Jump to content

Advertisements




Tờ bìa kinh KIM CANG với lời phê MIỄN TỬ.


78 replies to this topic

#61 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 10/02/2012 - 18:15

Bởi vì pho nội công đó chính là khởi nguồn của 4 pho khác, trong đó một pho là ở đây về Thiên Không, nhìn ngoài thì thấy khó hiểu, khi hiểu rồi thì thấy đơn giản. Như bây giờ, sau khi hiểu pho nội công này thì bất cứ lúc nào tôi cũng có thể viết được vài topic như thế nếu dành thời gian.
http://tuvilyso.org/...ng-trong-tu-vi/

Sửa bởi NhuThangThai: 10/02/2012 - 18:24


Thanked by 2 Members:

#62 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15457 thanks

Gửi vào 12/02/2012 - 01:13

Qua anh NTT cùng ít nhất 4 người mà AnKhoa thân quen, cảm nhận hai sao Không Kiếp có lực nghiên cứu, khai phá rất mạnh, nhiều lúc rất nhiệt huyết đến quá mức mà quên đi mọi thứ xung quanh.

#63 ConLuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 275 Bài viết:
  • 416 thanks

Gửi vào 15/02/2012 - 22:18

Thiên Không là an theo vòng Thái Tuế. Trước Thái Tuế.

Thái Tuế là vua. Cãi lệnh vua chỉ có Thiên Không, mà phải là Thiên Không đắc cách. Ý nghĩa của tờ kinh Kim cang là vậy. Người ra lệnh miễn tử là Thiên Không đắc cách , người Thái tuế phải nghe.
Người Thiên không hay ôm chí lớn , lớn hơn Thái Tuế , sáng lập cơ nghiệp nếu đắc thời . Nếu không được thì sáng lập ý tưởng.

Tử vi đời Trần thường theo lý riêng mà làm , nhường ngôi để giũ lấy cái Thiên Không thái thượng hoàng mà điều động Thái tuế khi cần. Nếu hết thời thì để lại cái ý tưởng cho Thái tuế theo.

Thiên Không không phải là lý Thành Trụ Hoại Không. Đời Trần tôn trọng Tử vi , hiểu lẽ để cải số , theo số . Đó là sở trường riêng.

Thanked by 6 Members:

#64 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 15/02/2012 - 22:43

Kính thưa bác
Vậy tức là bác sử dụng một sự kiện Lịch Sử/Chính Trị để sáng tạo ra Thiên Không và các tính chất của nó? Tử Vi đời Trần cùng các sự kiện chính trị liên quan là chủ, còn sao Thiên Không là khách?

Tôi thực sự nghĩ ngược lại, bản chất Tinh Đẩu mới là chủ, vì nó xuất hiện một cách tự nhiên theo Dịch Lý từ thời có Thần Sát, sau đó người ta mới khớp các sự kiện chính trị vào để đối ứng và sinh ra các lẽ như bác nói, vì thời đó có tới hơn 1000 thần Sát ít người có thể nắm hết. Tuy nhiên, tôi đồng ý một điều, có thể sử dụng truyền thuyết đó để quảng cáo cũng như biện hộ cho tính chất tinh đẩu.

Tuy vậy, tôi rất tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do học thuật của bác. Chỉ xin hỏi bác, khi nào người ta sẽ họp bộ chính trị để sáng tạo tiếp ra sao Mác Lê và sao Hồ Vương, và sao Bin Laden?

Và do đó, có thêm sao "vợ Trần Nhân Tông", có khả năng chế giải tuyệt đối Thiên Không an đối xứng với Thiên Không qua trục Dần Thân hay không? Và vì Thiên Không an từ Sửu an đi, nên bác cũng sáng tạo tiếp Hồng Loan chính là sao Vợ Trần Nhân Tông, vì thế nên Hồng Loan hội với Thiên Không thì Vợ TNT đi với TNT một cặp, vậy cả hai cùng sung sướng đóng kín cửa phòng the không ra ngoài, tạo ra cách cục xuất thế- không còn quan tâm tới nữ sắc khác trên thế gian? Vì Hỉ đối xứng với Hồng Loan, nên đó là tượng vui vẻ, vì có nghĩa là sản phẩm của vua và Hoàng Hậu? Sure, đúng là có con thì vui vẻ thật. Tử Vi quả là hay, quả là sở trường riêng!

Còn lý lẽ Thành Trụ Hoại Diệt thì tôi xin phép được giữ vững quan điểm, vì tôi có thể chứng minh chúng rigorously bằng cơ sở cách an sao và nguồn gốc chính tinh chứ không phải bằng truyện thần thoại và lịch sử Đảng Cộng Sản VN.
Đùa một chút để mọi người thêm vui vẻ và hiểu thêm về nguồn gốc tinh đẩu. Mong bác đừng giận.

Kính Cẩn.

Sửa bởi NhuThangThai: 15/02/2012 - 23:07


Thanked by 1 Member:

#65 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 15/02/2012 - 23:04

 ConLuan, on 15/02/2012 - 22:18, said:

Thiên Không không phải là lý Thành Trụ Hoại Không. Đời Trần tôn trọng Tử vi , hiểu lẽ để cải số , theo số .Đó là sở trường riêng

Bác ConLuan đã nhấn mạnh thế rồi mà anh NTT cứ cố tình vặn
Nhân đây tôi cũng muốn hỏi công thức của Tiên sinh VFOR theo cách anh hiểu là thế nào ?
Thành --------> Trụ ---> Hoại ---> không
ứng với
Thiên không --> Triệt --> Tuần --> Địa không
Nhân đây tôi muốn cùng bàn với anh công thức này , ở đây là phân tích làm sáng rõ công thức , không châm chọc nhau , oke

Sửa bởi MRGIO: 15/02/2012 - 23:05


Thanked by 2 Members:

#66 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 16/02/2012 - 00:07

Có câu, kiếm chọn người chứ không phải người chọn kiếm.
Tất cả những gì cần thiết để tạo thành cái này đều đã được tác giả viết nguyên văn lên trên diễn đàn này, bạn có thể search lại và nghiên cứu thật kỹ càng, thậm chí còn được lợi thế hơn vì đã có thêm các comment của tôi. Nếu mà bạn ngẫm kỹ mà chưa rõ ràng tức là bạn vô duyên với nó, cũng không nên cưỡng.

Tác giả cũng không hề có ý muốn công khai toàn bộ lên trên này, nên cũng chỉ nói vài câu trên nơi công cộng, nếu như tôi viết toàn bộ những điều đó lên trên này thì cũng là bất nhã và thiếu tôn trọng tác giả.
Có điều, bạn có thể nghiên cứu kỹ cách an sao và bản chất của tinh đẩu.
Vậy nên, mong bạn thông cảm. Dĩ nhiên bạn có thể viết bài để đề nghị chính tác giả phá lệ.
Kính

Sửa bởi NhuThangThai: 16/02/2012 - 00:23


Thanked by 1 Member:

#67 CHECKER

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 662 Bài viết:
  • 559 thanks

Gửi vào 16/02/2012 - 00:42

khì khì, kiếm chỉ thích Gấu chứ ko thích Gió

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#68 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 16/02/2012 - 12:23

 NhuThangThai, on 16/02/2012 - 00:07, said:

Có câu, kiếm chọn người chứ không phải người chọn kiếm.
Tất cả những gì cần thiết để tạo thành cái này đều đã được tác giả viết nguyên văn lên trên diễn đàn này, bạn có thể search lại và nghiên cứu thật kỹ càng, thậm chí còn được lợi thế hơn vì đã có thêm các comment của tôi. Nếu mà bạn ngẫm kỹ mà chưa rõ ràng tức là bạn vô duyên với nó, cũng không nên cưỡng.

Tác giả cũng không hề có ý muốn công khai toàn bộ lên trên này, nên cũng chỉ nói vài câu trên nơi công cộng, nếu như tôi viết toàn bộ những điều đó lên trên này thì cũng là bất nhã và thiếu tôn trọng tác giả.
Có điều, bạn có thể nghiên cứu kỹ cách an sao và bản chất của tinh đẩu.
Vậy nên, mong bạn thông cảm. Dĩ nhiên bạn có thể viết bài để đề nghị chính tác giả phá lệ.
Kính
Cảm ơn anh , tôi tôn trọng quyết định của anh
Thân

Thanked by 1 Member:
bng

#69 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 16/02/2012 - 12:30

 NEMCHUA, on 16/02/2012 - 00:42, said:

khì khì, kiếm chỉ thích Gấu chứ ko thích Gió

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lý thuyết của tiên sinh VFOR là nội công tâm pháp , còn áp dụng thì nó dành cho tất cả các loại vũ khí ( tùy tố chất từng người ) , anh quen dùng phi tiêu hơn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#70 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3035 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 16/02/2012 - 14:21

 NhuThangThai, on 15/02/2012 - 22:43, said:

...khi nào người ta sẽ họp bộ chính trị để sáng tạo tiếp ra sao Mác Lê và sao Hồ Vương, và sao Bin Laden?...

Anh cũng đã từng nói:

NhuThangThai said:


Triết học Phương Đông mới là cái thú vị, đâu phải là việc xem số đúng hay sai? <

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

>
….

rồi mà, phải không?

Vấn đề thêm sao ông ba chấm nào vào tử vi thì cũng có thể, nhưng ngàn năm sau có còn lưu giữ lại được hay không, hay bị đào thải trong vài ngày vài giờ thì lại là chuyện khác.

Tiền nhân đời Trần, khi đưa Thiên Không vào vòng Thái Tuế, theo thiển nghĩ, cũng phải có lý lẽ xác đáng trong khi nhà Trần trọng vào cái “dụng” của tử vi. Đôi lúc có những bí quyết nào còn giữ kín trong gia tộc họ Trần nên chúng ta chưa hiểu, không có nghĩa là nhà Trần thêm vào để làm “loạn” cho tử vi. Khi tiền nhân chỉnh đổi được tử vi cho rõ nét hơn và còn được truyền lại đến đời nay, thì ít ra tiền nhân cũng phải hiểu thông được “lý” của tử vi như “thỏng tay vào chợ”, “dụng” được tử vi vô ngại như “thanh long tại thiên”.

Tôi nhận thấy:

ConLuan said:

Tử vi đời Trần thường theo lý riêng mà làm , nhường ngôi để giũ lấy cái Thiên Không thái thượng hoàng mà điều động Thái tuế khi cần. Nếu hết thời thì để lại cái ý tưởng cho Thái tuế theo.

Thiên Không không phải là lý Thành Trụ Hoại Không. Đời Trần tôn trọng Tử vi , hiểu lẽ để cải số , theo số . Đó là sở trường riêng.

Đấy quả thật chữ “dụng” đến tuyệt đỉnh của nhân sinh quan, cái dụng hướng “nội” cho tự thân vượt khỏi cái hướng “ngoại” khi dùng người. Có thể không có lý Thành Trụ Hoại Không trong đây, nhưng về mặt nhân sinh quan, Thiên Không này lại đưa ra một chu kỳ mới, một bình diện cao hơn, không nằm trong vòng tròn kết thúc của đời thường mà theo vòng tròn thăng hoa xoắn ốc.

Xung động quá thì sẽ càng hiện rõ nét ta và sự vật, làm dấy lên sự đối trọng (sự vật) lại ta. Trở về với sự vật và khai phá sự vật là hai việc rất khác biệt nhau, và đấy cũng chính là điểm khác biệt chính giữa nền minh triết Đông phương và khoa học kỹ thuật hiện đại. Thần tại ngoại thân, hòa hợp với vạn vật mà về, nương theo tự nhiên mà sống, thì đôi lúc một hòn sỏi bên đường, một cành hoa dại bên gốc cây mục nát cũng là một tia chớp soi sáng hết tất cả những khuất mắc cả đời trong cái nháy mắt. Và cái khuất mắc đó có thể nằm ngay trong cả lãnh vực khoa học kỹ thuật.

Thanked by 2 Members:

#71 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 16/02/2012 - 22:41

Tóm lại, tồn tại ít nhất một ông học Tử Vi đời trần dụng được thần sát Thiên Không, nhưng điều đó khác xa với "thể" của Thiên Không là lý thuyết Thần Sát đã rất phát triển từ cách đấy 1000 năm. Ông Trần đó ngộ ra một số tính chất của Thiên Không, nhưng nếu tự xưng là phát minh ra Thiên Không thì lại là hơi quá, và dâng cái công ấy cho một quan chức bộ chính trị thì càng là không hợp lý.
Cũng giống như ông Thiên Sứ dụng được lý thuyết âm dương ngũ hành, Kinh Dịch, ngộ ra một vài cải biến mới, nhưng từ đó tuyên bố "Kinh Dịch thuộc về người Việt Nam, thuộc về nền văn hóa Văn Lang trải dài 5000 năm bên bờ sông Dương Tử một thời huyền vĩ" thì lại là chuyện khác.

Cuối cùng, tôi xin phép được đặt một câu hỏi. Có ba sao được an vào cùng một cung là
Thiên Không, Thiếu Dương, Hối Khí
Theo Tử Vi Tinh Điển, Vũ Tài Lục.

Hai sao Thiếu Dương và Thiếu Âm là Hối Khí và Quán Sách. Ngược lại sách Việt cũng có hai sao trong vòng Thái Tuế đáng coi là không hợp lý: Thiếu Dương và Thiếu Âm với những lời giải không dứt khoát, trong khi Hối Khí và Quán Sách với lời giải vững và rõ hơn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cùng một sao, nhưng tử vi Trung Quốc gọi là sao Hối Khí, với những luận giải về tính chất sắc nét hơn rất nhiều so với sao Thiếu Dương, và đã xuất hiện trước đó cả ngàn năm. Còn mấy bố nhà Trần lại bịa thêm 1 sao nữa, cũng có ý nghĩa khác hẳn.

Nếu như vậy thì mỗi ngày tôi bịa được một sao. Hôm sau an tiếp sao Thiên Kiếp đồng cung với Địa Kiếp, Tử Veo đồng cung với Tử Vi rồi bịa thêm tính chất.

Vậy việc cho cả ba sao vào cùng một cung, với ba tính chất khác hẳn nhau, vậy có phải là sai ngớ ngẩn hay không? Vất béng đi 2 sao thì có phải là sướng nhất?

Hay đó chỉ là thể hiện của sự thiếu hiểu biết về Thần Sát để rồi đi đồng nhất vị trí trước Thái Tuế với Thiếu Dương trong Tứ Tượng, sau đó dùng quan chức bộ chính trị đi tu để bịt miệng trí thức phản biện?

Sửa bởi NhuThangThai: 16/02/2012 - 22:45


#72 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3035 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 17/02/2012 - 06:52

Kể từ diễn đàn Voy trải qua mấy bận cho đến nay, tôi chưa thấy ai từ họ Trần dùng trường phái tử vi riêng của họ, tộng vào mặt người khác để ép người khác phải theo. Chính họ cũng giữ kín trường phái tử vi của họ trong dòng tộc, khi học thì thề không được truyền ra ngoài, thì cái lý Thiên Không an trong vòng Thái tuế hay tuyệt học gì đó là của riêng họ, không dính dấp gì đến công chúng. Không phải trải qua cả nghìn năm, đến nay đất Việt mới tạo ra được "trí thức phản biện". Họ Trần cũng có nhóm nghiên cứu Dịch học, Tử vi riêng, vì lý do gì an Thiên Không trong vòng Thái Tuế thì tự họ biết, đãi lọc đúng sai thì tự họ chịu. Đôi lúc có những vị trưởng thượng muốn điều dắt hậu học thì họ ra vài chiêu để dẫn dắt. Cứ theo hướng đó mà "thử" khai mở, thấy được thì giữ tạm nó bên cạnh từ từ đãi lọc, không giúp ích gì mình thì bỏ đi, không cần phải tự mình vướng nhọc, chuốc lấy phiền não. Sức học thì mỗi người mỗi khác, hiểu thì mỗi người cách. Người thì thích bói toán, kẻ thì nhân sinh quan, vũ trụ quan, v.v... không ai ép ai được. Có người thảy ra vài tráo táo, kẻ cao giò thì chụp trước xong còn nói vọng lại, "có thảy thì thảy cao chút, chớ thảy thấp mà mấy người ngắn giò họ chụp được." Làm có người nấp trốn sau bụi cây để chụp lén phải nhảy dựng lên đòng đỏng.

Thanked by 1 Member:

#73 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 17/02/2012 - 12:10

Chào bác unknown.
Như vậy là cả tôi và bác đều thích xem tử vi trên diễn đàn VOY từ thưở xưa.
Hôm trước, tôi cũng ngồi trà đàm với một cậu bạn khá thân- truyền nhân Đông A, có thọ giáo vài chiêu và học hỏi được rất nhiều, nhưng khi hỏi mượn quyển Đông A Di Sự xem chơi thì không được, vì họ nói rằng đó là bí quyết truyền đời. Họ sử dụng kỹ thuật tử vi khác hoàn toàn với ở đây, sử dụng Dịch để định lá số Động.
Tôi rất đồng ý là dòng Đông A giữ chặt lấy bí cấp của họ, không truyền ra ngoài, và nếu có đưa thì chỉ đưa ra những cái vỏ ngoài hời hợt, và những kiến giải rất chi là "vui vẻ" kiểu "trần nhân tông", "vợ trần nhân tông" để người ngoài dù có cố học theo cũng không nổi (tôi thách bất cứ ai có thể học tử vi thông qua truyền thuyết và truyện thần thoại.).
Vì vậy, sau khi tiếp xúc trực tiếp, tôi thấy rằng nếu mình học tử vi dựa vào những "lý lẽ" được truyền ra kiểu đấy, cần tuyệt đối cẩn thận kẻo đi vào ma đạo thì không biết đâu mà lần. Đáng tiếc, nhiều người không phân biệt được và trở thành "mê tín tử vi".

Trích dẫn

Có người thảy ra vài tráo táo, kẻ cao giò thì chụp trước xong còn nói vọng lại, "có thảy thì thảy cao chút, chớ thảy thấp mà mấy người ngắn giò họ chụp được." Làm có người nấp trốn sau bụi cây để chụp lén phải nhảy dựng lên đòng đỏng.
Cuối cùng, tôi rất rất thích lý luận này của bác, ngoại trừ việc bổ sung thêm chi tiết "cái quan trọng nhất không phải là chụp được quả táo mà là rèn luyện sức bật, sức nhảy thông qua việc nhảy lên chụp táo để sau này có thể tự mình đi hái táo, tìm ra, trồng táo và trở thành CHỦ vườn táo".

Sửa bởi NhuThangThai: 17/02/2012 - 12:39


Thanked by 1 Member:

#74 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 17/02/2012 - 12:49

Cuối cùng, rất mong nhận được sự bình luận của các bác về ba sao đồng cung, đồng vị trí nhưng tính chất khác hẳn nhau là Thiên Không (mới được đề ra và sử dụng gần đây tầm 800 năm), Thiếu Dương (khác với thiếu dương trong tứ tượng) và Hối Khí (trong tử vi chính tông Trung Quốc, khoảng 1200 năm-2000 năm trước).
Chúng là một sao nhưng có ba tính chất khác nhau hay là ba sao độc lập nhưng được an ngẫu nhiên trùng nhau?

Chừng nào chúng ta không phân biệt được chúng thì việc chúng ta ngồi thảo luận dựa trên truyền thuyết thần thoại, lịch sử đảng được viết bởi một thời kỳ độc tài phong kiến không có phản biện xã hội, tự do trí thức, tự do tư tưởng (ai phản biện lại vua là tru di cửu tộc, đặc biệt là phản biện về đề tài bố của Vua) là điều khá vô nghĩa and taking forever.

Sửa bởi NhuThangThai: 17/02/2012 - 13:06


#75 unkn0wn

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 3035 thanks
  • LocationGiữa chốn nhân gian....

Gửi vào 17/02/2012 - 13:10

 NhuThangThai, on 17/02/2012 - 12:49, said:

Cuối cùng, rất mong nhận được sự bình luận của các bác về ba sao đồng cung, đồng vị trí nhưng tính chất khác hẳn nhau là Thiên Không (mới được đề ra và sử dụng gần đây tầm 800 năm), Thiếu Dương (khác với thiếu dương trong tứ tượng) và Hối Khí (trong tử vi chính tông Trung Quốc, khoảng 1200 năm-2000 năm trước).
Chúng là một sao nhưng có ba tính chất khác nhau hay là ba sao độc lập nhưng được an ngẫu nhiên trùng nhau?...

Tôi thì không đủ khả năng làm được việc này. Hy vọng có những vị nào thông suốt có thể giúp giải đáp được tường tận...

Thân tình...






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

6 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |