Jump to content

Advertisements




CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO


95 replies to this topic

#91 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 18:58

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

ĐỨC DI-LẶC-BỒ-TÁT

Đức Di-Lặc đảm nhiệm chức vụ Bồ Tát từ khi đức Thích Ca thành Phật, và từ đó đến nay, Ngài đã từng giúp đỡ nhiều về mặt phát triển tôn giáo. Một trong những công việc đầu tiên của Ngài khi vừa nhậm chức là thừa dịp thế gian còn đang được thấm nhuần luồng từ điển dồi dào mạnh mẽ do sự hiện diện của Đức Phật tỏa ra, Ngài bèn sắp đặt cho những bậc Giáo Chủ xuất hiện cùng một lúc ở nhiều vùng khác nhau trên địa cầu. Bởi đó, trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta thấy không những đức Phật Thích Ca, đức Giáo Chủ Shankaracharya và Mahavira xuất hiện ở Ấn Độ, mà còn có đức Mithra xuất hiện ở Ba Tư, đức Lão Tử và khổng Tử ở Trung Hoa và đức Pythagore ở xứ cổ Hy Lạp.

Chính Đức Di-Lặc đã xuất hiện hai lần, một lần làm Đức Krishna ở vùng đồng bằng Ấn Độ và một lần làm Đấng Christ ở xứ Palestine. Trong kiếp thai sinh làmKrishna, đặc điểm lớn nhứt của Ngài vẫn là Bác Ái; và trong lần chuyển kiếp ở xứ Palestine, lòng Bác Ái cũng vẫn là điểm cốt yếu trong Giáo lý của Ngài. Ngài nói: “Điều răn mới mà Ta đem đến cho các ngươi, đó là: các ngươi hãy thương yêu lẫn nhau, cũng như Ta thương yêu các ngươi vậy”. Ngài muốn cho tất cả các đệ tử đều có thể hợp nhứt với Ngài, cũng như Ngài đã hợp nhứt với Đấng Cha Lành. Vị Tông Đồ thân tín nhứt của Ngài, là Thánh Jean, cũng đặc biệt nhấn mạnh về một ý nghĩa tương tự: “Kẻ nào không thương yêu đồng loại thì không biết được Thượng Đế, vì Thượng Đế tức là Bác Ái vậy”.

Những người nào đã đọc kinh Bhagavad Gita cũng đều nhớ những giáo điều về lòng Bác Ái và Sùng Tín trong quyển kinh đó. Đức Bồ Tát thỉnh thoảng cũng nhập xác đức Tsong-ka-Pa, nhà cải tạo tôn giáo danh tiếng của xứ Tây Tạng, và trải qua nhiều thế kỷ Ngài đã từng gởi các vị đệ tử của Ngài như Nagarjuna, Aryasanga, Ramanuja, Madhva... xuống thế gian để thành lập những môn phái mới, hoặc để làm sáng tỏ những chỗ huyền bí trong tôn giáo. Trong số những đệ tử của Ngài, có một vị được gởi xuống thế gian để lập nên đạo Hồi Giáo.

Việc phái các bậc Giáo Chủ xuống thế gian như tôi đã kể trên chỉ là một phần công việc của Ngài, công việc này không phải chỉ giới hạn trong vòng nhân loại mà thôi, mà còn gồm tất cả mọi chúng sinh, và luôn cả hàng Thiên Thần. Như thế, Ngài là vị Trưởng Thượng của tất cả những tôn giáo hiện hữu trên thế giới, và của nhiều tôn giáo khác đã từng mai một với thời gian, nay đã biến mất không còn nữa. Lẽ tất nhiên, Ngài chỉ có trách nhiệm vễ những tôn giáo đó trong cái hình thức ban sơ của nó mà thôi, chớ không có liên hệ gì đến những sự biến thiên dời đổi do con người tạo ra trong những tôn giáo đó trải qua thời gian. Ngài thay đổi hình thức mỗi tôn giáo để cho phù hợp với nhân loại ở mỗi thời kỳ lịch sử mà nó được đưa ra; và mặc dầu cái phần hình thức có thể thay đổi cho phù hợp với trào lưu tiến hóa, nhưng phần giáo lý vẫn giống nhau.

Trong thời kỳ tiến hóa của một Giống Dân, Ngài sẽ còn trở lại thế gian nhiều lần nữa để thành lập nhiều tôn giáo khác. Mỗi lần như thế, Ngài sẽ quy tựu chung quanh những người nào sẵn sàng theo Ngài, trong số đó Ngài sẽ chọn lấy vài người mà Ngài có thể liên lạc mật thiết hơn, tức là những vị đệ tử, hiểu theo ý nghĩa của Huyền Môn. Đến giai đoạn cuối cùng của Giống Dân, khi nó đã vượt qua thời kỳ cực thịnh của nó từ lâu, và một Giống dân mới bắt đầu ngự trị trên Địa Cầu, Ngài sẽ sắp đặt cho tất cả những vị đệ tử thân tín đã từng theo Ngài trong những kiếp trước, sẽ đầu thai cùng một thời trong dịp Ngài chuyển kiếp lần cuối cùng xuống thế gian.

Trong kiếp cuối cùng này, Ngài sẽ đạt tới quả vị Phật và hoàn toàn Giác Ngộ. Khi đó những vị đệ tử của Ngài trước kia, tuy không biết và không nhận ra Ngài về phương diện Thể xác, nhưng sẽ bị hấp dẫn một cách rất mãnh liệt đến gần Ngài. Nhờ ảnh hưởng của Ngài, một số rất đông các vị đó sẽ bước vào cửa Đạo, và nhiều vị còn tiến lên những cấp đẳng cao hơn, vì họ đã từng tiến hóa nhiều trong những kiếp trước. Trong các kinh sách Phật có nói rằng khi Đức Thích Ca thành Đạo và đắc quả vị Phật, thì tức thời có một số rất đông người cũng đắc quả La Hán. Khi mới nghe qua, chúng tôi nghĩ rằng điều ấy không thể có được, nhưng xét kỹ chúng tôi thấy rằng câu chuyện ấy có phần đúng sự thật. Có thể nói rằng số đông người thì hơi quá đáng, nhưng sự thật thì có rất nhiều vị đệ tử đột nhiên đắc quả vị La Hán nhờ bởi ảnh hưởng tốt đẹp của luồng từ điển và Thần lực vô cùng mạnh mẽ và huyền diệu của Đức Phật tạo nên.

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

LỄ ASALA

Ngoài ra Lễ Wesak, còn có một Lễ long trọng khác, trong dịp này các nhân viên Quần Tiên Hội nhóm họp chánh thức mỗi năm một lần. Cuộc hội họp này thường nhóm tại nhà riêng của đức Di-Lặc, cũng ở trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, nhưng ở sườn núi phía Namthay vì ở trên sườn núi phía Bắc. Trong dịp này, không có sự tham dự của những người hành hương ở cõi thế gian, nhưng tất cả những người nào biết có cuộc Lễ, và đến dự bằng Thể Vía, đều được hoan nghinh. Cuộc Lễ này được cử hành vào ngày rằm tháng Alasa, thường đúng nhằm tháng bảy dương lịch, để kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho năm vị đệ tử Kiều-Trần-Như, mà các kinh sách Phật Giáo gọi là ngày Phật “Chuyển Pháp Luân” (tức quay bánh xe Pháp).

Trong lần thuyết pháp đầu tiên này, Đức Phật nói về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Ngài nêu ra con đường xử thế bậc trung, tức con đường Trung Đạo, gồm có một đời sống hoàn toàn ngay chánh ở thế gian, giữ mực trung bình ở giữa hai điểm cực đoan, một bên là con đường khổ hạnh quá đáng, và một bên là sự ham mê thú vui vật chất của đời sống trần tục.

Để tưởng niệm đấng Cao Cả mà Ngài nối nghiệp ở chức vụ Bồ Tát, đức Di-Lặc truyền lịnh rằng trong cuộc Lễ kỷ niệm này, bài kinh Chuyển Pháp Luân sẽ được lập lại một lần nữa trước sự hiện diện của tất cả nhân viên Quần Tiên Hội tựu họp tại đó; và Ngài thường thêm vào đó một bài thuyết pháp ngắn, để giảng giải và áp dụng lời dạy của Phật.

Việc đọc kinh bắt đầu từ lúc trăng tròn, cộng chung với bài thuyết pháp nữa thì tất cả kết thúc trong vòng độ nửa giờ. Đức Di-Lặc thường an tọa trên chiếc ghế cẩm thạch đặt tại chỗ bao lơn trong vườn trước nhà Ngài. Những đấng Cao Cả nhất trong Quần Tiên Hội ngồi chung quanh Ngài, còn những vị Đạo Đồ thì ngồi chung một nhóm trong vườn ở dưới bao lơn độ một thước. Trong dịp này, cũng như trong cuộc Lễ Wesak, thường có những cơ hội trò chuyện vui vẻ, cùng những lời chào mừng và những dịp ban ân huệ, do các Chân Sư ban cho những vị đệ tử và những người có nguyện vọng làm đệ tử các Ngài.

Thiết tưởng cũng là một điều hữu ích mà tường thuật cuộc Lễ, và những lời vàng ngọc của những đấng Cao Cả thốt ra trong dịp đó, mặc dầu chúng ta không thể nào diễn tả được sự huyền diệu, tốt đẹp và hùng hồn của những lời mà đức Di-Lặc đã nói trong cuộc Lễ. Câu chuyện sau đây không phải là để tường thuật lại một bài thuyết pháp nhứt định nào. Nó gom góp nhiều đoạn rời rạc, nhớ không được rõ, mà vài đoạn đã được mô tả ở những sách khác; nhưng nó có thể giúp cho những người chưa được nghe qua câu chuyện này một vài ý niệm về cuộc Lễ là như thế nào.

Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật rất là giản dị, và nhiều điểm được lập đi lập lại nhiều lần. Hồi đó chưa có tốc ký để có thể chép lại đúng nguyên văn, và những vị đệ tử phải dùng trí nhớ để ghi lại những lời Ngài nói. Bởi đó, Ngài chỉ dùng những lời giản dị, và lập đi lập lại nhiều lần như một bài hát, để cho những người nghe có thể nhớ rõ.

Trải qua thời gian, bài “Chuyển Pháp Luân” của Đức Phật đã được nói đi nói lại nhiều lần, tuy nhiên với sự hùng biện tuyệt luân và với phương pháp giáo huấn đặc biệt của Ngài, Đức Di-Lặc mỗi năm mỗi làm cho nó dường như được mới mẻ luôn luôn, và mỗi người nghe đều cảm thấy rằng lời dạy trong Kinh dường như chỉ đặc biệt nhắn nhủ riêng với một mình họ mà thôi. Ngài nói bằng tiếng Nam Phạn (Pali), nhưng mỗi người có mặt đều nghe Ngài nói bằng tiếng nói riêng của xứ sở họ.

#92 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 19:03

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

TỨ DIỆU ĐẾ

Bài thuyết pháp đầu tiên bắt đầu bằng lời dạy rằng con đường Trung Đạo là con đường an toàn nhứt, và là con đường Chân chính thật sự. Nó ở ngay chính giữa hai thói cực đoan: một bên, lao mình vào những thú vui nhục thể, khoái lạc vật chất của cuộc đời trần tục, là một điều thấp hèn và không đưa con người đến đâu cả; và một bên, con đường khổ hạnh quá đáng cũng là lầm lạc và vô ích.

Có một số rất ít, thuộc về một hạng người đặc biệt, có khuynh hướng sống cuộc đời khổ hạnh và cô độc, hạng người này có thể sống một cuộc đời như thế một cách đúng đắn, nhưng cũng không nên khổ hạnh thái quá. Còn đối với những người thường, thì con đường Trung Đạo, tức là sống một cuộc đời ngay thật, chân chính ở thế gian là con đường tốt nhứt và an toàn nhứt. Bước đầu tiên để sống một cuộc đời như thế là phải hiểu rõ tình trạng của nó; điều này Đức Phật đã trình bày cho chúng ta trong Tứ Diệu Đế, tức là Bốn điều Chân Lý:

1. Đời là khổ.

2. Nguyên nhân sự khổ.

3. Vấn đề diệt khổ.

4. Đạo giải thoát khỏi sự khổ.

1. Chân lý thứ nhứt cho rằng Đời là khổ,trừ phi con người biết cách sống cuộc đời của mình cho đúng theo lẽ Đạo. Bình luận về điều này, đức Bồ Tát nói rằng câu nói “Đời là khổ” có hai nghĩa. Theo một nghĩa, thì sự khổ có phần không thể tránh khỏi; còn theo nghĩa thứ hai thì câu ấy hoàn toàn sai lầm, và sự đau khổ có thể tránh khỏi được một cách rất dễ dàng.

Đối với điểm Chơn Thần (Monad), tức là phần Tinh Thần của con người, thì đời là khổ, vì sự sống biểu lộ ra ở thế gian là một sự hạn chế, mà trí óc vật chất của chúng ta không thể quan niệm được bởi vì chúng ta không có một ý niệm về sự tự do khoáng đạt của đời sống siêu linh. Chính trong nghĩa này mà có chỗ nói rằng Đấng Christ tự hiến dâng như một cuộc Hy Sinh lớn, khi Ngài giáng xuống cõi vật chất. Lẽ tất nhiên, đó là một sự hy sinh bởi vì đó là một sự hạn chế rất lớn, nó giới hạn những quyền năng cao cả của rộng lớn của Ngài trên cõi giới siêu linh.

Chơn Thần con người cũng vậy; nó cũng thực hiện một sự hy sinh lớn khi nó tiếp xúc với cõi vật chất hồng trần, khi nó lửng lơ ở phía trên cõi giới này trải qua một giòng thời gian tiến hóa rất dài cho đến trình độ làm người, đến khi đó nó mới phân thân ra một mảnh rất nhỏ của nó để làm một Chơn Nhơn hay linh hồn con người.

Mặc dầu chúng ta chỉ là một mảnh rất nhỏ, thật vậy, một mảnh nhỏ của một mảnh, chúng ta cũng là một sự thật rất huyền diệu. Bởi vì chúng ta là một phần của cái gì cao cả hơn, cho nên sau cùng chúng ta có thể vượt lên cao và hợp nhứt với cái cao cả đó. Đó là cái cứu cánh và mục đích của sự tiến hóa của chúng ta. Và dẫu cho đến khi chúng ta đạt tới cái mục đích đó, ta nên nhớ rằng đó không phải để cho chúng ta tự hào về sự tiến bộ của mình, mà là để cho chúng ta có thể trợ giúp Thiên Cơ.

Tất cả những sự hy sinh và hạn chế đó có thể được miêu tả rất đúng như là bao hàm sự đau khổ; nhưng khi nào Chơn Nhơn hay linh hồn có được sự hiểu biết hoàn toàn, thì nó sẽ vui lòng chấp nhận những sự hy sinh đó. Một Chơn Nhơn không phải là toàn thiện như Chơn Thần; bởi vì nó không được hoàn toàn hiểu biết ngay từ lúc đầu; mà nó phải học hỏi như mọi người khác. Sự giới hạn lớn lao mỗi lần nó càng đi sâu vào cõi vật chất, là một điều không thể tránh khỏi, và bởi đó sự đau khổ luôn luôn đi kèm với sự biểu lộ ở các cõi Hạ giới. Chúng ta phải chấp nhận sự giới hạn đó như một phương tiện để đi đến mục đích, như một sự kiện cần thiết trong Thiên Cơ.

Còn một ý nghĩa nữa theo đó Đời là khổ, nhưng là một thứ khổ có thể hoàn toàn tránh khỏi. Người sống trên trần thế thường hay bị những chuyện rối rắm đủ mọi thứ. Nói rằng y luôn luôn bị đau khổ thì không đúng sự thật, nhưng y thường bị băn khoăn, thắc mắc và bất cứ lúc nào y cũng có thể bị rơi vào một tình trạng đau khổ, rối rắm và phiền não. Lý do là vì y có đủ thứ dục vọng thấp hèn, nó không hẳn là sa đọa hay bỉ ổi, nhưng là sự ham muốn những điều thấp thỏi; và bởi có những dục vọng đó nên y bị trói buộc và giam hãm.

Y luôn luôn tranh đấu để chiếm đoạt một vật gì mà y chưa có, y lấy làm băn khoăn thắc mắc vô cùng không biết rằng y sẽ chiếm hữu đặng vật đó hay không, và khi y đã chiếm được rồi, thì y băn khoăn sợ hãi rằng y sẽ mất vật ấy. Điều nầy đúng không những về tiền bạc, mà cũng đúng về quyền hành, tước lộc, danh vọng và địa vị xã hội... Tất cả những sự ham muốn này gây nên những điều rối rắm bằng nhiều cách khác nhau. Không phài chỉ có sự băn khoăn lo ngại cá nhân của người đang có điều ham muốn trong lòng mà thôi, mà ta còn phải kể luôn tất cả những sự ganh tị, ghen tuông, oán hờn, thù hận gây ra trong lòng những người khác, họ cùng tranh đấu để chiếm đoạt lấy những thứ ấy.

Có những điều ham muốn khác, dường như có vẻ cao thượng hơn những điều kể trên nhưng vẫn không phải là những điều cao thượng nhứt. Thí dụ như một thanh niên kia đã có bao lần mong muốn được tình thương của một người, mà người này không thể đem tình thương cho y. Do lòng ham muốn đó, mà thường xảy ra bao nhiêu sự buồn thảm, ghen tuông cùng nhiều ác ý khác. Ta có thể nói rằng sự ham muốn đó là tự nhiên; đúng vậy, tình thương mà được đền đáp là một nguồn hạnh phúc rất lớn. Tuy nhiên, nếu nó không được đền đáp thì ta phải có nghị lực để chấp nhận lấy hoàn cảnh, chớ không nên để cho bị đau khổ vì dục vọng không được thỏa mãn.

Khi chúng ta nói rằng điều nọ điều kia là tự nhiên, thì hẳn là ta muốn nói rằng nó vốn là thường tình đồi với mọi người. Những người sinh viên Huyền Môn phải cố gắng vượt lên khỏi trình độ của người thường, chớ nếu không, làm sao y có thể giúp đỡ người ấy? Chúng ta phải vượt lên khỏi trình độ thông thường đó, để có thể buông xuống một cánh tay trợ lực, phụ giúp. Mục đích của chúng ta nhắm, không phải là những điều tự nhiên, thông thường, mà ta phải nhắm cái mục đích siêu nhiên.

Người có thần nhãn sẽ nhìn nhận điều Chân Lý của Phật dạy rằng: nói chung, thì Đời là khổ. Nếu y nhìn vào những Thể Vía và Thể Trí của những người chung quanh, y sẽ thấy có rất nhiều những vòng xoáy như hình trôn ốc, xoáy rất mãnh liệt và rất nhanh. Những vòng xoáy đó là gây nên bởi đủ thứ những tư tưởng nhỏ nhen, những sự lo âu, phiền muộn, thắc mắc, băn khoăn vì chuyện này hay chuyện khác. Tất cả những thứ đó gây nên những sự xáo trộn và đau khổ, trong khi điều cần thiết nhứt cho sự tiến bộ là sự yên tịnh của tâm hồn. Phương pháp duy nhứt để có được sự bằng an, là loại trừ tất cả những thứ phiền não đó, và điều này đưa chúng ta đền điều Chân lý thứ hai, là Nguyên nhân sự khổ.

2.-Chúng ta đã thấy rằng Nguyên nhân sự khổ, tức là lòng ham muốn. Nếu một người không có lòng ham muốn, nếu y không tranh đoạt địa vị, quyền hành, hay giàu sang, của cải, thì chừng đó, y vẫn bình an và thản nhiên như thường, dầu cho sự sang giàu và địa vị có đến với y, hay là không. Y vẫn ung dung tự toại, lòng không nao núng, bởi vì y không cần. Vì y vẫn còn là người, tự nhiên là y sẽ còn mong muốn điều nọ điều kia, nhưng sự muốn đó luôn luôn nhẹ nhàng êm dịu, và bởi đó y không bao giờ để cho tâm hồn bị xáo trộn.

Thí dụ, chúng ta thấy có nhiều người bị cơn buồn thảm bi ai vật ngã khi người thân yêu của họ từ trần. Nhưng nếu tình thương của họ được đặt trên một bình diện cao hơn, nếu họ thương yêu người thân của họ vì linh hồn chớ không phải vì xác thể, thì không bao giờ họ cảm thấy bị chia ly và đau khổ. Nếu họ chỉ ham muốn gần người thân yêu của họ bằng Thể Xác trên cõi phàm trần, thì tự nhiên là lòng ham muốn đó sẽ gây nên sự sầu khổ khi cái thể xác kia không còn. Nhưng nếu họ dẹp bỏ sự ham muốn đó và sống hòa hợp với đời sống tinh thần, thì cơn sầu thảm kia sẽ dứt tuyệt.

Đôi khi có người lấy làm phiền muộn khi họ thấy tuổi già đã đến với họ, khi họ cảm thấy lưng mỏi gối đùn, và không còn tráng kiện như hồi thanh xuân. Họ muốn có đầy đủ sức khỏe và tinh thần sáng suốt như hồi còn niên thiếu. Tốt hơn là họ nên dẹp bỏ sự ham muốn đó; họ nên nhận định rằng cái Thể Xác đã làm tròn bổn phận và công việc của nó, và nếu nó không còn làm được nhiều việc như hồi thanh xuân, thì họ nên làm bất cứ việc gì mà họ có thể làm một cách êm ái nhẹ nhàng chớ không nên âu lo phiền muộn vì sự biến đổi vô thường của nó.

Không bao lâu, họ sẽ có những Thể mới; và phương pháp chắc chắn để có được một Thể mới tốt lành là hãy sử dụng cái Thể cũ của mình một cách khôn ngoan, nhưng trong mọi trường hợp, hãy giữ một thái độ ung dung bình tĩnh, và không có sự thắc mắc, ưu phiền. Phương pháp duy nhứt để được thái độ đó, là hãy tự quên mình, dứt bỏ những điều ham muốn ích kỷ, và hướng tư tưởng ra ngoài để nghĩ đến việc giúp đỡ kẻ khác tùy theo khả năng của mình.

3.-Vấn đề diệt khổ.- Chúng ta đã thấy bằng cách nào con người có thể chấm dứt phiền não và đạt được sự bằng an; đó là bằng cách luôn luon6nang6 tư tưởng lên những điều cao thượng nhứt. Chúng ta vẫn còn phải sống cuộc đời ở thế gian, mà ta thường gọi là “biển khổ”. Thật vậy, nó là “biển khổ” đối với một số đông người, nhưng chúng ta có thể sống trong hạnh phúc, yên vui nếu chúng ta không để cho những dục vọng trói buộc chúng ta với cõi đời trần thế. Tuy sống ở thế gian, nhưng chúng ta phải đừng lệ thuộc với thế gian, ít nhứt cũng đừng lệ thuộc đến cái mức để nó gây cho ta những điều âu lo, phiền não.

Lẽ tự nhiên, bổn phận của chúng ta là giúp đỡ kẻ khác trong cơn phiền muộn đau khổ của họ; nhưng muốn giúp đỡ kẻ khác một cách hữu hiệu, thì chúng ta không nên có những điều phiền não riêng của mình. Chúng ta phải thản nhiên để cho những điều phiền não tự nó đi trôi qua mà không làm cho ta động lòng, và ta vẫn ung dung tự toại. Nếu chúng ta sống cuộc đời thế gian với một tinh thần triết lý, bình thản tự nhiên, chúng ta sẽ thấy mình hầu như đã hoàn toàn rũ sạch mọi điều phiền não, nghiệp chướng.

Có người cho rằng một thái độ bình thản vô tư như thế, thật không thể nào đạt tới được. Không phải như thế, vì nếu như vậy, thì Đức Phật không khi nào khuyên dạy chúng ta hãy tập lấy thái độ đó. Chúng ta có thể đạt tới được, bởi vì chỉ khi nào ta có được sự bằng an, ta mới có thể thật sự giúp đỡ kẻ khác một cách có hiệu quả.

4. Đạo mầu thoát khổ. Chơn lý thứ tư, tức con đường đưa đến sự diệt khổ và giải thoát, chính là Đạo Bát Chánh vậy.

#93 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 19:07

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

BÁT CHÁNH ĐẠO

Bát Chánh Đạo của Phật dạy là một Đạo sử thế rất quý, vì nó có thể áp dụng cho tất cả mọi người thuộc mọi trình độ. Người sống ngoài thế gian, thậm chí đến người thất học, có thể áp dụng nó trên những khía cạnh thấp thỏi tầm thường nhứt, và tìm thấy con đường đưa đến sự bình an, hạnh phúc. Đồng thời bậc triết gia lỗi lạc nhất cũng có thể áp dụng và diễn đạt Đạo Bát Chánh tùy theo trình độ của mình, và thu thập được nhiều điều bổ ích.

Điều thứ nhứt trong Bát Chánh Đạo là Chánh Tín, tức là Tin Tưởng chân chính. Có người phản đối điều này, vì họ cho rằng nó đòi hỏi ở họ một cái gì hầu như là đức tin mù quáng. Không phải như vậy, mà trái lại nó đòi hỏi chúng ta phải có một sự hiểu biết nhất định về những yếu tố căn bản của đời sống con người. Nó đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết ít nhiều về Cơ Trời, và nếu chúng ta chưa có thể tự mình thấy được cái Thiên Cơ huyền diệu đó, thì chúng ta phải nên chấp nhận nó, như nó vẫn luôn luôn được trình bày cho chúng ta.

Có vài điều Chân lý căn bản vẫn luôn luôn được đưa ra cho người đời dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Những Chân lý đó cũng được giải thích cho những bộ lạc dã man, do những thầy phù thủy chữa bịnh của họ, và được phổ biến trong nhân loại do những bậc Giáo Chủ và những loại Thánh Kinh. Những Thánh Kinh và tôn giáo tuy rằng khác nhau về hình thức, nhưng cũng có những điểm tương đồng mà người ta phải chấp nhận, trước khi họ muốn hiểu biết cuộc đời một cách đầy đủ để có thể sống trong yên vui và hạnh phúc.

Một trong những Chơn lý đó là Luật Nhân quả bất diệt. Nếu một người kia sống trong sự lầm lạc rằng y có thể làm bất cứ điều gì tùy theo ý muốn của mình, và những hành động không bao giờ đem đến cho y một hậu quả nào, thì chắc chắn rằng y sẽ thấy rằng một vài hành động đó rốt cuộc sẽ đem đến cho y những điều tai họa và đau khổ. Một mặt khác, nếu y không hiểu rằng mục đích cuộc đời y là tiến hóa, rằng theo Luật Trời, y phải tiến bộ và càng ngày càng phát triển cho được tốt lành và thanh cao hơn, thì y cũng sẽ tự chuốc lấy sự bất hạnh và đau khổ vào mình, bởi vì y chỉ biết sống với khía cạnh thấp hèn của cuộc đời mà thôi, và cái khía cạnh thấp hèn đó rốt cuộc không bao giờ làm thỏa mãn được phần linh hồn bên trong. Và bởi đó, ít nhất y cũng phải biết một phần nào về những Luật lớn trong Trời Đất, và nếu y chưa có thể tự mình hiểu biết được những Luật đó, thì y nên tin theo là tốt. Về sau, ở một trình độ cao hơn, trước khi được hai lần Điểm Đạo, chúng ta được biết rằng ta phải diệt trừ mọi sự nghi ngờ.

Có người hỏi Đức Phật phải chăng điều đó có nghĩa là chúng ta phải tin tưởng một cách mù quáng, thì Ngài đáp:

“Không, nhưng các người phải tự mình hiểu biết ba điều này. Một là:Người ta chỉ có thể đạt tới sự Toàn Thiện bằng cách sống cuộc đời tốt lành chân chính, và tiến bước trên đường Thánh Đạo mà thôi. Hai là: Muốn đạt tới mức Toàn Thiện, con người phải trải qua nhiều kiếp luân hồi sanh tử, và mỗi kiếp y càng tiến lên cao lần lần. Ba là: Có một luật Công Bình bất di dịch cai quản mọi sự trên thế gian”.

Đến giai đoạn này, người học Đạo phải loại bỏ mọi sự nghi ngờ, và phải hoàn toàn tin tưởng nơi những luật kể trên một cách tuyệt đối. Còn đối với người thường ở thế gian, thì ít nhứt y nên tin theo bấy nhiêu đó, bởi vì nếu y không lấy những định luật đó làm phương châm để hướng dẫn cuộc đời y thì y không thể nào tiến xa hơn nữa.

Điều thứ nhì là Chánh Tư Duy, tức là Tư tưởng chân chính. Chánh Tư Duy có hai ý nghĩa khác nhau:

Một là chúng ta phải tư tưởng những điều tốt lành, chớ không nên tư tưởng những điều quấy. Chúng ta có thể dành sẵn trong trí luôn luôn những tư tưởng thanh cao và tốt lành, nếu ta không bận rộn với những vấn đề sinh hoạt thông thường hằng ngày. Ta chớ nên có sự hiểu lầm về điều này. Bất cứ công việc gì, ta cũng phải làm một cách sốt sắng và chu đáo, và với sự chú ý cần thiết để hoàn thành công việc ấy một cách mỹ mãn. Nhưng phần nhiều người dầu rằng đang làm việc, hoặc trong khi tạm ngưng một lúc, họ vẫn để tư tưởng chạy quanh những vấn đề nhỏ nhặt tầm thường và thấp hèn.

Những người học Đạo luôn luôn để dành sẵn những tư tưởng Chân Sư trong trí của họ, để những lúc rảnh rang không bận rộn công việc trần thế, thì lập tức tư tưởng Chân Sư liền hiện ra, và trong trí họ chỉ có một tư tưởng đó mà thôi. Khi ấy, người hành giả liền nghĩ rằng: “Tôi có thể làm gì để sống cuộc đời tôi cho giống như đức Thầy? Tôi sẽ tự cải thiện bắng cách nào để tôi có thể biểu dương sự tốt lành của Chân Sư cho những người chung quanh? Tôi có thể làm gì để thi hành công việc mà chúng ta có thể làm là gởi những tư tưởng giúp đỡ và thiện cảm cho người chung quanh.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng Tư tưởng chân chính phải được rõ ràng nhứt định, chớ không phải là phân chia nhiều ngã. Những tư tưởng trụ nơi một việc trong một lúc, rồi lại nhảy qua việc khác đều là vô ích, và sẽ không giúp được gì cho chúng ta để kiểm soát tư tưởng của mình. Tư tưởng chân chính không bao giờ nên có một mảy may ác ý nào, và không được có chút gì gọi là khả nghi. Có nhiều người không hề cố tình nghĩ đến điều xấu xa hay nhơ bợn, nhưng họ lại có những tư tưởng gần gần như thế, không thật hẳn là quấy, nhưng có chút ít khả nghi! Trong tư tưởng chân chánh, không nên có những chuyện như thế. Nếu ta lỡ có một ý nghĩ nào hơi khả nghi hoặc không tốt, ta phải dẹp bỏ ý nghĩ đó ngay tức khắc. Chúng ta phải giữ cho mọi tư tưởng đều được hoàn toàn khả ái và tốt lành.

Tư tưởng chân chính còn có một ý nghĩa khác nữa, là Nghĩ đúng, tức là chúng ta chỉ nên nghĩ đến sự thật mà thôi. Đã bao lần chúng ta thường hay nghĩ lầm, và hiểu lầm những người khác vì thành kiến hoặc vì vô minh. Chúng ta có ý nghĩ rằng người kia là một người xấu, và bởi đó, tất cả mọi hành động của y đều là không tốt. Chúng ta gán cho y những ý nghĩ thường là hoàn toàn vô căn cứ; như thế chúng ta nghĩ quấy cho y, và bởi đó tư tưởng của chúng ta không phải tư tưởng chân chính. Tất cả những người chưa được đắc quả Chơn Tiên đều hãy còn là bất toàn, và có tốt có xấu lẫn lộn, nhưng bất hạnh thay, chúng ta chỉ dùng hết trí lực để nghĩ đến khía cạnh xấu của người khác, và quên tất cả, thậm chí không hề nhìn thấy, cái khía cạnh tốt của họ.

Bởi đó, tư tưởng của ta về những người ấy không phải là tư tưởng chân chính, không những là nó không được nhân từ, mà nó lại còn không đúng. Chúng ta chỉ nhìn thấy có một khía cạnh của người ấy, và không nhìn thấy khía cạnh khác. Hơn nữa, vì chúng ta chỉ chú ý đến điểm xấu của người kia thay vì nghĩ đến điều tốt, nên chúng ta tăng cường và khuyến khích cho cái điểm xấu đó càng bành trướng thêm lên. Trái lại, với Tư Tưởng chân chính, chúng ta có thể tăng cường và khuyến khích cái khía cạnh tốt lành của người kia.

Điều thứ ba là Chánh ngữ, tức là Lời nói chân chính. Điều này cũng chia làm hai phần. Trước hết, chúng ta nên luôn luôn nói đến những điều tốt lành. Chúng ta không có bổn phận nói đến những điều xấu của người khác. Phần nhiều, những câu chuyện mà chúng ta nghe thuật lại về người khác đều là không đúng, như thế, nếu ta lập lại những chuyện đó, thì lời nói của ta cũng là không đúng, và chúng ta tự làm hại cho mình cũng như ta làm hại cho người mà ta nói quấy. Dầu cho câu chuyện ấy có thật đi nữa, người lập lại cũng vẫn quấy, bởi vì chúng ta không giúp ích được gì cả cho người kia bằng cách lặp đi lặp lại những việc làm quấy của y.

Vậy thì điều tốt nhứt mà ta có thể làm là đừng nói gì cả về chuyện đó. Tự nhiên là ta giữ im lặng, nếu việc quấy đó là do chồng, con, hay anh em ta làm, vì ta nghĩ rằng không nên đồn đãi ra ngoài những việc làm quấy của người mà mình thân yêu. Nhưng nếu ta tin tưởng nơi tình huynh đệ đại đồng, thì ta nên biết chúng ta không có quyền đồn đãi chuyện xấu của bất cứ một người nào và ta nên nói điều lành về kẻ khác cũng như ta muốn cho họ nói điều lành đối với chúng ta vậy.

Một mặt khác, có nhiều người nói không đúng sự thật bởi vì họ nói hay quá lố. Một chuyện nhỏ nhặt, tầm thường, có thể do họ phóng đại ra thành chuyện lớn. Tự nhiên đó không phải là lời nói chân chính.

Lời nói phải dịu dàng và khả ái; đồng thời nó cũng phải cho thẳng thắn và ngay thật, chớ không nên dại dột, hồ đồ. Ở nhiều xứ trên thế giới hiện nay, người ta có cái quan niệm sai lầm rằng người lịch sự phải biết nói chuyện nhiều; nếu không nói năng luôn miệng thì bị coi như quê mùa, hoặc thiếu xã giao. Khi gặp gỡ một người bạn, người ta phải nói huyên thuyên không dứt, nếu không, người bạn kia sẽ bị mất lòng. Ta nên nhớ Đấng Christ ngày xưa có nói rằng với mỗi lời nói vô ích mà con người thốt ra, y sẽ phải trả lời về cái tội đó về sau này.

Lời nói vô ích thường là một lời nói có ác ý, nhưng dầu cho không phải như vậy đi nữa, những lời nói vô vị dầu rằng vô tội, cũng là làm mất thì giờ. Nếu cần phải nói, ít nhứt ta nên nói những điều hữu ích và có thể giúp đỡ kẻ khác. Có người muốn làm ra vẻ thông minh và thạo đời, thường hay nói đùa hoặc nói lối luôn miệng không dứt. Họ luôn luôn nói dậm thêm bất cứ chuyện gì của một người khác vừa nói. Họ luôn luôn đưa ra khía cạnh lố bịch hoặc hài hước của mọi chuyện. Lẽ tất nhiên, những điều đó đều là những lời nói vô ích, và chúng ta cần phải cẩn thận giữ gìn luôn để cho lúc nào chúng ta cũng có được lời nói chân chính.

Diều thứ tư là Chánh nghiệp tức là Hành động chân chính.Chúng ta thấy ngay rằng ba điều kể trên nối tiếp theo nhau một cách chặt chẽ. Nếu chúng ta luôn luôn tưởng nghĩ điều lành, chúng ta sẽ không bao giờ nói điều dữ bởi vì chúng ta chỉ nói những gì ta đã nghĩ trước mà thôi: và nếu tư tưởng và lời nói của ta đều tốt lành, thì hành động tiếp theo sau cũng sẽ tốt. Hành động phải cho mau lẹ, nhưng phải được cân nhắc cẩn thận. Chúng ta thường thấy có nhiều người, gặp lúc biến động khẩn cấp, thì họ đành chịu bó tay, vô toan kế sách; chẳng những thế, họ lại còn là một chướng ngại cho những người khác có bộ óc sáng suốt bình tĩnh hơn. Có người lại làm càn, không chịu suy nghĩ kỹ.

Chúng ta hãy tập suy nghĩ mau chóng và hành động mau chóng, nhưng luôn luôn với một bộ óc sáng suốt và cân nhắc cẩn thận. Trên hết mọi sự những hành động của ta phải luôn luôn vô tư kỷ, không vụ lợi: đừng bao giờ để cho nó có một mảy may lý do ích kỷ nào, để vụ lợi riêng cho mình. Điều này rất khó làm đối với phần đông, nhưng nó là một cái quyền năng mà chúng ta phải tập lấy cho được. Là những người phụng sự các đấng Chân Sư, chúng ta có nhiều cơ hội để thực hành cái lý tưởng đó trong công việc làm hằng ngày. Chúng ta chỉ nên nghĩ đến công việc phụng sự và những gì chúng ta có thể làm để giúp đỡ người khác, với một tinh thần hoàn toàn vị tha... Chúng ta không nên nghĩ đến những việc gì chúng ta thích làm, mà chỉ cố gắng làm hết sức mình để thi hành trọn vẹn phần công việc được giao phó cho ta.

Trong thời đại này, ít người sống ẩn dật cô đơn như những nhà tu sĩ thời xưa. Chúng ta sống trong xã hôi tập đoàn, bởi đó những tư tưởng, lời nói hay việc làm của chúng ta đều có ảnh hưởng đến rất nhiều người khác. Ta nên nhớ rằng tư tưởng, lời nói hay hành động của chúng ta không phải chỉ là những khả năng mà nó là những quyền năng- những quyền năng được giao phó cho ta được sử dụng, mà chúng ta phải trực tiếp chịu trách nhiệm. Những quyền năng đó là để cho ta dùng trong việc Phụng Sự, nếu ta dùng vào mục tiêu khác, tức là ta không làm tròn bổn phận mình.

Điều thứ năm là Chánh Mạng, tức là Nghề Nghiệp chân chính. Điều này là một vấn đề có liên hệ đến rất nhiều người. Nghề nghiệp chân chính tức là những phương tiện sinh hoạt làm ăn, nghề nghiệp nào không làm tổn nhơn hại vật, không gây thiệt hại cho bất cứ một sinh vật nào. Chúng ta thấy rằng nghề này ngăn cấm những nghề như là làm đồ tể, làm hàng thịt hay làm nghề chài lưới; nhưng ngoài ra, nó còn đi xa hơn nữa. Chúng ta không nên làm những nghề tổn nhân hại vật, như vậy nghề bán rượu cũng không phải là một nghề nghiệp chân chính. Người bán rượu tuy không phải là giết người, nhưng chắc chắn là y làm thương tổn và y sống trên sự thương tổn gây ra cho kẻ khác.

Điều răn này còn đi xa hơn. Ta hãy lấy thí dụ một người lái buôn kia hành nghề một cách bất lương. Đó không phải là làm nghề nghiệp chân chính, vì y lường gạt thiên hạ để kiếm nhiều lời. Nếu người lái buôn hành nghề một cách lương thiện, y mua hàng sỉ và bán lẻ với một số tiền lời vừa phải, thì đó là phương tiện làm ăn chân chính. Nhưng nếu y lường gạt thiên hạ, y bán thứ hàng xấu mà quảng cáo là hàng tốt, thì y là kẻ bất lương. Như thế, một nghề chân chính có thể trở thành bất chính nếu người ta hành nghề ấy với một tinh thần bất lương. Chúng ta phải xử thế một cách lương thiện với kẻ khác cũng như ta muốn cho họ xử thế lương thiện với chính mình.

Người đi buôn biết những chỗ hay cũng như chỗ dở về món hàng của họ bán mà người mua thường không biết. Vì không biết món hàng hay dở thế nào, nên người mua hoàn toàn đặt tín nhiệm nơi người bán hàng. Khi người ta đặt tín nhiệm vào một vị bác sĩ hay một luật sư, thì người ta có quyền sở cậy nơi sự làm việc tận tâm của các vị ấy. Trong trường hợp người mua đặt tín nhiệm nơi người bán hàng thì cũng giống y như vậy, bởi đó người bán hàng cũng phải có lương tâm phục vụ người mua, cũng như vị bác sĩ hay luật sư tận tâm phục vụ thân chủ của họ. Khi người ta đặt tín nhiệm nơi mình, thì đó là cả một vấn đề danh dự mà mình phải đền đáp lại một cách xứng đáng. Người làm nghề buôn bán thương mại, có quyền thu lợi một cách vừa phải, nhưng đồng thời cũng phải hiểu rõ và làm tròn cái thiên chức của mình đối với nhân quần xã hội vậy.

Điều thứ sáu là Chánh Tinh Tấn, tức là Cố gắng, công phu chân chính. Đây là một điều rất quan trọng. Chúng ta không nên tự hài lòng với một sự tốt lành tiêu cực của mình mà thôi. Không làm điều ác cũng chưa đủ, mà còn phải tích cực làm điều thiện. Khi Đức Phật tóm tắt giáo lý của Ngài trong một bài thi ngắn, Ngài bắt đầu bằng câu: “Chư ác mạc tát” (Tránh mọi điều ác), nhưng câu sau liền tiếp theo “Chúng thiện phụng hành” (Nguyện làm mọi việc lành). Như thế, làm người tốt một cách thụ động vẫn chưa đủ. Có bao nhiêu người có ý tưởng tốt, nhưng không làm được điều gì có ích lợi cho ai cả!

Mỗi người đều có ít nhiều năng lực, chẳng những là về thể chất mà còn có sức mạnh về tinh thần. Khi chúng ta phải làm một công việc gì trong một ngày, chúng ta biết rằng mình phải tiết kiệm sinh lức và trước khi bắt đầu, chúng ta không phí sức với những việc gì khác, ngoài ra công việc mà ta sắp phải làm. Cũng như thế, chúng ta có ít nhiều mãnh lực về ý chí và cân não mà chúng ta chỉ có thể dùng làm một phần công việc nào đó mà thôi, bởi vậy chúng ta phải giữ gìn và liệu xem chúng ta sẽ sử dụng quyền năng ấy như thế nào.

Ngoài ra, chúng ta còn có những quyền năng khác nữa, mỗi người đều có ít nhiều ảnh hưởng đối với bạn bè hay thân quyến của họ. Cái ảnh hưởng đó cũng là một cái quyền năng, và chúng ta có trách nhiệm phải sử dụng đúng phép cái quyền năng đó. Chung quanh ta có những vợ con bạn bè, thân bằng quyến thuộc, lao công, tôi tớ... và đối với họ, ta có ít nhiều quyền lực và ảnh hưởng; chúng ta phải thận trọng từng lời nói và cử chỉ, vì ta sẽ là cái gương cho họ bắt chước.

Chánh Tinh Tấn nghĩa là biết làm việc một cách có hiệu quả chớ không phí phạm sức lực và thời gời. . Có nhiều việc mà ta có thể làm, nhưng có việc cần phải làm ngay và khẩn cấp hơn những việc khác. Chúng ta phải nhìn nhận thấy ở chỗ nào sự công phu cố gắng của ta là cần thiết và hữu ích nhất. Không phải tất cả mọi người đều phải làm một việc y như nhau, mà phải chia đều công việc để cho nó được thành tựu một cách mỹ mãn và trọn vẹn, chứ không nên chú trọng ở một mặt mà thôi. Trong những vấn đề này, ta cần sử dụng lý trí và sự khôn khéo của mình.

Điều thứ bảy là Chánh Niệm, tức là Tưởng nhớ chân chính. Người Phật tử thường cho rằng điều này có nghĩa là sự nhớ lại những kiếp trước, cũng như những Đức Phật có thể hoàn toàn nhớ lại hết tất cả những tiền kiếp của Ngài. Trong Kinh Jataka có thuật chuyện Đức Phật bị một người khác nói hành. Ngài bèn day lại các đệ tử và nói: “Trong một tiền kiếp, Ta có chửi mắng người này, nên bây giờ Ta bị y nói hành trở lại. Vậy Ta không có quyền giận y”. Lẽ tất nhiên, nếu nhớ lại tất cả những gì đả xảy đến với Ta trong những tiền kiếp, thì chúng ta có thể sắp đặt cuộc đời hiện tại của mình một cách chu đáo hơn. Tuy nhiên, phần đông chúng ta không có cái quyền năng nhớ lại những kiếp trước, nhưng chúng ta không nên vì thế mà nghĩ rằng điều răn Chánh Niệm không áp dụng cho chúng ta.

Trước hết, điều này có nghĩa là tự kiểm thảo lấy mình. Chúng ta phải nhớ rằng ta là ai, ta có bổn phận gì, phải đóng vai trò gì, và ta phải làm gì cho đức Chân Sư. Chánh Niệm lại còn có nghĩa là phải biết chọn lựa một cách hợp lý điều gì ta cần phải nhớ. Trong cuộc đời của chúng ta, ai cũng có khi chìm khi nổi, lúc vui lúc buồn. Người khôn ngoan chỉ nhớ những điều vui tươi, tốt lành, và quên đi những điều buồn rầu, đau khổ. Thí dụ có người nói với ta những điều nặng nề, thô bỉ, người dại dột sẽ nhớ điều đó hằng tuần, hằng tháng, hằng năm, và lúc nào cũng nói rằng người kia nói nặng lời với y. Điều đó sẽ đè nặng trong trí của y. Nhưng thử hỏi có ích gì? Dĩ nhiên là không ích gì cả. Điều đó chỉ làm cho y bực tức và y lúc nào cũng nuôi trong trí một tư tưởng ác. Điều ấy chắc chắn không phải là Chánh Niệm vậy.

Chúng ta hãy nên quên và tha thứ cho kẻ khác những điều chẳng lành mà họ làm cho chúng ta, nhưng phải luôn luôn ghi nhớ những điều tốt lành mà ta đã thọ lãnh, để cho tâm hồn ta tràn đầy tình thương và lòng biết ơn. Một mặt khác, chúng ta ai cũng có làm nhiều điều lầm lỗi; vậy chúng ta nên nhớ những điều đó để giữ mình cho khỏi tái phạm. Trái lại, chúng ta không nên tự kiểm thảo một cách quá đáng, lúc nào cũng nhồi đi nhồi lại trong trí những điều lầm lỗi đó, rồi đâm ra hối tiếc và buồn rầu quá lẽ. Làm như vậy cũng không phải là Tưởng nhớ chân chính.

Điều thứ tám là Chánh Định tức là Thiền Định chân chính. Điều này không những nói về cách tham thiền hằng ngày của chúng ta mà cũng có nghĩa là trong mỗi kiếp sống ở thế gian, chúng ta nên chuyên tâm vào mục đích làm lành và phụng sự giúp đỡ kẻ khác. Trong sự sinh hoạt hằng ngày, chúng ta không thể luôn luôn ngồi thiền, vì chúng ta còn phải bận rộn làm công kia việc nọ; nhưng tôi không chắc rằng nói như thế là hoàn toàn đúng. Chúng ta không thể luôn luôn tách rời tâm thức của mình ra khỏi cảnh giới phàm trần để trụ vào những cõi giới cao siêu.

Nhưng chúng ta có thể sống một đời sống thiền định theo ý nghĩa này, là những tư tưởng cao siêu phải luôn luôn được để dành sẵn làm bối cảnh trong trí của ta, như tôi đã nói ở nơi đề mục “Chánh Tư Duy”, để cho khi nào trí ta không bị bận rộn việc gì khác, thì lập tức chúng ta liền nghĩ đến những điều cao thượng và tốt lành. Chừng đó cuộc đời của chúng ta là một cuộc đời luôn luôn định trí với những vấn đề thanh cao tốt lành nhứt, chỉ thỉnh thoảng gián đoạn một đôi lần để nghĩ đến sinh hoạt hằng ngày.

Khi ta đã tập cho tư tưởng trở thành thói quen được như thế nó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta bằng nhiều cách mà ta không thể biết được. Theo luật Đồng khí tương cầu, hai người sẽ cùng áp dụng một đường lối tư tưởng như thế sẽ kết hợp lại với nhau, và sẽ cảm thấy có sự hấp dẫn lại gần với nhau. Như vậy, một trung tâm gồm những người cùng có thói quen nghĩ đến những điều cao thượng sẽ tập hợp lại với nhau và có lẽ sẽ phát triển lần lần thành một Chi Bộ Thông Thiên Học. Dầu sao, họ sẽ kết hợp lại với nhau, những tư tưởng của họ sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, và như thế mỗi người sẽ giúp đỡ rất nhiều cho sự tiến bộ của toàn thể.

Hơn nữa bất cứ nơi nào chúng ta đi đến, chúng ta cũng được vây phủ chung quanh bởi những vị khuất mặt, những vị Thiên Thần, Tinh linh, và những người đã rời khỏi xác phàm. Sự Thiền Định chân chính sẽ hấp dẫn lại gần ta những phần tử tiến hóa nhứt của các cõi giới vô hình, và dầu cho chúng ta đi đến nơi nào, chúng ta cũng được bao phủ trong những luồng ảnh hưởng tốt lành và thánh thiện.

Đó là lời dạy của Đức Phật trong bài thuyết pháp đầu tiên khi Ngài “chuyển Pháp Luân” để truyền bá chánh pháp của Ngài cho thế gianđã trên 25 thế kỷ nay.

Trong một tương lai xa xăm, khi thời giờ xuất hiện của một vị Phật tương lai sẽ đến, và vị đương kim Bồ Tát chuyển kiếp lần cuối cùng để đạt tới cái quả vị cao cả đó, thì Ngài sẽ giảng Chánh Pháp cho thế gian dưới một hình thức nào mà Ngài cho là thích hợp nhứt cho sự nhu cầu của thế hệ. Chừng đó, vị kế nghiệp cho Ngài ở chức vụ cao cả của đức Chưởng Giáo sẽ là Chân Sư Kuthumi, vị này đã tự Ngài chuyển qua Cung 2 để đảm lấy chức vụ Bồ Tát của Giống Dân thứ sáu trong tương lai.

#94 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 19:10

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

CHƯƠNG XV

QUYỀN NĂNG TRONG BA NGÔI

ĐỨC NGỌC ĐẾ

Về phương diện tâm linh, quả Địa cầu của chúng ta được đặt dưới sự cai quản của đức Ngọc Đế, là một trong những vị Kim Tinh Chơn Quân, từ bầu Kim Tinh đến kể từ bao nhiêu triệu năm nay. Người Ấn Độ gọi Ngài là Sanat Kumara; có chỗ gọi Ngài là Đấng Điểm Đạo Độc Tôn, đấng Độc Nhứt Vô Nhị, đấng Thanh Niên Mười Sáu Xuân Xanh; và chúng ta gọi Ngài là đức Ngọc Đế. Ngài là đấng Chủ Tể, hào quang của Ngài bao trùm hết tất cả bầu hành tinh của chúng ta. Ngài đại diện cho Đức Thượng Đế trên thế gian, và chỉ huy toàn diện cuộc Tiến Hóa trên quả Địa Cầu, không những của nhân loại mà thôi, mà củng gồm luôn sự tiến hóa của các Thiên Thần, các Tinh Linh Ngũ Hành, và tất cả mọi chúng sinh trên mặt đất. Lẽ tất nhiên, Ngài hoàn toàn khác hẳn với đấng Cao Cả gọi là Tinh Hoa của Trái Đất, đấng này dùng quả Địa Cầu làm một thể xác hồng trần.

Đức Ngọc Đế gìn giữ trong Trí của Ngài toàn diện Cơ Tiến Hóa, ở một mực độ rất cao mà chúng ta không biết gì cả. Ngài là cái Động Lực thúc đẩy mọi sự tiến hóa trên mặt đất, là sự biểu hiện của Thiên ý trên quả địa cầu. Tất cả những đức tính biểu lộ trong đời sống của người thế gian, như sức mạnh, can đảm, cương quyết, kiên nhẫn, cùng những đức tính khác... đều là phản ảnh của Ngài. Tâm thức của Ngài rộng rãi bao la, tâm hiểu biết của Ngài có thể thấu đáo trong khoảnh khắc tất cả mọi sự sinh hoạt trên mặt địa cầu. Ngài nắm giữ trong tay những quyền năng tiêu diệt các lục địa ở mỗi chu kỳ, vì Ngài sử dụng Điển Lực (fohat) trên những mực độ rất cao và có thể trực tiếp sử dụng những mãnh lực Vũ Trụ ngoài dãy Hành Tinh của chúng ta. Công việc của Ngài thường là liên hệ đến toàn thể nhân loại hơn là liên hệ đến từng cá nhân, nhưng khi Ngài ảnh hưởng đến bất cứ một người nào, chúng tôi được biết rằng đó là ảnh hưởng trực tiếp xuyên qua Chơn Thần của người ấy, chớ không phải xuyên qua Chơn Nhơn.

Người thí sinh trên đường Đạo sẽ có lúc tiến đến một giai đoạn mà y được chánh thức trình diện với đức Ngọc Đế. Những người nào có diễm phúc gặp Ngài tận mặt đều nói rằng Ngài có cái hình dáng của một người thanh niên tuấn tú, nghiêm chỉnh, và từ bi khôn tả. Tuy nhiên, Ngài cũng có một phong độ oai nghi, biểu lộ một sự Toàn Năng không thể đo lường, và một uy quyền mãnh liệt đến nỗi có vài người không thể chịu đựng nổi cái nhìn của Ngài, và phải che mặt vì sợ hãi. Đó là trường hợp của bà Blavatsky, nhà Sáng Lập Hội Thông Thiên Học chúng ta. Người nào đã có cái kinh nghiệm đó rồi thì không thể nào quên, và cũng không bao giờ có thể nghi ngờ rằng, dầu cho thế gian có những tội lỗi và đau khổ lớn lao đến thế nào, rốt cuộc tất cả mọi sự đều đua con người đến chỗ tốt lành, và nhân loại luôn luôn được dìu dắt, hướng dẫn đi đến mục đích cuối cùng.

Chúng tôi được biết rằng trong mỗi thời kỳ của một bầu thế giới, có ba vị Ngọc Đế nối nghiệp lẫn nhau, và đức Ngọc Đế hiện thời giữ chức vụ đó là vị thứ ba. Ngài cùng với ba vị đệ tử hiện nay ở tại một nơi hẻo lánh trong vùng sa mạc Gobi, gọi là Shamballa thường được gọi là Đảo Thiêng, để nhắc lại hồi thuở vùng này hãy còn là một hòn đảo ỡ giữa biển thuộc Trung Bộ Á Châu. Bốn đấng Cao Cả này thuộc hệ thống tiến hóa khác hẳn của chúng ta. Những Thể Xác của các Ngài, mặc dầu bề ngoài giống như hình người, nhưng khác hẳn với xác phàm của chúng ta về cách cấu tạo, vì đó là những Thể Xác giả tạo, và những tế bào của nó không có thay đổi như xác phàm con người. Những Thể Xác đó không cần ăn uống vật thực, và trải qua hằng ngàn năm vẫn không hề thay đổi.

Ba vị đệ tử nói trên là ba vị Độc Giác Phật (Pratyeka Buddha) cấp đẳng ngang hàng với quả vị Phật, trợ giúp đức Ngọc Đế trong công việc của Ngài, và sẽ là ba vị Ngọc Đế tương lai khi nhân loại chuyển qua bầu Thủy Tinh (Mercury).

Bảy năm một lần, đức Ngọc Đế cử hành tại Shamballa một cuộc lễ lớn cũng đại khái giống như Lễ Wesak, nhưng trên một quy mô rộng lớn hơn và thuộc loại khác hơn. Trong cuộc Lễ này tất cả các vị Chơn Tiên và vài vị Đạo Đồ ở cấp đẳng thấp hơn đều được mời tham dự, và như thế các Ngài có dịp tiếp xúc với đấng Chủ Tể của Quần Tiên Hội. Trong những dịp khác, đức Ngọc Đế chỉ tiếp xúc với những vị Trưởng Thượng trong Quần Tiên Hội trừ khi nào vì những lý do đặc biệt, Ngài kêu gọi những vị khác đến trước mặt Ngài.

Địa vị cao cả của đức Ngọc Đế đã được diễn tả trong bộ sách “Giáo Lý Nhiệm Mầu”. Trong đó có nói rằng trải qua giòng thời gian, những quả vị lớn lao đưa đến mức Toàn Thiện vẫn sẽ không thay đổi, mặc dầu toàn thể chúng sinh đều tiến lên mãi. Như thế những điều sở đắc của người hành giả để đạt tới một quả vị nhứt định trong cái tương lai xa xăm về sau, sẽ đầy đủ viên mãn hơn là so với thời buổi bây giờ. Sách ấy nói: “Người Toàn Thiện của cuộc Tuần Hườn thứ Bảy của Dãy Hành Tinh hiện tại sẽ còn thấp hơn có một bực so với quả vị cao tột trên Địa Cầu hiện nay”. Nghĩa là: quả vị đức Ngọc Đế hiện thời ở trên một cấp đẳng cao hơn quả vị mà người Toàn Thiện của nhân loại chúng ta sẽ đạt tới trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy, tức là sau những thế hệ tiến hóa phải trải qua hằng triệu năm và đưa chúng ta đi xuyên qua hai Cuộc Tuần Hườn rưỡi gồm bao nhiêu kiếp sinh tử luân hồi với những kinh nghiệm đủ mọi thứ. Đấng Cao Cả nói trên xuất hiện trong thời kỳ Giống Dân thứ Ba để đảm nhiệm lấy cuộc Tiến Hóa trên quả Địa Cầu. Điều này được diễn tả trong quyển “Con người, từ đâu đến và sẽ đi về đâu”.

“Ngôi Bắc Đẩu lớn vẫn hoàn toàn chói rạng. Châu Lemuria nằm vắt ngang trái Đất dọc theo đường Xích Đạo, gồm luôn cả đảo Madagascar hiện nay. Vùng biển cả ngày nay đã biến thành sa mạc Gobi, hồi đó vẫn còn đập sóng vào những ghềnh đá ở sườn núi phía Bắc dãy Hy Mã Lạp Sơn. Tất cả đều được chuẩn bị để chờ đón một sự kiện vĩ đại nhứt trong lịch sử quả Địa Cầu: đó tức là sự xuất hiện của những đấng Thần Hỏa Chơn Quân từ bầu Kim Tinh đến.

“Những vị Thái Âm Tinh Quân và đức Bàn Cổ của Giống Dân thứ Ba đã làm đủ hết mọi cách để dìu dắt sự tiến hóa của con người đến một giai đoạn làm cho cái mầm Trí tuệ của họ được nảy nở mau chóng, và Chơn Nhơn có thể xuất hiện. Tất cả những kẻ chậm tiến đều được thúc đẩy cho mau tiến lên; trong hàng ngũ loài cầm thú, không còn con thú nào có thể tiến lên thành người nữa.

“Sự tiến hóa của loài thú thành loài người chỉ bị ngăn chận lại khi nào thấy không còn con thú nào có triển vọng tiến lên nữa. Hoặc không còn con thú nào có thể tiến lên thành người mà không có sự trợ giúp một cái đà mãnh liệt, chỉ được ban cho chúng có một lần ở vào khoảng giữa mỗi Hệ Thống Tiến Hóa.

“Thời giờ được chọn cho sự việc quan trọng này là nhằm lúc mà ảnh hưởng của các vị tinh tú được đặc biệt tốt lành, và trạng thái từ điển của trái Đất được thuận tiện nhứt. Đó là vào khoảng độ sáu triệu rưỡi năm về trước.

“Khi đó, với những tiếng gầm rung trời chuyển đất giáng xuống rất mau từ những đỉnh cao tột không thể đo lường, bao phủ chung quanh bằng những khối lửa khổng lồ với những lửa đỏ xẹt ra tràn khắp mọi nơi trên nền trời, chiếc xe của các đấng Thần Hỏa Chơn Quân từ bầu Kim Tinh vượt qua không gian giáng xuống Địa Cầu, và ngừng lại ở phía trên “Đảo Thiêng” nằm giữa Biển Gobi. Đảo ấy cây cỏ xanh tươi, và tràn đầy những khóm hoa thơm muôn màu tươi thắm, dường như là địa điểm tốt lành và đẹp đẽ nhứt của quả Địa Cầu để nghinh đón đức Ngọc Đế. Ngài đã xuất hiện, vị Thanh Niên Mưới Sáu cái Xuân Xanh, đức Sanat Kumara, vị Chủ Tể mới của quả Địa Cầu, đã đến chỗ nhiệm sở mới của Ngài cùng với những vị Đệ Tử là ba vị Độc Giác Phật (Kumaras), và những vị Phụ tá khác ở chung quanh Ngài. Tất cả có đến ba mươi đấng Cao Cả đã xuất hiện, cao cả hơn những gì mà thế gian có thể hiểu biết, với nhiều đẳng cấp khác nhau. Các Ngài đều có những Thể tinh anh, do các Ngài tự tạo lấy bằng sức mạnh của Ý Chí (Kriya Shakti). Các Ngài gồm thành phần đầu tiên của nhóm Quần Tiên Hội, là Cơ quan đào tạo nên các vị Chân Sư tương lai, và trung tâm huyền bí của tất cả mọi sinh hoạt tâm linh trên thế gian. Hòn Đảo Thiêng này là một nơi Đất Lành bất diệt, trên đó luôn luôn chói rạng Ngôi Sao Sáng, hiểu hiện của đức Ngọc Đế, Chủ tể quả Địa Cầu”

Về vấn đề này, bà Blavatsky viết trong quyển “Giáo Lý Nhiệm Mầu” như sau:

“Đấng Cao Cả vừa được đề cập đến ở đoạn trên, vốn vô danh tánh, là cái Gốc do đó phát sinh trong những thế hệ tương lai, tất cả những bậc Hiền Minh Thánh Triết nổi danh trong lịch sử, như các đấng Giáo Chủ Kapila, Hermes, Enoch, Orpheus...

“Ngài là Nhân Vật Huyền Bí mà những giai thoại được truyền thuyết khắp nơi ở các xứ phương Đông, nhứt là trong giới Huyền Môn và những người học Đạo pháp bí truyền. Ngài có khi thay đổi sắc tướng, nhưng tựu trung vẫn là một đấng duy nhứt mà thôi. Chính Ngài là vị Chủ Tể, về phương diện tâm linh, của tất cả các đấng Tiên Thánh đã Điểm Đạo trên toàn cõi thế giới. Như đã nói ở trên, Ngài là “Đấng Vô Danh”, tuy có rất nhiều tên gọi, nhưng không ai biết rõ về những tên hiệu thật cùng bản chất của Ngài.

“Ngài là đấng cầm quyền Điểm Đạo, gọi là bậc “Đại Hy Sinh”. Đó là bởi vì, ngồi bên ngưỡng cửa Ánh Sáng, Ngài nhìn vào đó từ bên trong cái Vòng Vô Minh hắc ám, mà Ngài sẽ không vượt qua; và Ngài cũng sẽ không rời khỏi nhiệm sở của Ngài cho đến giờ phút cuối cùng của Chu kỳ sinh hoạt hiện tại.

“Tại sao đấng Trông Nom vô hình ấy vẫn ở lại nhiệm sở do Ngài chọn lựa? Tại sao Ngài vẫn ngồi một bên Giòng Suối Minh Triết, mà Ngài không còn uống nữa, vì không còn điều gì mà Ngài không biết và phải học nữa ở cõi Hạ Giới hay ở cõi Trời? Bởi vì những người Hành Hương lẽ bạn cô đơn với bàn chân rướm máu trên con đường thiên lý gian nan trở về Gốc cũ, không bao giờ dám chắc cho đến giờ phút cùng cuối rằng họ sẽ không bị lạc đườngtrong bãi sa mạc minh mông của Ảo Vọng và vật chất phù du mà người ta gọi là Cuộc đời thế tục;

“Bởi vì Ngài phải đưa đường chỉ lối đến nơi tự do, sáng sủa, cho những người nào đã giải thoát ra khỏi sự trói buộc của nhục thể và ảo tưởng. Nói tóm lại, bởi vì Ngài đã tự hy sinh vì hạnh phúc của Nhân Loại, mặc dầu chỉ có một thiểu số những người hữu phước được thừa hưởng ân huệ của cuộc Đại Hy Sinh ấy.

“Chính nhờ sự dìu dắt trực tiếp và im lặng của đấng Cao Cả ấy mà tất cả những vị Chân Sư, Chưởng Giáo của thế gian trở nên những vị hướng dẫn của nhân loại lúc sơ khai, kể từ thuở tâm thức con người mới bắt đầu khai mở.

“Chính nhờ những vị ấy mà Nhân Loại ấu trĩ học được những nguyên tắc đầu tiên của tất cả các ngành nghệ thuật, khoa học và triết học tâm linh. Chính các Ngài đã xây nền móng căn bản cho những nền văn minh cổ đã từng làm cho thế hệ học giả và sinh viên của thời đại này phải lấy làm vô cùng ngạc nhiên”.

#95 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 19:12

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

NHỮNG CUỘC ĐIỂM ĐẠO TỐI CAO

Sự tiến hóa của con người đến quả vị cao tột trong Quần Tiên Hội của quả Địa Cầu chỉ có thể thực hiện trên Cung số 1, vì trên Cung này còn hai cuộc Điểm Đạo tối cao, ở trên quả vị đức Bàn Cổ. Ở trên đức Bàn Cổ một đẳng cấp, còn có những vị Độc Giác Phật (Pratyeka Buddha). Các Ngài không có nhiệm vụ dạy dỗ chúng sinh, vì các Ngài còn có công việc phải làm thuộc về Cung số 1 là Cung của các Ngài. Sẽ có lúc, các Ngài sẽ rời khỏi bầu thế giới hiện tại, để tiếp tục công việc cao cả của các Ngài ở những bầu hành tinh khác.

Trên quả vị ấy một bực, là cuộc Điểm Đạo mà không ai có thể ban cho mình, nhưng mỗi Vị phải tự Điểm Đạo lấy: đó là quả vị của đức Ngọc Đế. Chức vụ này chỉ được thừa hành trong một thời gian ngắn, nói về trường hợp hai vị Ngọc Đế đầu tiên của một bầu thế giới, và khi giai đoạn ấy đã qua, thì vị Ngọc Đế thứ ba sẽ đảm nhiệm Chức Vụ này trong một thời kỳ lâu dài hơn.

Trách nhiệm của đức Ngọc Đế thứ Ba lớn lao hơn nhiều, so với công việc của hai vị Ngọc Đế đầu tiên, vì Ngài có bổn phận kết thúc chu kỳ tiến hóa vừa qua một cách mỹ mãn, và giao hằng triệu chúng sinh đang tiến hóa vào tay đức Bàn Cổ. Đức Bàn Cổ sẽ có trách nhiệm coi sóc chúng sinh ấy trong thời kỳ nghỉ ngơi ở vào khoảng giữa hai bầu hành tinh, và sẽ giao chúng sinh ấy lại cho vị Bàn Cổ tương lai của bầu hành tinh kế tiếp.

Đức Ngọc Đế thứ Ba sau khi đã hoàn thành sứ mạng của Ngài, đạt tới một quả vị hoàn toàn ngoài vòng thế gian và ngoài vòng Quần Tiên Hội, đó là Quả Vị của đấng Trông Nom Yên Lặng. Với chức vụ này, Ngài coi sóc toàn thể chu kỳ tiến hóa của một cuộc Tuần Hườn. Chỉ khi nào luồng sống Sinh Hoạt lại tái diễn trên bầu hành tinh của chúng ta, và lại sắp sửa rời khỏi trái Đất, thì chứng đó Ngài mới chấm dứt chức vụ lạ lùng của Ngài, và giao lại cho đấng Cao Cả kế nghiệp chức vụ ấy.

#96 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 19/10/2011 - 19:17

CHÂN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO

MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG

Những Quả vị cao tột huy hoàng đó tuy hiện thời hãy còn ở trên chúng ta rất xa, nhưng chúng ta cũng nên nâng cao tư tưởng lên đến các Ngài và thử nhận định tầm quan trọng của các quả vị trên Thiên Đình. Điều này chỉ cho ta thấy cài mục đích đặt trước mặt mỗi người trong chúng ta. Chúng ta càng nhìn thấy rõ cái mục đích ấy bao nhiêu, thì sự tiến bộ của chúng ta trên đường Đạo càng mau chóng và vững vàng hơn bấy nhiêu, mặc dầu không phải tất cả mọi người đều có thể hy vọng thực hiện cái lý tưởng cổ truyền về vấn đề này, là bay như mũi tên thẳng tới đích.

Trên đường tiến hóa vĩ đại đó, mỗi người sẽ có ngày đạt tới sự toàn giác trên cõi cao nhứt trong Thiên Nhiên, là cõi Tối Đại Niết Bàn. Ở trạng thái đó, Bậc Toàn Giác sẽ ý thức được tất cả mọi trình độ sinh hoạt ở các cõi trong Vũ Trụ, và bởi vì Người đã có cái quyền năng hoạt động trên cõi cao nhứt, nên Người sẽ có thể hiểu biết và hoạt động trên cõi giới thấp nhứt và giúp đỡ ở nơi nào cần đến sự giúp đỡ.

Những quyền lực: Toàn Năng, Toàn Giác và Toàn Thông chắc chắn là sẽ chờ đợi mỗi người trong chúng ta, và mặc dầu đời sống ở cõi phàm trần hạ giới này không đáng cho chúng ta sống để thụ hưởng hoặc thu thập những gì riêng cho mình, nhưng nó cũng đáng để cho chúng ta chịu đựng và rèn luyện mình, như một giai đoạn cần thiết để chuẩn bị cho chúng ta bước vào một đời sống chân thật huyền diệu, và huy hoàng trong tương lai.

“Mắt phàm không hề thấy, tai phàm không hề nghe, và tâm phàm của con người không hề cảm biết và quan niệm được những gì mà Thượng Đế đã dành sẵn cho những người nào biết kính yêu Ngài”, bởi vì lòng Bác Ái, sự Minh Triết, và quyền năng của Thượng Đế rộng lớn vô biên, vượt quá mọi tầm hiểu biết của con người cũng như sự Bằng An của Ngài vậy.


VẠN VẬT THÁI BÌNH

TÁC GIẢ: C.W LEADBEATER

DỊCH GIẢ: NGUYỄN HỮU KIỆT









Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |