Luận mệnh theo "trường phái cách cục"
#31
Gửi vào 23/11/2011 - 08:27
mai an hạ.
#32
Gửi vào 23/11/2011 - 08:55
Trường hợp Hạng Vũ này nhiều khả năng đó là tứ trụ đúng, nhiều điểm hợp lý như tài phá ấn, không thể học hành, đầu óc hạn chế, kiếp tài vượng lộ, tham tiền hà tiện. Hạn Giáp Ngọ, Ất Mùi tốt vì đó là hỷ mộc lộ ra, Bính Thân, Đinh Dậu vẫn tốt nhưng chi đầy Kim tài kỵ thần vùng lên, bắt đầu xấu. Mậu Tuất, tiểu vận Kỷ Mùi là năm quá xấu, chết. Có những trường hợp đại vận dụng thần mà hung là vì gặp lưu niên quá xấu, đây Hạng Vũ đại vận không vong dụng thần đại vận đã hỏng mà dụng thần trong mệnh lại bị lưu niên dập nốt, chả cần viện lý quả báo cũng thấy xấu. Mậu Thân vận kỵ thần nghèo hèn đúng rồi, Đinh Mùi dụng thần tốt càng đúng, Mùi không vong mất kỵ thần rất hay, Bính Ngọ chết khi mất hết dụng thần vì lưu niên xấu.
Trường hợp MJKN mới đưa ra:
Canh Tuất- Ất Dậu- Giáp Dần-Tân Mùi
Giáp mùa thu nhược nhưng có Dần lộc, Mùi mộ khố, tỷ kiếp nhiều, sát vượng, tôi chọn dụng thần là Hỏa thực thương trong Mùi. Thủy là hỷ thần, không có trong mệnh, gặp ở vận không gọi là dụng thần không vong. 24 tuổi vận Đinh Hợi dụng thần thi đỗ, sau đó liên tiếp thành công vì vận hỷ thần, mệnh có sẵn dụng, gặp hỷ thần không vong chả sao. Nếu nói thủy là dụng thì vận Kỷ Sửu có lẽ chết rồi!
Do Mùi chứa hỏa tốt nên vào các năm Sửu, Hợi xấu vì dụng thần bị hợp thành mộc, bị xung phá mất. Nếu dụng thủy thì vận Kỷ Sửu thổ nhiều quá, làm sao quyền uy lẫy lừng. Cái tốt mệnh này là vì tự mình có hỏa dụng, hành vận hỷ thủy mộc liên tiếp.
Như vậy trường hợp này chưa giống như Hạng Vũ, Hạng vũ Đinh dụng thần rõ ràng, tới Ngọ không vong lại gặp lưu niên xấu, chết. Bạn có thể tìm ví dụ khác, để tôi không thể chọn dụng thần khác được không ?
Việc bất đồng về không vong là thường, ngay các đại gia Tàu hủ còn không thống nhất nữa là, nhưng cái lý chung kỵ thần không vong mất tính hung, dụng thần không vong coi như mất dụng thì chắc là đúng!
#33
Gửi vào 23/11/2011 - 09:55
Mà hình như ở đồn công an thành phố Tây An còn lưu giữ hồ sơ phạm tội của Hạng Võ, tôi đi ngang lén đọc thấy mấy dòng đầu như vầy:
Vụ án trộm mộ Tần Thủy Hoàng
Thời gian gây án: Năm 206 trước CN
Địa điểm gây án: Lăng Tần Thủy Hoàng, phía đông huyện Lâm Đồng cách thành phố Tây An 15 dặm.
Người bị hại: Tần Thủy Hoàng
Thủ phạm gây án: Hạng Võ và 300 ngàn quân.
Thủ đoạn gây án: Hạng Võ vừa nhập quan liền dẫn 300 ngàn quân "đào quật lăng mộ, đốt phá cung quán, 30 ngày chuyển đồ ra không ngớt".
Hậu quả gây án: Lăng Tần Thủy Hoàng bị phá hoại nặng nề, nhưng theo các nhà khảo cổ hiện đại chứng minh thì địa cung dưới lòng đất của lăng mộ Tần Thủy Hoàng về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn.
Tính chất vụ án: Ăn cướp công khai. Lăng Tần Thủy Hoàng trong lịch sử đã từng bị đào trộm nhiều lần, lần đào trộm này của Hạng Võ là lần đầu tiên và cũng là lần lớn nhất.
Mức độ tin cậy: Sử Ký Tư Mã Thiên và các văn hiến khác.
Tôi mới ngó tới đó thì buồn quá không thèm coi nữa, giật mình tỉnh dậy hóa ra nằm mơ!
Sửa bởi Durobi: 23/11/2011 - 10:00
Thanked by 3 Members:
|
|
#34
Gửi vào 23/11/2011 - 11:03
#35
Gửi vào 23/11/2011 - 11:08
Canh Tuất- Ất Dậu- Giáp Dần-Tân Mùi
Nếu anh chọn dụng thần mệnh MJKN đưa ra là hỏa thì chúng ta lại không cùng quan điểm nữa rồi. Chúng ta tạm dừng ở đây vậy.
Đây là topic trao đổi rất hay. Ở bên mục luận giải các lá số mẫu (tử vi) ở web thegioivohinh có nhiều bát tự của: Quan Vũ, Hưng Đạo Vương, Gia Cát tiên sinh... Mọi người muốn thảo luận thì có thể qua đó xem lá số để lấy bát tự về thảo luận học hỏi.
#36
Gửi vào 23/11/2011 - 11:16
MJKN, on 23/11/2011 - 11:08, said:
Theo iHi được biết thì Đức thánh Trần sinh năm nào sử sách giờ vẫn còn chưa định rõ. Vậy mà lại còn có đầy đủ cả ngày tháng năm sinh sao?
#37
Gửi vào 23/11/2011 - 12:10
Mình cũng không rõ nhưng thấy có post lá số và có tác giải luận giải lá số đó. MJKN nhìn vào thì cũng thấy là một bậc tướng. Khả năng chính xác đúng lá số HĐV thì không dám chắc.
#38
Gửi vào 23/11/2011 - 12:18
Mậu Tý - Ất Sửu - Mậu Ngọ - Mậu Ngọ
Bát tự Thánh Quan Công:
Mậu Ngọ - Mậu Ngọ - Tân Hợi - Giáp Ngọ
Hai vị Thánh này Mậu Ngọ nhiều quá
Lưu Bang :
Giáp Ngọ - Bính Tý - Đinh Dậu - Bính Ngọ
Sửa bởi MJKN: 23/11/2011 - 12:23
#39
Gửi vào 23/11/2011 - 13:10
iHi, on 23/11/2011 - 11:03, said:
#40
Gửi vào 24/11/2011 - 05:29
#41
Gửi vào 24/11/2011 - 11:08
Càn tạo:
Nhâm Tuất/Tân Hợi/Đinh Tỵ/ Nhâm Dần
hai người cùng một lá số nêu trên nhà ở cạnh nhau nên xuất thân coi như bằng nhau một người làm nghề lái xe, kết hôn năm 2007, nhà đất đầy đủ; một người học trung cấp đường sông, kết hôn 2004, ly dị 2005, hiện đang thất nghiệp, lang bạt, vô sản.
Càn tạo:
Canh Thân/Giáp Thân/Đinh Tỵ/Giáp Thìn
Canh Thân/Giáp Thân/Đinh Tỵ/Canh Tý
Người sinh giờ Tý thì cha là tướng lĩnh trong quân đội, cuộc sống vật chất đầy đủ, không gặp bất cứ trắc trở gì;
Người sinh giờ Thìn thì cha mẹ là nông dân, cuộc sống vật chất thiếu thốn, cuộc đời đầy trắc trở lên voi xuống chó;
hai người này chỉ có một điểm chung là chưa kết hôn!
Kết luận: nếu chỉ căn cứ theo tứ trụ thì mọi người giải thích sự khác nhau của các trường hợp nêu trên thế nào?
#42
Gửi vào 24/11/2011 - 12:24
maianha, on 24/11/2011 - 05:29, said:
tứ trụ (giả dụ là của) Đức Thánh Trần, năm Mậu Tí 1228, vận đầu tiên 5 tuổi năm 1233 :
bính dần, đinh mão, mậu thìn, kỉ tị, canh ngọ, tân mùi, nhâm thân (chết năm 1300)
#43
Gửi vào 24/11/2011 - 12:30
Trích dẫn
thì chính câu trả lời có rồi đây:
Trích dẫn
Người sinh giờ Thìn thì cha mẹ là nông dân, cuộc sống vật chất thiếu thốn, cuộc đời đầy trắc trở lên voi xuống chó;
hai người này chỉ có một điểm chung là chưa kết hôn!
Chỉ có 8 cách cục chính và vài ngoại cách, nên hiểu là cứ gặp cách đó là làm to thì không phải, có người gặp cách nhưng cha mẹ có cách khác, thầy giáo có cách khác, anh em có cách khác, cảnh sát, hàng xóm có cách khác ... xã hội tân cổ giao duyên khác nhau cho nên chỉ có 1 Hưng Đạo Vương mà thôi!
#44
Gửi vào 24/11/2011 - 12:40
#45
Gửi vào 24/11/2011 - 13:31
Ngày sinh Quan Công theo Dương lịch vào thứ Ba ngày 13 tháng 8 năm 160, đổi sang âm lịch nhằm ngày 24 tháng 6 năm Canh Tý. Quan Công tên Quan Vũ sinh tại Vận Thành - tỉnh Sơn Tây, kinh độ: 111 độ 0', vĩ độ: 35 độ 0'.
Càn tạo: Canh Tý - Giáp Thân - Bính Thìn - ?
Tiết khí: Lập thu: 14h 9' ngày 9 tháng 8 năm 160, Bạch lộ: 5h 22' ngày 9 tháng 9 năm 160.
Năm khởi vận: 8 tuổi 10 tháng 6 ngày, mỗi năm nhằm ngày 19 tháng 6 Dương lịch giao đổi đại vận.
Đại vận: 9Ất Dậu 19Bính Tuất 29Đinh Hợi 39Mậu Tý 49Kỷ Sửu 59Canh Dần
Tiếc là không có giờ sinh. Đại khái lý lịch của ngài như sau:
Quan Vũ khoảng 23 tuổi tức năm thứ 6 Quang Hòa, vì giết chết tên cường hào Lữ Hùng nên phải bỏ trốn khỏi quê nhà. 5 năm sau gặp Lưu Bị và Trương Phi ở đất Trác (nay là tp Trác Châu tỉnh Hà Bắc), ba người kết nghĩa anh em. Gặp lúc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân nổi dậy khắp nơi, nhà cầm quyền kêu gọi quân nhân các xứ tụ về để trấn áp khởi nghĩa, Quan Vũ theo Lưu Bị chiêu mộ nghĩa dũng ở Trác huyện tổ chức vũ trang, lần lượt tham gia vào quân đội của Thái thú U Châu Lưu Yên, Trung đô tướng Lư Thực, Hiệu úy Trâu Thanh và Hiệu úy Đô đình hầu Công Tôn Tán chiến đấu với quân Hoàng Cân. Hiến Đế Sơ Bình nguyên niên (190), Lưu Bị được Công Tôn Tán cho nhậm chức Huyện lệnh huyện Bình Nguyên, sau lĩnh chức Bình Nguyên tướng, Quan Vũ và Trương Phi làm Biệt bộ tư mã, thống lĩnh quân bộ thuộc.
Hán Hưng Bình nguyên niên (194), Tào Tháo và Đào Khiêm tranh đoạt Từ Châu, Lưu Bị dẫn theo Quan Vũ viện trợ Đào Khiêm, được phái làm Thứ sử Dự Châu.
Hán Kiến An nguyên niên (196), Viên Thuật tấn công Lưu Bị, Lưu Bị và Quan Vũ chống trả tại Hoài âm.
Tháng 11 năm Kiến An thứ 3 (198), Lưu Bị và Tào Tháo liên hợp đánh bại Lữ Bố, Tào Tháo giết Lữ Bố tại Hạ Bì. Quan Vũ cũng tham gia chiến dịch này.
Năm Kiến An thứ 4 (199), Lưu Bị sai Quan Vũ chém chết Thứ sử của Tào Tháo tại Từ Châu là Xa Trụ, chiếm lĩnh Từ Châu. Mệnh lệnh Quan Vũ trấn thủ Hạ Bì, làm việc với chức danh Thái thú.
Năm Kiến An thứ 5 (200), Tào Tháo tiến công Lưu Bị, Lưu Bị thua chạy về với Viên Thiệu, thê thất của Quan Vũ và Lưu Bị bị vây khốn ở Hạ Bì, Quan Vũ hàng Tào Tháo, được phong làm Thiên tướng quân, đãi rất hậu. Tháng tư cùng năm Tào Tháo và Viên Thiệu hội chiến ở Bạch Mã, Quan Vũ trong đám thiên quân vạn mã sa trường đã chém chết đại tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, được phong Hán Thọ Đình Hầu. Tháng bảy, Quan Vũ đã biết Lưu Bị đang ở dưới trướng Viên Thiệu bèn treo ấn dâng thư cáo từ Tào Tháo trở về với Lưu Bị, sau đó cùng Lưu Bị chạy về Nhữ Nam liên kết với Lưu Tích công Tào. Viên Thiệu thua trận ở Quan Độ.
Năm Kiến An thứ 6 (201), Tào Tháo nam chinh tiến công Lưu Bị, Lưu Bị và Quan Vũ các tướng phải nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh Châu, đóng quân ở Tân Dã tới 7 năm trời.
Năm Kiến An thứ 12 (207), ba anh em Lưu, Quan, Trương phải ba lần ghé viếng lều cỏ của Gia Cát Lượng ở Lũng Trung mới mời được ông chịu xuất sơn giúp sức.
Tháng 7 năm Kiến An thứ 13 (208), Tào Tháo tiến công Lưu Biểu. Tháng 8, Lưu Biểu bệnh mất, con thứ là Lưu Tông hàng Tào, Lưu Bị rời Phàn Thành rút về Giang Lăng. Quan Vũ dẫn thủy quân đến chỗ của con trưởng Lưu Biểu là Lưu Kỳ ở Giang Hạ cầu viện, sau hội hợp với Lưu Bị ở sông Miện rồi rút về Hạ Khẩu. Tháng 11 cùng năm, Gia Cát Lượng và Lỗ Túc sau khi bàn bạc đa phương kỹ lưỡng, Tôn Quyền và Lưu Bị hội quân tại Xích Bích đánh tan quân Tào, Lưu Bị chiếm được bốn quận Kinh Châu đất Giang Nam, Quan Vũ đã tham gia chiến dịch này.
Tháng 12 năm Kiến An thứ 14 (209), thống soái quân sự của Đông Ngô là Chu Du bệnh chết, Lưu Bị "mượn" được từ tay Tôn Quyền các quận Giang Bắc Kinh Châu, lệnh Quan Vũ làm Thái thú Tương Dương, Đãng Khấu Tướng Quân, dẫn quân đến đồn trú ở Giang Lăng.
Năm Kiến An thứ 16 (211), Lưu Bị theo lời mời của Lưu Chương suất quân tây chinh nhập đất Xuyên, để Gia Cát Lượng và Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu. Năm sau, Tào Tháo dẫn đại quân đánh Đông Ngô, Quan Vũ chấp hành phương châm chiến lược của Gia Cát Lượng đề ra là liên Ngô kháng Tào, đánh nhau với tướng Tào là Nhạc Tiến, Vu Cấm ở Thanh Nê, đánh lùi sự tiến công của quân Tào.
Năm Kiến An thứ 19 (214), Lưu Bị tiến công Lạc Thành thất lợi, gấp rút điều Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân nhập Xuyên tiếp viện, để Quan Vũ một mình trấn thủ Kinh Châu. Tháng 6 cùng năm, Lưu Bị đánh hạ được Thành Đô, lĩnh chức ích Châu Mục, chính thức nhậm mệnh Quan Vũ là Đô đốc Kinh Châu.
Năm Kiến An 20 (215), Tôn Quyền đòi Lưu Bị trả Kinh Châu, Lưu Bị mượn cớ thoái thác, mâu thuẫn Ngô Thục gia tăng, các quan lại do Tôn Quyền phái trú đóng ở ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương đều bị Quan Vũ đuổi về hết. Tôn Quyền sai Lữ Mông tập kích lấy lại được Trường Sa, Quế Dương. Lưu Bị đích thân suất lĩnh 5 vạn đại quân xuôi theo sông xuống chiến đấu với Lữ Mông, Quan Vũ thì dẫn 3 vạn quân tinh nhuệ tiến đến ích Dương để đánh với Lỗ Túc, hình thế hai bên kiếm bạt cung trương vô cùng căng thẳng. Tháng 2 cùng năm, Tào Tháo đánh Hán Trung, Lưu Bị sợ mất ích Châu nên sai sứ giảng hòa với Tôn Quyền, hai bên hiệp định lấy sông Tương làm ranh giới, phía đông là 3 quận Trường Sa, Giang Hạ, Quế Dương thuộc Tôn Quyền; 3 quận phía tây là Nam Quận, Linh Lăng, Vũ Lăng thuộc Lưu Bị.
Năm Kiến An thứ 24 (219), Lưu Bị đánh bại Tào Tháo và chiếm lĩnh được Hán Trung, tự xưng là Hán Trung Vương, đăng đàn bái Quan Vũ là Tiền Tướng Quân, nhận Tiết Việt, được liệt đứng đầu Ngũ hổ tướng. Tháng 8, Quan Vũ thừa lúc Tôn Quyền và Tào Tháo đang giao binh, suất quân chủ lực tiến lên phía bắc đanh Phàn Thành, Tương Dương, rút nước dìm chết quân Tào, chém đầu tướng Tào là Bàng Đức, bắt Vu Cấm phải đầu hàng, uy chấn Hoa Hạ. Đúng lúc Quan Vũ đang đắc ý, tháng 10 cùng năm, Tôn Quyền phái Lữ Mông tập kích hậu lộ quân Quan Vũ, lấy lại được Kinh Châu. Quan Vũ phía trước phía sau đều thọ địch, quân tâm lung lay, rơi vào tình thế vô cùng nguy hiểm. Tháng 11, Quan Vũ rút khỏi Phàn Thành, ý đồ đoạt lại Kinh Châu, trên đường thì bị quân Ngô tập kích, quân bản bộ chạy tản lạc hết, sức chiến đấu mất sạch. Quan Vũ thấy đoạt lại Kinh Châu là vô vọng bèn vừa đánh vừa rút, đến được Mạch Thành rồi sau đó muốn chạy về Tây Xuyên để hội hợp cùng Lưu Bị. Tháng 12, Quan Vũ từ Mạch Thành thua chạy đến Lâm Thư - Chương Hương thì bị phục binh của Tôn Quyền bắt được, cùng ngộ hại cùng với con là Quan Bình, hưởng niên 59 tuổi.
Tôi typing đến đây mà tự dưng ứa nước mắt, chiến tranh sao tàn khốc quá. Xin thắp 3 nén nhang cho hương hồn Đức Quan Thánh Công !
Tôi có dùng trình Tử Vi để nghiệm giờ lá số này thấy giờ Tuất có vẻ giống một vị chiến tướng sa trường. Bà con nghiệm thử xin cho biết ý kiến.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |