DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM
#46
Gửi vào 04/02/2012 - 21:54
Trong báo cáo mang tên “The world in 2050” (Thế giới năm 2050) vừa công bố, chuyên gia kinh tế Karen Ward của ngân hàng Anh quốc HSBC cho rằng, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 50 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Cụ thể, trong xếp hạng này, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 41 với quy mô GDP 451 tỷ USD (theo tỷ giá USD của năm 2000) và thu nhập bình quân đầu người là 4.355 USD/năm.
Trang Business Insider trích dẫn báo cáo nhận định, giống như nhiều quốc gia láng giềng có tốc độ tăng trưởng cao khác, Việt Nam sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong vòng 40 năm tới, với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo trên 5% mỗi năm.
Đáng chú ý, chuyên gia của HSBC dự tính, đến năm 2050, Việt Nam sẽ vượt quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á Singapore về quy mô GDP. Báo cáo xếp nền kinh tế Singapore ở vị trí 42, sau Việt Nam 1 bậc, với quy mô GDP 441 tỷ USD.
Tuy nhiên GDP bình quân đầu người được dự báo của Singapore cao hơn nhiều lần so với của Việt Nam, ở mức 84.405 USD/năm. Với mức GDP bình quân đầu người này, người dân Singapore được dự báo sẽ có thu nhập quốc nội bình quân cao thứ nhì thế giới vào năm 2050.
Trong top 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2050, Việt Nam còn được HSBC dự báo đứng trước các nước: Bồ Đào Nha (số 50, GDP dự báo 336 tỷ USD); Cộng hòa Czech (số 49, GDP dự báo 342 tỷ USD); Nauy (số 48, GDP dự báo 352 tỷ USD); UAE (số 47, GDP dự báo 360 tỷ USD); Romania (số 46, GDP dự báo 377 tỷ USD); Ireland (số 45, GDP dự báo 386 tỷ USD); Israel (số 44, GDP dự báo 402 tỷ USD); Hy Lạp (số 43, GDP dự báo 424 tỷ USD).
Nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng chiếm thứ hạng cao trong xếp hạng dự báo này. Malaysia được nhận định sẽ đạt quy mô GDP 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2050, đứng thứ 21 trên thế giới. Indonesia được cho là sẽ đứng ở vị trí thứ 17 với GDP 1,5 nghìn tỷ USD, trong khi Philippines được dự báo đạt GDP 1,7 nghìn tỷ USD, xếp vị trí 16.
Top 10 của xếp hạng này cũng đưa ra những dự báo thay đổi lớn trong tương quan sức mạnh giữa các siêu cường kinh tế. Italy được cho là sẽ không còn nằm trong nhóm 10 nền kinh tế dẫn đầu nữa, trong khi Trung Quốc vượt qua kinh tế Mỹ.
HSBC dự báo, đến năm 2050, nhóm 10 nền kinh tế dẫn đầu thế giới sẽ là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Anh, Brazil, Mexico, Pháp và Canada.
- Theo thời báo kinh tế Việt Nam -
Thanked by 1 Member:
|
|
#47
Gửi vào 05/02/2012 - 06:13
#48
Gửi vào 03/05/2012 - 17:16
ADB: Kinh tế châu Á sẽ vượt phương Tây vào năm 2030
Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda, dự báo, tăng trưởng của các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt 6,9% trong năm nay và 7,3% trong năm 2013.
Trích báo cáo của ADB, ông Kuroda chỉ ra, tài sản quốc gia của các nước ASEAN và Trung Quốc, Ấn Độ sẽ vượt tổng tài sản của Mỹ và châu Âu vào năm 2030.
"Vào năm 2030, Trung Quốc có thể trở thành nước thu nhập cao, trong khi ASEAN và Ấn Độ cũng theo sát. Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN có thể trở thành thị trường tiêu thụ lớn và là nơi tập trung nhiều nhà sản xuất, đầu tư, và định chế tài chính hàng đầu thế giới”.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, hiện tại, những nước này cần từng bước vượt qua các thách thức tiềm tàng cũng như giảm rủi ro kinh tế.
(Nguồn: Stox.vn)
Thanked by 1 Member:
|
|
#49
Gửi vào 03/05/2012 - 17:29
Bấm quẻ thấy trong tháng 5 dl so với tháng 4 dl như sau:
- kinh tế giảm
- bđs vẫn bế tắc, xuất hiện thêm vụ kiện về đất
- có rung chấn nhẹ ở miền nam, bắc
- thất nghiệp tăng.
- tiêu thụ giảm.
- vàng tăng.
........ ko bàn tôn giáo và chính trị hehe
Thanked by 3 Members:
|
|
#50
Gửi vào 03/05/2012 - 17:42
In tiền để tăng lương, in tiền để giải cứu chứng khoán, bất động sản, ngân hàng. Chúng ta đã nghe quá nhiều những đề xuất liên quan tới in tiền như vậy rồi. Và hậu quả sẽ là SIÊU LẠM PHÁT dẫn tới BAO CẤP và ĐỔI TIỀN. Đó là con đường đẩy hàng chục triệu dân nghèo xứ Việt Nam xuống vực thẳm phá sản.
Theo bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank, tỷ lệ nợ xấu của Habubank tính đến cuối tháng 2/2012 lên tới 16,06% (theo đánh giá của chuẩn mực kế toán Việt Nam). Nếu đánh giá đặc biệt theo quan điểm mức độ rủi ro tiềm ẩn thì tỷ lệ này lên tới 32,06%!?.
Điều quan trọng là thế này, Hanubank có nhiều món nợ khó đòi từ các ngân hàng khác, và ngược lại cũng có nợ khó thể trả cho các ngân hàng khàc nữa.
Có nghĩa là, các ngân hàng kém hơn Hanubank nếu quỵt, thì Hanubank sập, và Hanubank sập thì các ngân hàng lớn khó thể đứng vững, vì cùng chung với Hanubank là nhiều ngân hàng khác nữa.
Đây là việc TOÀN HỆ THỐNG bị sập, không khác Bear Stearns, Lehman Brothers.
Trong thời KT khá, như hồi còn TT Clinton 1992-2000, cho dù 2, 3 cái Lehman Brothers đầu tư sai chỗ, bị sập, thì KT tài chánh thế giới không sao cả.
Nhưng hồi 2008 thì KT tài chánh thế giới bị bong bóng nặng, anh Hy Lạp chẳng làm gì ra tiền cũng mượn nợ cả ngàn tỉ USD, dùng đó tự trả lương cho quan chức, hạ tuổi hưu trí xuống còn 55, với vô số bổng lộc.
Do đó mà Lehman Brothers sập, chỉ quỵt có 700 tỉ USD nhưng nay recover được 300 tỉ USD, chạy ra chỉ quỵt 400 tỉ USD, vậy là đủ làm sập KT thế giới hay sao?
Đó là như người bị phù thủng, cân nặng nhưng không có sức, bị xô 1 cái là té ngã lăn cù.
Bất động sản – Chứng khoán – Ngân hàng
KT VN không khác. Do bơm tiền vô quá nhiều, tháng tới đây lại tăng lương 20% cho 6 triệu công nhân viên chức, vậy thì nền KT bị bơm căng cứng như bánh xe bị "có chửa" (ai chạy xe đạp thời 1980s hẳn còn nhớ...), chỉ cần cán 1 cái gai nhỏ xíu là bể tung. ( )
Các ngân hàng nhỏ hơn Hanubank sập, thì cả hệ thống ngân hàng VN sâp chắc.
Nay đang tích cực bơm tiền ra cứu, nhưng các nơi này ỷ lại sẽ có cứu thêm dài dài, nên họ không dùng đó làm chuyện đàng hoàng, thanh toán nợ, mà dùng đó đánh CHỨNG KHOÁN, làm giá tăng vọt 1 cách vô cùng lố bịch, giả tạo.
VNI lẽ ra nay giá 100-200, theo đúng tình hình KT sản xuất đình trệ.
Bị nâng lên 470, nhưng phải tiếp tục có nguồn tiền tung ra, nếu không sẽ bị xì hơi lại còn 200.
VN nay không chỉ cứu ngân hàng, CK, mà còn BĐS. Số tiền PHẢI tung ra ngày càng lớn kinh hoàng, rồi bị lạm phát, lại phải in tiền ra cứu tiền lương!
Cái vòng xoáy này không thể nào VN thoát ra được, do quan chức sẽ sát hại ông D ngay lập tức nếu ông ta ngưng cung cấp tiền cho 3 sectors này, mà quan chức đã bỏ cả gia tài vào đó.
Nhưng cho dù ông D tiếp tục cứu, in tiền ra tiếp, thì cũng không thể kéo dài thêm quá 6 tháng nữa.
Giá sẽ lên cực đại trong 3 tháng, khi đó PHẢI có bao cấp để dân khỏi chết đói. Và sau đó phải là ĐỔI TIỀN, 1000 đồng hiện nay đổi 1 đồng mới, hạn chế mỗi người được số nào đó thôi, ví dụ chỉ bằng khoảng 1000 USD, tức 21 triệu tiền hiện nay, 21 ngàn đồng tiền mới. Ai có dư ra phải làm đơn xin rút, khi gia đình có ma chay, hoặc khi muốn đầu tư mở cty.
Không còn cách nào khác cả.
Sửa bởi kissintherainbow: 03/05/2012 - 17:47
Thanked by 2 Members:
|
|
#51
Gửi vào 03/05/2012 - 19:23
Thanked by 1 Member:
|
|
#52
Gửi vào 12/05/2012 - 10:05
Hãy rút vàng trước ... bình minh chim hót
Ngày 2/5/2012, trên báo Pháp Luật TP.H-C-M có bản tin với tiêu đề “Người dân đang chuyển kênh đầu tư”. Nội dung bản tin có vẻ không liên quan mấy đến tiêu đề của bài báo. Điều này làm chúng tôi chú ý. Tiêu đề thật sự đáng ra nên là “CÓ HIỆN TƯỢNG RÚT VÀNG HÀNG LOẠT TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM”.Dưới đây là trích đoạn nguyên văn bản tin:
Mới đây tại Hà Nội có thông tin người dân đến một ngân hàng rút vàng hàng loạt khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc bù đắp cân đối trạng thái.
Phân tích hiện tượng này, ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB), cho rằng kênh đầu tư của người dân đang có sự chuyển dịch. “Từ đầu năm đến nay, chứng khoán đã tăng lên 37%. Bất động sản cũng đang xuống giá và là cơ hội tốt cho những người có tiền. Mặt khác, giá vàng gần đây không còn tăng nữa, có thể nhiều người cảm thấy giữ vàng không có lợi bằng các kênh đầu tư khác” – ông Hải nói.
Tuy nhiên, đại diện một ngân hàng ở TP.H-C-M lại cho rằng sự việc vừa qua chỉ xảy ra ở riêng một ngân hàng. Có thể ngân hàng đó có dấu hiệu thanh khoản xấu hoặc người dân nghe các thông tin như sắp có sự sáp nhập, hợp nhất… nên đến rút vàng ra.
Chúng ta thấy rõ rằng việc rút vàng hàng loạt ở đây không phải là chuyển kênh đầu tư như tiêu đề bài báo hay phân tích của ông Trần Thanh Hải. Đây là tín hiệu cảnh báo bán chính thức của báo giới Việt Nam về hiện tượng rút vàng hàng loạt sắp sửa xảy ra.
Đồng thời, đây là những điều mà chúng tôi đã cảnh báo người dân Việt Nam trong quá khứ, đó là hãy rút hết vàng trong ngân hàng Việt Nam về do toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam thực chất đã phá sản. Họ còn hoạt động đến bây giờ chẳng qua là do làm giả sổ sách, lấy lỗ làm lời, ôm tiền chia nhau mà thôi.
Mới gần đây nhất, bài báo “Vì sao hàng loạt quan chức ngân hàng ngã ngựa?” của báo Đất Việt đã tổng kết lại những vị quan chức ngân hàng đang bị truy tố tội bòn rút tiền ngân hàng thực chất là tiền gửi của nhân dân . Danh sách này sẽ còn dài thêm ra. Có những vị sau khi đánh quả lớn đã nhanh chóng cao chạy xa bay ra nước ngoài, tiêu xài vô độ trên số tiền ăn cắp, rút ruột có được.
Năm 2012 là năm CP VN thực hiện tái cơ cấu ngân hàng. Sự thật về hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đã làm cho không ít người phải sững sờ. Theo đánh giá đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng Habubank chỉ trong vòng có 2 tháng bị lỗ tới 4000 tỷ đồng, mất gần hết vốn chủ sở hữu.
Dĩ nhiên, câu trả lời xác đáng nhất trong trường hợp này là Habubank đã gian lận trong việc kiểm toán tài chính, kê lỗ nhiều thành lỗ ít, lỗ ít thành có lãi.
Các ngân hàng khác cũng vậy thôi, toàn gian lận kiểm toán tài chính cả.
Chính vì vậy, chúng tôi hy vọng bà con cô bác hãy tỉnh táo, rút lại vàng gửi ngân hàng của mình về trước ngày kết kim 25.05.2012 sắp tới gần. Nếu không rút kịp về, hẳn có ngày sẽ có ngày quý vị phải khóc lóc thảm thiết khi thấy số tài sản mồ hôi nước mắt của mình bay hơi vì kết kim, kết hối và đổi tiền ĐÃ TỪNG XẢY RA TRƯỚC KIA.
(Tổng hợp nhiều nguồn tin từ Internet)
Thanked by 2 Members:
|
|
#53
Gửi vào 07/08/2012 - 13:10
thời điểm hiện nay ai còn tiền thì lên cất giữ cho cẩn thận
Thanked by 2 Members:
|
|
#54
Gửi vào 01/10/2012 - 09:46
Số liệu kinh tế vĩ mô tháng 9 và chín tháng đầu năm 2012 được công bố cho thấy mức độ khởi sắc không đáng kể và nhìn chung vẫn còn trì trệ.
I. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
Tăng trưởng GDP quý 3: 5.35%, GDP 9 tháng: 4.73%
So với mức tăng trưởng hai quý đầu năm (quý 1: 4%, quý 2: 4.66%), GDP quý 3 đã có chiều hướng đi lên và tăng mạnh 5.35%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, GDP ước tăng 4.73% so với cùng kỳ năm trước, chỉ nhỉnh hơn so với năm khủng hoảng 2009 và thấp hơn nhiều so với hai năm 2010 và 2011.
Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị GDP) chỉ tăng 4.8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điểm tích cực là chỉ số hàng tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tiếp tục đà sụt giảm khi tính đến thời đểm 01/09 chỉ còn tăng 20.4% so với cùng thời kỳ năm trước.
Nhận định tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đưa ra mục tiêu tăng trưởng cả năm chỉ ở mức trên 5% - mức thấp nhất từ năm 2000 trở lại đây. Mục tiêu tăng trưởng đang được hỗ trợ bởi các chính sách nới lỏng đang áp dụng và quán tính tăng trưởng thường mạnh về cuối năm.
CPI (MoM) tháng 9: 2.2%, CPI (YoY) tháng 9: 6.48%
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 9 tăng mạnh 2.2% so với tháng 8, tăng 6.48% so với cùng kỳ năm 2012 và tăng 5.13% so với tháng 12/2011. Như vậy, mức tăng chỉ số giá tháng 9 đã khiến , so với mức đáy 5.04% trong tháng 8/2012 vừa qua. Trong các tháng tới, diễn biến giá cả ở nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng sẽ tạo sức ép không nhỏ lên lạm phát, do những ảnh hưởng của mùa mưa lũ ở các vùng miền Trung – Bắc và đợt điều chỉnh giá bán lẻ điện có khả năng diễn ra kể từ tháng 10. Trong khi đó, các yếu tố bên ngoài vẫn còn diễn biến khá phức tạp trước các chính sách kích thích kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
FDI đăng ký 9 tháng: 9.53 tỷ USD, FDI thực hiện: 8.1 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 20/09, vốn FDI đăng ký (bao gồm cả đăng ký mới và bổ sung) ước đạt 9.53 tỷ USD, bằng 72.1% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, vốn FDI tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 6.24 tỷ USD, chiếm 65.5% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 1.81 tỷ USD, chiếm 19%; các ngành còn lại đạt 1.48 tỷ USD, chiếm 15.5%. Tín hiệu tích cực là vốn FDI thực hiện vẫn khả quan khi đạt 8.1 tỷ USD, chỉ giảm nhẹ 1.2% so với cùng kỳ năm 2011 và nhỉnh hơn một tí so với các năm trước đó (2008, 2009 và 2010).
Dữ liệu quá khứ cho thấy, lượng vốn FDI thực hiện trong năm 2008 đạt 11.5 tỷ USD, năm 2009 đạt 10 tỷ USD, năm 2010 đạt 11 tỷ USD, năm 2011 đạt 11 tỷ USD. Như vậy, nhiều khả năng lượng vốn FDI ước thực hiện trong cả năm 2012 sẽ đạt ở mức hai con số.
Cán cân thương mại tháng 9: -100 triệu USD, 9 tháng: +34 triệu USD
Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 ước đạt 9.7 tỷ USD, giảm 5.9% so với tháng trước và tăng 18.2% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 83.8 tỷ USD, tăng 18.9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 9 ước tính đạt 9.8 tỷ USD, giảm 4.5% so với tháng trước và tăng 0.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 83.7 tỷ USD, tăng 6.6% so với cùng kỳ năm 2011.
Do đó, cán cân thương mại tháng 9 ước tính thâm hụt 100 triệu USD, nhưng cán cân 9 tháng đầu năm 2012 vẫn thặng dư 34 triệu USD. Như vậy, kể từ năm 2008 đến nay, cán cân thương mại trong 9 tháng đầu năm 2012 đã được cải thiện rõ nét và góp phần giảm sức ép lên biến động tỷ giá. Tuy nhiên, ở khía cạnh tiêu cực, mức tăng trưởng nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ các năm cho thấy mức độ ì ạch của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thu ngân sách 9 tháng: 468.6 nghìn tỷ đồng, chi ngân sách: 606.3 nghìn tỷ đồng
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/09 ước đạt 468.6 ngàn tỷ đồng, bằng 63.3% dự toán năm. Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước trong giai đoạn này là 606.3 ngàn tỷ đồng, bằng 67.1% dự toán năm. Theo đó, bội chi ngân sách đến thời điểm này là 137.7 ngàn tỷ đồng, bằng 98.2% dự toán năm 2012 (140.2 ngàn tỷ đồng). Về vấn đề này, trong phiên họp thường kỳ tháng 9, Thủ tướng nhấn mạnh chỉ ứng trước ngân sách nhà nước của năm 2013 là 30 ngàn tỷ đồng.
Như vậy, nếu trừ khoảng ứng trước như trên (30 ngàn tỷ đồng), thì bội chi ngân sách đến thời điểm này sẽ vào khoảng 107.7 ngàn tỷ đồng. Theo đó, mục tiêu bội chi ngân sách 140.2 ngàn tỷ đồng, hay 4.8% GDP có thể nằm trong khả năng thực hiện của Chính phủ.
II. TIN TỨC KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NƯỚC NỔI BẬT
• Ngày 26/09, Standard & Poor's (S&P) điều chỉnh Đánh giá Mức độ Rủi ro trong Hệ thống Ngân hàng (BICRA) của Việt Nam từ “Nhóm 10” - nhóm cao nhất - xuống “Nhóm 9”.
S&P cũng điều chỉnh mức độ rủi ro kinh tế từ “10 điểm” xuống “9 điểm” sau khi thay đổi đánh giá về tình trạng mất cân bằng của nền kinh tế từ mức “rủi ro rất cao” xuống mức “rủi ro cao”.
Trong cùng ngày, Standard & Poor's (S&P) nâng xếp hạng tín nhiệm của 3 ngân hàng Việt Nam là Vietcombank ( ), Sacombank ( ) và (TCB) đồng thời thông báo giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của và Vietinbank ( ).
• Không đồng quan điểm, ngày 28/09, Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ của Việt Nam từ “B1” xuống “B2”. Triển vọng dành cho mức xếp hạng mới là “ổn định”. Tương tự, Moody's hạ xếp hạng tiền gửi nội và ngoại tệ của tất cả 8 ngân hàng Việt Nam đang được tổ chức này đánh giá là , BIDV, CTG, , , STB, TCB và VIB. Triển vọng dành cho mức xếp hạng mới của tất cả các ngân hàng là “ổn định”.
• Theo công bố tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2012, tính đến 20/9, tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 2.35% so với thời điểm 31/12/2011. Tính đến ngày 31/8/2012, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 10.37%; tổng số dư tiền gửi ở các tổ chức tín dụng tăng 11.23%.
• Dựa trên đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ đã quyết định gia hạn thêm 3 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp của tháng 6/2012 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Trước đó, các doanh nghiệp thuộc 2 nhóm trên đã được gia hạn 6 tháng đối với thuế GTGT tháng 4, 5 và 6/2012.
Như vậy, với quyết định của Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2012, các doanh nghiệp này sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các khoản thuế GTGT của tháng 4 và 5/2012 trong tháng 1/2013, và riêng khoản thuế GTGT của tháng 6/2012 sẽ được gia hạn thời gian nộp đến tháng 4/2013.
(Vietstock)
Sửa bởi Tử Phủ Vũ Tướng: 01/10/2012 - 09:48
Thanked by 1 Member:
|
|
#55
Gửi vào 01/10/2012 - 09:53
Mong vào tương lai phía trước cùng với giải pháp của các lãnh đạo và các thế hệ trẻ sau này.
Cả nhà ai có ai đọc cuốn "death by china" chưa ạ? Đúng là có nhiều cái để ngẫm, để nghĩ xa hơn hiện tại!
Thanked by 1 Member:
|
|
#56
Gửi vào 01/10/2012 - 10:02
Thanked by 1 Member:
|
|
#57
Gửi vào 01/10/2012 - 10:14
Tử Phủ Vũ Tướng, on 01/10/2012 - 10:02, said:
Chúng ta chủ yếu vẫn chỉ làm gia công, hàm lượng công nghê/dịch vụ trong hệ thống sản phẩm còn quá thấp. Nhà nước cũng đã có chính sách khuyến khích để đưa thêm các giá trị gia tăng vào sản phẩm/dịch vụ chứ không khuyến khích chỉ thực hiện gia công sản phẩm nữa; vấn đề là điều hành chiến lược đó như thế nào để hiệu quả thì hiện còn hạn chế!
Thanked by 1 Member:
|
|
#58
Gửi vào 01/10/2012 - 10:16
Thanked by 1 Member:
|
|
#59
Gửi vào 01/10/2012 - 10:22
Sửa bởi Libra: 01/10/2012 - 10:22
Thanked by 1 Member:
|
|
#60
Gửi vào 01/10/2012 - 10:28
Libra, on 01/10/2012 - 10:22, said:
không thì vào trang của worldbank/data cũng có thì phải. (đợt trước tớ hay sục sạo, lâu rồi ko đụng đến.)
Sửa bởi Tử Phủ Vũ Tướng: 01/10/2012 - 10:36
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
20 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 20 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |