Các nhà sử học đã nghiên cứu rất sâu về thân thế của Lỗ Ban. Họ cũng đã phát hiện ra, ông không chỉ là một nghệ nhân thủ công bậc thầy, mà còn có những thành tựu đáng kể trong y học, chú thuật thần bí, thậm chí sự giác ngộ sau khi tu Đạo. Và ông đã ghi lại tất cả kinh nghiệm đời mình thành một cuốn sách, gọi là “Lỗ Ban thư”.
Tất cả các ngành nghề trong xã hội đều có ông tổ, ví như: ông tổ của nghề nông nghiệp là Viêm Đế – Thần Nông; tổ tiên của ngành dệt may là hoàng hậu Lữ Du hay ông tổ của nghề mộc và xây dựng là Lỗ Ban – một thiên tài phát minh đầy sáng tạo. Nhiều dụng cụ do ông phát minh ra vẫn được con người sử dụng cho đến ngày nay.
Về Lỗ Ban, có rất nhiều câu chuyện xoay quanh ông được lưu truyền. Nhưng có rất ít người biết về cuốn sách do Lỗ Ban biên soạn. Một phần là bởi nó được liệt vào danh sách sách cấm trong tất cả các triều đại. Tại sao cuốn sách từ một ông tổ nghề nổi tiếng như Lỗ Ban lại bị cấm?
Câu chuyện về ông tổ Lỗ Ban
Theo ghi chép lịch sử, Lỗ Ban sinh ra trong một gia đình thợ thủ công vào thời Xuân Thu năm 507 trước Công nguyên. Thuở nhỏ, ông đã theo gia đình tham gia vào công việc làm mộc và xây dựng; cho nên Lỗ Ban nắm vững nhiều kỹ năng nghề nghiệp đó.
Lỗ Ban (ảnh: pinterest)
Trong các cuốn sách cổ như “Cổ sử khảo” và “Vật nguyên”, có liệt kê lại rất nhiều công cụ và thiết bị do Lỗ Ban sáng tạo như: cưa, bào, mũi khoan, thước thẳng, thước cong, mực…
Khi trưởng thành, Lỗ Ban rời nước Lỗ để thực hiện ước mơ của mình. Khi đi qua nước Sở, ông đã giúp họ chế tạo vũ khí. Theo nghiên cứu của các nhà sử học, chiếc thang mây do Lỗ Ban phát minh ra đã giúp Sở Vương chiến thắng trong nhiều cuộc chiến. Khi quân thần nhà Tống biết được điều này, họ đã đến nước Sở để truy vấn và cuối cùng chiến tranh được dập tắt.
Tương truyền, Lỗ Ban là người rất cẩn thận và tinh ý. Một lần nọ, tình cờ ông lên núi đốn củi và bị lá cỏ xén vào ngón tay. Lỗ Ban không ngờ chiếc lá mềm lại sắc bén như vậy. Khi nhẹ nhàng kéo nó ra xem, ông phát hiện hai mặt của chiếc lá đều là răng sắc nhọn. Những chiếc răng nhỏ này chỉ cần kéo nhẹ là có thể cắt đứt da. Lỗ Ban vô cùng cảm động.
Sau khi trở về nhà và trải qua nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng ông đã phát minh ra một chiếc cưa sắc bén, giúp tăng cao hiệu quả lao động và giảm sức người.
Cưa Lỗ Ban (ảnh: SofH)
Các kiến trúc sư ngày nay tin rằng, các công cụ chế tác gỗ do Lỗ Ban phát minh ra không chỉ nâng cao hiệu suất lao động, mà còn dẫn đến một xu hướng phát triển mới của kỹ thuật xây dựng thời cổ đại. Để tưởng nhớ những đóng góp quan trọng của Lỗ Ban, người đời sau gọi ông là ông tổ của nghề thợ mộc.
Các nhà sử học đã nghiên cứu rất sâu về thân thế của Lỗ Ban. Họ cũng đã phát hiện ra, ông không chỉ là một nghệ nhân thủ công bậc thầy mà còn có những thành tựu đáng kể trong y học. Lỗ Ban đã tự ghi lại tất cả kinh nghiệm đời mình thành một cuốn sách. Ông lấy 3 chữ “Lỗ Ban thư” để đặt tên cho nó.
