân mình. Tiếc là công trình của họ cũng chỉ mới ở giai đoạn phôi thai; nhưng theo tôi họ đã có một bước đầu rất tốt.
Thanked by 5 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
16 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 16 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |