Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
SongHongHa, on 13/06/2025 - 16:38, said:
Phản biện Vật Chất Tối
Tốc độ vũ trụ cấp 1 , 2 và 3 (cứ gõ lên Google sẽ có ngay)
“Vận tốc vũ trụ cấp 1 hay tốc độ vũ trụ cấp 1 là tốc độ một vật cần có để nó chuyển động theo quỹ đạo tròn gần bề mặt của một hành tinh hay thiên thể chủ. Nó cũng là tốc độ tối thiểu của một vệ tinh phải có để không bị rơi xuống bề mặt thiên thể chủ. Nguyên nhân giúp vệ tinh đó tiếp tục chuyển động trên quỹ đạo mà không rơi vào bề mặt hành tinh chính là sự cân bằng giữa lực hấp dẫn và lực quán tính li tâm do vật chuyển động tròn có được. Một cách nói khác, khi xét hệ qui chiếu gắn với thiên thể chủ, lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm giúp vật chuyển động tròn“.
Tốc độ vũ trụ cấp 1 là vận tốc tối thiểu để trở thành vật thể bay xung quanh trái đất (sách viết sai là Mặt Trời)theo hình tròn:
V1 = 7,9 km/s
Tốc độ vũ trụ cấp 2 nếu đủ lớn để trở thành vật thể bay xung quanh trái đất theo hình elip:
V2 = 11,2 km/s (chính xác phải lớn hơn V1 nhưng nhỏ hơn V3)
Tốc độ vũ trụ cấp 3 nếu đủ lớn để thoát ra khỏi lực hấp dẫn của trái đất khoảng:
V3 =16,6 km/s.
……………………………………………………………………
Gõ lên Google “Chu kỳ quỹ đạo“
Trong bài viết này ta chỉ cần công thức ở đoạn trích sau :
“Trong trường hợp đặc biệt với quỹ đạo tròn lý tưởng, vận tốc quỹ đạo là không đổi và bằng V1 (theo m/s)
Posted Image
Ta coi V1 bằng V2 = 11,2 km/s (vì độ lớn chênh lệch của 2 tốc độ này so với tốc độ khác là quá nhỏ).
r1 là bán kính của quỹ đạo tròn theo mét
G là hằng số hấp dẫt
M là khối lượng của vật thể trung tâm
V1 = 11,2 km/s (Đây chính là tốc độ Vũ Trụ V1 = V2 ta đã quy ước ở trên)
Qua công thức này (theo định luật vạn vận hấp dẫn của Newton) thì ta thấy 2 thông tin G và M là các đại lượng cố định nên vận tốc V1 tỉ lệ nghịch với r là bán kính quỹ đạo tròn này.
Từ đây ta suy ra vật thể càng gần Mặt Trời thì tốc độ của nó càng cao còn khi nó càng xa Mặt Trời thì tốc độ của nó càng nhỏ.
Vì sao trong hệ Mặt Trời của chúng ta tất cả các hành tinh quay trên các quỹ đạo của chúng đều tuân theo Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn của Newton?
Bởi vì khối lượng của Mặt Trời chiếm tới 99,8% khối lượng của cả hệ Mặt Trời. Cho nên lực hấp dẫn của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta với nhau không đáng kể để làm cho vận tốc của chúng thay đổi nên có thể bỏ qua.
Nhưng với Ngân Hà (Thiên hà của chúng ta) thì lại khác. Bởi vì khối lượng Lỗ Đen ở trung tâm giải Ngân Hà chỉ lớn hơn Mặt Trời của chúng ta 4,2 triệu lần trong khi Ngân Hà có từ 100 tới 200 tỷ ngôi sao (như Mặt Trời của chúng ta). Không biết các nhà Vật Lý tính toán kiểu gì (mặc dù có sự giúp đỡ của các mấy tính hiện đại) mà đưa ra kết luận Ngân Hà phải có thêm khối lượng mới có thể duy trì tốc độ của các ngôi sao từ gần hay xa Lỗ Đen đều chuyển động trên các quỹ đạo của chúng với cùng một tốc độ như vậy. Cái khối lượng thiếu này các nhà Vật Lý gọi là Vật Chất Tối và họ cho rằng Ngân Hà của chúng ta được nhúng vào đám mây Vật Chất Tốinày. Không biết đám mây Vật Chất Tối này theo họ có xuất hiện ở ngoài Ngân Hàhay không?
Trong chủ đề “Những giả thuyết về vật chất tối“ (cứ gõ lên Google sẽ có ngay) có đoạn vết:
“Cách đây gần 14 tỷ năm, sau vụ nổ Big Bang, vũ trụ bắt đầu giãn nở nhanh và các cụm thiên hà được hình thành. Lúc đó vật chất tối như một cái neo vô hình, giữ cho vũ trụ không bị giãn nở quá nhanh và các thiên hà không bị tứ tán. Có thể tưởng tượng vật chất tối giống như gió, con người không nhìn thấy nhưng biết nó có tồn tại. Ước tính vật chất tối chiếm khoảng 25% vũ trụ. Và chỉ khoảng 30% của vũ trụ là vật chất, phần còn lại là năng lượng.
Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của vật chất tối bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980. Vào năm 1981, nhóm nghiên cứu của Đại học Havard phát hiện ra rằng các thiên hà không được sắp xếp theo một hình mẫu thống nhất. Thay vào đó, chúng tụ tập thành từng cụm lớn, mỗi cụm có hàng trăm tới hàng nghìn thiên hà, tạo thành các "mạng lưới vũ trụ". Các mạng lưới này được gắn với nhau nhờ vật chất tối. Nói cách khác, vật chất tối là một "khung xương" để treo các vật chất thông thường, theo tiến sĩ Carolin Crawford, Đại học Cambridge“.
Điều này chứng tỏ các nhà Vật Lý cho biết Vật Chất Tối trải rộng khắp Vũ Trụ.
Vậy thì 1 hành tinh (như Trái Đất) hay 1 ngôi sao (như Mặt Trời) được nhúng vào đám mây Vật Chất Tối này sẽ bị dịch chuyển theo hướng nào?
Rõ ràng chúng vẫn đứng im không nhúc nhích bởi vì các lực hút(hấp dẫn) của Vật Chất Tối tới chúng theo các hướng là như nhau. Dĩ nhiên các thiên hà cũng vậy. Tóm lại nếu Vật Chất Tối trải đồng đều ra khắp vũ trụ thì tổng các lực hấp dẫn của chúng lên từng vật sẽ bằng không như thế thì vật đó làm sao dịch cuyển được cơ chứ?
Điều này đã chứng minh rằng Ngân Hà của chúng ta được nhúng vào đám mây Vật Chất Tối là sai.
Kết luận : Không có Vật Chất Tối
:
bạn có biết bạn đang nói gì ko? Thực ra giờ hiện đại rồi, bạn hỏi mấy con AI thì nó giả lời ngay cho bạn, mắc gì phải tự search và tự đoán :
Trích dẫn
1. Vật chất tối trong Ngân Hà hiện diện thế nào?
Các nhà khoa học chưa bao giờ trực tiếp "thấy" vật chất tối, vì nó không phát ra ánh sáng hay bức xạ điện từ nào. Tuy nhiên, họ biết đến sự hiện diện của nó thông qua ảnh hưởng hấp dẫn:
Khi quan sát chuyển động quay của các ngôi sao trong thiên hà (trong đó có Ngân Hà), người ta phát hiện rằng:
Ở xa tâm thiên hà, các ngôi sao quay nhanh hơn rất nhiều so với dự đoán nếu chỉ dựa trên khối lượng các ngôi sao và khí có thể "thấy" được.
Điều đó buộc giới khoa học phải giả định tồn tại một loại vật chất "vô hình" nhưng có khối lượng lớn đang tạo lực hút hấp dẫn giữ cho các ngôi sao quay với tốc độ đó — đó chính là vật chất tối.
Trong Ngân Hà, mô hình hiện nay cho thấy:
Vật chất tối tạo thành một halo (vầng) hình cầu bao quanh toàn bộ thiên hà.
Tỷ lệ ước tính:
~ 85% khối lượng của Ngân Hà là vật chất tối.
Chỉ ~ 15% là vật chất thường (sao, hành tinh, bụi, khí...).
2. Nếu Ngân Hà đầy vật chất tối, sao các hành tinh và sao vẫn quay ổn định?
Đây là điểm quan trọng: vật chất tối tuy nhiều nhưng phân bố rất loãng và đều. Giải thích như sau:
⚖️ Tác động hấp dẫn:
Vật chất tối tạo trường hấp dẫn bổ sung, nhưng nó không "kéo rối loạn" các hành tinh hay sao.
Thay vào đó, chính nó giúp giữ các sao bên rìa thiên hà khỏi bị văng ra ngoài, nhờ vào lực hút "ẩn" của vật chất tối.
Ảnh hưởng đến các hành tinh:
Trong phạm vi hệ Mặt Trời:
Mật độ vật chất tối vô cùng thấp.
Nó gần như không ảnh hưởng gì đến chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời.
Ví dụ:
Khối lượng vật chất tối trong toàn bộ hệ Mặt Trời chỉ khoảng... 1 triệu lần nhẹ hơn khối lượng Mặt Trời — tức là không đáng kể.
Kết luận
Ngân Hà có rất nhiều vật chất tối — gấp khoảng 5–6 lần khối lượng vật chất thường.
Nhưng nó phân bố rất đều và loãng, không cản trở chuyển động của các hành tinh.
Nếu không có vật chất tối, toàn bộ Ngân Hà có thể đã bị phân rã vì không đủ lực hấp dẫn giữ lại các sao ở rìa.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
kết luận là : suy luận vô giá trị