Sách Lỗ Ban chia làm hai quyển. Quyển thứ nhất chủ yếu ghi lại một số quy tắc trong Đạo giáo được áp dụng phổ biến trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Quyển thứ hai chủ yếu ghi chép một số giải pháp và bùa chú chữa bệnh.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là một cuốn sách như vậy đã bị liệt vào danh sách cấm. Các vị vua cổ đại đã tiêu tốn rất nhiều nhân lực và vật lực để cố gắng thu hồi các phiên bản của nó. Nguyên nhân chính là do trong tập thứ hai của cuốn sách có một số câu thần chú Hoà Phù Văn.
Lỗ Ban toàn thư
Theo dân gian, câu đầu tiên của cuốn sách được ghi rất rùng rợn: “Dục học thử truật, trước tiên tuyệt hậu” (tạm dịch là: muốn học thuật, tất yếu trước tuyệt hậu). Nhiều người vào thời điểm đó tin rằng, Lỗ Ban đã nguyền rủa cuốn sách và bất cứ ai đọc cuốn sách sẽ gặp bất hạnh.
Theo ghi chép, một lần Lỗ Ban được gọi vào cung để xây cung điện. Nhưng vợ ông đang mang thai đi lại bất tiện, vì vậy bà đã không đi cùng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, vợ của Lỗ Ban muốn vào kinh đô thăm chồng. Cô ấy đã làm con diều gỗ và cho nó cất cánh bay bằng cách niệm một câu thần chú.
Khi còn đang bay trên không trung thì vợ Lỗ Ban đột nhiên chuyển dạ và máu đã chảy ra. Máu tươi khiến câu thần chú mất hiệu nghiệm, vì vậy cả người vợ yêu dấu và đứa con chưa sinh của Lỗ Ban đều mất mạng.
Diều gỗ (ảnh: SofH)
Nghe được tin Lỗ Ban vô cùng đau đớn nên đã hạ quyết tâm và đặt lời nguyền lên cuốn “Lỗ Ban thư”. Kể từ bây giờ, bất cứ ai tiếp xúc với cuốn sách này đều phải trả giá.
Để ngăn chặn tai hoạ, hoàng đế đã ra lệnh liệt kê “Lỗ Ban thư” vào danh sách cấm và người dân không thể đọc nó được nữa. Việc cấm lưu hành “Lỗ Ban thư” là một điều đáng tiếc trong của lịch sử.
Đối với những người thợ thủ công, nội dung trong sách không chỉ là một số kỹ năng làm nghề thủ công, mà quan trọng hơn là trí tuệ của Lỗ Ban. Đặc biệt là tập đầu tiên, nói về quan điểm thiết kế và quan điểm sáng tạo kỹ thuật. Đó là điều đáng để tham khảo và học hỏi.
Những chú thuật của Lỗ Ban tạo cảm giác bí ẩn và thần bí trong mắt một số người vào thời điểm đó. Vì vậy chúng đã bị cấm xuất bản.
Những tranh cãi về việc cấm cuốn “Lỗ Ban thư” đã trải qua hàng trăm năm, nhưng nó vẫn để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng mọi người. Tuy nhiên không ngoại trừ trường hợp một số tin tức lưu truyền trong dân gian không phải sự thật lịch sử.
Có thể Lỗ Ban thư là một cuốn sách bí chứa đựng bí ẩn về phép thuật. Nhờ cuốn sách này, chúng ta có thể có được thu hoạch lớn về kiến thức, thậm chí là sự giác ngộ thần kỳ về một phương diện thần bí nào đó. Bất kể từ góc độ lịch sử và văn hóa hay từ góc độ thực tiễn, sách Lỗ Ban quả thực là một cuốn sách gây tò mò lớn cho nhân loại.
Minh Nguyệt biên dịch
Theo: vandieuhay
Link tham khảo:
Nguồn:
.