Jump to content

Advertisements




Biện Danh Tích Lý


29 replies to this topic

#16 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 29/10/2011 - 22:38

Vận mệnh của mỗi chúng ta, không bao giờ là riêng rẽ, vận mệnh ấy luôn luôn liên hệ và bị ảnh hưởng bởi những mối quan hệ và liên kết trong và ngoài lá số . Chúng ta bước ra ngoài không thời gian lá số để có cái nhìn như một toàn thể. Chúng ta tìm hiểu lá số của mình bằng cách so sánh từng giai đoạn vận hạn, đôi khi so sánh lá số của mình với một vài lá số khác trong quá khứ hay hiện tại. Bằng phương pháp này chúng ta có thể tìm ra được cái gì ổn định thường xuyên và cái gì tạm thời thoáng qua. Và chúng ta cũng đang trải nghiệm với mỗi sự kiện trong lá số của mình.

Bằng nghiệm lý qua các vận hạn, chúng ta có thể tìm ra được giải pháp cho mỗi sự kiện đã qua, hiện tại và vấn đề sắp tới. Cứ mỗi vấn đề chúng ta có được ít nhất hai giải pháp lựa chọn cho hành động. Tuy mỗi vấn đề lại có vẻ như riêng biệt duy nhất. Nhưng một vấn đề đều có mối quan hệ và liên kết giữa các cung trong lá số, giũa các bộ sao với nhau thì, không phải hoàn toàn riêng biệt mà chúng đều có mối tương quan tác động lẫn nhau.

Trong hai giải pháp lựa chọn cho mỗi vấn đề, có thể chúng có giá trị đối nghịch nhau ở hai cực, chúng ta vẫn phải định vị và lựa chọn một giải pháp hợp lý. Giải pháp hợp lý là giải pháp bắt nguồn từ thực tại, từ thực tế cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải bắt đầu từ cái chúng ta đang có và chúng ta muốn đi tới đâu, tới lý tưởng hóa mục tiêu của mình. Cách chúng ta ước muốn đạt được phải được xây trên nền cái chúng ta đang có ứng hợp lá số với thực tế và thực tế với lá số.

Nếu chúng ta chọn lựa giải pháp lý tưởng hóa vượt xa thực tế, đồng nghĩa chúng ta đã quá tự do phóng túng tư tưởng chỉ dẫn hành động thì, vô tình hay hữu ý tự mình phá vỡ cái trật tự thực tế của cuộc đời ứng hợp với lá đã quy định cho mình. Chúng ta chỉ có thể phát triển trên cái mình có. Để phát triển trên nền cái có hoặc sẽ có, chúng ta phải định vị được Tính Mệnh của mình.

Sửa bởi PhapVan: 29/10/2011 - 22:46


#17 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 08/11/2011 - 08:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

PhapVan, on 29/10/2011 - 22:38, said:

... chúng ta phải định vị được Tính Mệnh của mình.


Anh PhapVan dùng động từ phải để nói về TínhMệnh, vấn đề là làm như thế nào để định vị được đây? Nếu đã hội đủ nhận thức và có được phương pháp để định vị, thì có thể không còn gọi là tính mệnh nữa.

Làm như thế nào? Có ai trong thiên hạ giúp Tôi biết cách phải làm như thế nào để tôi biết định vị được tínhmệnh của tôi ! Cuối cùng, là trở về với tangã chăng!

Tôi nghĩ như vậy, không biết có đúng với ý của Phapvan không !

Sửa bởi HaUyen: 08/11/2011 - 08:33


Thanked by 2 Members:

#18 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 10/11/2011 - 20:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 08/11/2011 - 08:32, said:

Anh PhapVan dùng động từ phải để nói về TínhMệnh, vấn đề là làm như thế nào để định vị được đây? Nếu đã hội đủ nhận thức và có được phương pháp để định vị, thì có thể không còn gọi là tính mệnh nữa.

Làm như thế nào? Có ai trong thiên hạ giúp Tôi biết cách phải làm như thế nào để tôi biết định vị được tínhmệnh của tôi ! Cuối cùng, là trở về với tangã chăng!

Tôi nghĩ như vậy, không biết có đúng với ý của Phapvan không !


Bác HaUyen kính ! Cháu viết “chúng ta phải định vị được TínhMệnh của mình. ”; còn định vị được hay không, phụ thuộc vào chính mình có biết thóat, ví dụ như “Chúng ta bước ra ngoài không thời gian lá số để có cái nhìn như một toàn thể.”. Cháu nghĩ Bác đã được vì giỏi chữ Nho chiết tự (Tính và mệnh), thì mật nghĩa căn bản đã lộ ra một phần rồi.

Nếu ai đó chĩ bồng bềnh trong biển văn chương e sẽ khó, vì vướng “sở tri chướng”.

Sửa bởi PhapVan: 10/11/2011 - 20:13


#19 IsraelPalestine

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 322 Bài viết:
  • 306 thanks
  • LocationVô ưu các - nơi các bằng hữu đã lỡ sa chân vào ma đạo tu tâm luyện thần mong có ngày trở lại với nhân gian

Gửi vào 11/11/2011 - 23:19

Các bác có thể viết thêm về tính, mệnh được không ạ.

#20 quanphu2001

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 12/11/2011 - 07:00

Tính,khi tĩnh thì an theo tự nhiên.Khi động thì sinh tình:hỉ nộ ái ố.Đây là nói về việc Tu thân và Xử thế như 1âm và 1dương của Dịch đạo.Do đó những người ham động,ham xử thế,thầy bói v. v...thường rơi vào đây.

#21 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 12/11/2011 - 08:18

Đạo gia cho rằng, cái sinh - thành ra vạn vật, thì không cùng loại với vạn vật. Cái ấy không thể gọi tên, mà tạm gọi nó là Đạo.

Khái niệm này chỉ khẳng định cho ta biết, là có cái sinh - thành. Còn cái đó là cái gì, thì nó không hề khẳng định. Tại hựu - Trang Tử nói: "Cái biến vật thành vật, thì không phải là vật" (Vật vật giả phi vật). Nhưng Lão Tử lại nói: "Đạo chi vi vật" (Đạo là một vật). Phải chăng, dụ ý của Lão là muốn nói tới cái vật này, không hề cùng loại với vạn vật. Bởi vì bất cứ sự vật gì cũng có Tên, mỗi một loại sự vật đều có một tên gọi, cái mộc mạc phán tán thì thành đồ vật (Phác tán, tắc vi khí).

Đồ vật thì có tên, tức là hữu, còn Đạo không tên, tức là vô.

Khi nói đến hữu, Một chính là hữu. Có Đạo và có Hữu, số của chúng là Hai. Có Một và Hai, số của chúng là Ba. Đã có Ba rồi, thì Tam sinh vạn vật.

Trang Tử nói: "Thời hết sức xa xưa chỉ có , không có hữu, và không có tên. Từ đến hữu, thì một sinh ra trước hết. Một tuy tồn tại nhưng không có hình dáng" (Thái sơ hữu vô, vô hữu vô danh. Nhất chi sở khởi, hữu nhất nhi vị hình).

Sửa bởi HaUyen: 12/11/2011 - 08:26


#22 quanphu2001

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 12/11/2011 - 18:15

Vấn đề này nói ra dài dòng và tốn thời gian.Các bạn nào muốn hiểu thêm và sâu sắc nên đọc các sách của Tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần như:Tinh hoa đạo học Đông phương,Đạo đức kinh,Nam hoa kinh,Phật học tinh hoa VV....Có nhiểu tác giả viết về các chủ đề này,nhưng tôi không ưng ý bằng các tác phẩm của cụ Cần.Khi các bạn ngộ được,tự nhiên các bạn sẽ hiểu,thậm chí các bạn cũng có thể Vận dụng sự hiểu biết này để biết cách xem Tượng Quẻ (nhưng cần phải học thêm phần bói Mai hoa......)

#23 IsraelPalestine

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 322 Bài viết:
  • 306 thanks
  • LocationVô ưu các - nơi các bằng hữu đã lỡ sa chân vào ma đạo tu tâm luyện thần mong có ngày trở lại với nhân gian

Gửi vào 12/11/2011 - 22:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HaUyen, on 12/11/2011 - 08:18, said:

Đồ vật thì có tên, tức là hữu, còn Đạo không tên, tức là vô.
Tên vốn không có thực, nhưng đồ vật có tên, vì cần gọi tên để phân biệt.Phân biệt cái dị biệt, không có dị biệt không gọi tên, không phân biệt thì không thể gọi tên.Đạo nếu không thể phân biệt, thì không thể gọi tên.Vô Danh.

#24 IsraelPalestine

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 322 Bài viết:
  • 306 thanks
  • LocationVô ưu các - nơi các bằng hữu đã lỡ sa chân vào ma đạo tu tâm luyện thần mong có ngày trở lại với nhân gian

Gửi vào 12/11/2011 - 22:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quanphu2001, on 12/11/2011 - 18:15, said:

Vấn đề này nói ra dài dòng và tốn thời gian.Các bạn nào muốn hiểu thêm và sâu sắc nên đọc các sách của Tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần như:Tinh hoa đạo học Đông phương,Đạo đức kinh,Nam hoa kinh,Phật học tinh hoa VV....Có nhiểu tác giả viết về các chủ đề này,nhưng tôi không ưng ý bằng các tác phẩm của cụ Cần.Khi các bạn ngộ được,tự nhiên các bạn sẽ hiểu,thậm chí các bạn cũng có thể Vận dụng sự hiểu biết này để biết cách xem Tượng Quẻ (nhưng cần phải học thêm phần bói Mai hoa......)
HH chưa dám lấy sự hiểu đó để tu thân, hay xử thế.Muốn hiểu một ít về tính , mệnh để khám phá tử vi, hihi.

#25 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 13/11/2011 - 16:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HuangHun, on 12/11/2011 - 22:12, said:

Tên vốn không có thực, nhưng đồ vật có tên, vì cần gọi tên để phân biệt. Phân biệt cái dị biệt, không có dị biệt không gọi tên, không phân biệt thì không thể gọi tên. Đạo nếu không thể phân biệt, thì không thể gọi tên. Vô Danh.


Như vậy, thì tam cơ = thiên cơ + nhân cơ + thời cơ cũng khó mang lại giá trị thực gì cho mỗi chúng ta

Thanked by 1 Member:

#26 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 14/11/2011 - 01:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quanphu2001, on 12/11/2011 - 18:15, said:

Vấn đề này nói ra dài dòng và tốn thời gian.Các bạn nào muốn hiểu thêm và sâu sắc nên đọc các sách của Tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần như:Tinh hoa đạo học Đông phương,Đạo đức kinh,Nam hoa kinh,Phật học tinh hoa VV....Có nhiểu tác giả viết về các chủ đề này,nhưng tôi không ưng ý bằng các tác phẩm của cụ Cần.Khi các bạn ngộ được,tự nhiên các bạn sẽ hiểu,thậm chí các bạn cũng có thể Vận dụng sự hiểu biết này để biết cách xem Tượng Quẻ (nhưng cần phải học thêm phần bói Mai hoa......)

Quanphu2001 có thể nêu ra điểm nào ưng ý của bạn từ sách của ông Thu Giang và các sách khác (không cần nêu tên) tại sao không ưng ý bạn?

#27 quanphu2001

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 16/11/2011 - 07:08

Chào mọi người.
Người xưa thường nói HỌC DỊCH chứ không nói ĐỌC DỊCH. 2 từ ngữ này thoạt thấy là đơn giản,dễ hiểu...nhưng đã làm nhiểu người chưa hiểu và lẫn lộn với nhau.Muốn hiểu 1 cái gì đó,người ta sau khi học lý thuyết về nó,hiểu nó,người ta cần phải sống và làm việc với nó.Lý thuyết phải đi với thực hành!
Nếu không được như vậy,thì lời nói của tôi ở đây như 1 chiếc bánh vẽ,các bạn không sao ăn được.
Học Dịch,người ta phải tự ngộ được,phải sống chung với nó,phải do mình tìm ra thêm nữa (ngoài sách vỡ,ngoài việc Thầy đã dạy...)Đọc quẻ mà không phát sinh được nghĩa mới so với sách vỡ đã nói,cũng chưa phải là người học dịch.
Tôi nói nhiêu đây cũng tạm đủ.Mong các bạn tự lãnh hội được.

#28 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 16/11/2011 - 07:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quanphu2001, on 16/11/2011 - 07:08, said:

Chào mọi người.
Người xưa thường nói HỌC DỊCH chứ không nói ĐỌC DỊCH. 2 từ ngữ này thoạt thấy là đơn giản,dễ hiểu...nhưng đã làm nhiểu người chưa hiểu và lẫn lộn với nhau.Muốn hiểu 1 cái gì đó,người ta sau khi học lý thuyết về nó,hiểu nó,người ta cần phải sống và làm việc với nó.Lý thuyết phải đi với thực hành!
Nếu không được như vậy,thì lời nói của tôi ở đây như 1 chiếc bánh vẽ,các bạn không sao ăn được.
Học Dịch,người ta phải tự ngộ được,phải sống chung với nó,phải do mình tìm ra thêm nữa (ngoài sách vỡ,ngoài việc Thầy đã dạy...)Đọc quẻ mà không phát sinh được nghĩa mới so với sách vỡ đã nói,cũng chưa phải là người học dịch.
Tôi nói nhiêu đây cũng tạm đủ.Mong các bạn tự lãnh hội được.

Đúng vậy nhưng phải biết mình ở đâu nếu không thì tẩu hỏa nhập ma.

Thanked by 1 Member:

#29 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 18/11/2011 - 20:17

Phiên âm:
Khang cáo viết: "Duy Mệnh bất vu thường", đạo thiện tắc đắc chi, bất thiện tắc thất chi hỹ.

Dịch nghĩa :
Thiên Khang cáo nói rằng : "Mệnh chẳng ở luôn một chỗ", là nói cứ thiện thì được, không thiện thì mất.

Phiên âm :
Kiến hiền nhi bất năng cử, cử nhi bất năng tiên, Mệnh dã; kiến bất thiện nhi bất năng thoái, thoái nhi bất năng viễn, quá dã.

Dịch nghĩa:
Thấy người hiền mà không thể cất nhắc trước người khác, đó là do Mệnh; thấy người bất thiện mà không gạt đi, gạt đi mà không đuổi đi xa, đó là do lỗi.

Phiên âm:
Hiếu nhân chi sở ố, ố nhân chi sở hiếu, thị vị phất nhân chi Tính, tai tất đại phù thân.

Dịch nghĩa:
Thích những điều mà người ghét; ghét những điều mà người thích, thế gọi là trái ngược Tính người, ắt có họa vào thân.


Sách Đại Học - phần truyện, chương mười :
Khổng Tử dạy; Tăng Tử (Tăng Sâm) viết; Chu Hi chia thành hai phần kinh và truyện.
Người dịch : Quang Đạm

(PV: do lỗi là do Tính)

#30 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 18/11/2011 - 23:01

Bác HaUyen kính mến,

Cháu xin chuyển phần Tính Mệnh sang chuyên mục nghiên cứu mới ạ.

Cháu cảm ơn Bác thật nhiều !
PhapVan

Sửa bởi PhapVan: 18/11/2011 - 23:01







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |