Jump to content

Advertisements




Lịch Can chi biện luận


80 replies to this topic

#1 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 01/02/2024 - 06:21

Có nhiều phần mềm tính toán bát tự để lập lá số Tử bình (tứ trụ). Tất cả đều dựa trên lịch tiết khí hay lịch can chi, cũng gọi là Phật lịch hay âm dương lịch. Chủ đề này luận bàn về cơ sở thiên văn của lịch này.
Cơ sở cơ bản nhất của lịch này là ngày Julius. Hôm nay, ngày 1 thang 2 năm 2024 () có ngày Julius là 2460342. Ngày Julius 1 tính theo công thức hiện hành:
Can = (Julius + 9) % 10;
Chi = (Julius + 1) % 12;
là ngày Giáp Dần. Từ ngay đó đến nay trải qua 2460342 / 365.2564 (số ngày trong năm) = 6735.931253 năm, 112.2655209 hoa giáp. Vậy năm 1 của lịch can chi là năm Mậu Tí.
Ngay 1 Julius theo wiki là ngày khởi đầu kỷ nguyên Nabonassar được đề xuất bởi Ptolemy (nhà bác học Hy lạp 100 - 170)
"Năm đầu tiên của chu kỳ Julius, cũng là năm số 1 của 3 chu kỳ thành phần, là vào năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, và giữa trưa ngày 1 tháng 1 của năm đó, đối với

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đi qua

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, là thời điểm khởi nguyên, để xác định các sự kiện lịch sử, bằng việc tính số nguyên ngày giữa thời điểm khởi nguyên và giữa trưa (đối với Alexandria) của ngày. Thiên đỉnh của Alexandria được chọn vì Ptolemy đã dựa vào nó khi đề xuất kỷ nguyên Nabonassar, cơ sở của mọi tính toán của ông."
(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).)
Như vậy, lần ngược lịch sử ngày Julius đến được Hy lạp. Vậy trước đó nữa là đâu.

Thanked by 4 Members:

#2 Hetu

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 542 Bài viết:
  • 513 thanks

Gửi vào 01/02/2024 - 15:01

Hetu mới học tính năm Can Chi thế nào thôi.
Chúng ta tính Can Chi theo lịch thời đại Hoàng Đế xưa kia. Lưu Sư Bồi là người chủ xướng chuyện này và người ta cứ tính từ năm 2996 trước CN là bắt đầu sau thời Hoàng đế là Giáp Tí, tiếp theo sau đó tới năm Giáp Thìn đầu tiên sau thời kỳ tính toán này là năm -2956. Vậy ra mình cứ cộng thêm 60 năm là y xì 2024 Giáp Thìn! Còn tiết khí thì xét theo Julius cũng là chuẩn, dễ nhớ. Vậy nên mình gọi bây giờ là âm dương lịch.
Bác xem wiki trang Trung Hoa thì thấy nhiều hơn, hoặc cuốn Tinh Lịch Khảo Nguyên..

Sửa bởi Hetu: 01/02/2024 - 15:04


Thanked by 3 Members:

#3 huygen

    LCG

  • Lao Công
  • 2558 Bài viết:
  • 9045 thanks

Gửi vào 01/02/2024 - 21:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 01/02/2024 - 06:21, said:

Như vậy, lần ngược lịch sử ngày Julius đến được Hy lạp. Vậy trước đó nữa là đâu.

Chào anh BinhLQ,

Phương đông còn một hệ lịch nữa thuộc hệ đẳng cấp.
Nó chính là Thái Ất thần số đó.
Với phép tính Tích Niên ==> Tích Nguyệt ==> Tích Nhật.
Tích Nhật cũng chẳng khác nào cơ số đếm ngày như lịch ngày Julius Day Number kia.
Và ngược dòng thời gian thì nó đã xa hơn lịch ngày Julius Day nhiều.

Ví dụ hôm nay
- Dương lịch: 01/02/2024.
- Âm lịch: 22/12/2023 Quý Mão.
- Can chi: Quý Mão - Ất Sửu - Ất Mùi.
- Tuần không: [Thìn Tị - Tuất Hợi - Thìn Tị]
- Tích Niên: 10.155.940 - 340 - 52 ;
- Tích Nguyệt: 121.871.282 - 122 - 50 ;
- Tích Nhật: 3.709.380.932 - 332;

==> Nhật cục: Nhập Kỷ Nguyên Cục số: Nguyên thứ 5 - Nhâm Tý Kỷ thứ 6 - Dương độn 44 cục

Từ số Tích Nhật là hoàn toàn tính ra được ngày Can Chi.

Vài lời chia sẻ.

Huygen

Thanked by 4 Members:

#4 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 02/02/2024 - 02:59

Có lẽ phải bàn luận thêm về ngày khởi nguyên của lịch pháp. Nó như gốc tọạ độ trong toán học ngày nay, và phải có người định ra nó. Như dương lịch được người La mã tạo ra trên cơ sở âm lịch của người Hy lạp (sau khi La mã chinh phục Hy lạp năm 120 TCN), và lấy ngày khởi nguyên 1/1/1 liên quan đến Chúa Giê-su. Một giả thuyết rằng cũng đã đổi ngày khởi nguyên âm lịch của người Hy lạp thành ngày Julius là Julius Caesar (tướng và chính khách La mã 100 TCN - 44 TCN). Cũng dễ dàng nhận thấy ngày Julius không có mấy ý nghĩa trong dương lịch mà chỉ bị đổi tên để che dấu quá khứ của nó. Dương lịch ban đầu được gọi là lịch Julius do Julius Caesar giới thiệu và khởi nguyên. Vào năm 1752, thì lịch Julius đã bị sai 11 ngày. Vào năm này, nước Anh cũng đã thay lịch từ Julius sang Gregory.
Vây ngày 1 Julius Giáp Dần ở thời điểm gần bảy nghìn năm trước do ai khởi nguyên. Dĩ nhiên không phải người Hy lạp vì thời đó người Hy lạp chưa có kính thiên văn và đo đếm thời gian bằng đồng hồ cát và cây gậy dưới ánh mặt trời.

Thanked by 2 Members:

#5 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 03/02/2024 - 05:01

Luận chứng đầu tiên là ngày Julius và điểm khởi đầu của nó. Có thể thấy nó không do người Hy lạp tạo ra, bởi vì thời đó người Hy lạp chưa có kính thiên văn và đo đếm thời gian bằng đồng hồ cát và cây gậy dưới ánh mặt trời. Hơn nữa, nếu là người Hy lạp tạo ra thì ngày khởi nguyên không là ngày vào thiên nhiên kỷ 4 trước công nguyên mà sẽ là ngày đặc biệt mở đầu kỷ nguyên và liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng của họ. Như dương lịch do người La mã tạo ra lấy ngày 1/1/1 là ngày mở đầu kỷ Công nguyên, liên quan đến Đức chúa Giê-su và được vận hành bởi nhà thờ Công giáo. Như vậy, ngày Julius phải đến từ bên ngoài Hy lạp và việc đổi tên thành Julius là nhằm hợp pháp hóa nó như một cơ sở tính toán dương lịch để nó được vận hành đến ngày nay.
Từ ngày Julius ta có thể tính được các điểm tiết khí cho các năm một cách dễ đàng, chính xác mà không cần mô hình thiên văn hiện đại và ngày Julius 1 là ngày chuyển tiết Đại hàn. Với việc đếm ngày Julius có lẽ một vạn năm mới cần khởi nguyên lại.

Thanked by 1 Member:

#6 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 04/02/2024 - 06:14

Luận bàn tiếp về Hy lạp.
"Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh thuộc về một thời kỳ lịch sử của Hy Lạp khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của Hy Lạp khoảng từ thế kỷ XII cho tới thế kỷ thứ IX TCN và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ đại (khoảng năm 600 Công Nguyên)."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sau đó là Hy lạp cổ điển. Nhờ vào các cuộc chinh phạt được Alexandros Đại Đế của Macedonia thực hiện, nền văn minh Hy Lạp hóa đã phát triển rực rỡ. Một trong đó là chữ viết được cho là dẫn xuất từ chữ viết của người Phoenicia. Phoenicia là xã hội cấp nhà nước đầu tiên sử dụng bảng chữ cái một cách rộng rãi. Bảng chữ cái Phoenicia được cho là nguồn gốc của những bảng chữ cái hiện đại, mặc dù nó không chứa nguyên âm (sau này được bổ sung bởi người Hy Lạp). Nên văn minh Phoenicia có giao thương hàng hải mật thiết với phương Đông.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có thể thấy nhiều nét tương đồng chữ cái Phoenicia và chữ giáp cốt văn.
Cuộc chinh phạt xa nhất của Alexandros Đại Đế là cuộc chinh phạt đến lưu vực sông Án (bắc Ấn độ, bắt nguồn từ Tây tạng).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Như vậy, có thể giả thuyết rằng ngày Julius đến từ phương Đông.

Thanked by 1 Member:

#7 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3227 Bài viết:
  • 7658 thanks

Gửi vào 04/02/2024 - 15:09

Có vấn đề trong lập luận của bạn binhlq : Alexandros đại đế có ngày sinh và ngày chết rất chính xác (21/7/-356 _ 11/6/-323) chưa kể phụ thân ông ta cũng vậy . Điều này cho thấy lịch âm dương của Cổ Hy Lạp có từ trước viễn chinh của Alexandros. Ngoài ra lịch Maya được xem là lịch chính xác nhất trước lịch Gregory được tạo ra mà không cần đến kính Thiên Văn .

#8 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 04/02/2024 - 17:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 04/02/2024 - 15:09, said:

Có vấn đề trong lập luận của bạn binhlq : Alexandros đại đế có ngày sinh và ngày chết rất chính xác (21/7/-356 _ 11/6/-323) chưa kể phụ thân ông ta cũng vậy . Điều này cho thấy lịch âm dương của Cổ Hy Lạp có từ trước viễn chinh của Alexandros. Ngoài ra lịch Maya được xem là lịch chính xác nhất trước lịch Gregory được tạo ra mà không cần đến kính Thiên Văn .
Thông tin ngày sinh và ngày chết từ wiki là do người hiện nay post lên mạng. Liệu có cơ sở chính xác. Đến ngày sinh ngày mất của nhà bác học Claudius Ptolemaeus,, được xem là cha đẻ của âm lịch Hy lạp còn là khoảng năm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cũng chính vì ván đề này mà ta chỉ có thể đưa ra giả thuyết, sau đó liên kết nhiều thông tin chéo nhau để kiểm chứng và lựa chọn giả thuyết đúng.

Sửa bởi binhlq: 04/02/2024 - 17:43


#9 huygen

    LCG

  • Lao Công
  • 2558 Bài viết:
  • 9045 thanks

Gửi vào 04/02/2024 - 21:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

binhlq, on 04/02/2024 - 17:26, said:


Thông tin ngày sinh và ngày chết từ wiki là do người hiện nay post lên mạng. Liệu có cơ sở chính xác. Đến ngày sinh ngày mất của nhà bác học Claudius Ptolemaeus,, được xem là cha đẻ của âm lịch Hy lạp còn là khoảng năm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cũng chính vì ván đề này mà ta chỉ có thể đưa ra giả thuyết, sau đó liên kết nhiều thông tin chéo nhau để kiểm chứng và lựa chọn giả thuyết đúng.

Việc nghi vấn này không chỉ riêng mình anh BinhLQ nghi vấn, chỉ vì wikipedia là BKTT mở nên ai cũng có thể chỉnh sửa đóng góp. Tuy nhiên, để tồn tại hơn 20 năm qua thì wikipedia có chổ đứng riêng của nó.

Quay lại vấn đề nghi vấn, nếu không tin cậy Wikipedia thì chúng ta có thể tham khảo từ điển bách khoa toàn thư có phí của Anh quốc như bộ tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) lâu đời. Chúng ta nên tham khảo kép các nơi nhé!



Thanked by 1 Member:

#10 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 05/02/2024 - 06:13

Lại bàn về vấn đề ngôn ngữ. Chúng ta đều biết nó có hai phạm trù. Một là tiếng nói, thuộc về ý thức, ngay từ khởi thủy các dân tộc đã có tiếng nói và truyền đời từ cha mẹ đến con cái. Hai là, chữ viết, thuộc về vật chất, được tạo ra bởi các định chế xã hội. Lịch pháp với chức năng ghi lại các sự kiện lịch sử nó phải có cơ sở chữ viết để ghi chép. Nếu qua đường truyền miệng đó là truyền thuyết, dã sử... Thiên văn học để tạo ra lịch pháp cũng vậy. Chữ viết có hai thể loại chính là tượng hình và tượng thanh. Còn có loại thứ ba vừa tượng hình vừa tượng thanh như chữ Triều Tiên. Liên quan đến chữ viết thuộc chủ đề đang bàn luận theo sử sách thì đầu tiên thuộc về văn minh Phoenicia. Vào quãng thiên nhiên kỷ một trước công nguyên người Hy lạp kết thừa và tạo ra kí tự Hy lạp. Rồi đến người La mã tạo kí tự chữ La ting. Sau đó đến các kí tự Anh Pháp.... Chữ quốc ngữ mà chúng ta đang gõ được tạo ra cách đây một trăm năm.

Thanked by 1 Member:

#11 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 06/02/2024 - 05:18

Phương pháp luận của chủ đề này dùng nguyên lý bắc cầu và phép loại suy để tìm chân lý. Cây cầu quan trọng nhất để các dân tộc tương tác với nhau là chữ viết. Có thể thấy ở Hy lạp thời kỳ huy hoảng nhất là triều đại của vua Agamemnon và cuộc chiến thành Troia được kể trong các bản anh hùng ca của Homer vào thiên nhiên kỷ hai trước công nguyên được truyền lại qua những người hát rong. Vậy thời đó chưa có chữ viết Hy lạp, cũng đồng nghĩa là chua có lịch pháp. Sau thời kỳ tăm tối tiếp theo người Hy lạp tạo chữ viết theo người Phoenicia (vùng eo biển Liban, Syria, và bắc Israel ngày nay) qua giao thương. Chữ viết Hi lạp phát triển rực rỡ nhất sau các cuộc viễn chinh của Alexandros Đại Đế. Di sản của Alexandros bao gồm sự phổ biến văn hóa và sự nguyên hợp hình thành nên từ những tác động do các cuộc chinh phạt của ông đã gây ra, mà điển hình là Phật giáo Hy Lạp. Ông mất đi với nghi án đầu độc bởi hoàng gia Hy lạp, có lẽ vì chi phí của các cuộc viễn chinh quá sức chịu đựng của họ. Cũng chính vì lý do đó các thành tựu phát triển của thời kỳ này phải chuyển giao cho người La mã và là nguyên tố chính tạo nên đế chế La mã suốt hơn một thiên nhiên kỷ.

Sửa bởi binhlq: 06/02/2024 - 05:29


Thanked by 1 Member:

#12 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 07/02/2024 - 05:25

Luận chứng thứ hai của chúng ta là Phật giáo Hy lạp ra đời và phát triển manh mẽ sau cuộc viễn chinh của của Alexandros Đại Đế. Một nghiên cứu chuyên sâu đã đề cập đến một sự kiên vào thế kỷ hai trước công nguyên:
"Nhiều cao tăng Phật giáo là người Hy Lạp, điển hình là Mahadharmaraksita và sự kiện ngài đã dẫn đầu tăng đoàn ba mươi ngàn khất sĩ từ thành phố Alexandria, Hy Lạp đến Anuradhapura để tham dự lễ khánh thành Tháp Ruanvalli vào thế kỷ II TCN được ghi chép trong kinh điển Tích Lan Mahavamsa (Đại vương Thống sử). "

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


cho thấy Phật giáo có những ảnh hưởng phi thường đến Hy lạp cổ đại.

Thanked by 2 Members:

#13 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 08/02/2024 - 08:04

Thành phố Alexandria được xem là cái nôi của thiên văn học, lịch pháp và triết học của Hy lạp cổ đại, mà cũng là của thế giới. Với ba vạn khất sĩ, người tương đương nhà sư, cha đạo. Một người ảnh hưởng một trăm người thì có khoảng ba triệu Phật tử. Con số này có lẽ tương đương với dân số thành phố lúc đó. Vậy có thể thấy Phật giáo chiếm vị trí độc tôn ở thành phố Alexandria. Với hai giả thuyết lịch pháp được truyền từ Phật giáo đến Hy lạp hay ngược lại có thể dễ dàng loại bỏ giả thuyết ngược lại.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi binhlq: 08/02/2024 - 08:06


Thanked by 1 Member:

#14 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 09/02/2024 - 09:24

Như vậy, có thể thấy Phật giáo đã phát triển rực rỡ ở vùng Địa Trung Hải vào thế kỷ hai trước công nguyên. Và đã biến mất một cách bí ẩn cũng như sự đổi tên ngày Julius sau sự trỗi dậy của người La mã. Không còn một di chỉ Phật giáo nào còn lại ở Hy lạp ngày nay nói riêng và Địa Trung Hải nói chung. Ngay cả thi hài Alexander Đại đế cũng vậy. Có lẽ sau khi lệnh cấm thờ phụng ngoại giáo được ban ra bởi Hoàng đế La Mã Theodosius vào năm 392 sau Công Nguyên.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thành phố Alexandria hiện nay hầu hết là người Công giáo. Thư viện Alexandria nơi lưu trữ các cổ văn tối quan trọng cũng mất tích một cách bí ẩn bởi nguyên nhân được cho là bị chính Julius Caesar đốt cháy, sau đó là động đất.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi binhlq: 09/02/2024 - 09:31


Thanked by 2 Members:

#15 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 760 Bài viết:
  • 869 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 19/02/2024 - 17:34

Thực chất lịch Julius là một lịch dạng bảng được tính sẵn trên cơ sở ngày Julius là thuần túy số học . Nhưng khi lịch pháp chuyển giao từ người Hy lạp sang La Mã họ đã ẩn dấu bí mật của việc thêm ngày nhuận tức ngày tính năm nhuận có 366 ngày. Việc này khiến cho ngày đầu năm lịch Julius bị trôi dạt khỏi ngày chuyển tiết Lập xuân cũng như lễ Phục sinh bị trôi dạt khỏi điểm Xuân phân. Các nhà thiên văn học Công giáo đã nhận thấy điều này và đã có cải cách hình thành lịch Gregorius hiện đang dùng phổ biến trên thế giới, mà ta hay gọi là Dương lịch. Hiện nay theo mô hình thiên văn VSOP và ELP-2000/82 thì điểm đầu năm lệch trước tới hơn ba mươi ngày so với điểm chuyển tiết lập xuân, điều này khiến cho cả thế giới đón năm mới vào ngày đông chí ở bắc bán cầu và hạ chí ở nam.
Việc trôi dạt là do nguyên nhân một năm trung bình có 365.2564 ngày. Cho nên việc thêm năm nhuận mỗi bốn năm một lần chỉ đáp ứng phần dư .25, còn lại phân .0064 sẽ gây trôi dạt một ngày mỗi một trăm năm. Vậy lịch Can chi cũng là lịch dạng bảng tính toán năm nhuận thế nào, có lẽ chúng ta cần tìm hiểu thêm.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |