Cho cháu hỏi về đạo "Tiểu nhân" trong kinh dịch
#1
Gửi vào 11/03/2024 - 23:10
Chẳng là cháu cũng hay xem quẻ lục hào và do đó hay đọc giảng nghĩa của quẻ. Nhưng có vấn đề cháu thắc mắc, các giảng nghĩa thường giảng theo lối "Quân tử", làm thế này thì mới quân tử, tránh thế kia thì khỏi tiểu nhân, vân vân. Nhưng "Đạo" thì chia âm và dương, trong âm có dương. Nếu giả sử cháu nghe lời giảng, hành đạo "Quân tử" trong thời "Tiểu nhân" thì chết à? Cái này có ví dụ thực tế, chẳng hạn hồi nhỏ cháu thấy có đứa vào giữa đám côn đồ nói nghĩa vụ học sinh gì đó xong bị đám đó đấm cho thương tích hết cả và thậm chí còn không dám mách. Đó là hành đạo quân tử trong thời tiểu nhân, và nó chỉ dẫn đến cái chết, hay tổn thương nếu trường hợp nhẹ.
Cháu khá chắc rằng trong xã hội không thiếu những ví dụ khác.
Vậy, gọi đạo "Tiểu nhân" là phần âm của kinh dịch, vậy có tài liệu nào để tham khảo nó không? Nếu chỉ nói về đạo "Quân tử" thì kinh dịch đã thiếu đi phần âm, và như thế thì chỉ có 1 nửa Đạo, chứ đâu phải Đạo.
#2
Gửi vào 12/03/2024 - 00:26
lục hào, 6 vị trí dưới lên là 1 2 3 4 5 6
những vị trí lẻ 1 3 5 nếu có hào Dương, và 2 4 6 nếu có hào Âm là CHÍNH.
những vị trí 2 và 5 gọi là TRUNG (ở giữa).
có hào được cả TRUNG và CHÍNH, có hào lại TRUNG mà không CHÍNH.
Như Thiên Địa BĨ
hào 1 là Âm tức là nó không CHÍNH
hào 2 là Âm được TRUNG mà không được CHÍNH
...
hào 5 là Dương được cả TRUNG và CHÍNH
quân tử hay tiểu nhân ở đó mà ra, ở đúng vị trí của mình là quân tử, ở sai vị trí là tiểu nhân.
hay nói cách khác là cái năng lực của mình không thỏa đáng với cái vị trí của mình, mà mình vẫn ở đó thì mình đã thành kẻ xấu.
mình đứng đúng chỗ đúng năng lực là quân tử.
Thanked by 2 Members:
|
|
#3
Gửi vào 12/03/2024 - 00:40
Hoặc giả là chỉ làm theo cái mã ngoài mà không thực tâm chấp hành hay không hiểu đúng lời khuyên cũng là đạo tiểu nhân.Tôi lấy 1 thí dụ cho dễ hiểu :
Hào 2 quẻ Khôn (2) khuyên : Thẳng , Vuông (hướng về mọi phía), lớn. Chẳng tập luyện( mà có những tính tốt đó) thì chẳng gì không lợi.
Đạo quân tử có lẽ là chính trực , bao bọc mọi người , cư xử rộng lớn . Còn đạo tiểu nhân là thẳng thừng , tham to, nổ lớn.
Sửa bởi Ngu Yên: 12/03/2024 - 00:48
Thanked by 2 Members:
|
|
#4
Gửi vào 12/03/2024 - 05:54
kyvibach, on 12/03/2024 - 00:26, said:
lục hào, 6 vị trí dưới lên là 1 2 3 4 5 6
những vị trí lẻ 1 3 5 nếu có hào Dương, và 2 4 6 nếu có hào Âm là CHÍNH.
những vị trí 2 và 5 gọi là TRUNG (ở giữa).
có hào được cả TRUNG và CHÍNH, có hào lại TRUNG mà không CHÍNH.
Như Thiên Địa BĨ
hào 1 là Âm tức là nó không CHÍNH
hào 2 là Âm được TRUNG mà không được CHÍNH
...
hào 5 là Dương được cả TRUNG và CHÍNH
quân tử hay tiểu nhân ở đó mà ra, ở đúng vị trí của mình là quân tử, ở sai vị trí là tiểu nhân.
hay nói cách khác là cái năng lực của mình không thỏa đáng với cái vị trí của mình, mà mình vẫn ở đó thì mình đã thành kẻ xấu.
mình đứng đúng chỗ đúng năng lực là quân tử.
Chữ trung nghĩa là chính giữa, cho nên hào 2 và hào năm luôn luôn là hào đắc trung.
Hào 2 âm là hào trung mà chính. Chỉ khi hào này là dương mới là bất chính.
.
Thanked by 2 Members:
|
|
#5
Gửi vào 12/03/2024 - 07:26
Lối đi của bạn sẽ hẹp lại. Quân tử hay tiểu nhân ... đơn giản chỉ là góc nhìn ở ... phía có lợi và bất lợi trong xã hội.
haiza... "Nhiều chuyện" nó khổ lắm đó chèn... Lương tâm không hối không phụ "nghiệp nợ bản thân" là tốt rồi
Thanked by 1 Member:
|
|
#6
Gửi vào 12/03/2024 - 08:52
nottelling, on 12/03/2024 - 07:26, said:
Lối đi của bạn sẽ hẹp lại. Quân tử hay tiểu nhân ... đơn giản chỉ là góc nhìn ở ... phía có lợi và bất lợi trong xã hội.
haiza... "Nhiều chuyện" nó khổ lắm đó chèn... Lương tâm không hối không phụ "nghiệp nợ bản thân" là tốt rồi
Vâng cháu thấy cách giải thích này có vẻ hợp lý ạ. "Quân tử" có vẻ là quan điểm trong thời họ viết ra các lời giảng. Mà cháu cũng không chắc lắm, giả sử như vào thời Trụ Vương sa ngã, người "Quân tử" ra can gián vua thôi sa ngã đi mà lo cho nước cho dân là chết.
Cháu đang tạm hiểu kinh dịch là 1 hệ thống giúp người xưa tồn tại. Mà để tồn tại thì phải theo thời. Thời tiểu nhân thì phải hành đạo tiểu nhân. Cố chấp hành đạo "Quân tử" trong thời "Tiểu nhân", như thể cố bán hoa đào vào mùa hạ, mùa thu, hoa đào không thể nở, ép nó nở cũng không ai mua, là chết.
Thắc mắc như thế, nên cháu ngờ rằng còn 1 nửa kia của Kinh Dịch, hoặc ít nhất là bên ngoài quyển "Kinh Dịch đạo của người quân tử". Cháu tạm đoán có lẽ do vậy mà người ta tạo hệ thống Lục hào lục thân, dựa vào mối quan hệ tốt xấu của lục thân. Có tốt xấu là đủ Đạo.
#7
Gửi vào 12/03/2024 - 09:51
xamxixixo, on 12/03/2024 - 08:52, said:
Cháu đang tạm hiểu kinh dịch là 1 hệ thống giúp người xưa tồn tại. Mà để tồn tại thì phải theo thời. Thời tiểu nhân thì phải hành đạo tiểu nhân. Cố chấp hành đạo "Quân tử" trong thời "Tiểu nhân", như thể cố bán hoa đào vào mùa hạ, mùa thu, hoa đào không thể nở, ép nó nở cũng không ai mua, là chết.
Thắc mắc như thế, nên cháu ngờ rằng còn 1 nửa kia của Kinh Dịch, hoặc ít nhất là bên ngoài quyển "Kinh Dịch đạo của người quân tử". Cháu tạm đoán có lẽ do vậy mà người ta tạo hệ thống Lục hào lục thân, dựa vào mối quan hệ tốt xấu của lục thân. Có tốt xấu là đủ Đạo.
Có phúc là được làm quân tử trong thời quân tử. Có đức là làm được quân tử trong thời tiểu nhân.
Dựa theo kiến thức hạn hẹp của tôi sau mấy tháng học về dịch và chiêm bốc thì tôi nhận định Kinh Dịch chỉ giảng về yếu tố Thiên và vòng Sinh Thành Hoại Diệt. Nạp thêm yếu tố Địa vào thì mới thấy được sự vận hành của tự nhiên (lục thập hoa giáp, Vượng Tướng Hưu Tù). Nạp thêm yếu tố Nhân - Thế, Ứng, lục thân - thì ra được vị trí và xu hướng (vòng trường sinh) của con người giữa Thiên và Địa.
Sửa bởi CaspianPrince: 12/03/2024 - 10:00
Thanked by 2 Members:
|
|
#8
Gửi vào 12/03/2024 - 10:09
Trích dẫn
Nhớ Tào Tháo nói "Trượng phu và tiểu nhân không thể chung đường!" (quăng ly rượu xuống sàn, không bể, vì ly sắt). Tại sao? Vì Tào Tháo muốn Viên Thiệu cùng đám chư hầu đánh Đổng Trác, mà ai cũng muốn đánh kia mà, nhưng đám Viên Thiệu không dám, Tào Tháo 1 mình đánh trận thua tơi tả. Nhưng thế nào là quân tử và tiểu nhân ở đây? Chỉ là tư lợi không thể bỏ! Nhưng quân tử mà không có bạn quân tử thì sầu đau thống khổ! Còn bạn tiểu nhân thì đầy rẫy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#9
Gửi vào 12/03/2024 - 11:44
haha, đừng chạy theo kinh dịch bạn ạ. Kinh dịch chỉ là 1 thứ dùng để "mô tả" cách thế giới vận hành thôi, điểm xuất phát và kết thúc của nó là con người,. Không có nó, mọi thứ vẫn tồn tại, thậm chí không biết kinh dịch, cuộc sống của họ vẫn tốt hơn vạn người. Người nông dân có thể mô tả thế giới qua nghề nông, Kỹ sư có thể mô tả thế giới bằng kỹ thuật của họ, người quét rát đêm cũng vậy,... vô tận, hợp lý mà đặc sắc vô cùng.
"...ngờ rằng còn 1 nửa kia của Kinh Dịch..."
Chính xác, cơ mà kinh dịch chỉ là vậy, hãy tìm 1 nửa kia ở chính bản thân bạn. Kinh dịch lúc đầu không có gì cả, không có "tiểu nhân" "quân tử",... thậm chí cũng chả có "kinh dịch". Tốt nhất là dùng nó để "định vị vị thế" của bản thân tương quan với "thực tại của bạn". Bằng tất cả sợi tóc có trên đầu, tôi có thể đảm bảo mọi thứ trong kinh dịch tồn tại xung quanh bạn từng giây từng phút, có "tiểu nhân" có "quân tử"... từ vi mô tới vĩ mô pla pla pla, nhưng nó chỉ không gọi như vậy mà thôi.
haiza, theo dịch dịch chạy, chạy dịch dịch theo...
Tóc còn rất ít những cũng phải đem ra để đảm bảo, bạn thấy tôi có hào phóng khum?
Thanked by 3 Members:
|
|
#10
Gửi vào 14/04/2024 - 14:54
xamxixixo, on 11/03/2024 - 23:10, said:
Chẳng là cháu cũng hay xem quẻ lục hào và do đó hay đọc giảng nghĩa của quẻ. Nhưng có vấn đề cháu thắc mắc, các giảng nghĩa thường giảng theo lối "Quân tử", làm thế này thì mới quân tử, tránh thế kia thì khỏi tiểu nhân, vân vân. Nhưng "Đạo" thì chia âm và dương, trong âm có dương. Nếu giả sử cháu nghe lời giảng, hành đạo "Quân tử" trong thời "Tiểu nhân" thì chết à? Cái này có ví dụ thực tế, chẳng hạn hồi nhỏ cháu thấy có đứa vào giữa đám côn đồ nói nghĩa vụ học sinh gì đó xong bị đám đó đấm cho thương tích hết cả và thậm chí còn không dám mách. Đó là hành đạo quân tử trong thời tiểu nhân, và nó chỉ dẫn đến cái chết, hay tổn thương nếu trường hợp nhẹ.
Cháu khá chắc rằng trong xã hội không thiếu những ví dụ khác.
Vậy, gọi đạo "Tiểu nhân" là phần âm của kinh dịch, vậy có tài liệu nào để tham khảo nó không? Nếu chỉ nói về đạo "Quân tử" thì kinh dịch đã thiếu đi phần âm, và như thế thì chỉ có 1 nửa Đạo, chứ đâu phải Đạo.
Hàng ngàn năm trước, thời Kinh dịch ra đời, "quân tử" là từ dùng để chỉ những người thuộc tầng lớp quyền quý, quan chức, có học; còn tiểu nhân là từ dùng chỉ những người thuộc tầng lớp thấp như nông dân, nô bộc, sĩ tốt. Từ quân tử, tiểu nhân ngày đó không dùng để chỉ phẩm hạnh. Về sau, những điều tốt đẹp được gán cho người gọi là quân tử, người làm điều mờ ám, xấu xa, tâm địa hẹp hòi gọi là kẻ tiểu nhân và ý nghĩa của từ quân tử, tiểu nhân thay đổi theo.
Sửa bởi Vovitu: 14/04/2024 - 15:00
Thanked by 1 Member:
|
|
#11
Gửi vào 19/04/2024 - 20:37
trong lời từ Kinh Dịch nói đến “ quân tử “ thì ở đây là Quân và Tử. Chứ không phải là quân tử và tiểu nhân đâu bạn.
lời kinh xưa có viết “ Quán thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hỷ “
tức là đạo của quân và tử. Hay Trung tức Quân và Chính tức Tử.
Thân.
Thanked by 2 Members:
|
|
#12
Gửi vào 20/04/2024 - 07:49
Vovitu, on 14/04/2024 - 14:54, said:
tudoembuon, on 19/04/2024 - 20:37, said:
trong lời từ Kinh Dịch nói đến “ quân tử “ thì ở đây là Quân và Tử. Chứ không phải là quân tử và tiểu nhân đâu bạn.
lời kinh xưa có viết “ Quán thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hỷ “
tức là đạo của quân và tử. Hay Trung tức Quân và Chính tức Tử.
Thân.
Sửa bởi xamxixixo: 20/04/2024 - 07:50
#13
Gửi vào 09/05/2024 - 00:00
xamxixixo, on 11/03/2024 - 23:10, said:
Chẳng là cháu cũng hay xem quẻ lục hào và do đó hay đọc giảng nghĩa của quẻ. Nhưng có vấn đề cháu thắc mắc, các giảng nghĩa thường giảng theo lối "Quân tử", làm thế này thì mới quân tử, tránh thế kia thì khỏi tiểu nhân, vân vân. Nhưng "Đạo" thì chia âm và dương, trong âm có dương. Nếu giả sử cháu nghe lời giảng, hành đạo "Quân tử" trong thời "Tiểu nhân" thì chết à? Cái này có ví dụ thực tế, chẳng hạn hồi nhỏ cháu thấy có đứa vào giữa đám côn đồ nói nghĩa vụ học sinh gì đó xong bị đám đó đấm cho thương tích hết cả và thậm chí còn không dám mách. Đó là hành đạo quân tử trong thời tiểu nhân, và nó chỉ dẫn đến cái chết, hay tổn thương nếu trường hợp nhẹ.
Cháu khá chắc rằng trong xã hội không thiếu những ví dụ khác.
Vậy, gọi đạo "Tiểu nhân" là phần âm của kinh dịch, vậy có tài liệu nào để tham khảo nó không? Nếu chỉ nói về đạo "Quân tử" thì kinh dịch đã thiếu đi phần âm, và như thế thì chỉ có 1 nửa Đạo, chứ đâu phải Đạo.
Trong toàn bộ Kinh Dịch 64 quẻ nhưng chỉ có 2 quẻ chính đó là: Thuần Kiền và Thuần Khôn!
Nắm vững ý nghĩa 2 quẻ đó là hiểu toàn bộ vì những quẻ còn lại cũng là triển khai từ 2 quẻ chính để có cái nhìn rộng hơn. Trong 64 quẻ, cũng không ngoài 2 hào: Âm và Dương thì "Quân tử" và "Tiểu nhân" cũng từ đó mà ra, rất rõ ràng. Ác là Ác và Thiện là Thiện. Sáng và Tối cũng vậy nên Thiên chức cũng từ đó mà có. Người "lãnh đạo" phải có tầm nhìn và sự độ lượng cũng như "quần chúng" ủng hộ với sự hiểu biết.
Như thế, Xamxixixo cần hiểu rõ bản thân của mình thì mới có thể ứng phó hợp thời hợp thế được. Như ví dụ của Xamxixixo:
"Cái này có ví dụ thực tế, chẳng hạn hồi nhỏ cháu thấy có đứa vào giữa đám côn đồ nói nghĩa vụ học sinh gì đó xong bị đám đó đấm cho thương tích hết cả và thậm chí còn không dám mách. Đó là hành đạo quân tử trong thời tiểu nhân, và nó chỉ dẫn đến cái chết, hay tổn thương nếu trường hợp nhẹ."
Cái đứa ấy chắc chắn là chưa hiểu rõ bản thân của nó. Nếu nó có "khả năng" dẹp loạn hay thu phục được đám côn đồ đó thì ra mặt "chấp chánh" (Quẻ Kiền nhưng cũng nên để ý "nó" ở hào nào của quẻ Kiền) còn như không thì hãy như (Quẻ Khôn hào 2, hào 3) "báo cáo, báo án" ở nơi chấp hành luật pháp như trụ sở cảnh sát để giải quyết đám côn đồ.
Cho nên, không bao giờ có cái gọi là đạo "Tiểu nhân" trong Kinh Dịch vậy, Xamxixixo!
Sửa bởi Yeslan: 09/05/2024 - 00:04
#14
Gửi vào 09/05/2024 - 11:12
Trích dẫn
Và đúng là Kinh Dịch nói về thời, lẽ phải lẽ trái của người, của cả 2 loại người, chính và tà, đứng đúng chỗ thì hành động, sai chỗ thì rút lui.
tudoembuon, on 19/04/2024 - 20:37, said:
trong lời từ Kinh Dịch nói đến “ quân tử “ thì ở đây là Quân và Tử. Chứ không phải là quân tử và tiểu nhân đâu bạn.
lời kinh xưa có viết “ Quán thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tận hỷ “
tức là đạo của quân và tử. Hay Trung tức Quân và Chính tức Tử.
Thân.
#15
Gửi vào 10/05/2024 - 00:10
XaoTieu, on 09/05/2024 - 11:12, said:
Và đúng là Kinh Dịch nói về thời, lẽ phải lẽ trái của người, của cả 2 loại người, chính và tà, đứng đúng chỗ thì hành động, sai chỗ thì rút lui.
Vậy thì, Xao Tieu, hãy cho chúng ta xem trong 64 quẻ của Kinh Dịch thì Hào nào Từ nào kêu gọi sự hy sinh "mình chết cho người khác sống" hay "hy sinh để mang 1 trẻ nhỏ ra đám cháy"?
Xao Tieu cũng đừng quên tiêu đề của người hỏi: Cho cháu hỏi về đạo "Tiểu nhân" trong kinh dịch nhé!
XaoTieu, on 09/05/2024 - 11:12, said:
Nếu phân tích Quân là Vua, Tử là Thần dân cũng tạm vì khi tầm chương trích cú về thời tiên Tần có cụm từ "Quân Vương Chi Tử" thì Quân Tử chẳng qua là "Các con của Vua" mà sau khi phong tước rời Kinh đô đến "phong địa" của mình thì xưng "Thần" với Vua vậy! Sau này, cụm từ "Quân Tử" được sánh cho những người có tài đức xuất chúng. Do đó, để được cho là "Quân tử" thì có những tiêu chuẩn, đức tính và các bậc thang hành động mà kẻ "Tiểu nhân" không có nên trong Kinh Dịch dùng hai cụm từ đó làm tương phản.
Ví dụ, quẻ Sơn Địa Bác - hào 6 thượng Cửu viết:
Thượng Cửu. Thạc quả bất thực. Quân tử đắc dư. Tiểu nhân bác lư.
Tượng viết:
Quân tử đắc dư. Dân sở tải dã. Tiểu nhân bác lư. Chung bất khả dụng dã.
Nếu "Quân Tử" là Vua với Thần dân thì "Tiểu Nhân" nó chẳng phải là dân đó sao? Ai đắc Dư và ai bác Lư?
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Mệnh nào là Cừu và mệnh nào là Sói trong Tử Vi ? |
Tử Vi | htruongdinh |
|
||
"Năm tháng vẫn như nụ cười trong mộng" |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | Tre |
|
|
|
Tứ khố, mộ khố trong tứ trụ |
Tử Bình | DoanhChinh |
|
||
Chữ số cuối cùng trong năm sinh của bạn có nghĩa là gì? |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Chú thích Thập Ác Đại Bại Sát(bài của maithon trongdiễn đàn cũ) |
Tử Bình | toahuongqui |
|
||
Dụng thần không xuất hiện trong cục |
Tử Bình | thienthuy22 |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |