Các đại gia sau TTCK
Đinh Văn Tân
27/12/2011
Trích báo VN .
===============
Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vincom, năm thứ 2 liên tiếp dẫn đầu top những người giàu nhất trên TTCK. Kết thúc ngày 23-12, cổ phiếu VPL của CTCP Vinpearl đã ngừng giao dịch để chuẩn bị hoán đổi thành cổ phiếu VIC (1 VPL đổi 0,77 VIC). Sau khi hoán đổi, ông Vượng sẽ nắm giữ hơn 168 triệu cổ phiếu VIC, tính theo giá ngày 23-12 thì lượng cổ phiếu này trị giá hơn 17.000 tỷ đồng.
Đứng thứ 2 là ông Đặng Thành Tâm (hơn 6.500 tỷ đồng) và ông Đoàn Nguyên Đức (4.260 tỷ đồng). So với cuối năm 2010, tài sản của bầu Đức đã “bốc hơi” hơn 7.500 tỷ đồng và là người bị hao hụt tài sản nhiều nhất trong năm qua.
Ba vị trí tiếp theo đều là nữ giới gồm bà Phạm Thu Hương - vợ ông Phạm Nhật Vượng với 2.934 tỷ đồng, bà Phạm Thúy Hằng (em gái bà Hương) đều là thành viên HĐQT của Vincom với 2.116 tỷ đồng và bà Nguyễn Hoàng Yến với 1.949 tỷ đồng. Tài sản của người giàu nhất TTCK - ông Phạm Nhật Vượng - cũng giảm đi gần 2.000 tỷ đồng do giá cổ phiếu giảm sút. Tuy vậy, ông Vượng được nhận hơn 900 tỷ đồng cổ tức.
Một số người khác bị “bốc hơi” hơn 1.000 tỷ đồng giá trị tài sản là: Ông Đặng Thành Tâm; Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG): Ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương (OGC)
Top 5 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán hiện cũng là những người có khối tài sản trên 2.100 tỷ đồng (tương đương trên 100 triệu USD). Kết thúc năm, Việt Nam vẫn chưa có tỷ phú đô la trên sàn chứng khoán.
Khánh Minh
Đinh Văn Tân
08/01/2012
Trước khi trở thành chủ tịch của một công ty bất động sản có doanh thu 700 tỷ đồng mỗi năm, doanh nhân Phạm Quang Dũng đã trải qua những ngày tháng cơ hàn làm lơ xe để kiếm miếng sin nhai .
Hà Uyên
12/09/2012
CTCP Chứng khoán Phương Nam (PNS) - tổ chức có Chủ tịch HĐQT Trầm Khải Hoà, hiện đang là Thành viên HĐQT của Sacombank đã bán 2 triệu cổ phần Sacombank vào ngày 6/9.
Thông tin trên được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) đăng tải trên website vào chiều muộn ngày 11/9/2012.
Theo đó, PNS đã bán thành công 2 triệu cổ phiếu STB, giảm khối lượng cổ phiếu STB nắm giữ từ hơn 5,4 triệu đơn vị xuống còn khoảng 3,4 triệu đơn vị (tương đương 0,35%).
Giao dịch bán được thực hiện ngay trong ngày 6/9 bằng phương thức thỏa thuận, tức là ngày đăng ký giao dịch đầu tiên.
Trước đó, ngày 3/9, Sacombank đã cho đăng tải thông tin PNS đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu, với giao dịch dự kiến từ 6/9-15/9.
Được biết, cả 2 thông báo nói trên đều có địa chỉ trình gửi là Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) và NHTMCP Sacombank. Tuy nhiên, thông tin vẫn khá bất ngờ với nhiều nhà đầu tư bởi tính phổ biến khá thấp.
Trước đó, thị trường chứng khoán đã chứng kiến hiện tượng mua không ai biết, bán không ai hay của nhiều cổ đông lớn của Sacombank. Ban đầu, 1 loạt các cổ đông lớn đã bí mật mua vào hàng chục triệu cổ phiếu STB (và bị xử phạt) và sau đó vài tháng cũng đã lặng lẽ bán ra để không còn là cổ đông lớn.
Vụ mua chui được thực hiện trước khi Eximbank tuyên bố cùng với 1 nhóm cổ đông nắm giữ 51% cổ phần Sacombank và những phi vụ bán không ai hay được thực hiện sau khi Hội đồng thành viên Sacombank có những thay đổi lớn hồi cuối tháng 5, với việc 8 gương mặt mới xuất hiện (trong đó có 4 đến từ Phương Nam). Ông Trầm Khải Hòa là đại diện đến từ Chứng khoán Phương Nam và ông Trâm Bê (bố ông Trầm Khải Hòa) đến từ Phương Nam.
Gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn ở Thường vụ Quốc hội cho biết, NHNN đã tiến hành thanh tra Sacombank từ tháng 7 và sẽ công khai kết quả thanh tra sau khi hoàn tất.
Huấn Tú
tigerstock68
12/09/2012
www.nguoiduatin.vn/lat-lai-vu-dai-gia-tram-be-bi-tong-tien-10-trieu..
voiva
12/09/2012
Còn các con cá còn lại, nếu ngoan cố 1 cuộc thanh tra của NHNN hay công an kinh tế là anh sẽ mất hết. Ở VN hiện nay đằng sau mọi tài sản lớn đều có sự phi pháp. Nó có bị sờ đến hay không thì chỉ có ít người biết. Trong cuộc chơi này rõ ràng ai nắm thế chủ động thì đã rõ. Chỉ cần xâu chuỗi các vấn đề về nợ xấu, bđs, và quỹ giải cứu nợ xấu cũng sẽ ít nhiều biết được diễn biến của các thị trường trong thời gian tới.
Ai sẽ hưởng lợi, các biện pháp hành chính sẽ được đưa ra để can thiệp vào thị trường chẳng hạn như sự chồng chéo và phi lý về vàng. Nó ra đời nhằm mục đích gì. Tiền trong dân vẫn còn thông qua thống kê về lượng vàng trong dân nắm giữ, lượng USD. Chẳng bao lâu nữa dưới những lý lẽ biện hộ tiền sẽ được bơm ra, đầu tiên dưới danh nghĩa kích thích sản xuất nhưng ai mà biết nó sẽ được dùng làm gì. Mục đích chính là bong bóng phải được bơm.
Sau khi ngân hàng được xử lý, sẽ đến lượt các công ty nắm giữ các nghành sản xuất chính được thâu tóm.
Cuối cùng, kịch bản hay nhất sẽ đến. Khi đó thời gian cũng đủ dài cho văn hóa phương tây du nhập và người ta sẽ quen với các hình thái tài chính đó. Vậy là hoàn thành .
Các biện pháp tài chính cũ rích nhưng vẫn hiệu quả khi mà truyền thông, thanh tra và nhiều nhiều thứ khác là công cụ. Bầy cừu thì lại chỉ biết đi theo lề và hoảng sợ mỗi khi có pháo nổ. Sói vẫn đang đói mồi.
Viết đến đây thôi, đi cafe đón cơn gió mát!
Sửa bởi voiva: 12/09/2012 - 20:32