Jump to content

Advertisements




Sự mặc khải của thi ca


11 replies to this topic

#1 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 11/11/2011 - 09:36

Tác giả:Giáo Hảo



- Từ độ con người chia tay với Thượng Đế, đi theo tiếng gọi của tình yêu và nỗi chết trong cuộc trưởng thành thống khổ của nhân loại, nó luôn tìm cách trở lại tuổi thơ của mình, trở lại vườn địa đàng tìm lại trái cấm thuở ban đầu ngon ngọt. Cuộc hành hương mơ mộng ấy có tên là Thi Ca...


I. Thi ca - giấc mơ về tuổi thơ nhân loại:

Kinh Thánh không chép được lời của Eva xui Adam ăn trái cấm. Chỉ biết rằng khi đôi môi ma túy của nàng ghé sát vào tai chàng, chợt cơn thèm ăn trái cấm bùng vỡ trong cuống họng chàng, bất chấp lời răn đe chết người của thần linh. Mắt Adam chỉ nhìn thấy trái cấm trong y phục lõa thể của tòa thiên nhiên tuyệt mỹ. Chàng đã hành động chiều theo ý người đẹp, để chia tay sự bất tử, đồng thời nhận lấy tình yêu và cái chết. Có lẽ, lời thì thầm của Eva khuyên Adam ăn trái cấm hôm đó là bài thơ đẹp nhất của nhân loại? Vì vậy người đời đã gọi thi ca bằng cái tên diễm lệ: Nàng Thơ.

Thi ca và tình yêu do đó đã được sinh ra đồng thời với niềm xúc cảm tuyệt vời của ngôn từ, thông qua tiếng nói linh thiêng của Eva, đánh thức trái tim gỗ đá Adam, khiến nó phát lộ đam mê cùng tận. Nếu phẩm hạnh của triết học là hoài nghi, của tôn giáo là đức tin, thì phẩm hạnh của thi ca là rung cảm và mơ mộng. Thi ca và tình yêu đều được phát nguyên từ cội nguồn trái tim con người, thông qua hình tượng và ngôn ngữ. Chừng như sự xuất hiện tiếng nói trong vườn Eden còn quan trọng hơn sự hiện diện của Thượng Đế.

Bởi vì trong buổi bình minh của nhân lọai, tiếng nói cũng được đồng nghĩa với thần linh. Eva và Adam cùng dắt tay nhau, một bàn tay nàng vịn vào tình yêu, một bàn tay chàng vịn vào thi ca, trả lại Thượng Đế sự bất tử để đi về phía mồ hôi, nỗi thống khổ, khoái lạc và cái chết có tên là trần thế. Từ đó, thi ca là giấc mơ của con người luôn luôn khao khát tìm về thời ấu thơ của mình trong vườn địa đàng ký ức. Nơi đó, con người sống chung với thần linh trong gia đình vũ trụ. Nơi đó, như kinh Veda mô tả, con người không thể và không muốn phân biệt mình với một đám mây, con bò hay thần thánh. Tất cả là nhất nguyên đơn sơ mà kỳ lạ, lắng đọng mà riêng rẽ, hài hòa mà phân thân.

Kinh Cựu Ước nói rằng Thượng Đế đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của mình. Điều này phải nói ngược lại mới chính xác. Sự sáng tạo ra khái niệm Thượng Đế là sự sáng tạo vĩ đại nhất của con người để tháo bỏ cái lốt cuối cùng của dã thú, sau khi tiếng nói và tư duy xuất hiện. Chính ý thức đã ném con người vào vũ trụ cô đơn, khiến nó sợ hãi vô cùng trước hư vô và cõi chết.

Để có một cứu cánh, một nơi bấu víu cuối cùng vào thế giới trơn tuột này, con người đã rất thông minh khi sáng tạo ra người bạn vĩ đại toàn năng theo hình ảnh của mình, như cái phao trên biển cả để vượt thoát nỗi cô đơn và cái chết. Người bạn đó, cái phao cứu hộ đó có tên là thần linh. Thiêng liêng hóa hình ảnh của mình là bước tiến nhân bản nhất của khởi nguồn nhân loại. Có thể nói, thần linh đã được sinh ra trong cảm hứng thi ca, trong rung cảm cô đơn tột cùng của con người. Ngay cả khi con người đã thoát khỏi đa thần giáo, Thượng Đế của các tôn giáo hầu như đều là đứa con sinh đôi đồng thời với thi ca.

Apollon, vị thần thi ca uy quyền vào loại bậc nhất trong thần thoại Hi Lạp là hứng khởi của chiến thắng trừ cha mình là thần Zeus. Apollon có mặt trong hầu hết sự sáng tạo nơi đỉnh Olempo, tham dự vào mọi xúc cảm của vũ trụ và con người. Chừng như chính Apollon đã hóa thân vào Homère để sáng tạo ra thiên anh hùng ca Iliade và Odyssée ? Thi ca hay là sự huyền ảo của tuổi thơ nhân loại, một lần nữa, đã được một người trần mắt thịt là Homère đưa trở lại vườn Eden Hi lạp.

Ở đó, nhờ thi ca, thần linh được sống kiếp con người với tất cả bản năng nguyên thủy, với vẻ đẹp của đam mê, khoái lạc và tội lỗi. Có thể ngày nay thần linh đã rời bỏ đỉnh Olempo huyền thoại, nhưng thi ca đã không rời bỏ con người. Thi ca đã hóa thân thành nàng Pelenop,luôn luôn biết cách đợi chờ niềm thi hứng của con người, như đã từng đợi chờ chàng Odyssée trở về từ cuộc lãng du thần thoại. Từ độ con người chia tay với Thượng Đế, đi theo tiếng gọi của tình yêu và nỗi chết trong cuộc trưởng thành thống khổ của nhân loại, nó luôn tìm cách trở lại tuổi thơ của mình, trở lại vườn địa đàng tìm lại trái cấm thuở ban đầu ngon ngọt. Cuộc hành hương mơ mộng ấy có tên là Thi Ca.


II. Thi ca hay là sự cứu rỗi của cái Đẹp.

Trong cuốn “Thi Pháp”, Aristote đã gọi khoa học, nghệ thuật, trong đó hàm chứa cả khái niệm nguyên thủy linh hồn và Thượng Đế bằng một cái tên rất khải thị là Thi Ca. Chừng như khái niệm Thi Ca của Aristote có nét gì đó hao hao với khái niệm Đạo của Lão Tử, mặc dù chữ Đạo của Lão có phần căn nguyên và rốt ráo hơn. Triết học, nói cho cùng đã được giáng sinh trong máng cỏ ấm nồng của niềm hứng khởi thi ca. Vũ trụ được gói trong một chữ Dịch của Khổng Tử hay một chữ Đạo của Lão chỉ có thể đi vào tâm trí con người bằng niềm xao xuyến thi ca. Ngay cả thế giới ý niệm duy tâm của Platon cũng phải thông qua hình ảnh ngôn từ,trong nỗi xúc cảm dù thoáng gợn lăn tăn của thi ca. Có thể mượn lời của Socrate nói về mình để nói về thi ca: “Mẹ tôi đỡ đẻ cho những sản phụ, tôi đỡ đẻ cho những bộ óc.”

Thi ca – bà đỡ kỳ diệu của triết học, đã tìm ra phép cắt rốn cho niềm siêu hình tăm tối, khiến cái tưởng như già cỗi nhất, khô cằn nhất biết cất lên tiếng khóc non tơ chào đời trong ánh sáng của suy tưởng và xúc cảm. Vì vậy, chúng ta dễ giải thích vì sao nền văn minh Trung Hoa được khởi nguồn bằng bộ Kinh Thi vĩ đại. Hầu hết các nền văn minh đều được sinh thành từ nguồn sữa Thi Ca. Văn mimh Hi Lạp bắt đầu từ thần thoại của thần thi ca Apollon và nữ thần Athena, vị thần của văn học và điêu khắc. Văn minh Do Thái khởi phát từ các chương Thi Thiên trong Cựu Ước. Trường ca Veda là nền tảng cho nền văn minh bí ẩn Ấn Độ.

Đức Phật, Chúa Jésus hay tiên tri Mahomet… nói cho cùng đều là những nhà thơ lớn vào bậc nhất nhân loại. Khởi nguồn, thông qua sự mặc khải thi ca, tôn giáo đã tìm đến con người với đôi tay bè bạn, với tiếng nói của tình nhân, với niềm an ủi sẻ chia hơn là niềm cứu rỗi. Tôn giáo mượn con đường thi ca để con người tìm ra đối trọng trước hư vô, đặng hoá giải cái chết, mang đến cho cái chết xiêm y trần gian xúng xính và một bộ mặt đầy thiên giới, do đó cũng đầy nhân tính hơn. Tôn giáo đã dùng thi ca làm đôi cánh để đưa con người bay qua vực thẳm cô đơn, giúp con người có thêm người bạn đồng hành Thượng Đế. Người bạn siêu phàm kia cũng chính là sự hoá thân của con người thông qua xúc cảm thi ca đầy mộng mơ và lãng mạn.

Nếu triết học đi tìm sự khôn ngoan, tôn giáo đi tìm thần linh thì thi ca đi tìm cái Đẹp. Chiến tranh, cuồng tín, dịch bệnh, thiên tai… hàng mấy nghìn năm qua đã đe dọa cái Đẹp của con người bằng sự dung tục hóa, bằng lòng tham và thù hận, nhưng không tước đọat được niềm mộng mơ đầy thi vị của nhân loại.

Bởi vì thi ca chính là hài nhi trong máng cỏ loài người, là sự hồn nhiên nhất của tuổi thơ nhân loại còn sót lại. Nếu đứa trẻ con ấy không còn, thì đôi mắt ngây thơ của loài người cũng biến mất, đồng thời cái Đẹp cũng biến mất. Nếu triết học là sự già giặn, là ông lão của con người thì thi ca càng cần phải giữ lấy tính trẻ con của nhân loại. Người Trung Hoa đã nhìn ra điều đó nên gọi Tạo Hóa là hóa nhi. Vì mãi giữ được sự trẻ con như vậy, nên Tạo Hóa chính là nhà thơ vĩ đại nhất đã sáng tạo ra vũ trụ và con người trong niềm thi hứng vĩnh cửu, rồi truyền cho con người xúc cảm thi ca khởi nguồn mọi sáng tạo ấy. Chính vì vậy, cái Đẹp đã được thi ca cứu chuộc trên cây thập tự của xúc cảm ngôn từ.


III. Thi Ca trong đời sống tâm linh người Việt.

Trong lịch sử thi ca thế giới, hiếm thấy tác phẩm nào đi sâu vào đời sống tâm linh con người như Truyện Kiều của Nguyễn Du đối với dân tộc Việt Nam. Hiện tượng bói Kiều của người bình dân đã chứng tỏ vai trò của thi ca trong đời sống xã hội thật to lớn, mặc dù Truyện Kiều mới xuất hiện trên hai trăm năm nay. Chừng như Thi Ca đã mượn Nguyễn Du để cài vào mỗi câu, mỗi trang Kiều toàn bộ bí ẩn của đời sống với sự mặc khải về một tôn giáo mới-tôn giáo của cái đẹp. Trong hố thẳm tuyệt vọng, thi ca đã để sẵn một bàn tay dìu dắt.

Trong trái cây đau khổ, thi ca là cái nhân cựa quậy một niềm vui rón rén nảy mầm. Bằng hai bàn tay may rủi, con người tìm cách bấu víu vào mỗi câu Kiều như bấu víu vào ánh lửa le lói trong chính tâm hồn mình, đặng nhờ thi ca mách bảo những điều mà thần linh không thể mách bảo. Thi ca tìm đến với con người không phải bằng nỗi sợ hãi thần thánh của tôn giáo mà bằng niềm tri âm tri kỷ rất tình nhân, an ủi mà không thương hại, trìu mến mà không ban phát, say đắm mà không cuồng dại. Cái đẹp nơi Truyện Kiều không chỉ cần được giải mã bằng tiếng kêu thương, bằng niềm khắc khoải, mà còn cần được giải mã bằng đức tin và niềm hi vọng.

Người ta chắp tay để: “Lạy ông Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều…” như là để lạy chính nỗi thống khổ của kiếp người, lạy sự chịu đựng, sự hi sinh, thậm chí yếu đuối thiệt thòi của cái thiện, lạy cái phần bị đày ải nhất của nhân sinh. Ở nơi đó là “thập loại chúng sinh”, cái gốc của cái đẹp nâu sồng mà mimh triết,giản dị mà bền vững. Do vậy, chúng ta hiểu vì sao thi ca có lúc đã biến thành kinh kệ trong đền chùa miếu mạo như trường hợp “văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du và của một số nhà thơ khác.

Trước khi tam giáo được truyền vào Việt Nam,thi ca đã xuất hiện cùng với tuổi bình minh của dân tộc. Nền văn chương truyền miệng với ca dao tục ngữ đã làm nên dấu ấn tâm hồn Việt Nam, tạo nên bản sắc thẩm mỹ của đời sống tinh thần dân tộc. Trong chừng mực nào đó, thi ca với gương mặt ca dao tục ngữ là nơi ký gởi ký ức và kinh nghiệm nhân sinh của cộng đồng, đồng thời thi ca còn đóng vai trò như những câu kinh trong tôn giáo, giúp con người có cơ hội tìm lại hình ảnh mình trong đời sống tâm linh, thông qua nỗi xúc cảm và vẻ đẹp của thế giới trong tư duy, trong ngôn từ. Sự sáng tạo ra thể thơ lục bát trong ca dao phải chăng là sự sáng tạo kỳ vĩ nhất của thi ca dân tộc, là nhịp đưa nôi của tuổi thơ Lạc Việt, là tiếng ầu ơ của của mẹ âu Cơ, của biển ru bờ.

Nhịp thơ sáu tám dường như cũng đưa đẩy, gập ghềnh, trầm bổng theo vận nước nổi trôi, theo dáng hình tia chớp của một đất nước mà lịch sử luôn giành cho những con đường khúc khuỷu, cam go. Cái hồn nước đã được thi ca gởi gắm trong lục bát ca dao, may mắn thay thế hệ chúng ta vẫn còn giữ được, mặc những hò hét hiện đại chủ nghĩa, mặc những dòng thơ lai căng tây hoá giả cầy. Cái hồn lục bát ca dao mới mẻ mãi mãi kia chính là của ăn đường, là vốn liếng của hành trình thi ca dân tộc. Nó được lời thêm, giàu thêm bởi Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Huy Cận…Nó rung động ngay cả niềm tin tôn giáo của dân chúng trong điệu hát chầu văn nơi đình chùa lễ hội, khơi dậy niềm vui sống trong làn điệu chèo, quan họ, ví dặm hoặc hát đúm. Lục bát như sợi dây lạt buộc lời giao duyên, buộc liền anh vào liền chị, buộc bộ tộc Lạc Việt vào mảnh đất hình chữ S này trong niềm đa cảm của nền văn minh lúa nước.

Dân tộc chúng ta đã tiếp nhận Phật giáo, Nho giáo,Đạo giáo thông qua đôi mắt hồn nhiên, mơ mộng, thông qua một tâm hồn thi sĩ. Tôn giáo được truyền vào nước ta không chỉ có niềm tin siêu hình, mà còn cả nét tinh hoa của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ. Phật giáo được kết hợp với triết học đầy thi hứng của Lão Trang truyền qua nước ta sau khi đã được truyền trực tiếp từ Ấn Độ. Từ thiền phái của nhà sư Tây Trúc Ti-ni-đa-lưu-chi đến thiền phái của nhà sư Trung Hoa Vô Ngôn Thông đã tạo ra thiền tông Trúc Lâm Trần Nhân Tông,

Tuệ Trung Thượng Sỹ chính là công cuộc Việt hoá thiền tông trong cảm xúc thi ca bí ẩn của đời sống tâm linh dân tộc. Thiền,hay chính là thi ca được cô tịch trong tột cùng im lặng? Cuộc đi tìm Niết Bàn trong mỗi tâm hồn con người hoá ra lại thông qua niềm hứng khởi thi ca, thông qua xúc cảm về cái đẹp hằng sống trần gian hơn là đi tìm chỗ bấu víu trong hư không thăm thẳm. Hầu hết các nhà sư thời Lý đều là những nhà thơ thiền như Không Lộ thiền sư, Mãn Giác thiền sư… Phật giáo thông qua đôi mắt ngơ ngác huyền ảo Lão Trang tạo tiền đề cho Thiền xuất hiện, được truyền qua Việt Nam trong tinh thần thực tiễn thâm sâu Nho giáo, kết hợp với cái mộc mạc hồn nhiên, dân dã, giản dị và chân thành Giao Châu, tạo ra hàng loạt nhà thơ, những người hướng dẫn tinh thần dân tộc như: Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Lã Đinh Hương, Lý Phật Mã…Thi ca đã biết cách cư trú nơi chùa chiền miếu mạo không phải trong vai trò tín đồ hay sư sãi, mà là biểu hiện của cái Đẹp, là nét xao xuyến trần gian ngay trong lòng siêu hình hư tưởng.

Thi ca – con đường sương khói dẫn đến đời sống tâm linh con người, là con thuyền chở Đạo, đồng thời cũng biết cách biến mình thành phương tiện tự vệ khi cộng đồng lâm nguy. Huyền thoại về bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt đã chứng tỏ vai trò, sức mạnh của thi ca trong cuộc đánh bại quân xâm lược qủa là to lớn. Suốt hành trình lịch sử, khi có giặc, thi ca đã thành vũ khí, thành tiếng kèn xung trận. Khi hòa bình, thi ca tham gia vào đời sống đạo hạnh, gìn giữ thuần phong mỹ tục khi Nguyễn Trãi soạn “Gia huấn ca”, Lê Thánh Tông tức cảnh sinh tình, mượn thi ca mà an dân trị quốc …Thi ca tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, gia đình và cá thể. Cuộc sống dù cực nhọc chừng nào cũng phải giữ lấy chất thơ của nó, như giữ lấy cốt cách mộng mơ dân tộc.

Cũng như bao đất nước khác trên hành tinh, đất nước chúng ta bao giờ cũng vẫn là một đất nước thi sỹ. Thi ca đã xuất hiện đồng thời với tiếng Việt, đã song hành với mọi thăng trầm lịch sử, đã góp phần to lớn trong sự hình thành bản sắc văn hóa và nền tảng tinh thần dân tộc. Nhiều người lo sợ cho sự tồn tại của thi ca trước sự xâm lăng toàn diện của chủ nghĩa thực dụng thời kinh tế thị trường khắc nghiệt này. Không, thi ca vẫn là dòng nước ngầm nuôi dưỡng sự xanh tươi trong đôi mắt hồn nhiên ngơ ngác của dân tộc. Thiếu đôi mắt hồn nhiên kia, thi ca có thể sẽ ra đi cùng với sự ra đi của ngôn ngữ. Nhưng thảm hoạ ấy sẽ không bao giờ xảy ra, khi thi ca mãi mãi giữ lại cho chúng ta cái tuổi thơ huyền nhiệm của dân tộc và nhân loại. Ở đó, trong đời sống tâm linh con người, thi ca bao giờ cũng là niềm mặc khải của Chân Thiện Mỹ, hoài niệm và tiên cảm cho chúng ta về một thế giới mãi mãi tồn tại trong nỗi xúc động ban đầu…

#2 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 13/11/2011 - 02:52

Thi ca là tiếng nói phát xuất từ tâm khảm đáy lòng, tâm tư thi sĩ cùng nguồn thơ cảm hứng, bản thân nội tại và thế giới ngoại tại hòa một trong cảnh giới phi ngã, không biên giới của ta và ngoại vật, tất cã trở thành dòng thơ tuôn trào bất tận (dù gói gém trong vài chữ như các bài kệ của Thiền sư hay hàng ngàn câu thơ Kiều của Tố Như) và gởi cho thế gian những tuyệt tác văn chương bất hũ ... Đó là trạng thái xuất thần trong thi ca nhưng thi sĩ không nên đắm chìm say mê trong trạng thái này mà phải vượt qua nó để trở về Nhà .

Sửa bởi daicoviet: 13/11/2011 - 03:02


#3 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 13/11/2011 - 10:37

Lão cò đọc không kỹ rồi...Không phải hễ làm thơ là phải lên đồng để ra cảnh giới phi tiêu phi ngã gì hết.Bởi vì vậy cho nên:


Hoan hô Quốc hội sắp ban hành luật nhà thơ

Giáo Hảo


- Các vị dân biểu chắc là nhìn xa trông rộng, thấy mối nguy của dân tộc hiện nay là nhà nhà làm thơ, người người làm thơ, không biết chữ cũng làm thơ, cứ thơ phú thi thi tửu tửu kiểu này quên bố nó chuyện tiến lên thiên đường cộng sản, bèn sinh ra bộ luật này để cấm việc ai cũng có thể biến thành nhà thơ chăng?...


*

Trên báo điện tử “Pháp luật TP ngày 03-11-2011, có in bài: “Luật cần không có, lại thò luật nhà thơ”, nhằm chê bai “cuốc hội” (theo cách viết của nhà báo Beo - Thu Hồng) bao nhiêu luật cần có không bàn, lại đâm ra vớ vẩn, thò luật nhà thơ, luật thư viện ra cho rách việc. Đến nỗi, đại biểu quốc hội Trần Du Lịch đã phản ứng rằng:

“Đưa Luật Nhà thơ vào làm gì?” - “Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri” - ĐB Trần Du Lịch bức xúc.



Theo thiển ý của chúng tôi, báo Pháp luật TP và đại biểu quốc hội Trần Du Lịch chắc chưa hiểu hết thâm ý của quốc hội, nên mới có ý phản đối luật nhà thơ chăng?

Riêng bản thân chúng tôi (danh xưng này bị mấy độc giả không hiểu, phản ứng: có nhiều ông Hảo trong một ông Hảo hay sao mà xưng “chúng tôi”? Chẳng qua, khi còn bé đi học, thầy dạy TMH rằng: xưng “tôi” trong bài viết không khiêm nhường, lấc cấc, cái tôi đáng ghét, nên phải xưng “chúng tôi” cho văn hóa và khiêm tốn), nghe quốc hội bàn luật nhà thơ thì hai tay bèn đưa lên trời mà vỗ đến rát ràn rạt để hoan hô quốc hội.

Trần Mạnh Hảo trở cờ sao mà đột nhiên hoan hô quốc hội của đảng vậy? (98% đại biểu quốc hội là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, 2% đại biểu quốc hội tuy không mang thẻ đảng viên nhưng cũng là những đảng viên ngầm, kết nạp trong bóng tối, giả vờ không đảng viên để thành phần quốc hội của đảng có tí tì ti dận trong đó cho ra vẻ dân… chủ chứ không phải hoàn toàn đảng… chủ)

Xin đừng quy kết vội, xem chúng tôi bàn cái đã, thưa quý bạn đọc.

Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng: thi ca bao giờ cũng là yếu tố khai sáng nền văn minh. Hai trường ca vĩ đại của đại thi hào Home: Iliad và Odissey đã mở đầu cho nền văn minh vô tiền khoáng hậu Hi Lạp. Kinh Vệ Đà (veda) một hình thức thi ca truyền miệng đã mở đầu văn minh Ấn Độ. Kinh Thi mở đầu cho nền văn minh Trung Hoa. Ngay cả khi nền văn minh Trung Hoa khi đã phát triển cao độ, thì đại thi hào Khuất Nguyên của nước Sở đã mở màn cho nền văn chương bác học Trung Hoa. Việt Nam ta, ai ai cũng biết, ca dao, dân ca (thi ca) đã khai sáng cho văn hóa dân tộc.

Có lẽ, quốc hội Việt Nam hôm nay với các đại biểu hầu hết đều thông qua bằng cấp của nền văn hóa siêu việt tại chức, hoặc siêu việt chuyên tu (dốt như chuyên tu, ngu như tại chức - ngạn ngữ truyền miệng bố láo của các thế lực thù địch), toàn là thạc sĩ, tiến sĩ (hầu hết mù ngoại ngữ) đã thấy vai trò thi ca là vô cùng quan trọng với dân tộc Việt Nam, nên các vị muốn có trong hiến pháp một đạo luật nhà thơ chăng?

Hoặc giả các dân biểu, các trưởng lão của đảng cử dân bầu (bán ?) thấm nhuần cuốn sách vô cùng kinh điển của đại triết gia Hi Lạp cổ Platon là cuốn (Republic: “ Cộng hòa”), thấm nhuần câu nói trứ danh của vị hiền triết: “Hãy choàng vào cổ các nhà thơ vòng nguyệt quế rồi đuổi họ ra khỏi nền cộng hòa” mà sinh ra luật nhà thơ chăng?

Các vị dân biểu chắc là nhìn xa trông rộng, thấy mối nguy của dân tộc hiện nay là nhà nhà làm thơ, người người làm thơ, không biết chữ cũng làm thơ, cứ thơ phú thi thi tửu tửu kiểu này quên bố nó chuyện tiến lên thiên đường cộng sản, bèn sinh ra bộ luật này để cấm việc ai cũng có thể biến thành nhà thơ chăng?

Biết đâu, sau khi luật nhà thơ được ban hành, cấm đưa thơ dở vào sách giáo khoa, cấm đưa thơ dở lên đài truyền hình ca ngợi, cấm những người làm nghề ca ngợi thơ dở thì đất nước được cứu vãn, không còn bị bạn vàng lừa đảo ôm hôn rồi lén cướp biển, cướp đất, cướp đảo, cướp nước nữa? Chuyện ông Hữu Thỉnh, chủ tịch nhà văn vừa ca ngợi thơ dở của ông Trần Gia Thái (ông HT còn ca ngợi thơ dở của ông Hồng Vinh, ông GS. Hà Minh Đức) tai hại cho văn học, cho văn hóa nước nhà xiết bao. Chuyện ông tiến sĩ nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại cũng mượn báo “An Ninh thế giới” mà ca ngợi thơ dở của ông tổng giám độc đài phát thanh & truyền hình Hà Nội Trần Gia Thái là hay lắm lắm, làm công chúng trẻ bị mê lầm, toàn đi tìm thơ dở thưởng thức thì có phải là tiêu diệt mỹ cảm văn chương không nào?

Việc quốc hội cần có một đạo luật cấm quách việc đưa thơ dở tràn lan vào sách giáo khoa để học, cấm quách việc khen thơ dở tràn lan trên truyền hình, cấm quách việc dạy và quảng bá thơ dở tràn lan trên báo chí là phương cách cứu nước hữu hiệu đó sao? Vỗ tay!

Một năm, đài truyền hình quốc gia và hàng mấy chục đài truyền hình trong cả nước đưa lên truyền hình ca ngợi ít nhất một trăm ông bà chuyên làm thơ dở, ca ngợi các tập thơ dở, hại cho ngân sách cả nghìn tỉ đồng. Việc mất tiền vào việc đi ca ngợi thơ dở trên truyền hình, trên báo đài là vô cùng to lớn, nhưng việc làm mất mỹ cảm thi ca của lớp trẻ thì còn tai hại khôn lường. Cứ nhìn vào sách giáo khoa văn học xem, hầu hết các bài thơ được dạy cho học sinh học chẳng là những bài thơ dở hay sao? Tai hại lắm, tai hại lắm. Nên việc quốc hội ra một bộ luật cấm học thơ dở, cấm tuyên truyền, cấm quảng cáo thơ dở thì Trần Mạnh Hảo tôi không chỉ có vỗ tay, mà còn vỗ cả chân nữa.

Nhưng thế nào là thơ hay, thế nào là thơ dở thì rồi đây chắc quốc hội sẽ cho ra một bộ luật khác quy định thơ hay là thế nào, thơ dở là thế nào, ông nào được làm thơ tự do, bà nào được làm thơ ngũ ngôn, cụ nào được mần lục bát… đưa ra thảo luận để những ông nghị loa phường… tha hồ lên truyền hình phản biện, để dân quên đi việc đòi hỏi cần có bộ luật về biển đảo, cần có bộ luật về thế nào là giặc, thế nào là bạn, không được coi giặc là bạn… chẳng hạn.

Có thể, các dân biểu trăm công nghìn việc, vừa một mình kiêm lập pháp, kiêm hành pháp, kiêm tư pháp, vừa đá bóng vừa thổi còi mệt quá, nên thường xuyên ngủ gật khi đăng đàn quốc hội, cần có một bộ luật rất vui nhộn là luật nhà thơ, luật thư viện mang ra bàn để làm thuốc chống buồn ngủ thì cũng là hữu ích cho quốc gia đại sự lắm chứ sao?

Có thể, các vị dân biểu thấy hiện nay các cán bộ cao cấp về hưu, phát biểu toàn có trái chiều với lề phải, ví như các ông Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Trần Phương, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Dương Danh Dy, Tống Văn Công, Lê Hiếu Đằng, Trần Nhơn…

Các bố hưu trí, rỗi việc bèn nói toẹt ra sự thật, nói toẹt ra mọi thứ làm dân nó thích như chim chích, rất nguy cho an ninh quốc gia cần phải giấu diếm sự thật mới làm chánh trị được. Quốc hội được đảng rỉ tai: phải có luật cấm các cán bộ cao cấp về hưu làm thơ, in thơ, không thì tai hại cho đảng lắm. Mà quốc hội thì đảng bảo sao làm vậy; vì quốc hội là đày tớ của nhân dân, mà nhân dân thì lại làm đày tớ (xin lỗi, chịu sự lãnh đạo) của đảng. Ví như thơ của nguyên thứ trưởng bộ nông nghiệp Trần Nhơn toàn đả kích vào chủ nghĩa Mác-Lê, toàn nói xấu đảng, thì đảng không thể chịu nổi, mà bắt ông này thì không được, vậy nên chỉ cần luật cấm các bố này làm thơ là thượng sách…

Chưa nói đến bọn làm thơ diễn biến hòa bình (trong khi bạn vàng Tầu Phù bốn tốt, mười sáu chữ vàng thì đang diễn biến chiến tranh) thi ca là món rất phức tạp, rất khó lãnh đạo. Vậy nên quốc hội có luật cấm làm thơ, theo lời khuyên của Platon bỏ ra nghìn tỉ đồng cho tất cả mấy trăm nhà thơ của hội nhà văn Việt Nam được giải thưởng văn học H-C-M hết ráo đi, rồi cấm chúng làm thơ ca hò vè rách việc cho yên chuyện, cũng là thượng sách, chứ sao?

Nhân việc quốc hội bàn về luật nhà thơ, luật thư viện, chúng tôi cũng xin gợi ý quốc hội nên có luật về nhà văn, luật về họa sĩ, luật điện ảnh, luật múa, luật nhiếp ảnh, luật sân khấu, luật ca nhạc, luật chim hót, luật mây bay gió thổi không theo định hướng xã hội chủ nghĩa mới yên bề mà trị dân được.

Thưa quốc hội, việc bảo vệ tình nhân, bảo vệ các ông chồng bị hành hung trong việc chăn gối theo chúng tôi là việc rất hệ trọng, cần được bộ luật của quốc hội bảo vệ. Vì luật pháp sinh ra là để bảo vệ người dân. Hiện nay, cái ác đã lấn vào cả tình yêu, cái ác đã xuất hiện cả khi các cặp tình nhân hôn nhau hoặc cả khi ân ái.

Ngày xưa, tên Juda bán Chúa đã dùng nụ hôn chỉ điểm cho quân dữ bắt Chúa Jesus: ta hôn ai thì các người bắt kẻ đó nha. Hiện nay, có những loài quỷ dữ son phấn giả làm người đẹp mê hồn, mượn cái hôn để cắn đứt lưỡi tình nhân. Vậy quốc hội có cần ra một đạo luật nghiêm khắc: CẤM HôN LƯỠI để bảo vệ cái lưỡi cho công dân của nền cộng hòa được yên lành mà nói lên sự vui mừng được sống trong thiên đường xã hội chủ nghĩa, có phải thậm hay không?

Hiện nay, việc các bà vợ (hoặc tình nhân) ghen tuông cắt mất chim các ông chồng đang là chuyện phổ biến, một vấn nạn quốc gia, gây ra sự khiếp hãi cho đàn ông khi vào việc chăn gối. Mà như các vị quốc hội biết đấy, khi vào chuyện ái ân hạnh phúc kia mà đàn ông lo sợ bị mất của qúy, thì chúng tôi xin cam đoan với quốc hội là trăm phần trăm trên bảo dưới không nghe. Nếu cánh đàn ông khi vào cuộc chăn gối mà trên bảo dưới không nghe vì sợ vợ làm liều, sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong dân tộc, thưa quốc hội.Việc này dễ gây ra diệt chủng lắm, thưa các vị dân biểu đáng kính.

Nên chúng tôi xin kiến nghị lên quốc hội hãy thương xót nhân dân mà cho ra một đạo luật cấm vợ hay tình nhân cắt đứt chim chồng vì ghen tuông, lấy tên rất dễ hiểu là LUẬT CẤM CẮT CHIM thì có phải là nhân đạo vô cùng, là cứu nguy dân tộc, là mở đường hiếu sinh cho các thế hệ tương lai, hơn là đưa ra đạo luật nhà thơ rất vui nhộn ra bàn, bị ông nghị Trần Du Lịch chê là ấm ớ hay không?

Sài Gòn ngày 03-11-2011


Sao không thấy mấy tên ngốc tử giám vào đây phóng phi tiêu mình,như rình rập phóng phi tiêu Giáo Hảo nhỉ?Mong lắm thay...He...he (cười dậy nó mới hiểm)

#4 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 13/11/2011 - 14:33

Đương nhiên rồi, chiếc áo không làm nên nhà tu, không phải ai làm thơ cũng đi vào cảnh giới đó nói gì đến bọn bồi bút, bồi thơ theo định hướng tuyên truyền lố bịch nếu Cao Bá Quát mà sống dậy thì lại thêm một lần bịt mũi :
Ngán cho cái mũi vô duyên,
Câu thơ xã nghĩa, con tàu quốc doanh .

Sửa bởi daicoviet: 13/11/2011 - 14:39


#5 TanHongThuy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 383 Bài viết:
  • 334 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 13/11/2011 - 23:07

Tác phẩm minh họa như Mikhail Solokhov đọc cũng tạm được , chắc vì vậy mà được giải Nobel chăng ?

#6 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 17/11/2011 - 12:37

Độc quyền cả chuyện sống chết của người bệnh



Goccomay - Cổ nhân nói "cứu một người phúc đẳng hà sa". Vậy mà trong lúc Bộ Y tế chưa tìm ra được phương pháp hữu hiệu dập tắt được một dịch bệnh có cái tên (mới) "tay-chân-miệng" (TCM) đang lây lan trong phạm vi cả nước, lại cản trở một nhà khoa học (không trong ngành Y tế) đang tận tình cứu chữa người bệnh ở Ninh Thuận, thật không thể hiểu nổi.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm năng lượng và dung dịch hoạt hóa, điện hóa Hà Nội thuộc Viện Khoa học Việt Nam người từng được biết nhiều do ông có phương pháp chữa bệnh TCM hiệu quả bằng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anolyte và Catolyte, hay còn gọi là nước Ozone, muối sạch có nồng độ tinh khiết trên 99,7% để tắm rửa, bôi ngoài da và cho các cháu xúc miệng có thể diệt được vi rút gây bệnh. Như lời TS Khải mô tả khi ông tới tham gia điều trị bệnh nhân nhi tại bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận như sau: "Bắt đầu làm từ lúc 14: 05 phút. Đến 14 giờ 22 phút thì tất cả các cháu đều không gãi. Tổng số hôm đó là 40 lít nước, mỗi cháu dùng nửa lít. Chỉ trong một phút các cháu không khóc, không gãi và bắt đầu ăn được tức là tôi đã triệt được khuẩn triệt được vi rút." (1).

Mặc dù vậy chỉ sau một cú điện thoại từ Bộ Y tế, TS Khải đã bị truất quyền được cứu người. Như lời ông nói với RFA sau đây: "Đồng chí Hòa, phó chủ tịch thường trực, đồng chí Võ Đại Phó chủ tịch là người cùng tôi đi kiểm tra các cháu trước và sau khi chữa nhưng Bộ y tế gọi điện thoại vào, ai thì tôi không biết nhưng giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận gọi cho tôi đề nghị tôi phải ngưng ngay, tức là tôi chỉ được cứu các cháu từ 14:02 phút cho đến 23:59 phút sau đó tôi về ngủ. Sáng dậy người ta báo tôi phải ngưng. Rất tiếc rằng tôi không làm trọn 3 ngày vì ở Hà Nội và trên toàn lãnh thổ Việt Nam chưa có cháu nào tôi chữa quá 5 ngày." (1)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bé trai 9 tháng tuổi đang nằm bệnh viện Bình Dương vì bệnh tay chân miệng hôm 24/8/2011 - AFP photo

Trên báo Giáo dục Việt Nam (GDVN), độc giả Nguyễn Quyết (Phú Thọ) nhận định: "Đối tượng mà ngành Y tế tác động đến là con người nên không thể thờ ơ, vô trách nhiệm với dân được. Bệnh chân tay miệng là một dịch bệnh đang hoành hành với hàng trăm nghìn ca bệnh trên cả nước rồi cũng có đến hàng trăm bệnh nhân tử vong, nên việc TS Khải dùng một phương pháp chữa khỏi được bệnh mà Bộ Y tế thấy còn nghi ngờ thì nên có hành động cụ thể nào đó theo đúng chức trách, nhiệm vụ của mình để thông báo cho người dân biết, chứ không nên im lặng nột cách khó hiểu như vậy". (2)

Là người đã có thời gian từng cộng tác làm việc với ngành y tế, tôi thấy đến những vĩ nhân của nhân loại như bác sỹ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, dưới con mắt của những người thầy thuốc "vừa hồng vừa chuyên", họ cũng chẳng coi ra gì, huống chi một ông già Ozon từng bị Đài Truyền hình Hà Nội (HTV) đưa ảnh (ảnh dưới) lên bôi nhọ, vu cáo khi tham gia đi biểu tình yêu nước chống tụi "bạn vàng" tới cướp biển đảo của Việt Nam.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


ông già Ozon (giữa) hai bên là GS Huệ Chi (trái) và NV Nguyên Ngọc (phải)


Năm 1985, tôi (đạo diễn kiêm quay phim) cùng Lại Văn Sinh (biên kịch) và Phạm Tiến Khang (chủ nhiệm) bay vào TP H-C-M làm bộ phim "Bệnh Dịch Hạch". Theo sự bật mí của bác sỹ Phạm Xuân Long - Viện Pasteur TP H-C-M, nếu tranh thủ được sự ủng hộ của hai giáo sư đầu ngành về dịch tễ là Hoàng Thuỷ Nguyên và Đặng Đức Trạch (đang tham dự Hội nghị tổng kết ở Viện Pasteur TP H-C-M) thì công việc sẽ được thuận buồn xuôi gió. Trước giờ khai mạc, tại tiền sảnh có buổi trà đàm, khi ông Lê Diên Hồng (Vụ Vệ sinh Phòng dịch) đưa vấn đề giúp đỡ việc làm phim ra bàn, giáo sư Đặng Đức Trạch không những không ủng hộ việc làm của chúng tôi, còn cho rằng không nên đề cao Yersin, vì đó là người theo chân Thực dân Pháp tới cướp nước ta... Sau đó ông Trạch đem chuyện bóng đá ra bàn để đánh lảng đề tài mà TS Lê Diên Hồng đang đề cập. Rồi có những ý kiến bên ngành y tế chỉ đạo không nên đề cao bác sỹ Yersin, cho dù ông chính là người có công tìm ra vi khuẩn Dịch hạch vào năm 1894, cứu cả loài người khỏi thảm hoạ dịch hạch. Trong những ngày đi tìm tài liệu về người đầu tiên tìm ra trực khuẩn dịch hạch, tôi đã gặp nhiều nhân chứng ở Nha Trang và Đà Lạt. Được nghe những câu chuyện cảm động về "ông Năm" (tên thân mật người dân đặt cho Yersin). ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho khoa học. Cho mảnh đất Nha Trang (xóm Cồn, Suối Dầu, Đà Lạt) của Việt Nam ta nói riêng và với nhân loại nói chung. Tìm đâu ra một người gắn bó cả lúc sống cũng như lúc chết như bác sỹ Yersin? ông sinh ra ở vùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

bang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Thụy Sĩ, trong một gia đình có nguồn gốc từ Pháp. Từng làm bác sỹ trong Hạm đội Hải Quân Pháp chu du khắp thế giới. Khi tới Nha Trang, ông tự nguyện gắn bó với mảnh đất này. Để làm khoa học và sống độc thân cho đến cuối đời. Mộ của ông hiện còn ở Suối Dầu, như di chúc của ông. Trên mộ ông không lúc nào ngớt hương hoa trắng, như tấm lòng trắng trong của ông với bà con lao động nghèo khổ ở xứ sở này. Thế mà có người vẫn còn đem lòng ganh ghét tỵ hiềm với ông thì qủa là khôi hài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Alexandre Yersin 1863 - 1943


Câu chuyện qua đã lâu, bộ phim tài liệu khoa học "Bệnh Dịch Hạch" của tôi cũng đã giành được Bông sen bạc ở Liên hoan phim quốc gia lần thứ 8, tháng 3 năm 1988 (3). Nhưng những thành kiến với Yersin như lời của ông GS danh tiếng Đặng Đức Trạch thì tôi không bao giờ quên được.

Trở lại chuyện ông già Ozon - tiến sỹ Nguyễn Văn Khải mang cả tài và tâm ra cứu người bệnh, mặc dù ông không phải là bác sỹ (thầy thuốc), khiến tôi vô cùng cảm phục. ông không hề có lỗi khi cứu người (bệnh) một cách bất vụ lợi như vậy. Có thể ngoài chuyện ông đi biểu tình chống Trung Quốc gây hấn ở biển Đông trái với ý đảng, việc dùng hiểu biết của một nhà khoa học để cứu người bệnh của ông cũng có thể đã làm ảnh hưởng tới miếng ăn miếng uống của những vị "lương y thích phong bì"? Nếu không phải vậy thì tại sao lại có cú điện thoại của ai đó (chắc phải là cấp cao) ở Bộ Y tế?

Hiện tại người có trách nhiệm cao nhất phụ trách mảng phòng dịch là Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn? Nếu đúng là nhà ông Huấn này gọi điện từ Hà Nội vào Ninh Thuận (?). Thì thật không thể tưởng tượng nổi. Bởi lúc tôi làm phim Bệnh dịch hạch, Huấn mới chỉ là một bác sỹ mới ra trường làm chân long tong trà nước tiếp khách ở Vụ Vệ Sinh Phòng dịch do ông Lê Diên Hồng là Vụ trưởng. Tôi thấy anh ta rất hiền lành và có phần nhút nhát nữa. Theo chân quan thầy Hồng, Huấn lên như diều gặp gió. Từ chân thư ký cho Vụ trưởng, nhoằng cái lên Vụ Trưởng... rồi lên Thứ trưởng Bộ Y tế lúc nào không hay. Gớm thật. Tôi cũng mừng cho anh ta. Lại Văn Sinh, một thời đi quay (chuyên đeo ác qui giúp tôi như người phụ quay thực thụ), leo lên tới Cục trưởng tôi đã phục lăn. Nhưng so với Trịnh Quân Huấn, Sinh còn xách dép.

Sở dĩ tôi chú ý tới ông Thứ trưởng Huấn này, bởi vì chính ông ta là người chịu trách nhiệm cao nhất về dịch TCM chứ không ai khác, khi từ tháng 8 (2011), đã có tới 32.500 ca, tử vong 81 ca tăng gấp nhiều lần so với các năm trước. Mà ông GSTS - Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn vẫn lập luận như: "Hiện tại công bố dịch toàn quốc vẫn phải theo đúng quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và quy định của Thủ tướng Chính phủ" (4). Thật không thể tưởng tượng được. Là Thứ trưởng với học hàm học vị giáo sư tiến sỹ, cho dù có người chê "dỏm" (5), nhưng với cương vị người đứng đầu ngành dịch tễ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, ông Huấn không thể thụ động trước sinh mạng của hàng ngàn người bệnh như thế được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vậy điều gì đã níu chân những người có trách nhiệm cao nhất của ngành y tế cố tình không chịu công bố bệnh dịch này? Ta hãy nghe ý kiến của bà Bộ trưởng Trịnh Kim Tiến, khi bà khẳng định ở Việt Nam đang có dịch tay chân miệng, nhưng cho rằng: “Chỉ một vài nghìn ca rải rác trong cả nước thì làm sao công bố dịch được. Nếu như cúm A/H1N1, cúm thường mà công luận chưa yêu cầu công bố chúng tôi đã kiểm tra rồi. Bây giờ mà công bố dịch tay chân miệng thì suốt ngày đi kiểm tra phân, kiểm tra máu của hành khách đến Việt Nam thì sao mà làm được. Lý thuyết về công bố dịch là như vậy” (6).

Lời khẳng định của bà tân Bộ trưởng trên thật khó thuyết phục dư luận. Bởi "tại thời Thủ tướng Chính phủ có công điện, các con số tổng kết trên cả nước đã có gần 33 nghìn trường hợp mắc TCM tại 52 địa phương, trong đó đã có 81 trường hợp tử vong tại 17 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tới ngày 25/10 (tức là chỉ sau 2 tháng khi có công điện của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Y tế đã tổ chức họp báo về bệnh TCM và theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ /Pasteur tích lũy từ đầu năm 2011 đến nay đã lên đến 77.895 nghìn trường hợp ở 63 tỉnh, thành phố (như vậy là số ca mắc bệnh tăng hơn gấp 2 lần, trong đó 137 ca tử vong. Riêng tuần qua ghi nhận thêm 2.900 ca mắc TCM mới, tăng 400 ca" (6).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chỉ sau 2 tháng số ca nhiễm TCM đã tăng hơn gấp 2 lần - Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trong bài "Tiến sĩ xin đi tù..." gửi lời nhắn đến Bộ trưởng Y tế của tác giả Ngọc Quang (báo GDVN) dẫn lời của TS Khải như sau: "Qua những người quen mà tôi biết, họ cho con đi viện chữa bệnh tốn rất nhiều tiền, người 5 triệu, người 10 triệu, thậm chí nhiều hơn nữa, nhưng nếu dùng Anolyt thì chỉ hết vài chục nghìn đồng" (6) . Điều này chính là mấu chốt của chuyện làm khó TS Khải như sự vụ ở Ninh Thuận trong phần thượng dẫn chăng? Cho dù ông già Ozon có thành thật trải hết nỗi lòng của mình: “Tôi khẳng định một lần nữa là hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những thông tin đã công bố. Tôi làm khoa học mấy chục năm nay, mà đã làm khoa học thì phải rất cẩn thận, chứ không công bố để lấy cái danh, năm nay tôi gần 70 tuổi rồi thì cần danh lợi làm gì nữa” (6).

Từ thực tiễn trên cho thấy một điều hiển nhiên rằng, dù yêu nước hay yêu người (bệnh) đến mức nào cũng không thể bày tỏ một cách qúa tự nhiên và vô tư được. Tất cả phải đúng (định) hướng, đúng phép. Tiếc thay ông già Ozon - TS Nguyễn Văn Khải, thời gian qua đã vi phạm cả 2 trọng "tội" tầy đình này. Vì sự độc quyền về yêu nước và cả sự sống chết của con người (bệnh) đã không còn như cái thời của mẹ Suốt, "mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai" (7) nữa rồi...



Viết thì nó dài tóm tắt lại như vầy:
Tay chân mồn miệng nó lỡ loét vì dịch,ông già Ozon ổng chữa,bộ y tế im lặng rình mò và cầu mong không chữa được là bắt bỏ tù...Xui cho BYT ông này chữa dc...thế là giở cái mầy thằng BYT giở cái trò cấm đoán...Đọc để thấy cái sự chó má của bọn đứng đầu "lương y nhà nước".

#7 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 21/11/2011 - 14:16

Nguyễn Khuyến “Nằm chung với khói mây”



Giáo Hảo (danlambao)_- Phải giả mù, giả câm, giả điếc để sống, mà vẫn sống được trong xã hội nhố nhăng nửa thực dân phong kiến thối nát, đảo điên kia, mới thương cho Nguyễn Khuyến phải ra tuồng trong chính thân phận mình: "Mua vui lắm lúc cười cười gượng / Giả dại nhiều khi nói nói bông". Ngẫm xưa mà ngán cho hôm nay, thiên hạ đang phấn khởi nhập bao nhiêu vai tuồng, vai hề mua vui cho kẻ quyền quý kiếm chút cơm thừa canh cặn, vẫn không biết liêm sỉ ngượng ngùng, lại cứ dương dương tự đắc với vai hề văn nghệ múa may?...


Chúng ta từng chứng kiến việc PGS. Nguyễn Lộc xuyên tạc văn bản thơ Nguyễn Khuyến trong sách giáo khoa Văn trung học bằng cách để nhà thơ ngồi ngắm hoa khô. (Sách giáo khoa văn lớp 10 từng dạy học sinh cả nước: “Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái” – Hoa đã nở từ năm ngoái khô đi và còn lại đến bây giờ. Đây là câu thơ tả thực). Không, Nguyễn Khuyến ngồi lẫn giữa trăng suông rượu lạt, lẫn trong hoa tươi, tre trúc, rơm rạ, ao chuôm, lẫn trong ếch nhái, đom đóm cùng thuyền thúng, lá thu rơi để trào lộng chua cay thời thế đảo điên, đoạn rút vào thui thủi, lẳng lặng cô đơn, cô độc, đêm đêm tự mài hồn mình thành máu mực đề thơ mà nhớ nước.
Như thể nước lụt Hà Nam đã hóa giặc Lang Sa cuốn đi tất cả, chỉ mình ông sót lại cùng vài người bạn bơ vơ: "Nước non man mác về đâu tá / Bè bạn lơ thơ sót mấy người / Đời loạn đi về như hạc độc / Tuổi già hình dáng tựa mây côi" (Cảm hứng). Có thể nói, Nguyễn Khuyến là bậc đại nho cuối cùng trăn trở tìm mùa thu ở ẩn, là con hạc thi ca cuối cùng của thời đại phong kiến Việt Nam còn giữ được cốt cách và tinh thần hạc vàng Thôi Hiệu, đã một mình lặng lẽ bay qua thế kỷ thứ XIX buồn đau, u uất, đặng tìm chỗ đậu trong 9 năm đầu của thế kỷ thứ XX, rồi đột ngột bay vào hư vô dịp tết âm lịch đầu năm 1909 khi vừa tròn 74 tuổi hạc. Thân phận "hạc độc" của Nguyễn Khuyến quả là cô đơn đến tột cùng, u uất, lủi thủi tới tận cùng thi tứ.

Vòm trời xưa của hoàng hạc thanh cao, tinh khiết là thế, nay diều quạ đen trời si sô đến cướp mất, nên:"Nước non man mác về đâu tá" và hồn thơ chừng cũng mất nẻo đi về. Con hạc này bị thời đại bỏ rơi, tưởng không còn một chỗ đậu trên chính quê hương mình. "Hạc độc" đành hóa đám "mây côi" mà lơ lửng như chính hồn thơ Nguyễn Khuyến còn lửng lơ bao nỗi niềm khôn khuây trên vòm trời văn học Việt Nam thuở nước nhà bị mất vào tay giặc Tây dương.


Chao ôi, hơn một trăm năm trước, cả đám mây trong mắt thi hào cũng phải mồ côi vòm trời, như nhà nho mồ côi vua, dân mồ côi nước. Tinh thần "hạc độc" với " mây côi" bàng bạc, xuyên suốt thời đại và cuộc đời Nguyễn Khuyến, thành một phần tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ của hồn thơ ông.


Những bài thơ tả cảnh quê hương Việt Nam hay nhất, đẹp nhất của ông cũng là cốt tả cái hay, cái đẹp của lẻ loi, cô quạnh, se sẽ đẹp, trong veo và xa vắng đẹp đến vô cùng khuất nẻo bơ vơ: "Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng / Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi". Hồn thơ Nguyễn Khuyến chính là "Tiếng sáo vo ve" bên trời "nước vọng", là "bóng trăng trôi" dưới dòng lũ vô tình cuộn xiết, hóa chiếc thuyền thơ cô độc len lỏi trên thi đàn Việt Nam thuở cơn lụt lội nhân tình thế thái ngập tràn xứ sở.


Ngay trong hai câu thơ hay đến sững sờ tả cảnh đẹp hun hút, đẹp rờn rợn nổi gai ốc của nước lụt Hà Nam này, Nguyễn Khuyến cũng chỉ cốt mượn nước lụt mà gọi hồn nước về trong từ "nước vọng" để: "Sửa sang việc nước cho yên ổn"... Tâm thức "nước", "nước non", "đất nước"... có thể nói là tâm thức chủ đạo của Nguyễn Khuyến trong cả thơ nôm và thơ chữ Hán; tuy ở đây chúng tôi chỉ mới khảo sát qua thơ nôm của ông mà thôi.

Trong bài thơ "Tự trào", Nguyễn Khuyến nói thẳng ra điều cốt lõi nhất, đau đớn nhất của ông là nỗi nhục, nỗi đau vong quốc, thông qua nghĩa đen của cuộc chơi cờ: "Cờ đương giở cuộc không còn nước". Vì "Không còn nước" nên vua cũng không còn thực nữa, chỉ là vua hề, chỉ là quan phường chèo thôi: "Vua chèo còn chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề" (Lời vợ anh phường chèo).

Một vị túc nho lấy trung quân ái quốc làm đầu, phải tự tìm nhọ nồi, muội đèn, tro trấu mà bôi trát lên mặt vua quan thành trò hề như thế, với Nguyễn Khuyến hẳn là nỗi đau lớn nhất trong đời? Vì "Không còn nước" nên sau hơn 12 năm làm quan tới chức Tổng đốc Sơn Tây, lúc vua Tự Đức mất và vua Hàm Nghi ra chiếu cần vương chống Pháp, nhà thơ mượn cớ mắt lòa cáo quan về ẩn dật cùng cà thâm dưa khú.

ông buồn lặng hóa "mây côi", hóa "hạc độc", hóa thành "hoa năm ngoái", thành "ngỗng nước nào", thành con cuốc gọi hồn nước năm canh, thậm chí hoá thân vào mẹ Mốc, vào gái góa, vào anh giả mù, giả câm giả điếc, thậm chí giả điên kiểu Sở cuồng, làm thơ đả kích giặc và tay sai, như một cách yêu nước kháng Pháp của riêng mình...

Nguyễn Khuyến đau đớn nhận ra hoa nở ngoài giậu thu cũng không còn là hoa hôm nay của mình nữa, ngỗng kêu trên bầu trời quê hương dĩ nhiên là ngỗng nước mình, chứ sao lại là ngỗng nước nào: "Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái / Một tiếng trên không ngỗng nước nào"? (Thu vịnh). Khi "Không còn nước" nữa thì con ngỗng kia cũng thành vong quốc, vong thân, thành "ngỗng nước nào"thôi. Phải chăng ngỗng ấy cũng là ngỗng từ năm ngoái, ngỗng của mình xưa mà không dám nhận, mà phải đau đớn than là "ngỗng nước nào"? Rằng người không còn giữ được nước thì bay về làm gì ngỗng ơi?

Nhà thơ tủi hổ với cả ngỗng trên trời và hoa dưới đất, muốn làm con cá lặn khuất dưới ao bèo, ngại cả nỗi cắn câu. Đất đã mất thì trời phỏng còn ư, mùa thu phỏng còn ư?
Hoa ấy, ngỗng ấy cũng là Nguyễn Khuyến; như "mây côi" và "hạc độc" kia còn bị vong thân, vong quốc huống nữa là trời đất, con người!

Chúng tôi cho rằng, dù viết về phong cảnh mùa thu nông thôn, dù nới rộng đề tài ra từ bản thân mình đến xã hội, từ chim hoa, xóm mạc đến nước non... hồn thơ Nguyễn Khuyến bao giờ cũng toát lên một tinh thần yêu nước sâu xa, yêu nước trong đau đớn, tủi buồn, yêu một cách trầm lắng mà sôi sục, quặn thắt mà quan hoài, trào lộng mà trữ tình, kín đáo mà động vang, cô đơn mà hòa nhập, lạnh lùng mà bỏng cháy, dữ dội mà dịu êm.

Bút pháp nghệ thuật bậc thầy dùng thuỷ nói hỏa, dùng tĩnh tả động, dùng dương tả âm, dùng vật tả tâm, dùng cảnh ngụ tình và ngược lại của Nguyễn Khuyến đã khiến không ít người khi tiếp cận thi ca ông, mới đụng vỏ ngoài đã tưởng thấu vào gan ruột; ví như cách dạy văn rất phi văn học của nền giáo dục phổ thông và đại họcViệt Nam hôm nay hoàn toàn không hiểu nổi hồn thơ Nguyễn Khuyến. Ví như trường hợp ba bài thơ thu của thi hào là bài "Thu vịnh", "Thu điếu", "Thu ẩm" được coi là dấu hiệu thiên tài của nhà thơ nông thôn đệ nhất Việt Nam mà có người, ngay cả khi viết sách giáo khoa cũng chưa thẩm hết hồn thu Nguyễn Khuyến.

Họ nhìn bằng mắt thường nên ngỡ mặt ao thu bình lặng kia là đáy nước, nên bảo nhà thơ viết về mùa thu với tâm trạng thư thái, an nhàn(!) Rằng nhà thơ uống rượu say nhè như anh Chí Phèo say rượu lè nhè vậy...

Không, Nguyễn Khuyến chỉ hớp một tí rượu trong chén hạt mít lấy hứng, chứ không say lè nhè như ai hiểu. Dưới cảnh thu, ngồi nhấp chút rượu thu, câu cá thu, làm thơ thu, nhà thơ chỉ mượn bề mặt tĩnh lặng ao thu mà tả sự động vang sôi sục, quặn thắt, u uẩn, buồn thương nơi thẳm đáy lòng mình, đặng gọi hồn nước đã mất về thương hồn thu hiển hiện.

Nói theo kiểu Apollinaire, Nguyễn Khuyến chừng cũng cảm thấy hồn thu đã chết, đã bỏ đi đâu như hoa kia ngỗng nọ, chỉ còn thân xác thu trong veo, cô quạnh, vắng ngắt, bàng bạc như con ve mùa hè nằm chết trong mùa thu sau khi đã hát rỗng cả ruột gan.

Tả lửa song Nguyễn Khuyến vẽ khói, tả nước mà nói thu, tả nỗi thẹn mình, tủi lây sang thu mà phải mượn tới ông Đào Tiềm đời Tấn. Cũng có thể gọi ba bài thơ thu của ông là tiếng chiêu hồn thu, chiêu hồn nước. Ngồi thưởng thu không chút thư nhàn, đau xót quá, cảm thương nước mất mà sao thu vẫn rưng rưng tìm về, nên nhà thơ không đừng lòng được, đành rơm rớm khóc: "Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe"? Đừng đổ oan cho Nguyễn Khuyến "mắt đỏ hoe" vì say rượu. Mùa thu trong ba bài thơ đẹp đến lạnh ngắt, đẹp đến tột cùng cô đơn, u tịch, phải chăng vì mùa thu chưa chiêu được hồn "hoa năm ngoái", chưa gọi được vía " ngỗng nước nào"...?

Cám cảnh thay nỗi "Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được" của nhà thơ; như thể ông là tù binh của cần câu, là tù binh của chính hồn mình đang ở đâu đâu trong trời đất mang mang thiên cổ lụy? Nguyễn Khuyến yêu nước lắm, thương nòi lắm, đau đớn nỗi đời quay quắt lắm, đành giấu kín tình yêu nước vào cảnh thu, ao thu, rượu thu như cá giấu dưới ao bèo. Thi thoảng, ta nghe một tiếng "Cá đâu đớp động dưới chân bèo", như nhà thơ ngầm an ủi mình rằng còn cá tức nhiên còn nước...

Vì vậy, Nguyễn Khuyến rút ruột hóa thân vào hồn Thục Đế xưa, thành con cuốc gọi hồn nước nay đến chảy máu cả đêm hè: "Năm canh máu chảy đêm hè vắng / Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ / Có phải tiếc xuân mà đứng gọi / Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ " (Cuốc kêu cảm hứng). Thương thay cho "Ngỗng nước nào" vẫn không chịu bay đi, còn kêu xé trời cao trong thảng thốt nỗi niềm dù mùa thu đã chết. Con ngỗng vong thân, gãy cánh, đáp xuống trang thơ mà hóa thành con cuốc Việt Nam chiêu hồn nước tới bây giờ. Bài thơ "Cuốc kêu cảm hứng" thật hay, thật đoạn trường, đọc xong muốn khóc.

Chúng ta thương và kính trọng Nguyễn Khuyến vô cùng. ông đã nén cả một nhân cách lớn, một hồn thơ lớn, một tri thức lớn, một nỗi đau lớn vào tiếng cuốc nhớ nước thảm thiết làm chảy máu cả tâm can người đọc hôm nay. Tinh thần hoài cổ, tinh thần "Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ" len lỏi vào mọi tâm sự, mọi vui buồn, thương giận, nhớ nhung của nhà thơ. Ngay cả khi vịnh ông phỗng đá với ngụ ý diễu mình, nhà thơ vẫn xót xa hỏi: "Non nước đầy vơi có biết không?" Chính vì nỗi "non nước" khôn nguôi này làm ông tủi hổ, làm như lỗi tại mình mà nước mất nhà tan, nên mượn thơ mà cả thẹn: "áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già / Xuân về ngày loạn càng lơ láo".

Một người tài cao, học rộng, thương xót, nương nhẹ từng cọng cỏ nhành hoa, một nhân cách lớn, khiêm cung tự tại, lại phải đưa mình ra mà diễu, mà tự cười cợt, bông phèng mình thì hẳn là phải đau đớn lắm, khổ tâm lắm: "Mở miệng nói ra gàn bát sách / Mềm môi chén mãi tít cung thang / Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ" hoặc: "Lúc hứng uống thêm dăm chén rượu / Khi buồn ngâm láo một câu thơ". Một người thính nhạy như Nguyễn Khuyến từng biết nghe bằng hồn, bằng vía, chán nỗi đời đục mà giữ mình trong, đành ngụ mình, nương mình làm "Anh giả điếc": "Trong thiên hạ có anh giả điếc / Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây"...." Sáng một chốc lâu lâu rồi lại điếc".

Phải giả mù, giả câm, giả điếc để sống, mà vẫn sống được trong xã hội nhố nhăng nửa thực dân phong kiến thối nát, đảo điên kia, mới thương cho Nguyễn Khuyến phải ra tuồng trong chính thân phận mình: "Mua vui lắm lúc cười cười gượng / Giả dại nhiều khi nói nói bông". Ngẫm xưa mà ngán cho hôm nay, thiên hạ đang phấn khởi nhập bao nhiêu vai tuồng, vai hề mua vui cho kẻ quyền quý kiếm chút cơm thừa canh cặn, vẫn không biết liêm sỉ ngượng ngùng, lại cứ dương dương tự đắc với vai hề văn nghệ múa may?

Mượn sự điên dại của "Mẹ Mốc" tỏ bày tâm sự, Nguyễn Khuyến như tự xé quần áo tinh thần mình để phơi bày "hình hài gấm vóc" ra mà che mắt thế gian, những mong yên ổn: "Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa / Làm thế để cho qua mắt tục". Mẹ Mốc ấy là tâm hồn vằng vặc muôn sau của Nguyễn Khuyến, sống trong thế giới của những "Đĩ cầu Nôm", "Tiến sĩ giấy", "Hội Tây"... vẫn không chút bợn nhơ: "Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết / Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ"...

Nhà thơ vô cùng căm ghét bọn cướp nước và bán nước. ông dùng tài thơ trào phúng vừa hóm, sâu, vừa cay độc đến tận cùng mà váy hóa lá cờ tam tài của giặc trong tiếng cười thâm thuý: "Ba vuông phất phới cờ bay dọc / Một bức tung hoành váy xắn ngang". Hóa ra cái váy con đĩ của thời: "Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó" đã được kéo lên thành cờ "ba vuông" phất phới, ngang dọc, làm bình phong che mặt tham quan ô lại đục nước béo cò.


Nguyễn Khuyến mang vũ khí trào lộng vạch mặt chúng bằng tiếng cười cay độc: "Có tiền việc ấy mà xong nhỉ / Đời trước làm quan cũng thế a?" Phải sống trong thời "Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc" làm sao Nguyễn Khuyến không thẹn thùng, tủi hổ, xót xa cả hồn thơ, đành than trời: "Thử xem trời mãi thế này ư?". Tìm mùa thu ẩn mình không yên ổn, núp vào mình cũng không xong, nhà thơ đôi khi phải trốn vào giấc mơ mà chơi trò đánh bùn sang ao bản thể, mà lẫn lộn bóng mình với bóng người, lấy hư làm thực bằng một câu thơ tuyệt hay, rất hiện đại: "Bóng người ta nghĩ bóng ta / Bóng ta, ta nghĩ hóa ra bóng người" (Bóng đè cô đầu).


Thơ nôm Nguyễn Khuyến hay cả ở thần lẫn ở thái, ở hình lẫn ở thể, ở hồn chữ dân gian, gợi cảm, mới lạ, hiếm thấy ví như: "Quyên đã gọi hè quang quác quác / Gà từng gáy sáng tẻ tè te... Đôi gót phong trần vẫn khỏe khoe", "Bán buôn gió chị với trăng dì"... Nguyễn Khuyến quả là thánh chữ khi dùng động từ "thập thò" trong câu thơ thần tình sau: "Một khóm thuỷ tiên dăm bảy cụm / Xanh xanh như sắp thập thò hoa".


Câu thơ "sắp thập thò hoa" này mang đặc trưng nhất của phong cách Nguyễn Khuyến.
Từ đây, ta có thể thấy thi pháp "thập thò hoa" là thi pháp độc đáo kỳ khu của thơ ông: thập thò giữa tình và cảnh, giữa vật và tâm, âm và điệu, cảm và thức, thập thò giữa thực và hư... kiểu "hoa năm ngoái" và "ngỗng nước nào"... Nguyễn Khuyến mượn cảnh đẹp nông thôn mà yêu nước Việt, một tình yêu buồn thương u uất được thể hiện bằng nghệ thuật trữ tình trào phúng của thơ bậc thầy. ông chính là ngọn Đọi sơn của thi ca Việt Nam, nơi nhà thơ từng viết: "Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá / Sư cụ nằm chung với khói mây".

Không, chính là hồn thơ Nguyễn Khuyến vẫn "nằm chung với khói mây" trên đỉnh trời thi ca dân tộc. Thắp nén hương ngày tết tưởng nhớ lần giỗ thứ hơn trăm của Nguyễn Khuyến, cũng là dịp cho ta đọc lại câu thơ hay nhất của thi hào mà giật mình trước tấm lòng trắc ẩn và tư tưởng sâu sắc của tiền nhân, đã có nhã ý mượn tóc gió mà dối lại cho đời sau câu hỏi nhức nhói khôn cùng của triết học nhân sinh:"Ngọn gió không nhường tóc bạc a?".

Vâng, ngọn gió thời gian, ngọn gió của quy luật muôn đời không nhường tóc bạc thời đại Nguyễn Khuyến đã đành; mà kể cả thời đại chúng ta, nó cũng không biết nhường ai cả. Dù là tóc bạc của thi ca, của thiên tài đi chăng nữa gió cũng chẳng nhường đâu; huống gì những nhí nhố thời cuộc đang băm bổ hô hét muôn năm rồi cũng bị cuốn theo chiều gió, sẽ tan biến đi như chưa hề tồn tại...

#8 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 25/11/2011 - 12:06

Giải trí tý!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#9 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 26/11/2011 - 15:58

Vì đất nước trước họa giặc tàu:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hẹn ngày 27/11/2011

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đây sẽ là ngày hội của những người yêu nước và trí thức Việt Nam.

#10 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 27/11/2011 - 14:26

Nữ công nhân bị chủ Trung Quốc ép dính tay bằng keo 502

Posted on

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hồng Đức (Dân Việt) - Một nữ công nhân tại Công ty giày Hong Fu Việt Nam ở Thanh Hóa đã bị chủ công ty người Trung Quốc dùng keo 502 đổ vào hai bàn tay rồi ép dính lại khiến chị này ngất lịm phải nhập viện cấp cứu.


Phẫn nộ với kiểu phạt kinh hoàng

Khoảng 11h trưa 26.11, chị Nguyễn Thị Phương - công nhân Công ty giày Hong Fu Việt Nam ở khu công nghiệp Hoàng Long, Hoằng Hóa, Thanh Hóa đã bị viên chủ quản A Vương (người Trung Quốc) quát tháo, dùng keo 502 đổ lên tay, sau đó bắt phải ép hai bàn tay lại với nhau, khiến chị Phương ngất lịm, phải nhập viện cấp cứu. Sự việc đã khiến hàng nghìn công nhân đang làm việc tại công ty này vô cùng bức xúc, tổ chức đình công.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chị Nguyễn Thị Phương hôn mê sau khi bị chủ dính keo 502 vào tay

Tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, TP Thanh Hóa, chị Lê Thị Hòa, 25 tuổi, là người chứng kiến vụ việc kể lại: “Khoảng 11h, khi sắp nghỉ để ăn trưa, do thiếu keo nên tôi đã lấy thêm keo để dán giầy. Lúc đó, ông Vương thấy tôi lấy keo nên ông ta quát tháo và cầm lọ keo 502 định đổ vào tay tôi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bàn tay bị dính keo của chị Phương.

Thấy chị Phương là ca trưởng liên 7 đi đến, ông Vương kéo chị Phương lại rồi quát tháo, chửi bới, đồng thời ép chị Phương đổ keo lên tay và bắt dính hai bàn tay lại với nhau. Chúng tôi cầu xin ông ấy đừng làm thế nhưng không được. Khi hai bàn tay chị Phương bị dính lại vì keo, chị Phương khóc thảm thiết, tôi cũng khóc theo rồi ngất đi. Lúc tỉnh dậy tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện”.

Cũng như chị Hòa, chị Nguyễn Thị Thơm, 24 tuổi, thấy chuyện xảy ra chạy lại can ngăn nhưng nhìn thấy kiểu phạt công nhân của ông Vương nên chị Thơm sợ quá rồi ngất đi.

Đến hơn 14h chiều 26.11, dù đã được các bác sỹ kịp thời xử lý, tách hai bàn tay ra nhưng chị Phương vẫn chưa tỉnh lại.

Cơ quan chức năng vào cuộc


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Công ty giày Hong Fu Việt Nam, nơi xảy ra vụ phạt công nhân gây phẫn nộ

Sau khi nhận được thông tin, các cơ quan chức năng huyện Hoằng Hóa đã vào cuộc để xử lý vụ việc.

ông Hà Xuân Thành - Chủ tịch LĐLĐ huyện Hoằng Hóa, cho biết: “Sau khi nhận được thông tin, chiều cùng ngày chúng tôi đã có mặt tại công ty Hong Fu để nắm bắt sự việc. Việc chủ quản của công ty giày Hong Fu Việt Nam ép công nhân dính keo 502 vào tay để phạt là có thật. Chúng tôi đã có bốn đề nghị với lãnh đạo công ty: Trước mắt đình chỉ công tác với chủ quản A Vương; Công ty có trách nhiệm hoàn toàn về mọi chi phí cho ba công nhân đang cấp cứu tại bệnh viện; Công ty phải tính lương cho công nhân buổi chiều 26.11 vì sau khi sự việc diễn ra công nhân đã đình công; Sau khi có kết quả điều tra của cơ quan chức năng công ty phải có hình thức kỷ luật đúng mức và phải thông báo cho toàn bộ công nhân biết kết quả xử lý”.

Cũng theo ông Thành, đại diện lãnh đạo công ty giày Hong Fu đã nhận thừa nhận việc làm của chủ quản A Vương là sai. Lãnh đạo công ty này cũng đồng ý đình chỉ chủ quản A Vương để phục vụ điều tra.

Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.

Hồng Đức

<a href="http://danviet.vn/67216p1c24/nu-cong-nhan-bi-chu-trung-quoc-ep-dinh-tay-bang-keo-502.htm">http://danviet.vn/67216p1c24/nu-cong-nhan-bi-chu-trung-quoc-ep-dinh-tay-bang-keo-502.htm
Cần xử lý nghiêm chủ quản Công ty giầy Hong Fu đối xử tàn nhẫn với CN


(Tamnhin.net) - Khoảng 11h ngày 26/11, chị Nguyễn Thị Phương (công nhân Công ty giầy Hong Fu Việt Nam tại khu công nghiệp Hoàng Long (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) đã bị A Vương, chủ quản của Công ty dùng keo 502 đổ vào tay rồi buộc dính vào nhau.

Sự việc khiến hàng nghìn công nhân đang làm việc tại Cty này bức xúc. Không chỉ có vậy, 2 công nhân nữa khi thấy chị Phương kêu khóc thảm thiết vì đau đớn liền chạy lại khuyên ngăn còn bị A Vương chửi bới, quát tháo đến ngất lịm phải đi cấp cứu.

Chị Lê Thị Hòa, 25 tuổi (quê tại xã Hoằng Vinh - Hoằng Hóa – Thanh Hóa) là công nhân của Cty, là người chứng kiến vụ việc và hiện đang phải điều trị tại BV Hợp Lực, bàng hoàng kể lại hành vi tàn nhẫn của A Vương. Chị Hòa nói: “Lúc đó khoảng hơn 11h trưa, chúng tôi sắp nghỉ để ăn trưa, vì thiếu keo nên tôi đã lấy thêm keo để dán vào giầy. Vừa lúc đó, ông Vương đi đến, thấy tôi lấy keo ông ấy liền chạy lại quát tháo tôi và hăm hăm trên tay lọ keo 502 để đổ vào tay tôi. Cũng lúc đó, chị Phương là ca trưởng liên 7 đi đến, ông Vương liền kéo lại rồi đổ tội cho chị Phương.

Chúng tôi xin ông ấy đừng đổ keo lên tay nhưng ông ấy cứ ép chị Phương đổ keo lên tay và bắt dính 2 bàn tay lại với nhau. Chị Phương khóc thét, chúng tôi cũng khóc theo rồi tôi ngất đi, được các công nhân khác đưa đến bệnh viện cấp cứu”.

Cũng như chị Hòa, chị Nguyễn Thị Thơm (24 tuổi, trú tại xã Hoằng Quang) thấy chuyện xảy ra chạy lại can ngăn nhưng cũng vì kiểu “phạt” công nhân của ô Vương nên chị Thơm sợ quá rồi ngất đi, hiện cũng đang phải điều trị tại BV Hợp Lực vì tụt huyết áp.

Đã hơn 3 tiếng đồng hồ kể từ khi được công nhân đưa đến BV cấp cứu nhưng chị Phương vẫn chưa tỉnh, hiện đang được các bác sỹ và người nhà chăm sóc.

Công an đã vào cuộc điều tra vụ việc

Sau khi nhận được thông tin, UBND huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện vào cuộc. ông Hà Xuân Thành, Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Hoằng Hóa sau khi làm việc với lãnh đạo Cty giày Hong Fu cho biết, sự việc chủ quản của Cty giày Hong Fu Việt Nam ép công nhân dính keo 502 vào tay là có thật”.

ông Thành nói: “Chúng tôi đã có 4 đề nghị với lãnh đạo Cty. Trước tiên đình chỉ công tác với chủ quản A Vương; chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi chi phí cho 3 công nhân đang cấp cứu tại BV; phải tính lương cho công nhân buổi chiều ngày 26/11 (vì sau khi sự việc diễn ra công nhân đã nghỉ việc vì cách đối xử quá tàn nhẫn của chủ quản Cty – PV); sau khi có kết quả điều tra rõ ràng của cơ quan chức năng phải có hình thức xử lý A Vương đúng mức và phải thông báo cho toàn bộ công nhân”.

Theo ông Thành, trước các bên đại diện cho chính quyền địa phương và công đoàn Cty, đại diện lãnh đạo Cty giày Hong Fu đã nhận việc làm trên của chủ quản A Vương là sai, đồng ý đình chỉ công việc với chủ quản A Vương để phục vụ quá trình điều tra.

Hiện vụ việc đang được cơ quan Công an điều tra làm rõ.

Tamnhin.net sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.


Phúc Ngư

#11 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 01/12/2011 - 22:02

Công an xã dàn cảnh bắt trộm để đánh dân?

Posted on

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nghe tin báo có người trộm xuồng máy, không cần xác minh đúng sai, Phó trưởng Công an xã Đông Hưng (huyện Cái Nước - Cà Mau) dẫn theo hơn 10 người vây bắt và còng tay một người đàn ông vào cột cờ thay phiên nhau đánh đập.


Nạn nhân là ông Bùi Như Ý (SN 1975). Ông Ý là em ruột của ông Bùi Văn Tánh (SN 1973), người trước đó có mâu thuẫn về tiền bạc với ông Nguyễn Văn Vinh (SN 1973, cùng ngụ xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn - Cà Mau). Ông Vinh lại là anh vợ của ông Đỗ Cao Đa, Phó trưởng công an xã Đông Hưng, người chỉ đạo và trực tiếp tham gia đánh ông Ý.

Bắt trộm?

Những người dân địa phương cho biết trước đây ông Tánh và ông Vinh hùn hạp làm ăn chung. Hơn một năm trước, khi hai người tách ra làm riêng, ông Vinh còn nợ ông Tánh khoảng 22 triệu đồng.

Ông Tánh cho biết, sau nhiều lần ông Vinh khất nợ không trả, trưa 26-11-2011, ông sang nhà ông Vinh đòi tiền vì biết ông Vinh vừa bán đất hơn 400 triệu đồng nhưng không gặp. Ông Tánh gọi điện cho ông Vinh đề nghị lấy chiếc xuồng máy của ông Vinh đi cầm đỡ, khi nào ông Vinh có tiền chuộc lại. Ông Vinh đồng ý nên ông Tánh chạy xuồng về nhà.

Khoảng 19 giờ cùng ngày, ông Vinh gọi điện cho ông Tánh, kêu chạy xuồng đến bến phà Chà Là (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) để đưa tiền. Ông Tánh rủ em ruột là ông Ý và người làm công cho ông Ý là ông Ây cùng đến nơi hẹn.

Hơn 23 giờ, anh em ông Tánh đến nơi hẹn nhưng không thấy ông Vinh mà chỉ có em và cháu ông Vinh là Nguyễn Trọng Anh và Nguyễn Đức Anh. Trọng Anh yêu cầu ông Ý viết biên nhận rồi mới đưa tiền.


<a href="http://3.bp.blogspot.com/-3H2UldPFXCs/TtdiFgMz73I/AAAAAAAABx0/jorLaMotW00/s1600/ca1.jpg" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;">

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trưởng Công an xã Hàm Rồng xác nhận ông Ý bị đánh rất nhiều

Trong lúc ông Ý đang viết biên nhận thì lực lượng công an xã Đông Hưng khoảng hơn 10 người xông vào giật ông Ý xuống đất, lấy còng số 8 còng tay vào thành phà và đánh đập. Thấy nhóm người này quá hung hăng, ông Tánh và ông Ây bỏ xuồng lội sông tẩu thoát.

Sau khi đánh ông Ý dưới phà, những người này lôi ông Ý lên bờ còng tay vào cột cờ trước quán nước của ông Út tiếp tục tra hỏi và đánh đập.

Bà Bảy, người bán quán nước đối diện, kể: “Nghe tiếng la hét, cả nhà tôi đều thức giấc. Mở cửa ra tôi thấy một người đàn ông bị còng tay vào cột cờ, mấy ông công an xã đứng xung quanh chửi bới ăn trộm. Họ hỏi một câu là đánh một cái, người đàn ông bị còng chỉ gục đầu chịu đựng”.

Ông Út cho biết gia đình ông cũng thức giấc nhưng không dám mở cửa. Một lúc sau, mấy công an viên kêu ông mở cửa bán nước. Lúc đó, ông thấy người đàn ông vẫn bị còng tay vào cột cờ và dường như đã ngất xỉu.

Sau đó, một cán bộ công an xã khui chai nước ngọt tưới lên đầu người đàn ông cho tỉnh lại rồi đánh tiếp. Thậm chí thấy có người quen đi qua, những công an này còn kêu vào bảo: “Đánh chết tên ăn trộm”.

“Ông Ý bị đánh rất nhiều”

Ông Phan Hòa Nhịp, Trưởng Công an xã Hàm Rồng, cho biết: “Rạng sáng 27-11, tôi nhận điện thoại của ông Lê Minh Đảm, Trưởng Công an xã Đông Hưng, báo có bắt nghi phạm là người xã Hàm Rồng trộm xuồng máy, nên kêu tôi qua lãnh người và phương tiện".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông Ý đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cái Nước

"Tôi đến trụ sở công an xã Đông Hưng lúc 2 giờ sáng 27-11, thấy tình trạng ông Ý rất tệ, bị đánh gây thương tích rất nhiều, sốt đi không nổi. Tôi đề nghị công an xã Đông Hưng đưa ông Ý đi khám bệnh nhưng họ nói đã khuya, trạm y tế không có người trực, rồi yêu cầu tôi tiếp nhận người và phương tiện".

"Tuy nhiên, tôi từ chối tiếp nhận vì sức khoẻ của ông Ý không đảm bảo trong khi biên bản hiện trường không đề cập đến việc ông Ý bị đánh. Kể cả biên bản tạm giữ phương tiện cũng không có”.

Theo ông Nhịp, tại hiện trường hôm xảy ra vụ ông Ý bị đánh có ông Đỗ Cao Đa, Phó trưởng Công an xã Đông Hưng và công an viên Mai Thành Lâm. Những người còn lại thì ông không rõ bởi không có ký tên trong biên bản hiện trường.

“Tôi thấy vụ việc có nhiều khuất tất cần làm rõ, nhất là việc ai đã đánh ông Ý. Ngoài ra, nếu ông Vinh thật sự bị mất tài sản và biết rõ đối tượng là anh em ông Tánh ở gần nhà thì tại sao không trình báo với công an địa phương nơi cư trú mà phải đi trình báo với công an xã Đông Hưng ở cách khá xa để đón bắt?” - ông Nhịp đặt vấn đề.

Theo Duy Nhân (Người lao động)
-----------------------------------------------------

Công an xã Đông Hưng không thừa nhận đánh người

Chiều 29-11, tiếp xúc với phóng viên, ông Lê Minh Đảm, Trưởng Công an xã Đông Hưng, không thừa nhận công an xã đánh ông Ý.

Ông Đảm nói: “Hôm đó nghe có người báo bắt được người trộm xuồng máy trên địa bàn nên anh Đa tổ chức lực lượng xuống hiện trường tiếp nhận. Khi đó ông Ý đã bị người dân bắt rồi, còn có bị đánh hay không chúng tôi không rõ vì ông Vinh không thừa nhận có đánh”.

PV: Ông giải thích sao về thương tích của ông Ý sau khi rời công an xã đến bệnh viện điều trị?

- Ông Lê Minh Đảm: Cái đó cần có thời gian điều tra làm rõ nhưng chắc chắn không phải công an xã đánh.

Người dân nào đã bắt ông Ý, biên bản hiện trường có thể hiện điều này không?

- Biên bản chúng tôi chỉ ghi lời khai của bên mất tài sản và bên trộm tài sản thôi.

Công an xã có căn cứ gì để xác định ông Ý ăn trộm?

- Khi lực lượng công an xuống hiện trường, phát hiện tờ giấy biên nhận tiền do ông Ý ghi. Do đó chúng tôi xác định ông Ý có hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Ông xác định kỹ là trộm hay cưỡng đoạt tài sản?

- Chúng tôi chưa xác định được, phải chờ cơ quan điều tra kết luận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#12 thichthiphi

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 138 Bài viết:
  • 50 thanks

Gửi vào 02/12/2011 - 21:13

5 năm nữa chúng ta sống bằng gì đây, các em?

Posted on

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- Đó là câu mà TS Nguyễn Thành Nam đem ra để hỏi mỗi khi có cơ hội nói chuyện với sinh viên về ảo tưởng nhân công giá rẻ ở Việt Nam. Đất nước đang dần hết mỏ để đào, hết tài nguyên để bán nhưng nhân lực chất lượng cao thì vẫn ùn ùn đổ vào các ngành sản xuất phi vật chất.



TS Nguyễn Thành Nam kể lại: "Trong buổi nói chuyện với sinh viên ĐH đầu năm học vừa rồi, tôi chia sinh viên chia thành từng nhóm theo ngành yêu thích. Nhóm thì thích làm kinh doanh, nhóm thích quản trị, quảng cáo, marketing, bán hàng, ngân hàng…tuyệt nhiên không có ngành nào liên quan đến sản xuất vật chất. Nguyên nhân phổ biến nhất là những ngành này dễ kiếm tiền và ra trường có thể kiếm tiền được ngay. Tôi bàng hoàng hỏi lại: Thế thì vài năm nữa chúng ta sống bằng gì đây các em? Đất nước không còn mỏ để đào, không còn tiền để vay nữa?”


Theo anh, thế hệ trẻ vẫn cả tin vì nhiều năm qua, nền kinh tế vẫn phát triển theo kiểu bong bóng xà phòng. Tài nguyên đào lên rất nhiều , tiền kiếm được rất dễ. Hoạt động tạo ra của cải vật chất thực sự không liên quan nhiều mà những hoạt động sinh lợi lớn nhất là quan hệ, ngoại giao, buôn bán, phân phối…

Thế hệ trẻ ngồi ở trường đại học không yên tâm để học cái gì cả. Chúng thấy kỹ sư ra trường lương quá thấp. Bác sĩ học 5,7 năm rồi có khi cũng chết đói. Đó là những ngành rất khó. Ngành sản xuất vật chất nào cũng lỗ, người nông dân vẫn nghèo. Trong khi người ta chẳng học hành gì đi kinh doanh này nọ cũng kiếm được khối tiền.

“Vậy nên ở Việt Nam mới có ảo tưởng rằng nhân công giá rẻ. Thực chất ở Việt Nam làm gì có nhân công giá rẻ. Những nhân công rẻ chẳng qua vì tương xứng với giá trị của nó thôi.”- TS Nguyễn Thành Nam nói.

Anh kể lại hai câu chuyện mà thực tế có lẽ nhiều người đã gặp những kiểu tương tự:

Khi hãng thời trang nổi tiếng của Pháp Hermes mở một showroom ở Hà Nội, họ đã thuê một nhóm thợ đến để trát một bờ tưởng chỉ mấy mét vuông. Nhưng không nhóm nào trát đạt yêu cầu của họ. Hãy nhìn bờ tường của các nhà cao tầng xem, cứ lượn sóng và không phẳng được. Và cuối cùng, họ phải đưa một đội trát từ Pháp sang để trát bức tường đó.

Một người bạn của tôi mua một máy bơm nước tăng áp. Thợ đến lắp xong thì lấy tiền và cô ấy tặng thêm 50 nghìn đồng. Hai hôm sau máy bị hở nước. Cô ấy gọi một người khác đến, họ làm đúng như thế và lại thêm 50 nghìn đồng… Đến người thứ 6, máy vẫn hở nước. Lần cuối, tôi đến và gặp người lắp máy, tôi bảo họ mở máy móc ra, yêu cầu thay một số cái bằng sắt chứ không dùng ống nhựa nữa.

Vấn đề là họ không có tay nghề thật hay họ đang ngóng đến một món thu nhập khác? Cô bạn tôi, số tiền chi cho mỗi lần sửa đã gần bằng mua một máy mới. Hai câu chuyện phản ánh cùng một vấn đề: chất lượng lao động quá thấp.

TS Nguyễn Thành Nam nhấn giọng: “Tôi muốn nói với các sinh viên rằng: nếu các em ra trường không có tay nghề thì các em sẽ không có chỗ đứng đâu.”

Khi tiền đầu tư hết, tài nguyên hết, thì nền kinh tế phải quay về dựa trên những ngành sản xuất ra của cải vật chất, tức là dựa vào nguồn lao động được đào tạo tốt, có kỹ năng thật thì lấy đâu ra. Việt Nam bây giờ bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới và những người có nghề bắt đầu ăn lương rất cao, trong khi số đông còn lại chết đói. Doanh nghiệp Việt Nam bây giờ đang phải trả giá lớn vì chuyện ấy .”

“Vậy ai là người nói những điều này cho học sinh, sinh viên biết. Những người thầy, dù rất trẻ, có chuyên môn tốt nhưng đụng đến vấn đề khác là họ chịu chết. Họ rất lỗi thời về mặt tư duy và cách nhìn nhận xã hội.”

“Tôi quan niệm, người thầy phải là người trí thức thực sự, không chỉ truyền kiến thức, mà còn dẫn đường nhận thức cho bọn trẻ. Vì vậy, mỗi buổi giảng, tôi thường dành 30 phút nói chuyện có chủ đề. Nếu người thầy không nói với chúng thì bọn trẻ sẽ nghe ai nói bây giờ?”

Theo TS Nguyễn Thành Nam, đây là hướng đi mà anh chọn và từ đó, anh từng hạnh phúc vì một câu nói của học sinh trên diễn đàn: “Mình nghĩ, thầy Nam bây giờ là đại diện cho những thế hệ của bọn mình”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(ghi)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |