đúng như bà Vanga nhà tiên tri lỗi lạc của nhân loại đã dự đoán: "Một thuyết cổ xưa sẽ trở lại với nhân loại".
Do vậy tôi gọi Thuyết Âm Dương Ngũ Hành là "Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa" bởi vì nó đã giải thích được mọi quy luật tiến hóa của vũ trụ qua quy luật tương sinh tương khắc của ngũ hành. Quy luật tương sinh tương khắc này được hiểu đơn giản mà ai ai cũng biết là: Sinh Thành Lão Tử thêm Dưỡng (cho đủ 5 hành).
Như vậy thì cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" lần này công bố sẽ có tên "Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa".
Tôi sẽ trình bầy Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối là gì trong vài ngày nữa sau đó tôi mới có thời gian hoàn thành lốt công trình Toán Học Hóa Dự Đoán về Phát Tài Và Phát Quan.
Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối
Vật Chất Tối
Đến nay thì hầu như ai ai cũng biết hệ mặt trời của chúng ta gồm mặt trời ở trung tâm và 8 hành tinh của nó quay xung quanh với những khoảng cách và quỹ đạo khác nhau. Theo sự tính toán người ta thấy hành tinh càng gần mặt trời thì vận tốc chuyển động trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời càng nhanh, còn hành tinh càng xa mặt trời thì chuyển động trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời càng chậm theo đúng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton.
Với thiên hà thì khác mỗi thiên hà có một Lỗ Đen ở trung tâm (nó đóng vai trò như mặt trời ở trung tâm) nó có từ vài tỷ đến vài trăm tỷ ngôi sao (như mặt trời) quay xung quanh nó trên các quỹ đạo khác nhau. Nhưng khác với hệ mặt trời (mặt trời của chúng ta chỉ là 1 trong hàng trăm tỷ ngôi sao trong thiên hà hay Ngân Hà của chúng ta) các ngôi sao ở gần Lỗ Đen (gần trung tâm) và các ngôi sao khác xa trung tâm đều chuyển động trên quỹ đạo khác nhau quanh Lỗ Đen cùng 1 tốc độ. Nói đơn giản là tất cả các ngôi sao trong thiên hà đều chuyển động trên các quỹ đạo của nó quanh Lỗ Đen với cùng một tốc độ. Điều này làm cho các nhà Vật Lý thiên văn cho là không theo đúng định luật vạn vận hấp dẫn của Newton. Để khắc phục điều này các nhà Vật Lý thiên văn phải đưa ra khái niệm Vật Chất Tối (đại diện cho lực hấp dẫn) đã bao phủ thiên hà mới có thể duy trì tốc độ chuyển động của các ngôi sao xung quanh Lỗ Đen như vậy. Các nhà vật lý thiên văn tính toán (giả dụ với Ngân Hà hay thiên hà của chúng ta) thì giả sử vật chất của Lỗ Đen và hàng trăm tỷ ngôi sao trong giải Ngân Hà của chúng ta là 5% khối lượng (các vật thể nhìn thấy được hay tính toán được như Lỗ Đen ở trung tâm) thì Vật Chất Tối còn thiếu phải là 25% khối lượng mới có thể duy trì khả năng chuyển động trên quỹ đạo quanh Lỗ Đen của các ngôi sao như vậy.
(Lỗ Đen là một mặt trời - hay ngôi sao có khối lượng gấp vài lần mặt trời của chúng ta sau khi đốt cháy hết nhiên liệu nó suy sụp lại thành Lỗ Đen – muốn biết thêm hãy gõ nên Google từ Lỗ Đen sẽ biết ngay)
Năng Lượng Tối
Hubble đã đưa ra kết luận về sự giãn nở của vũ trụ vào năm 1929 dựa trên những quan sát lâu dài trên các kính thiên văn. Kết luận là toàn bộ vũ trụ đang giãn nở và đồng nhất, tất cả các thiên hà đều tách rời nhau, càng ngày càng xa nhau. Từ đó, ông suy ra định luật Hubble. Từ đây câc nhà vật lý thiên văn đi đến suy luận nếu biết được tốc độ rời xa nhau của các thiên hà như vậy thì suy ngược lại sẽ tính được thời gian mà tất cả các thiên hà sẽ quy tụ lại tại 1 điểm. Điểm này họ gọi là điểm Kỳ Dị tức ở tại điểm đó không gian và thời gian không tồn tại (có thấy hợp lý không?). Chưa hết các nhà Vật Lý còn kết luận lúc đó Vũ Trụ chưa xuất hiện tức là tất cả là hư vô không có cái gì cả (có thấy vô lý không?).
Để giải thích cho sự giản nở của vũ trụ càng ngày càng nhanh này các nhà vật lý đã đưa ra khái niệm Năng Lượng Tối nó có nhiệm vụ đẩy các thiên hà càng ngày càng xa nhanh hơn. Do vậy Năng Lượng Tối không những phải thắng lực hấp dẫn của các vật chất nhìn thấy và Vật Chất Tối mà còn đẩy các thiên hà càng ngày càng nhanh hơn thì nó cần tới 70% khối lượng còn lại. Tóm lại thì khối lượng trong vũ trụ có 100% thì vật chất nhìn thấy chỉ chiếm 5%, Vật Chất Tối chiếm 25% còn Năng Lượng Tối chiếm tới 70%.
Tóm lại các hành tinh, mặt trời hay ngôi sao là vật chất nhìn thấy có khả năng hấp dẫn nhau, Lỗ đen cũng là vật hấp dẫn nhưng không nhìn thấy nhưng tính toán được khối lượng của nó còn Vật Chất Tối là vật chất không nhìn thấy gây ra lực hấp dẫn nhưng không tính toán chính xác được chỉ ước lượng mà thôi. Năng Lượng Tối là vật chất không nhìn thấy nó mang lực đẩy các thiên hà ra xa nhau tức nó mang lực ngược với lực hấp dẫn.
Đến nay thì các nhà vật lý chỉ đưa ra khái niệm Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối nhưng chưa hề biết mặt mũi nó như thế nào cả, liệu chúng có tồn tại thực sự trong vũ trụ không thì vẫn còn trong... im nặng.
Tôi mới giới thiệu về 2 khái niệm Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối như vậy, không biết có gì trục trặc, khó hiểu hay không xin mọi người góp ý để tôi sửa lại để còn viết tiếp.
Sửa bởi SongHongHa: 09/11/2024 - 06:36