Jump to content

Advertisements




Xung hợp của Thiên Can- Đinh hợp Nhâm hoá Mộc


16 replies to this topic

#1 mlal

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 20 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 01/02/2012 - 21:44

Các bác cho hỏi trong thập can tại sao Đinh hợp Nhâm hoá Mộc?
Xét theo ngũ hành thì Đinh là âm hoả Nhâm là dương thuỷ có sự xung khắc
Thanks!

#2 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4752 thanks

Gửi vào 01/02/2012 - 22:16

Có lẽ gọi đó là sự Khắc Hợp (khắc mà hợp). Còn Đinh Tân, Bính Nhâm thì là Xung Khắc.

Thanked by 1 Member:

#3 Durobi

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4105 Bài viết:
  • 17599 thanks

Gửi vào 01/02/2012 - 22:21

Vì Nhâm là dương thủy khắc Bính dương hỏa, nên để hòa dịu "tình hình" thì Bính hỏa gả em gái của nó là Đinh âm hỏa cho Nhâm thủy !

Thanked by 1 Member:

#4 mlal

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 20 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 01/02/2012 - 22:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Durobi, on 01/02/2012 - 22:21, said:

Vì Nhâm là dương thủy khắc Bính dương hỏa, nên để hòa dịu "tình hình" thì Bính hỏa gả em gái của nó là Đinh âm hỏa cho Nhâm thủy !
@ngoalong, Durobi:Hì như vậy mình hiểu Đinh với nhâm không khắc nhưng mình chưa rõ tại sao gọi là hợp

#5 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 01/02/2012 - 22:38

Dương xướng âm tùy, dương thống âm

dương khắc âm

giáp khắc kỷ
canh khắc ất
bính khắc tân
mậu khắc quý
nhâm khắc đinh

=chồng "khắc" vợ

Nhị hợp của thiên can bản chất là dương "quản" âm.

Vợ phải nghe chồng, là thiên đạo.

Thiên can ngũ hợp=dương can "khắc" âm can.

Sửa bởi thatsat: 01/02/2012 - 22:40


Thanked by 7 Members:

#6 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 01/02/2012 - 22:40

10/2=5.
1 hợp 6
2 hợp 7
3 hợp 8....
Còn hóa khí thì chú ý sử dụng ngũ Hổ độn thì Giáp Hợp Kỷ tạo ra Bính Dần, thuộc hỏa. Vì Hỏa sinh thổ nên Giáp Kỷ hóa thổ.

Nguyên lý của nó chỉ có vậy.

Sửa bởi NhuThangThai: 01/02/2012 - 23:08


Thanked by 1 Member:

#7 Durobi

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4105 Bài viết:
  • 17599 thanks

Gửi vào 01/02/2012 - 22:43

Nói tếu, trong ngũ hợp nêu trên Giáp Kỷ hợp thì Giáp chuyển lực thành thổ thì ==> ông chồng sợ "vợ" nhất trong ngũ hợp !

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#8 mlal

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 20 Bài viết:
  • 7 thanks

Gửi vào 01/02/2012 - 23:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thatsat, on 01/02/2012 - 22:38, said:

Dương xướng âm tùy, dương thống âm

dương khắc âm

giáp khắc kỷ
canh khắc ất
bính khắc tân
mậu khắc quý
nhâm khắc đinh

=chồng "khắc" vợ

Nhị hợp của thiên can bản chất là dương "quản" âm.

Vợ phải nghe chồng, là thiên đạo.

Thiên can ngũ hợp=dương can "khắc" âm can.
Mình đọc sách thấy nói "Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ , Ất hợp với Canh hóa Kim , Bính hợp với Tân hóa Thủy , Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc , Mậu hợp với Quý hóa Hỏa." nhưng không giải thích, theo âm dương thì còn khiên cưỡng chấp nhận nhưng theo ngũ hành thì không có sự tương sinh ở đây.
hì phải like mạnh câu "Dương xướng âm tùy, dương thống âm-Vợ phải nghe chồng, là thiên đạo."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#9 Vị Tế

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 627 Bài viết:
  • 3048 thanks

Gửi vào 02/02/2012 - 00:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mlal, on 01/02/2012 - 23:05, said:

Mình đọc sách thấy nói "Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ , Ất hợp với Canh hóa Kim , Bính hợp với Tân hóa Thủy , Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc , Mậu hợp với Quý hóa Hỏa." nhưng không giải thích, theo âm dương thì còn khiên cưỡng chấp nhận nhưng theo ngũ hành thì không có sự tương sinh ở đây.
Theo thứ tự lần lượt các chữ được bôi đỏ thì ấy chẳng phải là sự tương sinh của ngũ hành đó sao, cái này là sự tương sinh theo Hà Đồ cũng là theo cách luận về ngũ hành của Trâu Diễn.
Muốn hiểu được rõ về thiên can ngũ hợp hóa thì phải xem trong lịch pháp, mà đã bàn về lịch pháp thì lại phải vời lão VFOR vào lắc lắc bầu cua là sẽ rõ ngay thôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#10 ThaiThangNhu

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2705 Bài viết:
  • 4616 thanks

Gửi vào 02/02/2012 - 01:22

Bác nào hiểu rõ thì mua cuốn hiệp kỷ biện phuơng thư, tập 1 thì rõ ngay thôi.

Thanked by 1 Member:

#11 thatsat

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1361 Bài viết:
  • 4014 thanks
  • Locationvô cực

Gửi vào 02/02/2012 - 05:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mlal, on 01/02/2012 - 23:05, said:

Mình đọc sách thấy nói "Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ , Ất hợp với Canh hóa Kim , Bính hợp với Tân hóa Thủy , Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc , Mậu hợp với Quý hóa Hỏa." nhưng không giải thích, theo âm dương thì còn khiên cưỡng chấp nhận nhưng theo ngũ hành thì không có sự tương sinh ở đây.
hì phải like mạnh câu "Dương xướng âm tùy, dương thống âm-Vợ phải nghe chồng, là thiên đạo."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



giáp kỷ chi niên bính tất thủ, bính hỏa sinh thổ, hóa thổ
ất canh chi tuế mậu vi đầu, mậu thổ sinh kim, hóa kim
bính tân tiện thị canh dần khởi, canh kim sinh thủy, hóa thủy
đinh nhâm chi tuế khởi nhâm dần, nhâm thủy sinh mộc, hóa mộc
mậu quý chi niên hà tòng khởi
giáp dần chi thượng khả tu cầu, giáp mộc sinh hỏa, hóa hỏa

các can dẫn khí đều là dương: bính mậu canh nhâm giáp
ngũ dương tòng khí bất tòng thế, ngũ âm tòng thế vô tình nghĩa

Thanked by 1 Member:

#12 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 02/02/2012 - 08:40

NGŨ KỶ HỢP HÓA

Trong hiệp Kỷ biện Phương Thư chỉ giải thích theo quy tắc Lịch pháp :

Các năm có Can là Giáp và Kỷ thì tháng Dần có can là Bính - tháng Thìn có can là Mậu.
Các năm có Can là Ất và Canh thì tháng Dần có can là Mậu - thángThìn có can là Canh.
Các năm có Can là Bính và Tân thì tháng Dần có can là Canh - Thìn có can là Nhâm.
Các năm có Can là Đinh và Nhâm thì tháng Dần có can là Nhâm - tháng Thìn có can là Giáp.
Các năm có Can là Mậu và Quý thì tháng Dần có can là Giáp - tháng Thìn có can là Bính.

Nhưng trong Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn giải thích đầy đủ hơn, gồm cả không gian và thời gian :

- Phần thời gian tức là quy tắc lịch pháp thì giải thích như trên.
- Phần không gian lại chú trọng đến cung Thìn. Cung Thìn có gì quan trọng mà phải chú ý đến nó ? Là vì đó là vị trí mặt trời mọc vào ngày Đông chí.
Nên trong Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn gọi cung Thìn là Thiên môn, cung Tuất là Địa hộ - nơi mặt trời lặn vào ngày Hạ chí.

Trong Tử vi lại gọi Thìn là Thiên la - lưới trời là vì ngày Đông chí mặt trời mọc rất trễ (giờ thìn), ngày rất ngắn và cao độ là thấp nhất di chuyển là là sát đường chân trời nên dân gian hình dung là có cái gì đó chặn không cho mặt trời mọc lên cao, và gọi cái đó là lưới trời.

Còn tại cung Tuất gọi là Địa võng - lưới đất cũng vậy, ngày dài nhất và cao độ là cao nhất khi băng qua bầu trời, rất lâu mời lặn xuống (giờ tuất) nên dân gian hình dung là có cái gì đó ngăn không cho mặt trời lặn xuống, và gọi cái đó là lưới đất.

#13 DIMATTEO

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 321 Bài viết:
  • 276 thanks

Gửi vào 02/02/2012 - 10:21

To bác VFOR:

Nhân tiện nói về La Võng, bác có thể chia sẻ thêm về La Võng trong Tử Vi được ko? Điểm mạnh yếu của 2 cung đó.

Sửa bởi HuyenMinhThanChuong: 02/02/2012 - 10:21


#14 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 02/02/2012 - 10:54

Tại điểm lặn mặt trời ngày Hạ chí - cung Tuất, thì chú ý thời khắc hoàng hôn, tức là mặt trời đã lặn xuống khỏi đường chân trời rồi nhưng bầu trời vẫn còn ánh sáng. Trong Thiên văn học có 3 định nghĩa về hoàng hôn :

- Astronomical twilight : hoàng hôn thiên văn
- Civil twilight : hoàng hôn dân sự
- Nautical : hoàng hôn hàng hải ( dùng cho các nhà đi biển )

Vì "hiện trường vụ án xẩy ra TRÊN ĐẤT LIỀN" không phải trên biển, vả lại thời đó, người Trung hoa cổ quan sát thiên tượng sâu trong lục địa, nên định nghĩa hoàng hôn hàng hải loại bỏ không sử dụng. Chỉ sử dụng định nghĩa hoàng hôn thiên văn để làm "công cụ điều tra hiện trường của vụ án".

Theo định nghĩa hoàng hôn thiên văn thì từ thời điểm mặt trời lặn xuống khỏi đường chân trời, cho đến khi bầu trời hoàn toàn chìm trong bóng đêm, mặt trời đã di chuyển được 1 cung là 170. Vậy tại vị trí mặt trời lặn (cung Tuất) + 170 --> tiến vào và thuộc phạm vi cung Hợi.

Và đây "hiện trường của vụ án" đã được làm sáng tỏ : xuất phát điểm của cặp ĐỊA KHÔNG - ĐỊA KIẾP khởi tại Hợi, an theo giờ sinh, một thuận một nghịch và cặp "sao" này mang hành hỏa.

Sửa bởi VFOR: 02/02/2012 - 10:58


Thanked by 3 Members:

#15 VFOR

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 118 Bài viết:
  • 494 thanks

Gửi vào 02/02/2012 - 10:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HuyenMinhThanChuong, on 02/02/2012 - 10:21, said:

To bác VFOR:

Nhân tiện nói về La Võng, bác có thể chia sẻ thêm về La Võng trong Tử Vi được ko? Điểm mạnh yếu của 2 cung đó.
Còn nhiều điểm bàn về trục Tỵ - Hợi lắm
Trục Thìn - Tuất từ từ sẽ khai triển thêm.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |