

Dịch lý và Tính Mệnh
#16
Gửi vào 24/12/2011 - 17:01
Thiên mệnh này dài hay ngắn chưa biết được, 120 năm trên lá số có lẽ chỉ là một đoạn đường.
Thanked by 3 Members:
|
|
#17
Gửi vào 25/12/2011 - 21:57
Sửa bởi PhapVan: 25/12/2011 - 22:03
Thanked by 3 Members:
|
|
#18
Gửi vào 28/12/2011 - 20:36
Đối với Nho giáo, trong hệ thống kinh điển thì sách Trung Dung có địa vị trọng yếu. Sách Trung Dung có thể nói là sách dạy về cái học Tâm pháp của Nho giáo. Nho giáo là Đạo nhập thế do vậy Trung Dung cũng là Tâm pháp nhập thế của Nho gia chân chính (cần phân biệt Nho gia chân chính với Nho gia giả tạo).
Học Tử vi là môn học số mệnh, để biết được số mệnh là điều mong muốn của những người nghiên cứu Tử vi. Song song với phương pháp giải đoán truyền thống và kinh nghiệm của mỗi người thì, việc nghiên cứu sách Trung Dung có thể coi là cái học Tâm pháp rất cần thiết để xâm nhập sâu các môn lý số nói chung và Tử vi nói riêng. Nếu mở rộng nữa thì đọc thêm sách Lễ Ký – Kinh điển về việc Lễ.
Vài dòng chia sẻ trong lúc đang tìm hiểu, không dám cho là đúng !
PhapVan
Sửa bởi PhapVan: 28/12/2011 - 20:48
Thanked by 5 Members:
|
|
#19
Gửi vào 12/09/2012 - 03:35
Minh khong biet nhan xet co dung khong.Neu co mao pham den bat ki ai thi xin thu loi vi day la quan diem cua minh.Mong cac bac cac bac cao nhan chi giao.
Thanked by 3 Members:
|
|
#20
Gửi vào 13/09/2012 - 09:37
PhapVan, on 28/12/2011 - 20:36, said:
PhapVan
Chào tác giả của Dịch lý và Tính mệnh,
Hi Di Trần Đoàn không phải theo con đường tiêu dao xuất thế . Đạo Phật, Nho và Lão vốn khác nhau .
Nhiều người hay gom chung vào với nhau Phật và Lão . Nhưng thật sự hai con đường khác nhau . Nếu có một số điểm nào đó tương đồng thì cũng như chí lớn gặp nhau ở một tụ điểm nào đó .
Lối ra khỏi đời của Lão khác với con đường của Phật . Đại thừa là một lối nhập thế để hóa độ chúng sinh . Trong khi Lão không chủ trương như vậy . Trần Đoàn là người tu theo Tiên Đạo không phải Phật Đạo .
Nho là con đường nhập thế tích cực nhiều lúc đối kháng với Phật . Hàn Dũ chống lại Phật đạo vì cho rằng tiêu cực cho nước nhà mà không phải chỉ có Hàn Dũ thôi .
hieuchan
Thanked by 3 Members:
|
|
#21
Gửi vào 13/09/2012 - 14:10
Nho giáo được giai cấp thống trị phong kiến phương Đông rất hoan nghênh, theo bạn thì lý do vì sao?
Sửa bởi PMK: 13/09/2012 - 14:12
#22
Gửi vào 13/09/2012 - 15:17
Cốt Tủy Nho Học nằm ở khoa Hình Nhi Thượng Học , tức Dịch Lý , tương truyền chỉ có một người đệ tử của Khổng Tử là đủ thông minh tiếp thu được . Sau truyền cho Tử Tư , từ đó không còn nghe nói ai có thể bẩm thụ Hình Nhi Thượng nữa
Khổng Tử là Thánh sinh ra không gặp thời , vì cái đạo của ông là Vương Đạo , còn vua chúa thời đó chỉ muốn hành Bá Đạo , nên đạo của ông đương thời không ai dùng
Thanked by 2 Members:
|
|
#23
Gửi vào 13/09/2012 - 15:27
Thiền Định không tham không bổ Âm
Chính sự không dự không dưỡng Dương
ÂM Dương hài hòa là lý đạo
Người ấy đích thực là Thánh-Vương
Thanked by 2 Members:
|
|
#24
Gửi vào 13/09/2012 - 22:40
PMK, on 13/09/2012 - 14:10, said:
Nho giáo được giai cấp thống trị phong kiến phương Đông rất hoan nghênh, theo bạn thì lý do vì sao?
Có thật là giai cấp thống trị hoan nghênh không ? Thời xa xưa cụ khổng đi chu du khắp lục quốc đem lý thuyết của cụ đi bày vẽ cho vua chúa tức là cái giai cấp thống trị mà có ai nghe đâu ? Thậm chí cụ còn bị cho là con gà điên nói bậy và bị bỏ đói không cho ăn cơm . Khổng Tử bị tuyệt lương tại nước Trần, còn nước Lỗ là đất nhà của Khổng Khâu, mà chẵng ai hoan nghênh nên mới ra đi tha phương cầu thực . Có nước lại còn bắt giam tù vì nghi là tên ăn trộm quấy đảo trong thành . Nho giáo chỉ thịnh hành vì vua chúa đang cần một lý thuyết để áp dụng vào việc trị dân vì vậy mà đạo của Khổng đã bị biến thể . Nho mạt vào thời chiến quốc, thịnh lên vào thời ngũ đại phân tranh bên Tàu, suy vi khi Phật giáo du nhập vào thời Đường, qua thời Tống đã biến hẵn hoàn toàn không còn con đường chính do Khổng tử vạch ra lúc ban đầu .
Còn ngày hôm nay, Nho giáo đã bị lợi dụng triệt để . Thời tên đồ tể Mao trạch Đông phát động chiến dịch tiêu diệt văn hóa phong kiến trong đó Nho Lão đều bị xóa sạch . Năm 1972, những người từ Hoa Lục trốn chạy qua Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam đều lên tiếng tố cáo tội ác tàn sát người trong nước chỉ vì chứa chấp sách vở văn hóa cũ, mấy ông thầy dạy Anh Văn cũng bị đem ra treo bảng vào người đi diễu hành ngoài phố, mấy bang hội thờ cụ Khổng, mấy ông từ giữ đền cũng bị đem ra xử bởi bọn vệ binh đỏ . Nho giáo đã hết ngóc dậy nổi . Vừa mới đây vào năm 2008, một tên đại sứ của Trung hoa cộng sản, gọi tắt là Trung cộng cho đúng nghĩa, ở tại Pháp đã đem ngôn ngữ cụ Khổng ra nói với những kẻ biểu tình Tây Tạng chống áp bức và đồng hóa nước Tây Tạng . Y đã đem câu cụ Khổng ra nói với báo chí ký giả nhiều nước đến tham gia và săn tin tức rằng : Mỗi nước đều có văn hóa riêng, tại sao quý vị lại can thiệp vào . Khổng tử từng nói rằng : Điều gì mình không muốn người ta làm cho mình thì mình đừng làm điều đó . Một ký giả Pháp nổi giận lên tiếng liền : Nho giáo của Confucius dạy rất đúng rằng cái gì mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng làm điều đó, vậy nước China hà hiếp Tây Tạng thì sao ? Một ngày nào đó cái điều Tàu làm cho Tây Tạng sẽ trở lại với Tàu thôi .
Lịch sử cho thấy bát quốc liên minh trong đó có Anh-Mỹ-Pháp đã từng đánh thẳng vào Bắc Kinh thời Mãn Thanh do Từ Hi Thái Hậu nắm quyền bính .
Kể hết các sự kiện trên để cho thấy các giai cấp thống trị không hoan nghênh Nho mà chỉ cần đến khi nào tình thế đòi hỏi, nhưng lại độn sau Nho mà làm những chuyện ngược lại .
hieuchan
Sửa bởi hieuchan: 13/09/2012 - 22:42
Thanked by 2 Members:
|
|
#25
Gửi vào 14/09/2012 - 10:00
hieuchan, on 13/09/2012 - 22:40, said:
Có thật là giai cấp thống trị hoan nghênh không ? Thời xa xưa cụ khổng đi chu du khắp lục quốc đem lý thuyết của cụ đi bày vẽ cho vua chúa tức là cái giai cấp thống trị mà có ai nghe đâu ? Thậm chí cụ còn bị cho là con gà điên nói bậy và bị bỏ đói không cho ăn cơm . Khổng Tử bị tuyệt lương tại nước Trần, còn nước Lỗ là đất nhà của Khổng Khâu, mà chẵng ai hoan nghênh nên mới ra đi tha phương cầu thực . Có nước lại còn bắt giam tù vì nghi là tên ăn trộm quấy đảo trong thành . Nho giáo chỉ thịnh hành vì vua chúa đang cần một lý thuyết để áp dụng vào việc trị dân vì vậy mà đạo của Khổng đã bị biến thể . Nho mạt vào thời chiến quốc, thịnh lên vào thời ngũ đại phân tranh bên Tàu, suy vi khi Phật giáo du nhập vào thời Đường, qua thời Tống đã biến hẵn hoàn toàn không còn con đường chính do Khổng tử vạch ra lúc ban đầu .
Còn ngày hôm nay, Nho giáo đã bị lợi dụng triệt để . Thời tên đồ tể Mao trạch Đông phát động chiến dịch tiêu diệt văn hóa phong kiến trong đó Nho Lão đều bị xóa sạch . Năm 1972, những người từ Hoa Lục trốn chạy qua Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam đều lên tiếng tố cáo tội ác tàn sát người trong nước chỉ vì chứa chấp sách vở văn hóa cũ, mấy ông thầy dạy Anh Văn cũng bị đem ra treo bảng vào người đi diễu hành ngoài phố, mấy bang hội thờ cụ Khổng, mấy ông từ giữ đền cũng bị đem ra xử bởi bọn vệ binh đỏ . Nho giáo đã hết ngóc dậy nổi . Vừa mới đây vào năm 2008, một tên đại sứ của Trung hoa cộng sản, gọi tắt là Trung cộng cho đúng nghĩa, ở tại Pháp đã đem ngôn ngữ cụ Khổng ra nói với những kẻ biểu tình Tây Tạng chống áp bức và đồng hóa nước Tây Tạng . Y đã đem câu cụ Khổng ra nói với báo chí ký giả nhiều nước đến tham gia và săn tin tức rằng : Mỗi nước đều có văn hóa riêng, tại sao quý vị lại can thiệp vào . Khổng tử từng nói rằng : Điều gì mình không muốn người ta làm cho mình thì mình đừng làm điều đó . Một ký giả Pháp nổi giận lên tiếng liền : Nho giáo của Confucius dạy rất đúng rằng cái gì mình không muốn người ta làm cho mình thì đừng làm điều đó, vậy nước China hà hiếp Tây Tạng thì sao ? Một ngày nào đó cái điều Tàu làm cho Tây Tạng sẽ trở lại với Tàu thôi .
Lịch sử cho thấy bát quốc liên minh trong đó có Anh-Mỹ-Pháp đã từng đánh thẳng vào Bắc Kinh thời Mãn Thanh do Từ Hi Thái Hậu nắm quyền bính .
Kể hết các sự kiện trên để cho thấy các giai cấp thống trị không hoan nghênh Nho mà chỉ cần đến khi nào tình thế đòi hỏi, nhưng lại độn sau Nho mà làm những chuyện ngược lại .
hieuchan
Bạn có thể vui lòng giải thích rõ thêm về phần nội dung mà tôi đã tô đỏ hay không? Cảm ơn.
#26
Gửi vào 14/09/2012 - 10:35
Lý thuyết của Khổng tử không được dùng . Cuối đời phải về dạy học . Trước Khổng tử và sau Khổng tử thì đường lối của Hàn phi tử đều được vua chúa tin dùng . Sau thời của Khổng tử, nghĩa là cụ Khổng chết rồi thì lại có vua đem ra dùng mà biến thể đi .
Thuyết của Khổng tử được dùng để tôn quân chứ không phải đúng bản ý của Khổng tử .
hieuchan
Thanked by 1 Member:
|
|
#27
Gửi vào 15/09/2012 - 21:16
Thanked by 1 Member:
|
|
#28
Gửi vào 21/05/2013 - 10:59
PhapVan, on 18/11/2011 - 23:14, said:
Bằng nghiệm lý qua các vận hạn, chúng ta có thể tìm ra được giải pháp cho mỗi sự kiện đã qua, hiện tại và vấn đề sắp tới. Cứ mỗi vấn đề chúng ta có được ít nhất hai giải pháp lựa chọn cho hành động. Tuy mỗi vấn đề lại có vẻ như riêng biệt duy nhất. Nhưng một vấn đề đều có mối quan hệ và liên kết giữa các cung trong lá số, giũa các bộ sao với nhau thì, không phải hoàn toàn riêng biệt mà chúng đều có mối tương quan tác động lẫn nhau.
Trong hai giải pháp lựa chọn cho mỗi vấn đề, có thể chúng có giá trị đối nghịch nhau ở hai cực, chúng ta vẫn phải định vị và lựa chọn một giải pháp hợp lý. Giải pháp hợp lý là giải pháp bắt nguồn từ thực tại, từ thực tế cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải bắt đầu từ cái chúng ta đang có và chúng ta muốn đi tới đâu, tới lý tưởng hóa mục tiêu của mình. Cách chúng ta ước muốn đạt được phải được xây trên nền cái chúng ta đang có ứng hợp lá số với thực tế và thực tế với lá số.
Nếu chúng ta chọn lựa giải pháp lý tưởng hóa vượt xa thực tế, đồng nghĩa chúng ta đã quá tự do phóng túng tư tưởng chỉ dẫn hành động thì, vô tình hay hữu ý tự mình phá vỡ cái trật tự thực tế của cuộc đời ứng hợp với lá đã quy định cho mình. Chúng ta chỉ có thể phát triển trên cái mình có. Để phát triển trên nền cái có hoặc sẽ có, chúng ta phải định vị được Tính và Mệnh của mình.
Để thực hiện được mục đích: chúng ta phải định vị được Tính và Mệnh của mình. việc này, chắc là việc của một đời người
Nhất là đương thời buổi suy thoái như ngày nay
Thanked by 2 Members:
|
|
#29
Gửi vào 21/05/2013 - 12:31
Chúng ta đều sanh nhằm thời Mạt Pháp. Gọi là "mạt Pháp" tức là giáo pháp đã đến thời kỳ cuối, sắp đến lúc diệt vong, và cũng là lúc mà "ma mạnh Pháp yếu," tà thắng chánh suy, cho nên tà thuyết đầy dẫy. Những tà thuyết nầy thoạt nghe thì cảm thấy rất hữu lý, nhưng nếu làm theo thì có thể đưa đến cảnh vong quốc diệt chủng, khiến nhân loại bị tận diệt.
- Nơi chúng sanh hữu tình thì biểu hiện thành sinh, già, bệnh, chết
- Nơi các pháp thì có sinh, trụ, dị, diệt
- Nơi thế giới thì có thành, trụ, hoại, không.
Trong Kinh Pháp Diệt Tận nói rằng: “Tương lai khi đến thời kỳ Mạt Pháp, bộ kinh Lăng Nghiêm sẽ bị hủy diệt trước hết.” Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm là đại biểu cho thời đại Chánh Pháp. Nếu không có kinh Lăng Nghiêm, tức là không có Chánh Pháp
Sửa bởi tigerstock68: 21/05/2013 - 12:49
Thanked by 6 Members:
|
|
#30
Gửi vào 21/05/2013 - 13:42
PhapVan, on 18/11/2011 - 23:14, said:
..., chúng ta phải định vị được Tính và Mệnh của mình.
định vị
----------
Nói theo ngôn ngữ của Dịch:
+ Vị, được hiểu rằng:
- Vị Lục
- Vị Cửu
+ Vị Lục: gồm
- Ngôi nhị
- Ngôi tứ
- Ngôi lục
+ Vị Cửu: gồm
- Ngôi sơ
- Ngôi tam
- Ngôi ngũ
Phối can chi thì biết được phương & vị, biết được phương & vị mới có thể suy diễn được tính và tình, Tình quy về Hồn, Tính quy về Phách, ...Hồn tụ ở Ly, Phách tán ở Khảm, ... biết Ly Khảm mới định được cái dụng của Âm Dương, ... định được âm dương mới phân được Nam & Nữ, ... có nam nữ mới có đạo quân thần, đạo phu thê, đạo phụ tử, ... đến đây là cả một quá trình, ...
PhapVan, on 28/12/2011 - 20:36, said:
Học Tử vi là môn học số mệnh, để biết được số mệnh là điều mong muốn của những người nghiên cứu Tử vi. Song song với phương pháp giải đoán truyền thống và kinh nghiệm của mỗi người thì, việc nghiên cứu sách Trung Dung có thể coi là cái học Tâm pháp rất cần thiết để xâm nhập sâu các môn lý số nói chung và Tử vi nói riêng. Nếu mở rộng nữa thì đọc thêm sách Lễ Ký – Kinh điển về việc Lễ.
Vài dòng chia sẻ trong lúc đang tìm hiểu, không dám cho là đúng !
PhapVan
Lễ ký - Lễ khí viết:
"Tiên vương định ra Lễ, có gốc, có văn. Không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không đi được".
Luận Ngữ - Quý thị ( 論 語 - 季 氏 )
及 其 壯 也 , 血 氣 方 剛 , 戒 之 在 鬥 ;
及 其 老 也 , 血 氣 既 衰 , 戒之 在 得
Cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu;
Cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc.
Vào tuổi tráng niên, khí huyết cương cường, nên răn về tranh đấu;
Về già, khí huyết đã suy, nên răn về tính tham.
Cho nên, gọi là ... lễ
Thanked by 9 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












