Jump to content

Advertisements




Tờ bìa kinh KIM CANG với lời phê MIỄN TỬ.


78 replies to this topic

#16 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 05:58

Thật ra, nói đùa về chuyện dùng Thiên Không để "tổ quốc ghi công" ông vua Trần thế thôi, chứ thực ra theo tôi đó không phải là nguồn gốc của Thiên Không. Và kể cả là nguồn gốc đi chăng nữa thì vẫn chẳng rõ ràng tại sao nó lại thể hiện cho việc đi tu? Phải chăng năm đó tiểu hạn của ông Trần rơi vào đấy, nên từ đó người ta an luôn thiên không? Vậy thì LNĐV rơi đâu, Lưu tuế rơi đâu, và lá số ông Trần như thế nào? Và tại sao chỉ có tử vi việt và một góc nhỏ của Trung Châu Phái sử dụng?


Truy trong tài liệu, trước đó Thiên Không đã xuất hiện trong Lục Nhâm Đại Độn, sau đó rất có thể được đưa vào tử vi như một loại thần sát. "Trên trời sao thiên không giữ chức tư trực quan, trong lôi bộ là vị thần hóa làm bụi và sương mù, lại là vị thần khao khát mưa, bản vị tại mậu tuất, thuộc dương thổ, hướng tây bắc... Thiên không ứng về nắng dù trời đang chuyển mưa.
Thiên không là một vị thần lúc ẩn lúc hiện, lúc động thì không có lòng giúp đỡ ai, lúc tĩnh lại chứa đầy yêu khí lòng ma dạ quỷ.
... là một vị thần làm cho có hóa ra không, trống rỗng, làm cho thất thoát...
Phàm thiên không lâm tứ mộ gọi là thiên không bị bế, có thể làm ra các việc nhỏ nếu được thuận hành, thừa thần của nó vượng tướng sinh can hoặc cùng địa bàn tương sinh là điểm được vui mừng về tiền tài".

Cho nên, nói thật lòng tôi nghi ngờ câu chuyện ly kỳ về việc dùng Thiên Không để gratitude citation ông Trần, mà thiên về việc có người nghiên cứu Lục Nhâm và đưa sang tử vi, nhưng sợ việc thiếu thuyết phục của Thiên Không nên mới gán tên ông Trần vào cho oai, là "tưởng niệm vua" thì không ai dám phản biện. Tuy nhiên, rất có thể căn cứ của tôi về Lục Nhâm là sai sót.

#17 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 06:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MRGIO, on 08/02/2012 - 11:43, said:

Tiên sinh VFOR
Hình như bên TQ ko có sao Thiên không ( chính xác là nó chỉ có Địa không (thiên không cũ ) ) , tử vi Việt mới có Thiên không ( hình như xuất xứ từ phái Đông A thời Trần thì phải )
Sự thật là bên TQ cũng có sao Thiên Không (trước Thái Tuế, không phải sao cặp của Địa Kiếp).
1) Sao này có mặt trong bảng thần sát bên TQ (thí dụ: Tham khảo sách "Âm Dương ngũ hành trúc cơ tu chứng", Huyền Chân tử tức Chính Huyền Sơn Nhân).
2) Sao này cũng có mặt trong danh sách các sao tử vi trong quyển "Đẩu Số tuyên vi" (Trương Tài San), tập một 1928.

Tóm lại không hề có chuyện "Chỉ Việt Nam mới có sao Thiên Không (trước Thái Tuế)!"

Thanked by 4 Members:

#18 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 06:59

Như vậy, không có lý nào cả hai nguồn xuất hiện một cách độc lập này lại có thể sai sót, cũng như thật khó có thể tin rằng lại có thể phát minh một thần sát quan trọng theo phương pháp "gratitude vua Trần" như thế.

Không có lý nào cả Trung Châu Phái bên Hồng Kong lẫn Chính Huyền Sơn Nhân bên đài loan đều phải tưởng nhớ đến một vị vua đi tu của VN đến mức dành 10 năm liên tục trong cuộc đời để chịu "xuống chó" vì hạn Thiên Không tứ mộ như chúng ta.

Vậy, từ hai luận cứ về sự xuất hiện của Thiên Không trong Lục Nhâm Đại Độn, cũng như sự xuất hiện của nó trong bảng thần sát trong chính huyền sơn nhân và trung Châu phái, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng truyền thuyết tử vi Nam Phái phát minh ra thiên không là thực sự có vấn đề.

Giả thuyết đứng vững nhất có lẽ là một ông nghiên cứu Lục Nhâm để tìm ra thần sát Thiên Không, nhưng muốn dấu nghề để người khác không thể nào hiểu được nguồn gốc và tính chất của sao này, liền nhân cơ hội một ông vua đi tu để sáng tác ra truyền thuyết, còn mình thì nghiên cứu Lục Nhâm để có cái hơn hẳn những người nghiên cứu Thiên Không dựa trên sở thích cá nhân của Trần Nhân Tông.

Tuy nhiên, có một số nhà nghiên cứu khác có thể có giả thuyết khác hẳn tôi, "Năm abc trước công nguyên, Tôn Quyền đánh tan trận xích bích giết 80 vạn quân Tào. Để tưởng nhớ chiến thắng này, người ta đặt ra sao Địa Kiếp và thờ cúng hằng năm". Thú thực, như thế thì tôi cũng không thể nào phản bác được.

Sửa bởi NhuThangThai: 09/02/2012 - 07:19


Thanked by 2 Members:

#19 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 07:40

NTT à,
[Cho nên, nói thật lòng tôi nghi ngờ câu chuyện ly kỳ về việc dùng Thiên Không để gratitude citation ông Trần,
mà thiên về việc có người nghiên cứu Lục Nhâm và đưa sang tử vi, nhưng sợ việc thiếu thuyết phục của Thiên Không nên mới gán tên ông
Trần vào cho oai, là "tưởng niệm vua" thì không ai dám phản biện. Tuy nhiên, rất có thể căn cứ của tôi về Lục Nhâm là sai sót.]


1/ KHÔNG CÓ AI DÙNG THIÊN KHÔNG ĐỂ TƯỞNG NHỚ, TUYÊN DƯƠNG MỘT ÔNG VUA CHO DÙ ÔNG VUA ĐÓ LÀ AI, CHO DÙ ÔNG VUA ĐÓ CÓ ĐI TU HAY KHÔNG ĐI TU, CHO DÙ ÔNG VUA ĐÓ LÀ TRẦN NHÂN TÔNG HAY LÀ MỘT ÔNG VUA TRẦN VĂN X NÀO ĐÓ.
VÀ TÔI CŨNG KHÔNG "SÁNG TẠO, bịa đặt, chế tác v.v..." RA TRUYỀN THUYẾT THIÊN KHÔNG GẮN VỚI VUA TRẦN NHÂN TÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH :
- THUYẾT PHỤC NGƯỜI ĐỌC TIN TƯỞNG HƠN
- KHÔNG DÁM PHẢN BIỆN
- HAY VÌ BẤT CỨ MỤC ĐÍCH GÌ V.V...
( tôi nhấn mạnh ý này để tránh bị hiểu lầm)

[Truy trong tài liệu, trước đó Thiên Không đã xuất hiện trong Lục Nhâm Đại Độn...]

2/ Vấn đề là ở chỗ này : THỜI ĐIỂM ĐẦU TIÊN MÀ THIÊN KHÔNG ĐƯỢC XỬ DỤNG TRONG KHOA TỬ VI LÀ LÚC NÀO ?

[.... "Trên trời sao thiên không giữ chức tư trực quan, trong lôi bộ là vị thần hóa làm bụi và sương mù, lại là vị thần khao khát mưa, bản vị tại mậu tuất, thuộc dương thổ, hướng tây bắc... Thiên không ứng về nắng dù trời đang chuyển mưa.
Thiên không là một vị thần lúc ẩn lúc hiện, lúc động thì không có lòng giúp đỡ ai, lúc tĩnh lại chứa đầy yêu khí lòng ma dạ quỷ.
... là một vị thần làm cho có hóa ra không, trống rỗng, làm cho thất thoát...
Phàm thiên không lâm tứ mộ gọi là thiên không bị bế, có thể làm ra các việc nhỏ nếu được thuận hành, thừa thần của nó vượng tướng sinh can hoặc cùng địa bàn tương sinh là điểm được vui mừng về tiền tài".]


3/ cách giải thích mang tính chất thần thánh, nhuốm mầu huyền bí về Thiên không (an theo Thái tuế) như vậy NTT có chấp nhận được không ?
( ý kiến của cá nhân tôi là KHÔNG CHẤP NHẬN )

Sửa bởi VFOR: 09/02/2012 - 08:03


Thanked by 5 Members:

#20 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 10:22

1/ Tại sao trong chủ đề này tôi có đề cập đến việc điều tra lại bối cảnh minh triều bên Trung hoa ???
vì đây là một triều đại tệ nhất, dở nhất trong các triều đại của họ, việc hay dở của minh triều bên Trung hoa chẳng có liên quan gì đến VN.
Nhưng tại thời điểm này xuất phát nhiều tài liệu rất kỳ cục được lưu truyền và gây ảnh hưởng về sau nên PHẢI ĐIỀU TRA LẠI BỐI CẢNH XÃ HỘI CỦA MINH TRIỀU BÊN TRUNG HOA.

( ví dụ rõ nét nhất là ngày giờ tháng năm sinh của vua Lê Thái Tổ bị sai lệch nhưng một lá số MỆNH VCD được lưu truyền
và một trường nghiệm lý đi theo để biện minh MỆNH VCD là thế này hay thế khác v.v...)


2/ Lấy một ví dụ khảo sát 1 chuyển động, nếu ta xác định được phương trình của chuyển động, xác định được quỹ đạo của chuyển động và xác định được vị trí của động tử tại thời điểm hiện nay thì ta có thể suy ra vị trí của động tử tại một thời điểm nào đó trong quá khứ.
Cụ thể vào bài toán Thiên văn, động tử đó chính là ĐIỂM XUÂN PHÂN, ta biết rằng ĐIỂM XUÂN PHÂN không đứng cố định trên vòng HOÀNG ĐẠO, mà nó dịch chuyển trên vòng HOÀNG ĐẠO ~10 mỗi 70 năm về phía Tây, từ đó suy ngược trở lại vị trí của ĐIỂM XUÂN PHÂN thời Hoàng đế mà thấy rằng :
- Các phát kiến về Thiên văn và Lịch pháp thời Hoàng đế ( trong bộ HĐNKTV ) có một phần được người sau viết thêm vào nhằm mục đích đề cao bề dầy thành tích thâm sâu của họ.

3/ Một sự thất tín thì vạn sự không tin ( nói theo bác BT thì ị bậy một lần thì lần sau thấy c... người ta sẽ gọi mình đến).
huống hồ dân tung của có bề dầy nói láo cũng dầy dạn thâm sâu lắm chứ không phải một vụ Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn.
Như truyền thuyết "trụ đồng" - đồng trụ chiết - giao chỉ diệt - nhuốm mầu sắc phong thủy trấn yểm long mạch.
Nhưng dùng Thiên văn học soi lại truyền thuyết này thì THỰC CHẤT CÂY TRỤ ĐỒNG MÃ VIỆN TRỒNG DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ???

Sửa bởi VFOR: 09/02/2012 - 10:24


Thanked by 3 Members:

#21 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 10:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị Tế, on 07/02/2012 - 23:38, said:

Các vị cứ vội gì chớ, muốn mở bát xem cái hay thì cũng nên đợi lão V dẫn dắt lắc qua lắc lại bầu cua chút đã.
Mở bát ra thì trong bát không hề có một hột xí ngầu, xúc xắc nào hết, trong lòng bát là THIÊN KHÔNG.
NO WAY IS THE WAY.
thấy tui lập sòng bầu cua cá cọp zậy có hay không ?

#22 CHECKER

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 662 Bài viết:
  • 559 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 10:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VFOR, on 09/02/2012 - 10:22, said:


3/ Một sự thất tín thì vạn sự không tin ( nói theo bác BT thì ị bậy một lần thì lần sau thấy c... người ta sẽ gọi mình đến).
huống hồ dân tung của có bề dầy nói láo cũng dầy dạn thâm sâu lắm chứ không phải một vụ Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn.
Như truyền thuyết "trụ đồng" - đồng trụ chiết - giao chỉ diệt - nhuốm mầu sắc phong thủy trấn yểm long mạch.
Nhưng dùng Thiên văn học soi lại truyền thuyết này thì THỰC CHẤT CÂY TRỤ ĐỒNG MÃ VIỆN TRỒNG DÙNG ĐỂ LÀM GÌ ???

Bác VFOR a! Nghe nói cây Trụ Đồng này đặt ở Hồ Động Định, phải chăng đó là nơi đánh dấu lãnh thổ của dân Bách Việt?

còn xét về ý nghĩa thời gian thì cháu nghe nói giờ ở Hồ Động Đình lấy làm mốc trong một số môn bói toán thì phải

#23 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 11:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 09/02/2012 - 06:59, said:



Không có lý nào cả Trung Châu Phái bên Hồng Kong lẫn Chính Huyền Sơn Nhân bên đài loan đều phải tưởng nhớ đến một vị vua đi tu của VN đến mức dành 10 năm liên tục trong cuộc đời để chịu "xuống chó " vì hạn Thiên Không tứ mộ như chúng ta.


NTT
Tôi thấy anh dùng từ lỗ mãng quá , người ta đi tu để ngộ cái triết lý đạo Phật sao lại là "....." , đừng có xúc phạm sự tôn kính của đạo Phật

Giải thích như bác VFOR tôi cho là hợp lý vì trong văn hóa Việt Nam , Phật Giáo đóng vai trò rất quan trong từ thời nhà Lý , đến thời nhà Trần mà đỉnh cao là Trần Nhân Tông ( 1 vị vua tài ba anh minh nhất Việt Nam ) với cái không ( thiên không) thoát tục , ngộ đạo để lấy triết lý nhân sinh của đạo Phật truyền bá cho nhân dân tứ đức , Khoa tử vi Việt Nam cũng có từ thời đó ( Đông A dị sự ) sau được Trần Nguyên Hãn viết lại
về nguồn gốc tử vi sau khi được Trần Đoàn xuất bản ( thời tống ) không mấy ưa chuông so với các môn KHHB khác , chỉ khi sang Việt Nam mới có giá trị và được phát triển nên có nhiều dị biệt so với tử vi nguyên thủy
------> Thiên không ra đời từ Việt Nam ( điều đó là có cơ sở )


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 09/02/2012 - 06:59, said:

"Năm abc trước công nguyên, Tôn Quyền đánh tan trận xích bích giết 80 vạn quân Tào. Để tưởng nhớ chiến thắng này, người ta đặt ra sao Địa Kiếp và thờ cúng hằng năm". Thú thực, như thế thì tôi cũng không thể nào phản bác được.

Lập luận phải có tính thuyết phục căn cứ vào lịch sử

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 09/02/2012 - 05:58, said:

Và tại sao chỉ có tử vi việt và một góc nhỏ của Trung Châu Phái sử dụng?


Câu trả lời này tôi đã trả lời ở trên , nói vd dụ cho anh dễ hiểu phở sinh ra ở VN thì cần gì phải học thằng nào

#24 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 12:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

From 09/02/2012 - 10:58:

Bác VFOR a! Nghe nói cây Trụ Đồng này đặt ở Hồ Động Định, phải chăng đó là nơi đánh dấu lãnh thổ của dân Bách Việt?

còn xét về ý nghĩa thời gian thì cháu nghe nói giờ ở Hồ Động Đình lấy làm mốc trong một số môn bói toán thì phải

THẬT ĐAU LÒNG CHO LỊCH SỬ VIỆT NAM.
những cái tên như Tô Định tên thái thú háng tộc, Mã viện tên tướng háng tộc, Hai Bà Trưng - 2 vị Nữ vương của VIỆT NAM , Thi sách quan huyện lệnh Chu Diên, quận Giao Chỉ. mà sao không biết !!!

Sửa bởi VFOR: 09/02/2012 - 12:14


Thanked by 2 Members:

#25 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 12:43

Kính thưa bác VFOR
Cháu nghĩ rằng, là người tìm hiểu lý số, chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa việc nghiên cứu tử vi và việc nghiên cứu văn học-tôn giáo.
Trước hết, về mặt tính chất sao thì đoạn trích về Thiên Không chỉ là một mẩu rất nhỏ từ trong Đại Lục Nhâm. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải nghiên cứu để tìm hiểu vì sao Thiên Không lại xuất hiện trong bảng Thần Sát, cùng một loạt các môn phái tử vi nước ngoài như bác VDTT đề cập.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

MRGIO, on 09/02/2012 - 11:58, said:

Tôi thấy anh dùng từ lỗ mãng quá , người ta đi tu để ngộ cái triết lý đạo Phật sao lại là "....." , đừng có xúc phạm sự tôn kính của đạo Phật
Với người khác thì rõ ràng là họ đi tu để ngộ sự uyên thâm của đạo phật, nhưng với tôi và nhiều người thì đó là thời gian mà gia cảnh của họ tan nát, phá sản, nhà cửa tan tành, sự nghiệp bết bát, có thể coi là giai đoạn xuống chó đâu có gì sai. Sao thiên không đa phần là tác họa xấu, vậy thì người ta đã đi theo đạo Phật sao lại đăt ra để làm chúng sinh điêu linh?
Ông đạp xích lô nói:"Tôi thất học, chả biết chữ lịch sử nào, chả cần biết ông Vua nào, chỉ biết vì người ta đặt ra thiên Không làm cho tôi tan cửa nát nhà, con tôi không có ăn, vợ tôi mất việc, bố tôi ốm. Vậy tôi căm ghét ông nào nghĩ ra sao Thiên Không. Anh không thể nào cậy anh là người có học hành để nói tôi lỗ mãng được."
Nếu như thế, thì tu nghiệp của Trần Nhân Tông đã mất sạch vì làm không biết bao nhiêu người VIệt Nam điêu linh, ngàn ngàn thế hệ tan nát vì hạn Thiên Không Tứ Mộ, nghiệp trả ngàn đời không hết. Người ta không muốn theo đạo phật, thế tại sao lại nghĩ ra sao đấy để trừng phạt cuộc đời người ta, vậy có gọi là xâm phạm quyền tự do tư tưởng, xâm phạm tự do tôn giáo, xâm phạm Nhân Quyền hay không?

Trích dẫn

Giải thích như bác VFOR tôi cho là hợp lý vì trong văn hóa Việt Nam , Phật Giáo đóng vai trò rất quan trong từ thời nhà Lý , đến thời nhà Trần mà đỉnh cao là Trần Nhân Tông ( 1 vị vua tài ba anh minh nhất Việt Nam ) với cái không ( thiên không) thoát tục , ngộ đạo để lấy triết lý nhân sinh của đạo Phật truyền bá cho nhân dân tứ đức , Khoa tử vi Việt Nam cũng có từ thời đó ( Đông A dị sự ) sau được Trần Nguyên Hãn viết lại
về nguồn gốc tử vi sau khi được Trần Đoàn xuất bản ( thời tống ) không mấy ưa chuông so với các môn KHHB khác , chỉ khi sang Việt Nam mới có giá trị và được phát triển nên có nhiều dị biệt so với tử vi nguyên thủy
------> Thiên không ra đời từ Việt Nam ( điều đó là có cơ sở )
Trước hết, chúng ta cần phải phân biệt cho rõ:
1-Một sao mang tính chất giáo dục triết lý nhân sinh của đạo Phật để khuyên con người ta làm việc thiện.
2-Một sao mang tính chất bản chất của lá số, thực sự tác động lên cuộc sống con người.

Đây là hai phạm trù khác nhau rất xa mong người đọc phân biệt rõ.

Ví dụ 1:

Tôi là người theo đạo thiên chúa, vậy có an thêm sao Thiên Không vào lá số hay không? Luận giải tử vi cho người theo đạo Hồi thì mình có an Thiên Không hay là bỏ qua hoàn toàn? Có bị coi là báng bổ tôn giáo của họ hay luận giải đó thực sự có ý nghĩa?



Ví dụ 2:

Ngày mai, sau cuộc họp quốc hội đặc biệt, trên tất cả các báo lớn như Công An Nhân Dân, Vietnamnet... đăng tin:" Để ủng hộ phong trào sống và học tập theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Ch Minh vĩ đại, nhằm khuyên răn nhân dân làm việc tốt, Trung Ương Đảng quyết định an thêm hai cặp sao lớn là "Hồ Vương" "Mác Lê". Cách an sao được tính từ cung Thìn và Tuất, an xuôi và ngược lần lượt theo năm, tháng, ngày giờ sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại.

Tính chất sao được quy định: "Người nào ăn ở có đạo đức, khôn khéo thì khi vận gặp 2 sao này sẽ đại phát về công danh. Kẻ gian ngoan thì sẽ bị xét sử, mất hết ruộng đất". Người hai sao đó thủ mệnh sẽ lang bạt ngoại quốc trong nhiều năm. Thuộc hành Hỏa, vì lửa màu đỏ, thể hiện cho màu máu của các chiến sĩ cộng sản trung kiên.

Tất cả các sách sử phải ghi giai thoại này vào chương quan trọng nhất, bao gồm sách giáo khoa lịch sử, tài liệu nghiên cứu, tài liệu về lịch sử đảng cộng sản, sách tử vi .. để đời sau nghiên cứu. Đề nghị tài trợ cấp học bổng cho 10 NCS ngành lịch sử để làm luận án về vấn đề này.

Tất cả các tham tán, đại sứ quán Việt Nam tại tất cả các nước cần hợp tác với chính quyền các nước trên tinh thần ngoại giao để truyền bá hai sao Hồ Vương và Mác Lê vào chương trình nghiên cứu triết học của tất cả các nước. Đặc biệt, chúng ta cần mở rộng mối quan hệ với tất cả các môn phái tử vi lớn như Tử Vân, Liễu Vô, hiện đại phái, trung châu phái bằng cách tài trợ nghiên cứu cho họ bằng ngoại tệ mạnh, với điều kiện họ phải an hai sao Hồ Vương và Mác Lê lên trên tất cả các lá số tử vi.

Người phát ngôn bộ ngoại giao Nguyễn Phương Nga.
(rất xin lỗi mọi người, tôi không có ý xúc phạm ai, một ví dụ nho nhỏ để mọi người thấy rằng những gì có thể xảy ra khi nghiên cứu lịch sử tử vi).


Cuối cùng, cái chúng ta cần phân biệt là nghiên cứu tử vi hay là nghiên cứu Văn Hóa truyền thống Thần Thoại mang tính chất tử vi?

Sửa bởi NhuThangThai: 09/02/2012 - 12:59


#26 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 13:38

[Trước hết, chúng ta cần phải phân biệt cho rõ:
1-Một sao mang tính chất giáo dục triết lý nhân sinh của đạo Phật để khuyên con người ta làm việc thiện.
2-Một sao mang tính chất bản chất của lá số, thực sự tác động lên cuộc sống con người.]


Tôi trả lời trực tiếp ngay điểm này, còn các điểm khác sẽ từ từ sau.
ý số 1 : sai, không đúng.
ý số 2 : đúng mà còn thiếu, chưa hiểu rõ nhân sinh quan và vũ trụ quan phương Đông.

Thiên Không là gì ?
Là một trạng thái mới của vật chất được tìm ra để hoàn chỉnh một chu trình tuần hoàn khép kín.

Thanked by 2 Members:

#27 Mrgio

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1962 Bài viết:
  • 8596 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 13:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 09/02/2012 - 12:43, said:

Với người khác thì rõ ràng là họ đi tu để ngộ sự uyên thâm của đạo phật, nhưng với tôi và nhiều người thì đó là thời gian mà gia cảnh của họ tan nát, phá sản, nhà cửa tan tành, sự nghiệp bết bát, có thể coi là giai đoạn xuống chó đâu có gì sai. Sao thiên không đa phần là tác họa xấu, vậy thì người ta đã đi theo đạo Phật sao lại đăt ra để làm chúng sinh điêu linh?
Ông đạp xích lô nói:"Tôi thất học, chả biết chữ lịch sử nào, chả cần biết ông Vua nào, chỉ biết vì người ta đặt ra thiên Không làm cho tôi tan cửa nát nhà, con tôi không có ăn, vợ tôi mất việc, bố tôi ốm. Vậy tôi căm ghét ông nào nghĩ ra sao Thiên Không. Anh không thể nào cậy anh là người có học hành để nói tôi lỗ mãng được."


Thiên không luôn đi cùng thiếu dương tượng là cầm đèn chạy trước ô tô mà đã cầm đèn chạy trước ô tô thì 1 què chân , 2 là quảy dép sang tây phương
Vì sao lại có tứ đức ( tam hợp xung chiếu thiên không ) đây là sự cảnh tỉnh giúp đương số tìm ra ánh sáng ở cuối con đường hầm
Hạn thiên không cũng là hạn thay đổi , con người biết để mà tránh ( tử vi sinh ra trên đời là để dự đoán số mệnh ) đúng ko nào ?
Ông đạp xích lô nếu biết trước sự thay đổi đó ( thiên không ) thì ông ta có thể mua bảo hiểm thân thể và y tế cho gia đình ông ta , tích trữ tiền bạc , chăm sóc sức khỏe ..... như thế liệu ông ta có rơi vào đường cùng ko ?
tôi biết 1 lá số vào đại hạn âm dương thiên không hóa kị ( tại cung Mùi ) chỉ sau có 10 năm đó giàu lên nhanh chóng , có con ngay đầu đại vận đó , trước đó là vận thái tuế ( chả thấy có cái gì ) vậy thiên không cũng là 1 sao tốt đó chứ ?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 09/02/2012 - 12:43, said:

Ví dụ 1:

Tôi là người theo đạo thiên chúa, vậy có an thêm sao Thiên Không vào lá số hay không? Luận giải tử vi cho người theo đạo Hồi thì mình có an Thiên Không hay là bỏ qua hoàn toàn? Có bị coi là báng bổ tôn giáo của họ hay luận giải đó thực sự có ý nghĩa?



Đạo Thiên chúa người ta ko coi tử vi , họ dựa vào chiêm tinh học về 12 chòm sao , với bói bài tarot , và họ ko có triết lý nhân quả , bên Chúa chỉ có 3 giới ( thiên đang trần gian địa ngục ) , Chúa răn dạy họ phải làm điều thiện , sau khi chết thì sẽ xét công tội , tốt thì lên Thiên đàng , còn xấu thì xuống địa ngục , chả có đầu thai truyển kiếp gì cả , nếu xem lá số tử vi họ thì chỉ có 12 sao hoàng đạo , 2 sao thiên đàng địa ngục đồng cung mệnh . hết
Đạo Hồi họ thờ thánh Ala , cũng ko coi tử vi , Thánh Ala là đức tối cao , sống chết tin tưởng thành thì sau sẽ được lên thiên đàng

và khi được lên thiên đàng thì ăn tiêu sung sướng , được 7 trinh nữ hầu hạ ngày đêm , muốn gì được đấy , lá số tử vi họ có mỗi 1 sao ( sao thánh Ala ) an theo cung mệnh . hết


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai, on 09/02/2012 - 12:43, said:


Ví dụ 2:



Ngày mai, sau cuộc họp quốc hội đặc biệt, trên tất cả các báo lớn như Công An Nhân Dân, Vietnamnet... đăng tin:" Để ủng hộ phong trào sống và học tập theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Ch Minh vĩ đại, nhằm khuyên răn nhân dân làm việc tốt, Trung Ương Đảng quyết định an thêm hai cặp sao lớn là "Hồ Vương" "Mác Lê". Cách an sao được tính từ cung Thìn và Tuất, an xuôi và ngược lần lượt theo năm, tháng, ngày giờ sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại.

Tính chất sao được quy định: "Người nào ăn ở có đạo đức, khôn khéo thì khi vận gặp 2 sao này sẽ đại phát về công danh. Kẻ gian ngoan thì sẽ bị xét sử, mất hết ruộng đất". Người hai sao đó thủ mệnh sẽ lang bạt ngoại quốc trong nhiều năm. Thuộc hành Hỏa, vì lửa màu đỏ, thể hiện cho màu máu của các chiến sĩ cộng sản trung kiên.

Tất cả các sách sử phải ghi giai thoại này vào chương quan trọng nhất, bao gồm sách giáo khoa lịch sử, tài liệu nghiên cứu, tài liệu về lịch sử đảng cộng sản, sách tử vi .. để đời sau nghiên cứu. Đề nghị tài trợ cấp học bổng cho 10 NCS ngành lịch sử để làm luận án về vấn đề này.

Tất cả các tham tán, đại sứ quán Việt Nam tại tất cả các nước cần hợp tác với chính quyền các nước trên tinh thần ngoại giao để truyền bá hai sao Hồ Vương và Mác Lê vào chương trình nghiên cứu triết học của tất cả các nước. Đặc biệt, chúng ta cần mở rộng mối quan hệ với tất cả các môn phái tử vi lớn như Tử Vân, Liễu Vô, hiện đại phái, trung châu phái bằng cách tài trợ nghiên cứu cho họ bằng ngoại tệ mạnh, với điều kiện họ phải an hai sao Hồ Vương và Mác Lê lên trên tất cả các lá số tử vi.

Người phát ngôn bộ ngoại giao Nguyễn Phương Nga.
(rất xin lỗi mọi người, tôi không có ý xúc phạm ai, một ví dụ nho nhỏ để mọi người thấy rằng những gì có thể xảy ra khi nghiên cứu lịch sử tử vi).




Tôi thấy anh nên lập trường phái tử vi NTT

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, tương lai biết đâu an cả sao osama biladen ( sao này hành kim đới hỏa ) rất có thể bị khủng bố , bắt cóc tống tiền , người có sao này có thể tham gia tổ chức al-Qaeda an theo phút chết của biladen

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, và sao đô la thần chưởng ( sao cứu giải cao nhất qua mọi kiếp nạn ) người có sao này chí ít cũng là tỷ phú , an theo giây sinh ông bill gate

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#28 CHECKER

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 662 Bài viết:
  • 559 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 13:54

NTT là một người rất nhiệt tình với giới tử vi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thầy MRGIO nên thông cảm với NTT!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vui vẻ trên tinh thần trao đổi học thuật là trên hết!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#29 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 13:59

To NTT,
qua các bài anh viết tôi hiểu anh dùng BIỆN CHỨNG DUY VẬT để tìm hiểu khoa Tử Vi nên tôi sẽ dùng đối pháp của BIỆN CHỨNG DUY VẬT để chỉ anh thấy rõ.
tôi còn 2 định nghĩa nữa về Thiên Không ( nhưng chờ xíu tui xực phàn đã)

Thanked by 1 Member:

#30 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4623 thanks

Gửi vào 09/02/2012 - 14:58

I-Về mặt lịch sử:
1-vua Trần (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

),sinh sống vào tầm năm 1200s, vậy có thể giả thuyết Thiên Không ra đời vào tầm năm 1300.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trần Đoàn là người nhà Tống, tức là tầm 960-1279. Vậy có thể coi Thiên Không ra đời sau khi tử vi phát triển được không đến 350 năm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



2-Đại Lục Nhâm, còn gọi là Lục Nhâm đại độn là một trong ba Tam Thức, ngang hàng cùng với Thái Ất Thần Kinh và Kỳ Môn Độn Giáp.

Về Lịch sử của tam thức thì tôi chưa thực sự nắm được, nhưng có thể thấy Khổng Minh có sử dụng Kỳ Môn. Niên đại của Khổng Minh vào tầm năm (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

), vậy có thể nói hoàn toàn chính xác rằng Kỳ Môn Độn Giáp ra đời trước ông Trần tầm 1100 năm.
Vì gọi là tam thức, nên có thể giả thuyết rằng niên đại của Lục Nhâm, Thái Ất và Độn Giáp xấp xỉ nhau, vậy khả năng rất cao cũng sẽ ra đời trước ông Trần xấp xỉ 1100 năm, kể cả bỏ rẻ thì cũng phải tầm 800 năm. Vì vậy, tuyệt đại đa số ông Trần không thể là người phát minh ra Thiên Không.
Thậm chí, theo ước lượng của tôi, tam thức còn ra đời trước cả Quả Lão Tinh Tông (sẽ kiểm chứng lại).


Tuy nhiên, vì hiểu biết của tôi về Lục Nhâm còn rất rất rất^100 hạn chế, nên rất mong người nào hiểu về lịch sử của ngành này chỉ bảo.

Ví Dụ: Diễn đàn gần đây xôn xao về Toàn Không Cách, coi đó là kỹ thuật tân kỳ. Tuy nhiên, vấn đề cực kỳ đơn giản, tôi đọc đến dòng thứ 2 của Thất Sát viết là hiểu ra ngay lập tức. Cơ bản là cách mọi người hiểu về Tuần Triệt như thế nào.
Tuần Triệt hoàn toàn không phải là từ Tử Vi, mà xuất phát chính từ Kỳ Môn Độn Giáp và Lục Nhâm đưa sang, và do đó xuất hiện trước tử vi rất lâu.
Tuy nhiên, không hiểu vì sao mọi người cứ đi tìm hết học thuyết nọ, học thuyết kia về Tuần Triệt ở trong môn tử vi, trong khi chúng ta suy luận đơn giản thì có thể thấy vì Kỳ Môn xuất hiện trước Tử Vi tầm 800 năm, do đó việc đi nghiên cứu Tuần Triệt trong nội tại môn Tử Vi là việc hoàn toàn vô nghĩa, rồi sinh ra đủ các thuyết "Triệt tuần tháo gỡ, tác động 30 năm, triệt là triệt sản". Chúng ta về giở sách tam thức, sẽ thấy ngay hàm ý của siêu phẩm Xuất Không Điền Thật ở trong đó, đọc một cái là nhận ra ngay.

Về mặt lịch sử, khi Trần Đoàn phát triển Tử Vi từ thuật cửu tinh và thập bát phi tinh, vốn chỉ có 14 chính tinh+tả hưu xương khúc. Ông khắc lên vách đá các thế đứng của chúng, và gọi là "Thập Nhị Huyền Đồ", và đó chính là công phu tối cao của tử vi Nam Phái. Sau đó, học trò ông sử dụng học thuyết về Thần Sát đã được biết đến từ trước để đưa vào. Tuy nhiên, số lượng thần sát lúc đó quá nhiều, khoảng tới 400 sao nên đã được giản lược đi rất nhiều để thành ra bây giờ.

II-Về mặt lý lẽ, chúng ta cần nhớ rằng đại đa số các triều đại ngày xưa là độc tài chuyên chế, chỉ cần phản biện vua là tru di 9 họ. Vì vậy, việc các nhà sử học thêm thắt vào để nịnh vua là chuyện rất bình thường.
Quan sát kỹ hơn, chúng ta có thể thấy có một hiện tượng trong KHHB rằng:"Khi một người phát minh ra một kỹ thuật, một lý thuyết nào đó thì để có sức lan truyền, người ta cố gắng khoác lên nó một vòng tròn mờ ảo huyền bí hoặc một đám mây mang tính chất chính trị".

Ví dụ 1: Truyền thuyết về Hà Đồ-Lạc Thư ai cũng biết, nhưng tôi KHÔNG bao giờ tin rằng có một con rùa, một con ngựa bị biến dị có từng đấy chấm trên lưng, sau đó được ông vua (Phục Hy, Văn Vương, Nghiêu, Thuấn..) nào đấy đi chơi bắt được mang về nuôi.
Cái tôi tin, đó là một người quan sát thế giới và nghĩ ra được Hà Đồ, Lạc Thư, sau đó mượn danh ông vua để tuyên truyền mê tín dị đoan, gián tiếp ca ngợi đức vua (Phục Hy, Văn Vương) là anh minh. Lẽ tất nhiên, đụng đến vua là tru di cửu tộc, nên tất cả những ai dám cãi, dám nghi ngờ đã chết sạch.
Ví dụ 2: Học thuyết tử vi thì rất nhiều, nhưng tôi để ý trong làng tử vi đài loan, cứ ai lập thuyết thì cũng là "đi vào trong núi vớ được quyển Thánh Thư, đóng cửa đọc sách trong ba năm và độc bá thiên hạ. Giờ đây cuốn sách đó mới được mang ra đại chúng."

Vì vậy, tôi tuyệt đối đồng ý với luận điểm "Thiên Không là gì ?Là một trạng thái mới của vật chất được tìm ra để hoàn chỉnh một chu trình tuần hoàn khép kín." và cho rằng đó chính là lý do người ta phát minh ra Thiên Không từ trước đó rất lâu. Tam Thức có trước Tử Vi cả ngàn năm, là gì có lẽ người ta không tìm ra nổi thần sát Thiên Không (Hối Khí).

Tuy nhiên, với tư duy cổ hủ thời xưa, khi một người đưa thêm các Thần Sát trong Thần Sát khởi lệ vào thì sẽ bị đồng nghiệp ném đá, chửi bới... vậy nên cách tốt nhất là gán luôn cho ông Trần, làm vua ai dám đụng vào, và nhân tiện nhờ triều đình quảng bá hộ cho chiêu thức Thiên Không.
Cuối cùng, mấy cái lý lẽ kiểu như "sao abc được an để khuyên răn người đời phải sống trung thực, đạo đức" thì thiết nghĩ chúng ta nên nhập môn Tử Vi vào môn Giáo Dục Công Dân để dạy trong trường phổ thông.

Còn nếu như nói đến tận cùng, thì người theo đạo phật KHÔNG ĐƯỢC tin và xem tử vi, vì với đạo phật thì tử vi là Ma Đạo.

Trích dẫn

Vậy quan điểm của Phật giáo đối với các vấn đề bói toán tử vi như thế nào?
Xin trả lời là Đạo Phậtđạo giác ngộ giải thoát. Việc coi bói toán tử vi, lên đồng nhập cốt không có mặt trong giáo lý nhà Phật. Cái mà mọi người thường gọi là số mạng tức là nghiệp lực trong Phật giáo. Nếu chúng ta tin có nghiệp lực thì tự nhiên là phải có số mạng, nhưng Đức Phật dạy mọi sự đều do tâm tạo. Chỉ cần tâm an ổn thì chỗ nào cũng yên
Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ, xem sao và xem tướng số. Trong năm môn học được giảng dạy ở các trường đại học Phật giáo trước đây ở Ấn Độ không có môn tướng số và bói toán tử vi, tuy có dạy các môn thế học như là Ngôn Ngữ Học, Thủ Công Nghệ Học, Y Học và Luận Lý Học.
Tôi do đó cho rằng có người lấy Thiên Không trong đại Lục Nhâm ra, sau đó quảng bá rồi gán với sự tích vua Trần đi tu để được PR và ca ngợi vua, do đó sẽ được thưởng rất nhiều tiền, lại tránh khỏi sự cạnh tranh của các thầy bói khác.

Truyền Thuyết về Thiên Không do đó có thể coi là đỉnh cao của kỹ thuật public relation.

Sửa bởi NhuThangThai: 09/02/2012 - 15:28


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

9 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 9 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |