Jump to content

Advertisements




Dịch lý và Tính Mệnh


444 replies to this topic

#16 IsraelPalestine

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 322 Bài viết:
  • 306 thanks
  • LocationVô ưu các - nơi các bằng hữu đã lỡ sa chân vào ma đạo tu tâm luyện thần mong có ngày trở lại với nhân gian

Gửi vào 24/12/2011 - 17:01

Tính đang nói không phải tính tình như chúng ta đang thể hiện.Nên "làm trong sáng cái Tính của mình" cũng giống việc lau chiếc gương vốn trong sáng đang bị bụi bẩn.
Thiên mệnh này dài hay ngắn chưa biết được, 120 năm trên lá số có lẽ chỉ là một đoạn đường.

Thanked by 3 Members:

#17 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 25/12/2011 - 21:57

Bản thân tu dưỡng đạo đức chính là khởi đầu thực hiện Thiên mệnh - “Thiên mệnh chi vị Tính” (Trung Dung). Tính người là bản tính thuần hậu, chất phác. Lấy gì để khởi đầu thì kết thúc cũng vậy. Căn cứ vào đâu để phân biệt mà con người lại tự cho mình là loài tinh khôn nhất trên trái đất ? Tính người có phải là trung tâm không ? Nếu là trung tâm thì đấy có phải là điểm lập cực ?

Sửa bởi PhapVan: 25/12/2011 - 22:03


Thanked by 3 Members:

#18 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 28/12/2011 - 20:36

Hi Di Trần Đoàn là tác giả Tử vi. Tổ sư tinh thông tam giáo, tam giáo là nguồn tư tưởng của Ngài, đặc biết Nho Lão là nguồn tư tưởng truyền thống của Ngài, do vậy Tử vi cũng kết tinh tư tưởng ấy. Nếu tư tưởng xuất thế thì trọng Phật Lão giáo, còn nhập thế thì trọng Nho giáo. Hi Di Trần Đoàn theo con đường tiêu dao xuất thế nên theo về Phật Lão thiên Lão giáo. Đối với môn Tử vi nhập thế tưởng như là sợi dây vô hình dẫn dắt người có duyên với tư tưởng xuất thế và hướng dẫn người nhập thế học và cố gắng có tư tưởng và hành sự đúng theo đạo lý.

Đối với Nho giáo, trong hệ thống kinh điển thì sách Trung Dung có địa vị trọng yếu. Sách Trung Dung có thể nói là sách dạy về cái học Tâm pháp của Nho giáo. Nho giáo là Đạo nhập thế do vậy Trung Dung cũng là Tâm pháp nhập thế của Nho gia chân chính (cần phân biệt Nho gia chân chính với Nho gia giả tạo).

Học Tử vi là môn học số mệnh, để biết được số mệnh là điều mong muốn của những người nghiên cứu Tử vi. Song song với phương pháp giải đoán truyền thống và kinh nghiệm của mỗi người thì, việc nghiên cứu sách Trung Dung có thể coi là cái học Tâm pháp rất cần thiết để xâm nhập sâu các môn lý số nói chung và Tử vi nói riêng. Nếu mở rộng nữa thì đọc thêm sách Lễ Ký – Kinh điển về việc Lễ.

Vài dòng chia sẻ trong lúc đang tìm hiểu, không dám cho là đúng !

PhapVan

Sửa bởi PhapVan: 28/12/2011 - 20:48


Thanked by 5 Members:

#19 smartkid009

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 65 Bài viết:
  • 72 thanks

Gửi vào 12/09/2012 - 03:35

Nhu dich da noi co Thien Dia Nhan.Ma theo rieng minh trong Thien Dia Nhan thi Nhan la quan trong nhat.Nhan la trung tam cua troi dat hoi tu ma thanh.Con nguoi xuat the hay nhap the deu la Nhan ca.Trong Nhan co Nhan Le Nghia Tri Tin do la theo Phat Dao Lao Nho deu ham chua ca.Tat ca deu huong Nhan lam chu dao.Boi vay Menh tai Tam va Than tai Tam.Tam o day la tam lam nguoi. Va ta Dich theo chieu xuong tot hoac xau deu la do Tam ma ra.Theo nha Phat thi gieo nhan nao gap qua nay.Con Tu Vi la mot he so do nguoi xua lap ra doan so menh ma Nhan bi tri phoi boi Thien va Dia.No giup Nhan dieu chinh duoc minh.Nhung khong phai hoan toan phu thuoc vao no.Xua nay Nhan dinh thang Thien Dia cung nhieu.Con nguoi sinh ra trong cuoc doi nay cung vua la thien dang vua la dia nguc.Con nguoi khon kheo hoa hop thi cam thay cuoc song nay dep lam thay.Tiec thay ngay nay may ai hieu duoc va danh mat cai Nhan ma Can Khon da ban cho ta do la Nhan Le Nghia Tri Tin de ton tai trong cuoc doi vo thuong.Cuoi cung khi tro ve hu khong thi lai hoi tiec.Con nguoi sinh ra tu hu khong va tro ve cung vo khong.Hieu Dich va hieu Phat Dao Lao la hieu cach lam Nhan o tran the vay.
Minh khong biet nhan xet co dung khong.Neu co mao pham den bat ki ai thi xin thu loi vi day la quan diem cua minh.Mong cac bac cac bac cao nhan chi giao.

Thanked by 3 Members:

#20 hieuchan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 132 Bài viết:
  • 119 thanks

Gửi vào 13/09/2012 - 09:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 28/12/2011 - 20:36, said:

Hi Di Trần Đoàn là tác giả Tử vi. Tổ sư tinh thông tam giáo, tam giáo là nguồn tư tưởng của Ngài, đặc biết Nho Lão là nguồn tư tưởng truyền thống của Ngài, do vậy Tử vi cũng kết tinh tư tưởng ấy. Nếu tư tưởng xuất thế thì trọng Phật Lão giáo, còn nhập thế thì trọng Nho giáo. Hi Di Trần Đoàn theo con đường tiêu dao xuất thế nên theo về Phật Lão thiên Lão giáo. Đối với môn Tử vi nhập thế tưởng như là sợi dây vô hình dẫn dắt người có duyên với tư tưởng xuất thế và hướng dẫn người nhập thế học và cố gắng có tư tưởng và hành sự đúng theo đạo lý.
PhapVan
________________________________
Chào tác giả của Dịch lý và Tính mệnh,
Hi Di Trần Đoàn không phải theo con đường tiêu dao xuất thế . Đạo Phật, Nho và Lão vốn khác nhau .
Nhiều người hay gom chung vào với nhau Phật và Lão . Nhưng thật sự hai con đường khác nhau . Nếu có một số điểm nào đó tương đồng thì cũng như chí lớn gặp nhau ở một tụ điểm nào đó .
Lối ra khỏi đời của Lão khác với con đường của Phật . Đại thừa là một lối nhập thế để hóa độ chúng sinh . Trong khi Lão không chủ trương như vậy . Trần Đoàn là người tu theo Tiên Đạo không phải Phật Đạo .
Nho là con đường nhập thế tích cực nhiều lúc đối kháng với Phật . Hàn Dũ chống lại Phật đạo vì cho rằng tiêu cực cho nước nhà mà không phải chỉ có Hàn Dũ thôi .
hieuchan

Thanked by 3 Members:

#21 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 13/09/2012 - 14:10

Chào bạn hieuchan,

Nho giáo được giai cấp thống trị phong kiến phương Đông rất hoan nghênh, theo bạn thì lý do vì sao?

Sửa bởi PMK: 13/09/2012 - 14:12


#22 MaiYeuEm

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 119 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 13/09/2012 - 15:17

Nho giáo được hoan nghênh do phù hợp đạo lý , về sau thời thế thaY đổi , không có người đủ trí tuệ san định lại nên trở thành cứng nhắc, biến thành giáo điều , một số người lợi dụng để củng cố quyền lực , đặc biệt từ sau đời Hán trở đi . Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều người ngày nay có cái nhìn không thiện cảm với Nho Giáo , bởi vì chỉ thấy được bề nổi , mà không được biết đến cốt tủy Nho Học .

Cốt Tủy Nho Học nằm ở khoa Hình Nhi Thượng Học , tức Dịch Lý , tương truyền chỉ có một người đệ tử của Khổng Tử là đủ thông minh tiếp thu được . Sau truyền cho Tử Tư , từ đó không còn nghe nói ai có thể bẩm thụ Hình Nhi Thượng nữa

Khổng Tử là Thánh sinh ra không gặp thời , vì cái đạo của ông là Vương Đạo , còn vua chúa thời đó chỉ muốn hành Bá Đạo , nên đạo của ông đương thời không ai dùng

Thanked by 2 Members:

#23 MaiYeuEm

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 119 Bài viết:
  • 175 thanks

Gửi vào 13/09/2012 - 15:27

Có người nói Nho là con đường nhập thế đối kháng Phật , thật ra không phải như vậy . Phật giáo có hệ Nam Tông , Bắc Tông . Nam Tông chủ trương lánh thế . Bắc Tông chính là Phật Giáo nhập thế, có nhiều chỗ tương đồng với Nho Giaso . Theo con đường lánh hay nhập , là tùy căn tánh mỗi người .

Thiền Định không tham không bổ Âm
Chính sự không dự không dưỡng Dương
ÂM Dương hài hòa là lý đạo
Người ấy đích thực là Thánh-Vương

Thanked by 2 Members:

#24 hieuchan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 132 Bài viết:
  • 119 thanks

Gửi vào 13/09/2012 - 22:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PMK, on 13/09/2012 - 14:10, said:

Chào bạn hieuchan,
Nho giáo được giai cấp thống trị phong kiến phương Đông rất hoan nghênh, theo bạn thì lý do vì sao?
________________________________
Có thật là giai cấp thống trị hoan nghênh không ? Thời xa xưa cụ khổng đi chu du khắp lục quốc đem lý thuyết của cụ đi bày vẽ cho vua chúa tức là cái giai cấp thống trị mà có ai nghe đâu ? Thậm chí cụ còn bị cho là con gà điên nói bậy và bị bỏ đói không cho ăn cơm . Khổng Tử bị tuyệt lương tại nước Trần, còn nước Lỗ là đất nhà của Khổng Khâu, mà chẵng ai hoan nghênh nên mới ra đi tha phương cầu thực . Có nước lại còn bắt giam tù vì nghi là tên ăn trộm quấy đảo trong thành . Nho giáo chỉ thịnh hành vì vua chúa đang cần một lý thuyết để áp dụng vào việc trị dân vì vậy mà đạo của Khổng đã bị biến thể . Nho mạt vào thời chiến quốc, thịnh lên vào thời ngũ đại phân tranh bên Tàu, suy vi khi Phật giáo du nhập vào thời Đường, qua thời Tống đã biến hẵn hoàn toàn không còn con đường chính do Khổng tử vạch ra lúc ban đầu .
Còn ngày hôm nay, Nho giáo đã bị lợi dụng triệt để . Thời tên đồ tể Mao trạch Đông phát động chiến dịch tiêu diệt văn hóa phong kiến trong đó Nho Lão đều bị xóa sạch . Năm 1972, những người từ Hoa Lục trốn chạy qua Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam đều lên tiếng tố cáo tội ác tàn sát người trong nước chỉ vì chứa chấp sách vở văn hóa cũ, mấy ông thầy dạy Anh Văn cũng bị đem ra treo bảng vào người đi diễu hành ngoài phố, mấy bang hội thờ cụ Khổng, mấy ông từ giữ đền cũng bị đem ra xử bởi bọn vệ binh đỏ . Nho giáo đã hết ngóc dậy nổi . Vừa mới đây vào năm 2008, một tên đại sứ của Trung hoa cộng sản, gọi tắt là Trung cộng cho đúng nghĩa, ở tại Pháp đã đem ngôn ngữ cụ Khổng ra nói với những kẻ biểu tình Tây Tạng chống áp bức và đồng hóa nước Tây Tạng . Y đã đem câu cụ Khổng ra nói với báo chí ký giả nhiều nước đến tham gia và săn tin tức rằng : Mỗi nước đều có văn hóa riêng, tại sao quý vị lại can thiệp vào . Khổng tử từng nói rằng : Điều gì mình không muốn người ta làm cho mình thì mình đừng làm điều đó . Một ký giả Pháp nổi giận lên tiếng liền : Nho giáo của Confucius dạy rất đúng rằng cái gì mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng làm điều đó, vậy nước China hà hiếp Tây Tạng thì sao ? Một ngày nào đó cái điều Tàu làm cho Tây Tạng sẽ trở lại với Tàu thôi .
Lịch sử cho thấy bát quốc liên minh trong đó có Anh-Mỹ-Pháp đã từng đánh thẳng vào Bắc Kinh thời Mãn Thanh do Từ Hi Thái Hậu nắm quyền bính .
Kể hết các sự kiện trên để cho thấy các giai cấp thống trị không hoan nghênh Nho mà chỉ cần đến khi nào tình thế đòi hỏi, nhưng lại độn sau Nho mà làm những chuyện ngược lại .
hieuchan

Sửa bởi hieuchan: 13/09/2012 - 22:42


Thanked by 2 Members:

#25 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1540 Bài viết:
  • 1689 thanks

Gửi vào 14/09/2012 - 10:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuchan, on 13/09/2012 - 22:40, said:

________________________________
Có thật là giai cấp thống trị hoan nghênh không ? Thời xa xưa cụ khổng đi chu du khắp lục quốc đem lý thuyết của cụ đi bày vẽ cho vua chúa tức là cái giai cấp thống trị mà có ai nghe đâu ? Thậm chí cụ còn bị cho là con gà điên nói bậy và bị bỏ đói không cho ăn cơm . Khổng Tử bị tuyệt lương tại nước Trần, còn nước Lỗ là đất nhà của Khổng Khâu, mà chẵng ai hoan nghênh nên mới ra đi tha phương cầu thực . Có nước lại còn bắt giam tù vì nghi là tên ăn trộm quấy đảo trong thành . Nho giáo chỉ thịnh hành vì vua chúa đang cần một lý thuyết để áp dụng vào việc trị dân vì vậy mà đạo của Khổng đã bị biến thể . Nho mạt vào thời chiến quốc, thịnh lên vào thời ngũ đại phân tranh bên Tàu, suy vi khi Phật giáo du nhập vào thời Đường, qua thời Tống đã biến hẵn hoàn toàn không còn con đường chính do Khổng tử vạch ra lúc ban đầu .
Còn ngày hôm nay, Nho giáo đã bị lợi dụng triệt để . Thời tên đồ tể Mao trạch Đông phát động chiến dịch tiêu diệt văn hóa phong kiến trong đó Nho Lão đều bị xóa sạch . Năm 1972, những người từ Hoa Lục trốn chạy qua Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam đều lên tiếng tố cáo tội ác tàn sát người trong nước chỉ vì chứa chấp sách vở văn hóa cũ, mấy ông thầy dạy Anh Văn cũng bị đem ra treo bảng vào người đi diễu hành ngoài phố, mấy bang hội thờ cụ Khổng, mấy ông từ giữ đền cũng bị đem ra xử bởi bọn vệ binh đỏ . Nho giáo đã hết ngóc dậy nổi . Vừa mới đây vào năm 2008, một tên đại sứ của Trung hoa cộng sản, gọi tắt là Trung cộng cho đúng nghĩa, ở tại Pháp đã đem ngôn ngữ cụ Khổng ra nói với những kẻ biểu tình Tây Tạng chống áp bức và đồng hóa nước Tây Tạng . Y đã đem câu cụ Khổng ra nói với báo chí ký giả nhiều nước đến tham gia và săn tin tức rằng : Mỗi nước đều có văn hóa riêng, tại sao quý vị lại can thiệp vào . Khổng tử từng nói rằng : Điều gì mình không muốn người ta làm cho mình thì mình đừng làm điều đó . Một ký giả Pháp nổi giận lên tiếng liền : Nho giáo của Confucius dạy rất đúng rằng cái gì mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng làm điều đó, vậy nước China hà hiếp Tây Tạng thì sao ? Một ngày nào đó cái điều Tàu làm cho Tây Tạng sẽ trở lại với Tàu thôi .
Lịch sử cho thấy bát quốc liên minh trong đó có Anh-Mỹ-Pháp đã từng đánh thẳng vào Bắc Kinh thời Mãn Thanh do Từ Hi Thái Hậu nắm quyền bính .
Kể hết các sự kiện trên để cho thấy các giai cấp thống trị không hoan nghênh Nho mà chỉ cần đến khi nào tình thế đòi hỏi, nhưng lại độn sau Nho mà làm những chuyện ngược lại .
hieuchan

Bạn có thể vui lòng giải thích rõ thêm về phần nội dung mà tôi đã tô đỏ hay không? Cảm ơn.

#26 hieuchan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 132 Bài viết:
  • 119 thanks

Gửi vào 14/09/2012 - 10:35

Xin bạn tham khảo các sách viết về lịch sử Trung quốc nói về Nho giáo , sách của Nguyễn Hiến Lê , sách Nho giáo của Trần Trọng Kim và sách của Phan Bội Châu đã dành nhiều phần rải rác trong các chương nói về Nho giáo . Vua chúa thời đại Khổng tử không hâm mộ lối vương đạo mà rất chuộng lối trị quốc bá đạo . Vì vậy mà Khổng tử được xem là người không gặp thời .
Lý thuyết của Khổng tử không được dùng . Cuối đời phải về dạy học . Trước Khổng tử và sau Khổng tử thì đường lối của Hàn phi tử đều được vua chúa tin dùng . Sau thời của Khổng tử, nghĩa là cụ Khổng chết rồi thì lại có vua đem ra dùng mà biến thể đi .
Thuyết của Khổng tử được dùng để tôn quân chứ không phải đúng bản ý của Khổng tử .
hieuchan

Thanked by 1 Member:

#27 smartkid009

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 65 Bài viết:
  • 72 thanks

Gửi vào 15/09/2012 - 21:16

Trong Dich da noi Am Duong tuong hoa va tuong dung voi nhau.Chinh vi vay mac du Duc Khong Tu khong gap thoi de thoa nguyen Thuyet cua minh.Nhung nho vay ma ong co the tim hieu sau hon ve Thien Dia Van Vat.Truoc luc mat Duc Khong da noi:uoc gi minh duoc song them nua.Ngai de lai mot thuyet den ngan nam sau van nghien cuu va nghien ngam dung sai va da ton ngai la bac Thanh do sao.De roi thuyet cua Ngai duoc su dung cho doi sau.Nhu vay la Ngai cung duoc Thien Dia uu dai.Vi du ve Duc Khong Tu la mot minh chung cu the cho Dich va Tinh Menh vay.

Thanked by 1 Member:

#28 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 21/05/2013 - 10:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 18/11/2011 - 23:14, said:

Vận mệnh của mỗi chúng ta, không bao giờ là riêng rẽ, vận mệnh ấy luôn luôn liên hệ và bị ảnh hưởng bởi những mối quan hệ và liên kết trong và ngoài lá số . Chúng ta bước ra ngoài không thời gian lá số để có cái nhìn như một toàn thể. Chúng ta tìm hiểu lá số của mình bằng cách so sánh từng giai đoạn vận hạn, đôi khi so sánh lá số của mình với một vài lá số khác trong quá khứ hay hiện tại. Bằng phương pháp này chúng ta có thể tìm ra được cái gì ổn định thường xuyên và cái gì tạm thời thoáng qua. Và chúng ta cũng đang trải nghiệm với mỗi sự kiện trong lá số của mình.

Bằng nghiệm lý qua các vận hạn, chúng ta có thể tìm ra được giải pháp cho mỗi sự kiện đã qua, hiện tại và vấn đề sắp tới. Cứ mỗi vấn đề chúng ta có được ít nhất hai giải pháp lựa chọn cho hành động. Tuy mỗi vấn đề lại có vẻ như riêng biệt duy nhất. Nhưng một vấn đề đều có mối quan hệ và liên kết giữa các cung trong lá số, giũa các bộ sao với nhau thì, không phải hoàn toàn riêng biệt mà chúng đều có mối tương quan tác động lẫn nhau.

Trong hai giải pháp lựa chọn cho mỗi vấn đề, có thể chúng có giá trị đối nghịch nhau ở hai cực, chúng ta vẫn phải định vị và lựa chọn một giải pháp hợp lý. Giải pháp hợp lý là giải pháp bắt nguồn từ thực tại, từ thực tế cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải bắt đầu từ cái chúng ta đang có và chúng ta muốn đi tới đâu, tới lý tưởng hóa mục tiêu của mình. Cách chúng ta ước muốn đạt được phải được xây trên nền cái chúng ta đang có ứng hợp lá số với thực tế và thực tế với lá số.

Nếu chúng ta chọn lựa giải pháp lý tưởng hóa vượt xa thực tế, đồng nghĩa chúng ta đã quá tự do phóng túng tư tưởng chỉ dẫn hành động thì, vô tình hay hữu ý tự mình phá vỡ cái trật tự thực tế của cuộc đời ứng hợp với lá đã quy định cho mình. Chúng ta chỉ có thể phát triển trên cái mình có. Để phát triển trên nền cái có hoặc sẽ có, chúng ta phải định vị được Tính Mệnh của mình.


Để thực hiện được mục đích: chúng ta phải định vị được Tính Mệnh của mình. việc này, chắc là việc của một đời người

Nhất là đương thời buổi suy thoái như ngày nay

Thanked by 2 Members:

#29 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 21/05/2013 - 12:31

chúng ta phải định vị đó là Định lực mà Đức Phật đã dùng thì được được Tính Mệnh của mình.


Chúng ta đều sanh nhằm thời Mạt Pháp. Gọi là "mạt Pháp" tức là giáo pháp đã đến thời kỳ cuối, sắp đến lúc diệt vong, và cũng là lúc mà "ma mạnh Pháp yếu," tà thắng chánh suy, cho nên tà thuyết đầy dẫy. Những tà thuyết nầy thoạt nghe thì cảm thấy rất hữu lý, nhưng nếu làm theo thì có thể đưa đến cảnh vong quốc diệt chủng, khiến nhân loại bị tận diệt.
  • Nơi chúng sanh hữu tình thì biểu hiện thành sinh, già, bệnh, chết
  • Nơi các pháp thì có sinh, trụ, dị, diệt
  • Nơi thế giới thì có thành, trụ, hoại, không.
Đức Phật đã dùng định lực để thắng lực thần thông của ma vương trong khi đấu pháp với chúng. Lúc đó ma vương bèn nói với Phật rằng: “Bây giờ tôi không có cách gì để thắng được ông, nhưng chờ đến tương lai sau nầy...., khi đệ tử của ông không có đủ định lực, tri kiến lại bất chánh, lúc đó tôi sẽ đục cửa chui vào nhà ông mà mặc áo của ông, ăn cơm của ông, sau đó tôi lại còn tiểu tiện vào trong bát của ông, thử xem ông sẽ làm sao!” Đức Phật Thích Ca điềm nhiên nói: “Thế thì ta không có cách gì cả.”




Trong Kinh Pháp Diệt Tận nói rằng: “Tương lai khi đến thời kỳ Mạt Pháp, bộ kinh Lăng Nghiêm sẽ bị hủy diệt trước hết.” Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm là đại biểu cho thời đại Chánh Pháp. Nếu không có kinh Lăng Nghiêm, tức là không có Chánh Pháp

Sửa bởi tigerstock68: 21/05/2013 - 12:49


Thanked by 6 Members:

#30 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 21/05/2013 - 13:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 18/11/2011 - 23:14, said:


..., chúng ta phải định vị được Tính Mệnh của mình.

định vị

----------

Nói theo ngôn ngữ của Dịch:

+ Vị, được hiểu rằng:

- Vị Lục
- Vị Cửu

+ Vị Lục: gồm

- Ngôi nhị
- Ngôi tứ
- Ngôi lục

+ Vị Cửu: gồm

- Ngôi sơ
- Ngôi tam
- Ngôi ngũ


Phối can chi thì biết được phương & vị, biết được phương & vị mới có thể suy diễn được tính và tình, Tình quy về Hồn, Tính quy về Phách, ...Hồn tụ ở Ly, Phách tán ở Khảm, ... biết Ly Khảm mới định được cái dụng của Âm Dương, ... định được âm dương mới phân được Nam & Nữ, ... có nam nữ mới có đạo quân thần, đạo phu thê, đạo phụ tử, ... đến đây là cả một quá trình, ...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 28/12/2011 - 20:36, said:


Học Tử vi là môn học số mệnh, để biết được số mệnh là điều mong muốn của những người nghiên cứu Tử vi. Song song với phương pháp giải đoán truyền thống và kinh nghiệm của mỗi người thì, việc nghiên cứu sách Trung Dung có thể coi là cái học Tâm pháp rất cần thiết để xâm nhập sâu các môn lý số nói chung và Tử vi nói riêng. Nếu mở rộng nữa thì đọc thêm sách Lễ Ký – Kinh điển về việc Lễ.

Vài dòng chia sẻ trong lúc đang tìm hiểu, không dám cho là đúng !

PhapVan


Lễ ký - Lễ khí viết:

"Tiên vương định ra Lễ, có gốc, có văn. Không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không đi được".

Luận Ngữ - Quý thị ( 論 語 - 季 氏 )

及 其 壯 也 , 血 氣 方 剛 , 戒 之 在 鬥 ;
及 其 老 也 , 血 氣 既 衰 , 戒之 在 得
Cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu;
Cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc.

Vào tuổi tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu;
Về già, khí huyết đã suy, nên răn về tính tham
.

Cho nên, gọi là ... lễ






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |