Jump to content

Advertisements




Mệnh Cục tương khắc.


282 replies to this topic

#1 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 15/01/2014 - 19:59

Trong tử vi có hai trường hợp mệnh cục tương khắc nhưng có sự khác biệt, đó là thổ gặp thủy, và hỏa gặp kim.

1. Thổ thủy đồng hành, trường sinh tại thân, vượng ở tý mà tuyệt ở tị. Kinh điển không nói rõ tại sao, nhưng hàm ý thổ cần thủy nhuận, thuỷ cần thổ ngăn để tránh tràn lan lênh láng. Ý nghĩa thổ khắc thủy không còn là tiêu diệt, ngăn cản mà trở thành "uốn nắn" mang hàm ý hết sức tốt đẹp.

2. Hỏa khắc Kim, nhưng kim trường sinh ở đất hỏa vượng. Có người nói rằng đó là sai số của phép áp dụng ngũ hành lên địa bàn. Vì mộc sinh nơi thủy vượng, hỏa sinh nơi mộc vượng, thủy sinh nơi kim vượng là lẽ dễ hiểu. Nhưng rõ ràng hỏa khắc kim mà kim lại sinh nơi hỏa vượng thì quan hệ hỏa kim có điều đặc biệt. Có thể nói là ông nuôi cháu. Thực dụng thì sai số hay không không biết, hỏa khắc kim mà kim xuất nên có người đã nhanh gọn cho rằng "hỏa luyện kim". Nghĩa là quan hệ khắc của hỏa và kim là quan hệ mang lại sự tốt đẹp chứ không phải sự hủy diệt.

Xem xét các lá số có mệnh cục thổ-thủy và hỏa-kim quả nhiên có sự khác biệt.

Cho thấy chuyện lý số phải điềm tĩnh suy xét, chẳng phải ba chớp ba nhoáng rồi vội vã kết luận như Trừ Mê Tín được.

#2 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 15/01/2014 - 20:34

Kim nhân ngộ Khảm mệnh tu thương
Mộc mệnh phùng Ly hữu họa ương
Thủy ngộ Cấn cung ưng kiển trệ
Hỏa lai Đoài thượng họa nan tàng
Thổ đáo đông nam phùng Chấn Tốn
Tu phòng nùng huyết cập kinh hoang
Túng nhiên cát diệu tương phùng chiếu
Vĩ miễn quan tai náo nhất trường


#3 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/01/2014 - 10:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mao3Que, on 15/01/2014 - 20:34, said:

Kim nhân ngộ Khảm mệnh tu thương
Mộc mệnh phùng Ly hữu họa ương
Thủy ngộ Cấn cung ưng kiển trệ
Hỏa lai Đoài thượng họa nan tàng
Thổ đáo đông nam phùng Chấn Tốn
Tu phòng nùng huyết cập kinh hoang
Túng nhiên cát diệu tương phùng chiếu
Vĩ miễn quan tai náo nhất trường


Bài ca quyết trên có tên là: Lập Mệnh hành hạn cung ca.

Bài dưới đây có tên là: Tuế hạn niên cung - nghi kị

Hỏa hành Dần Ngọ cộng Xà hương
Kim phùng Song Nữ Thân Dậu phương
Mộc đắc Hợi cung Dần Mão vị
Thủy Thổ Thân Hợi Tý vi hương

Hỏa hành Tuất Hợi tiện vi tai
Thủy Thổ Long Xà kị hữu ai
Kim ngộ Sửu Dần ta hữu hại
Mộc hành Thân Dậu dã vô nhai


Mao3que nhận định ra sao đối với 2 bài ca quyết trên?

#4 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 13:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 16/01/2014 - 10:47, said:

Bài ca quyết trên có tên là: Lập Mệnh hành hạn cung ca.

Bài dưới đây có tên là: Tuế hạn niên cung - nghi kị

Hỏa hành Dần Ngọ cộng Xà hương
Kim phùng Song Nữ Thân Dậu phương
Mộc đắc Hợi cung Dần Mão vị
Thủy Thổ Thân Hợi Tý vi hương

Hỏa hành Tuất Hợi tiện vi tai
Thủy Thổ Long Xà kị hữu ai
Kim ngộ Sửu Dần ta hữu hại
Mộc hành Thân Dậu dã vô nhai


Mao3que nhận định ra sao đối với 2 bài ca quyết trên?

Bài thơ này thì rõ lý nhưng không rõ nghĩa, rõ lý vì tuân theo luật trường sinh của ngũ hành. Đối tượng áp dụng là "tuế hạn niên cung". "Nghi" là nên, kị là "không nên". Tuế hạn niên cung có thể hiểu là cung tiểu hạn và cung thái tuế. Còn ngũ hành thì không rõ là ngũ hành của mệnh hay cục hay nên không rõ lý.

#5 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 13:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 16/01/2014 - 10:47, said:

Bài ca quyết trên có tên là: Lập Mệnh hành hạn cung ca.

"Lập mệnh hành hạn cung" có thể hiểu là xét tương quan mệnh gì đi đến cung gì. Có điều ở đây sử dụng bát quái, mà bát quái thì không chỉ có lý ngũ hành không. Ví dụ hợi tí đều là thủy, nhưng hợi là càn, còn tý là khảm. Vì sao lại nói tí mà không nói hợi, đương nhiên không phải vì thủy chung chung.

Nhưng đọc tiếp các câu sau thì biết bát quái nêu ra ở đây chỉ là cách chơi chữ ám chỉ cung vị mà thôi, chứ cơ bản vẫn tuân theo lý trường sinh và ngũ hành. Lý ngũ hành của bát quái khá đơn giản, như Kim sinh xuất cho Khảm thủy, Mộc sinh xuất cho Ly hỏa, Thủy bị Cấn thổ ngăn trệ, thổ gặp đông nam chấn tốn thì bị Chấn Tốn đều thuộc mộc khắc, Hỏa lai Đoài thượng thì theo lý hỏa khắc kim nhưng trong tử vi ta dụng hỏa luyện kim hay hàm ý "hỏa sinh kim".
Như vậy có mộc hỏa kim là bị sinh xuất, còn thủy thổ bị khắc nhập. Tại sao không phải là khắc nhập hết hoặc sinh xuất cả thì không biết. Hoặc vì sao Khôn thổ không ngăn thủy mà thủy lại xuất ở thân. Phỏng đoán là do sự đặc biệt hay sai số của thổ mà ảnh hưởng tới thủy. Nôm na thì lý ngũ hành của bát quái phiên ra cũng tạm ổn nhưng chưa đủ.

Xét theo lý trường sinh có lẽ như vầy:

Kim nhân đến cung tí là tử địa.
Mộc mệnh đến cung ngọ là tử địa.

Thủy ngộ cấn cung, cấn cung gồm có sửu và dần, nôm na là đông bắc thì:
Thủy suy ở sửu và bệnh ở dần.

Hỏa đến cung dậu là tử địa.

Thổ đáo đông nam phùng chấn tốn:

Thổ đến cung mão là tử địa.
Thổ đến cung thìn là mộ địa.
Thổ đến cung tị là tuyệt địa.

Ba hành mộc hỏa kim đơn giản gặp tử địa, tương ứng với việc sinh xuất ở trên.
Hai hành thủy thổ thì lung tung xèng, nhưng tóm lại vẫn là đến suy bệnh và mộ tuyệt thì xấu. Vì sao thủy sợ suy bệnh mà không sợ tử mộ tuyệt, và vì sao thổ sợ mộ tuyệt mà không sợ suy bệnh tử thì e rằng lý trường sinh không giải thích nổi mà phải viện dẫn lý bát quái nói trên.

Tôi cho rằng bài này đơn giản là kết hợp hai lý ngũ hành và bát quái cho ra đáp số chính xác hơn mà thôi. Còn bôi càn là trời rồi cấn là núi ngăn sông là loạn và vô phương vì lẽ đơn giản: một lý bát quái không thể cho kết quả tinh khiết hơn 2 lý bát quái và ngũ hành được.

Và rõ ràng hỏa được xử lý riêng. Thủy thổ cũng được xử lý riêng cho phù hợp với địa bàn.

#6 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 13:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 16/01/2014 - 10:47, said:

Bài ca quyết trên có tên là: Lập Mệnh hành hạn cung ca.

Bài dưới đây có tên là: Tuế hạn niên cung - nghi kị

Hỏa hành Dần Ngọ cộng Xà hương
Kim phùng Song Nữ Thân Dậu phương
Mộc đắc Hợi cung Dần Mão vị
Thủy Thổ Thân Hợi Tý vi hương

Hỏa hành Tuất Hợi tiện vi tai
Thủy Thổ Long Xà kị hữu ai
Kim ngộ Sửu Dần ta hữu hại
Mộc hành Thân Dậu dã vô nhai


Mao3que nhận định ra sao đối với 2 bài ca quyết trên?

Bài thơ này thì rõ lý nhưng không rõ nghĩa, rõ lý vì tuân theo luật trường sinh của ngũ hành. Đối tượng áp dụng là "tuế hạn niên cung". "Nghi" là nên, kị là "không nên". Tuế hạn niên cung có thể hiểu là cung tiểu hạn và cung thái tuế. Còn ngũ hành thì không rõ là ngũ hành của mệnh hay cục hay nên không rõ lý.

Trong mấy hành thì thủy hỏa thổ mộc coi vị trí Trường Sinh là tốt. Còn hành kim không coi vị trí Trường Sinh là tốt. Tức Kim gặp tị hỏa lại không tốt. Chữ Song Nữ liệu có chơi chữ thành tị hoặc xà hay ám chỉ song nữ chính là thân và dậu rồi ? Xét chiết tự chữ hán thì không thấy song nữ ám chỉ xà hay tị.

Và 4 hành đều sợ Mộ Tuyệt, có hành mộc lại sợ Tuyệt và Thai.

Vì sao mộc không sợ Mộ và vì sao kim không lợi ở Trường Sinh là câu hỏi cho bài này.

Sửa bởi Mao3Que: 16/01/2014 - 13:49


Thanked by 4 Members:

#7 Phù Suy

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 3445 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 13:56

Đúng là bài thơ Bạn Quách post có gì đó hơi mâu thuẫn....

- Nêu xét theo lý vòng trương sinh thì 4 khổ đầu không tuân theo nguyên tắc vòng trường sinh khi loại Kim hành đi. 4 khổ cuối thì tuân theo...

- Nếu xét theo Ngũ Hành Mệnh cung thì 4 câu đầu hợp lý, nhưng 4 câu sau lại mâu thuẫn.

Nếu suy lý đơn thuần thì khả năng ở đây được xét theo Cục - cho lưu Thái Tuế hay cung Tiểu Hạn ?.....

Sửa bởi Phù Suy: 16/01/2014 - 14:02


Thanked by 3 Members:

#8 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 14:19

Xét ngũ hành thì có hai hành thổ kim có riêng biệt. Trong đó thì vòng TS của hành thổ được bát quái ủng hộ, vòng TS của 4 hành còn lại phù hợp với ngũ hành 12 địa chi hơn là ngũ hành của bát quái. Tuy nhiên, cả ngũ hành 12 chi và ngũ hành bát quái đều có ảnh hưởng.

Hành kim có điểm lý thú là TS tại hỏa địa với lý hỏa luyện kim, cho nên khi tuyệt khí sẽ không tuyệt khí vì bị khắc chế như các hành mộc hỏa nữa mà tuyệt khí với lý "bị chôn vùi" tại cấn thổ (tượng núi non). Vậy có thể hiểu kim tàng là xấu, kim gặp hỏa thì đắc dụng. Tượng chôn vùi kim rõ nét hơn lấy dần mộc để xét kim khắc xuất mộc mà tuyệt.

Cho sai số của hành thổ, cho nên thủy cũng không tuyệt địa vì bị thổ khắc nữa mà thủy tuyệt địa khi gặp Tốn mộc tức thủy sinh xuất hoặc theo lý tị là hỏa thì thủy đến đất hỏa mà khô kiệt. Tóm lại thủy gặp mộc và hỏa đều xấu.

Tóm lại, ngũ hành của bát quái có thể bổ khuyết cho những sai số của ngũ hành 12 chi. Xét bát quái hay 12 địa chi cái nào là gốc cái nào là ngọn thì không đơn giản. Nhưng lại rất đơn giản với người nắm vững âm dương ngũ hành: 2 3 5.

Sửa bởi Mao3Que: 16/01/2014 - 14:20


Thanked by 2 Members:

#9 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 14:24

Đúc kết trong phép dụng ngũ hành, ta thu được những điểm lý thú không theo lý sinh khắc:

Thổ nhuận thì vượng, thổ táo là đất chết.

Kim được hỏa luyện thì thành, mà kim bị thổ chôn vùi thì rỉ sét.

Thủy gặp mộc thì bị kiệt, mà thủy gặp hỏa thì khô.

Thanked by 5 Members:

#10 GumBall

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 619 Bài viết:
  • 1038 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 14:25

Ôi, về đâu, về đâu hỡi những Thần Khê trong đêm cuối tắt đèn đầy giông tố ?

Thanked by 2 Members:

#11 vanvantran

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 93 Bài viết:
  • 82 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 14:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mao3Que, on 16/01/2014 - 14:19, said:

Xét ngũ hành thì có hai hành thổ kim có riêng biệt. Trong đó thì vòng TS của hành thổ được bát quái ủng hộ, vòng TS của 4 hành còn lại phù hợp với ngũ hành 12 địa chi hơn là ngũ hành của bát quái. Tuy nhiên, cả ngũ hành 12 chi và ngũ hành bát quái đều có ảnh hưởng.

Hành kim có điểm lý thú là TS tại hỏa địa với lý hỏa luyện kim, cho nên khi tuyệt khí sẽ không tuyệt khí vì bị khắc chế như các hành mộc hỏa nữa mà tuyệt khí với lý "bị chôn vùi" tại cấn thổ (tượng núi non). Vậy có thể hiểu kim tàng là xấu, kim gặp hỏa thì đắc dụng. Tượng chôn vùi kim rõ nét hơn lấy dần mộc để xét kim khắc xuất mộc mà tuyệt.

Cho sai số của hành thổ, cho nên thủy cũng không tuyệt địa vì bị thổ khắc nữa mà thủy tuyệt địa khi gặp Tốn mộc tức thủy sinh xuất hoặc theo lý tị là hỏa thì thủy đến đất hỏa mà khô kiệt. Tóm lại thủy gặp mộc và hỏa đều xấu.

Tóm lại, ngũ hành của bát quái có thể bổ khuyết cho những sai số của ngũ hành 12 chi. Xét bát quái hay 12 địa chi cái nào là gốc cái nào là ngọn thì không đơn giản. Nhưng lại rất đơn giản với người nắm vững âm dương ngũ hành: 2 3 5.
Chú em có lẽ đưa ngũ hành của mấy người mù tịt về ngũ hành ra bàn rồi, thấy chú trẻ người non dạ mà cũng khá, cần cù bù thông minh, anh hé cho chú 1 ít về âm dương.Không phải kim khắc mộc là xấu, nhưng kim nào có thể gọt mộc , mộc nào cần kim gọt, trong phong thủy: Càn tốn gặp gỡ, dương kim năng gọt đẽo âm mộc.Và cũng không phải kim nào cũng cần hỏa luyện, Hỏa đi với Càn thành hỏa thiên đại hữu, trống mái, âm dương nó phải cân bằng mới có sinh, trùng âm trùng dương thì chỉ khắc thôi.
Nói ít hiểu nhiều

Thanked by 5 Members:

#12 vanvantran

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 93 Bài viết:
  • 82 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 14:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mao3Que, on 16/01/2014 - 14:24, said:

Đúc kết trong phép dụng ngũ hành, ta thu được những điểm lý thú không theo lý sinh khắc:

Thổ nhuận thì vượng, thổ táo là đất chết.

Kim được hỏa luyện thì thành, mà kim bị thổ chôn vùi thì rỉ sét.

Thủy gặp mộc thì bị kiệt, mà thủy gặp hỏa thì khô.
vậy trong tứ trụ, khi nào hợp có hóa, khi nào hợp không hóa, cứ có hỏa là luyện được kim sao.Non lắm, còn xanh và non lắm em ạ

Thanked by 1 Member:

#13 Phù Suy

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 849 Bài viết:
  • 3445 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 14:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vanvantran, on 16/01/2014 - 14:27, said:

Chú em có lẽ đưa ngũ hành của mấy người mù tịt về ngũ hành ra bàn rồi, thấy chú trẻ người non dạ mà cũng khá, cần cù bù thông minh, anh hé cho chú 1 ít về âm dương.Không phải kim khắc mộc là xấu, nhưng kim nào có thể gọt mộc , mộc nào cần kim gọt, trong phong thủy: Càn tốn gặp gỡ, dương kim năng gọt đẽo âm mộc.Và cũng không phải kim nào cũng cần hỏa luyện, Hỏa đi với Càn thành hỏa thiên đại hữu, trống mái, âm dương nó phải cân bằng mới có sinh, trùng âm trùng dương thì chỉ khắc thôi.
Nói ít hiểu nhiều
Lý dùng vòng trường sinh trong Phong Thủy và Tử Bình ngày cả Bốc Dịch có khác biệt so với Tử Vi.

Ông Vanvantran giải thích 2 khổ thơ trên theo lý của Tử Vi để thuận tai cái coi ?.....

Thanked by 2 Members:

#14 vanvantran

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 93 Bài viết:
  • 82 thanks

Gửi vào 16/01/2014 - 14:35

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phù Suy, on 16/01/2014 - 14:33, said:

Lý dùng vòng trường sinh trong Phong Thủy và Tử Bình ngày cả Bốc Dịch có khác biệt so với Tử Vi.

Ông Vanvantran giải thích 2 khổ thơ trên theo lý của Tử Vi để thuận tai cái coi ?.....
mấy thằng Tử Vi hạ đẳng, biết là việc của anh, nói cũng là việc của anh, anh không thích nói, chú thử làm anh mở miệng cái coi???

Nhắc nhở hội viên vanvantran

Bài viết vi phạm nội quy diễn đàn, điều 3.
Đề nghị đọc lại Nội Quy Diễn Đàn để hiểu rõ.


Sửa bởi huygen: 16/01/2014 - 15:47
phạm quy


Thanked by 1 Member:

#15 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 16/01/2014 - 15:23

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mao3Que, on 16/01/2014 - 13:44, said:

Bài thơ này thì rõ lý nhưng không rõ nghĩa, rõ lý vì tuân theo luật trường sinh của ngũ hành. Đối tượng áp dụng là "tuế hạn niên cung". "Nghi" là nên, kị là "không nên". Tuế hạn niên cung có thể hiểu là cung tiểu hạn và cung thái tuế. Còn ngũ hành thì không rõ là ngũ hành của mệnh hay cục hay nên không rõ lý.

Trong mấy hành thì thủy hỏa thổ mộc coi vị trí Trường Sinh là tốt. Còn hành kim không coi vị trí Trường Sinh là tốt. Tức Kim gặp tị hỏa lại không tốt. Chữ Song Nữ liệu có chơi chữ thành tị hoặc xà hay ám chỉ song nữ chính là thân và dậu rồi ? Xét chiết tự chữ hán thì không thấy song nữ ám chỉ xà hay tị.

Và 4 hành đều sợ Mộ Tuyệt, có hành mộc lại sợ Tuyệt và Thai.

Vì sao mộc không sợ Mộ và vì sao kim không lợi ở Trường Sinh là câu hỏi cho bài này.

Với bài "Tuế hạn niên cung - nghi kị" thì gồm có 2 khổ dành cho 2 phần Nghi và Kị rất rõ ràng.
Nhận thấy:
- Ngũ Hành ở đây chính là Ngũ Hành Nạp Âm và cái lý được dùng là theo lý của vòng Tràng Sinh.
- Thủy Thổ cùng đồng hành và lý Tràng Sinh của 2 hành khí này cùng Nghi - Kị ở chỗ chúng thịnh vượng hoặc mộ tuyệt.
- Ở phần Nghi (hợp, thích hợp, nên...) thì các Hành phù hợp đi đến cung mà Hành Khí của nó ở các thế Khai - Thịnh - Vượng (tức là: Tràng Sinh - Lộc Vị - Đế Vượng).
Song Nữ = cung Tị (tương tự Song Ngư = cung Hợi, điều này đã thảo luận về phần sao Thiên Diêu trong cuốn TVDS Toàn Thư).

Khổ thơ về phần Nghi này tạm thời chưa bàn tiếp, để xét đến khổ thơ về phần Kị (không thích hợp, không ưa, ghét, không nên,...) và so sánh phần Kị này với bài "lập Mệnh hành hạn cung ca" (sau đây viết tắt là LM-HHCC).

- ở phần Kị của bài "Tuế hạn niên cung - nghi kị" (sau đây viết tắt là THNC-NK):

Hỏa hành Tuất Hợi tiện vi tai
Thủy Thổ Long Xà kị hữu ai
Kim ngộ Sửu Dần ta hữu hại
Mộc hành Thân Dậu dã vô nhai

nhận thấy, các Hành đi đến chỗ Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt đều đáng ngại vì gặp tai ương hoạ hại.
+ Hỏa đến Tuất Hợi là chỗ Mộ, Tuyệt.
+ Thủy Thổ đến Thìn Tị là chỗ Mộ, Tuyệt.
+ Kim đến Sửu Dần là chỗ Mộ, Tuyệt.
+ Mộc đến Thân Dậu là chỗ Tuyệt, Thai

trong khi ở bài LM-HHCC thì lại nói:

Kim nhân ngộ Khảm mệnh tu thương
Mộc mệnh phùng Ly hữu họa ương
Thủy ngộ Cấn cung ưng kiển trệ
Hỏa lai Đoài thượng họa nạn tàng
Thổ đáo đông nam phùng Chấn Tốn
Tu phòng nùng huyết cập kinh hoàng
Túng nhiên cát diệu tương phùng chiếu
Vị miễn quan tai náo nhất trường


bài này, được Thái Thứ Lang biên thành: mối quan hệ của Bản Mệnh (Nạp Âm năm sinh) với cung nhập hạn (p.321, TVDSTB).
thì, tôi mới cho rằng, nên xét lại xem Ngũ Hành đề cập trong bài LM-HHCC có phải là Ngũ Hành Nạp Âm năm sinh (tức Bản Mệnh) hay không? Do có sự khác biệt về những cung vị đem đến tai ách cho mỗi Hành giữa bài này với bài THNC-NK.

Nghi vấn của tôi:
Trong bài LM-HHCC đề cập tới Ngũ Hành nơi cung Mệnh đóng, nhưng Ngũ Hành này là Ngũ Hành đơn theo phương hướng, hay là Ngũ Hành Nạp Âm của cung Mệnh (tức là Ngũ Hành của Cục)???

...

Đang viết bài thì có việc phải đi, đến lúc quay về thì quên béng mất mạch suy nghĩ, hic hic...

Thanked by 7 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |