Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
VuThuong, on 08/01/2012 - 14:13, said:
Nếu ta dùng nạp âm 60 hoa giáp để luận hào có được không ạ?
Chào VuThuong
Về câu hỏi này, có thể xảy ra 2 tình huống: 1-) Trả lời là Không. 2-) Trả lời là Có.
Khi trả lời là
không, thì Ta có thể hiểu rằng chắc là chưa có điều kiện tiếp cận với những môn phái, hay những trường phái ít được phổ biến, chỉ đệ tử "chân truyền" mới được học. Cũng có thể hiểu với lý do nguồn tư liệu thuộc vào dạng "quý hiếm" (quý vật tầm quý nhân). Cũng có thể hiểu rằng, đó là do trình độ của mỗi cá nhân, khi khảo cứu về một học thuyết nào đó, có Thầy hoặc không có Thầy hướng dẫn, kèm theo vốn kiến thức về "Cổ Hán Ngữ", những cụm từ chuyên ngành thuộc lĩnh vực Huyền học, ... cho nên, cùng một cuốn sách, cùng một học thuyết, mà mỗi người đọc hay nghiên cứu, sẽ thu được những giá trị khác nhau vậy.
Khi trả lời là
có, thì đòi hòi người trả lời cho câu hỏi mà Vuthuong nêu ra, một khối lượng kiến thức đủ trải rộng hơn 20 môn phái, đã từng trải nghiệm để biết "gạn lọc khơi trong", kèm theo là thời gian đủ dài để trở thành "dân chuyên nghiệp", với trình độ chuyên sâu, ...
Để trả lời: "Có dùng Nạp âm 60 hoa Giáp để luận Hào", thì cổ nhân đặt ra những điều kiện, những định lệ, những khuôn khổ, ... buộc người hành dụng phải thông tỏ những nguyên lý mà cổ nhân đã đặt nền móng xây dựng theo suốt chiều dài của Lịch sử. Các Dịch gia thường tư biện, mỗi nhà mỗi trường phái đều có những nét đặc sắc riêng, vậy nên để nghiên cứu đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để đáp ứng cho công việc này, đôi khi là cả đời người vậy.
Lấy một ví dụ: để biết tại sao cổ nhân đã để lại nhiều định lệ như vậy? Khi nói "Tam hợp", thì khi nào được gọi là Tam hợp và khi nào thì được gọi là Tam hội? Đối với trường phái
tượng - số, Cổ nhân khảo sát quá trình thăng - giáng tiêu tức của âm dương, nhận thấy trong 64 quẻ Dịch, thì quẻ Chấn và quẻ Khôn đã bộc lộ ra mối quan hệ của
địa chi, cụ thể như sau:
1-) Quẻ Chấn, một mẹ Chấn sinh ra 6 con:
- Chấn hào Sơ biến được Dự, phối ứng can chi Ất
Mùi
- Chấn hào Nhị biến được quẻ Quy muội, phối ứng can chi Đinh
Mão
- Chấn hào Tam biến được quẻ Phong, ứng tại thời gian can chi Kỷ
Hợi
- Chấn hào Tứ biến được quẻ Phục, tại thời điểm can chi Quý
Sửu
- Chấn hào Ngũ biến được quẻ Tùy, tại thời điểm ứng với can chi Đinh
Dậu
- Chấn hào Thượng biến được quẻ Phệ hạp, ứng can chiKỷ
Tị
Như vậy, quẻ Chấn nội quái cho ta biết 3 chi là Hợi - Mão - Mùi, còn ở ngoại quái cho ta biết 3 chi là Tị - Dậu - Sửu.
2-) Quẻ Khôn, một mẹ Khôn sinh thành 6 con như sau:
- Khôn hào Sơ biến Phục, tương ứng can chi Canh
Tý
- Khôn hào Nhị biến Sư, tại thời gian can chi Mậu
Thìn
- Khôn hào Tam biến Khiêm, ứng với thời điểm can chi Bính
Thân
- Khôn hào Tứ biến Dự, ứng thời gian can chi Canh
Ngọ
- Khôn hào Ngũ biến Tỷ, ứng với can chi Mậu
Tuất
- Khôn hào Thượng biến Bác, ứng can chi Bính
Dần
Như vậy, quẻ Khôn nội quái cho ta biết 3 chi là Thân - Tý - Thìn, đối với ngoại quái cho ta biết 3 chi là Dần - Ngọ - Tuất.
Đối với 3 chi Hợi Mão Mùi thuộc nội quái quẻ Chấn, tại thời gian ứng với can chi Tân Sửu và Tân Dậu, thì hào Sơ và hào Tam giao nhau, ứng với môi trường quẻ Hằng (thời). Đầu Thân và cuối Mùi giao nhau ! từ đây cổ nhân cho rằng, để được gọi là
tam hợp, thì phải thỏa mãn điều kiện: trong môi trường hoàn cảnh nào? ( quẻ Hằng) và tương ứng với thời gian nào? (Tân Sửu và Tân Dậu) Khi không thỏa mãn 2 điều kiện này thì chỉ được gọi là
tam hội. Đối với quẻ Khôn cũng lập luận tương tự như vậy !
Hay như quẻ Càn, một mẹ sinh 6 con, gồm Cấu, Đồng nhân, Lý, Tiểu súc, Đại hữu, Quải, thì hào Sơ của 3 quẻ Cấu - Đồng nhân - Lý, tương ứng với can chi Tân
Sửu - Kỷ
Sửu - Đinh
Sửu; còn hào Sơ của 3 quẻ Tiểu súc - Đại hữu - Quải thì tương ứng với can chi Tân
Mùi - Kỷ
Mùi - Đinh
Mùi. Từ đây, mà cổ nhân cho rằng, quẻ Càn đã cho ta biết về sự hình thành "trục" Sửu - Mùi, những nguyên tắc kèm theo khi hành dụng tới trục Sửu - Mùi, nguyên lý Quý nhân xuất từ trục Sửu - Mùi, .v.v...
Lại thêm một ví dụ về điều kiện ràng buộc: để trả lời là
có, khái niệm về
cung Tý, hay
cung Sửu, thì khái niệm về
cung khác nhau rất cơ bản đối với ngũ hành của chi, ví như chi Tý ngũ hành là Thủy, còn cung Tý thì khái niệm lại rất khác (?). Cho nên, đối với giới nghiên cứu, hay đối với những người yêu thích khai thác thông tin từ Dịch, thì cũng nên nắm vững những điều mà cổ nhân đã để lại. Đối với khái niệm chỉ gọi là biết chơi chơi, thì chẳng bàn làm gì, cứ theo một thuyết duy nhất, được gọi là
Chính Tông thì cũng đủ rồi.
Trở lại với nội dung câu hỏi khi trả lời là
có, thì những điều kiện ràng buộc gồm những nguyên tắc nào? khi nào thì ứng dụng? ... để dùng ngũ hành nạp âm luận Hào. Vậy, luận Hào theo trục Sửu - Mùi, hay là theo Tam hội, hay Tam Hợp đây ? ... hay theo tam phương hội để chờ "thời" mà được tam hợp. Vậy chờ "thời" để làm gì ? Đó là chờ "thời" để được tam hợp hóa hướng cát tránh hung vậy. Cũng có thể cho qua thời "tam hợp" để chờ "Tam hội" ! Hoặc đã được Tam hợp rồi mà không "hóa", thì khi nào "biến" thành Tam tai? Cổ nhân đã nói "tam hợp biến tam tai" mà không nói: "tam hợp hóa tam tai". Như vậy, khi nói Tam hợp "biến" Tam tai, thì cũng phải hội đủ điều kiện kèm theo với nó, khi đó tình trạng Tam tai mới có thể xảy ra. Cho nên nói hội hè thì đông vui mà mấy ai được hợp !
Khả năng của Tôi cũng có chừng mực, sách vở và nguồn tư liệu cũng đơn sơ mộc mạc, những khái niệm nói trên, là để Bạn hiểu thêm quan điểm của Tôi đối với câu hỏi của Bạn vậy.
HaUyen
Sửa bởi HaUyen: 10/01/2012 - 14:56