Vậy giữa địa chi và thiên can thì dùng cái nào để đánh giá cái nào. Nói cách khác dùng cái nào làm nền cho cái nào. Xin thưa đó là dùng địa chi làm nền cho thiên can, như hệ tọa độ cho các điểm thiên can. Hỏi vì sao, thì đó là tiên đề, đó là quy ước khi lựa chọn 12 cung địa bàn.
Cho nên, vòng Thái Tuế là cơ sở đánh giá tất cả các sao còn lại. Tác giả Thiên Lương vô tình khám phá ra điều này. Tại sao không dùng vòng Lộc Tồn thì đơn giản vì Lộc Tồn theo can, an còn không đủ kín 12 cung thì làm sao dùng làm nền.
2. Có nhiều cách phân loại vòng Lộc Tồn, ông Thiên Lương phân loại theo Thái Tuế, Lộc Tồn Tuế Hổ Phù, Lộc Tồn không Tuế Hổ Phù. Cách phân loại này vô tình trùng hợp một phần cách phân loại của sách cổ. Đó là phân loại theo âm dương. Chỉ có hai loại Lộc Tồn: đó là thuận âm dương hay nghịch âm dương. Với vòng Thái Tuế thì đương nhiên Lộc Tồn phải thuận âm dương mới gặp được Thái Tuế.
Lộc Tồn thuận âm dương là Lộc Tồn của những năm Giáp Ất Canh Tân. Khi Lộc Tồn tuổi dương an cung dương, Lộc Tồn tuổi âm an can âm. Chỉ có Lộc Tồn của 4 tuổi này đi kèm Tuế Hổ Phù hoặc Long Phượng Hổ Cái. Cho thấy phép dùng địa chi để đánh giá thiên can, sơ qua cũng có thể thấy Lộc Tồn 4 tuổi này ưu việt hơn 6 tuổi còn lại.
Lộc Tồn nghịch âm dương là Lộc Tồn của những năm Bính Mậu Nhâm Đinh Kỷ Quý. Khi Lộc Tồn tuổi dương an cung âm, và Lộc Tồn tuổi âm an cung dương.
Vì sao dám nói, người xưa phân loại Lộc Tồn theo cách này. Vì có dấu vết. Dấu vết rất rõ nhưng con cháu không mấy kẻ lần ra. Đố là biểu hiện của song Hao. Trục song Hao vuông góc với trục Lộc Tồn Phi Liêm. Nói cách khác, khi Lộc Tồn cực mạnh thì song Hao phải cực tiểu và ngược lại. Cho nên khi Lộc Tồn trái vị âm dương thì song Hao miếu địa.
Khi Lộc Tồn trái vị âm dương ở tý ngọ tị hợi. Thì song Hao miếu địa ở dần thân mão dậu. Qua đó, hiểu ý tiền nhân rằng Lộc Tồn trái vị âm dương là Lộc Tồn hãm địa. Qua đó, hiểu ý tiền nhân dùng lý âm dương để định vị miếu hãm chứ không phải lý ngũ hành. Hỏi sao khi áp ngũ hành vào lý giải lúc trúng lúc trật. Vì ngũ hành là sản phẩm không hoàn hảo của âm dương. Vì không hoàn hảo nên mới chuyển động (hành). Nhưng cũng vì không hoàn hảo nên mới có sai số. Như một ván cờ ban đầu hai bên cân bằng âm dương. Sau vì một bên đi trước tạo chênh lệch âm dương mà tạo thành cục diện tranh đoạt đồ sát về sau.
Tuổi Bính Mậu Nhâm, Lộc Tồn can dương đóng âm vị, dương lạc vị thì âm đắc vị cho nên Đà La miếu địa ở thìn tuất.
Tuổi Đinh Kỷ Quý, Lộc Tồn can âm đóng dương vị, âm lạc vị thì dương đắc vị cho nên Kình Dương miếu địa ở sửu mùi.
3. Xét qua tứ hóa, tứ hóa là sản phẩm diễn hóa của thập can. Nói cách khác chúng là 4 đứa con lưu lạc của Lộc Tồn. Lộc Tồn không cư tứ mộ thì tứ mộ đối với tứ hóa mà nói cũng không hề ủng hộ nhau chút nào. Cho nên khi Hóa Kỵ cư tứ mộ được coi là đắc địa vì bản chất Hóa Kỵ là xấu. Cái xấu không tung hoành được ở mộ địa có nghĩa là tốt. Ta tự hiểu cho các trường hợp Lộc Quyền Khoa đóng ở tứ mộ cũng coi như bị hạn chế tác dụng.
Xét một câu phú liên quan: Kình Đà hiệp Kỵ vi bại cuộc. Tức Kình Đà giáp hai bên cung có Hóa Kỵ thì rất xấu. Ta là người nay, ta hiểu tính đỏng đảnh của người xưa. Những câu phú người xưa để lại lúc ứng lúc không, vì họ chưa nói hết. Tùy điều kiện mà phân ra ứng hay không. Ở đây ta tìm thử xem Kình Đà hiệp Kỵ khi nào xấu khi nào không, thì coi như hiểu câu phú này. Nôm na là Lộc Tồn đồng cung Hóa Kỵ.
Tại những vị trí Lộc Tồn đúng vị âm dương:
Với Lộc tại dần, can Giáp, Nhật kỵ. Ta thấy Cự Nhật miếu vượng.
Với Lộc tại mão, can Ất, Nguyệt kỵ. Ta thấy Nguyệt hãm.
Với Lộc tại thân, can Canh Đồng kỵ. Ta thấy Đồng Lương miếu địa.
Với Lộc tại dậu, can Tân Xương kỵ. Tại dậu Xương hãm địa.
Tại những vị trí Lộc Tồn trái vị âm dương:
Với Lộc tại tỵ, can Bính, Liêm kỵ. Liêm Tham tại tỵ cực hãm. Trường hợp này có Triệt án ngữ.
Với Lộc tại tỵ, can Mậu, Cơ kỵ. Cơ tại tỵ đắc địa.
Với Lộc tại hợi, can Nhâm, Vũ kỵ. Vũ Phá tại hợi cực hãm.
Với Lộc tại tý, can Quý, Tham kỵ. Tham Lang cư tý hãm địa. Trường hợp này có Triệt án ngữ.
Với Lộc tại ngọ, can Đinh, Cự Kỵ. Cự Môn ở ngọ không được coi là miếu, vì cần tuần triệt mới đập đá lộ ngọc. Ngọc mà ở trong đá đương nhiên ngọc hãm địa.
Với Lộc tại ngọ can Kỷ. Văn Khúc hóa Kỵ. Tại ngọ Văn Khúc hãm địa.
Khi Lộc Tồn chính vị âm dương. Lộc Tồn ngộ Kỵ trong những trường hợp chính tinh miếu vượng, không có Triệt Tuần án ngữ. Trong khi Lộc Tồn trái vị âm dương khi Hóa Kỵ xâm nhập, thường những trường hợp đó chính tinh hãm địa. Chỉ có trường hợp của Thiên Cơ nhìn mặt Thái Âm miếu địa ở hợi mà đắc địa.
Cho nên có khả năng Kình Đà hiệp Kỵ là cách chơi chữ của tiền nhân khi nói về các diễn hóa âm dương phía trên. Mà ta chỉ cần hiểu đơn giản nó chỉ xấu khi chính tinh đi cùng hãm địa, hoặc nó chỉ xấu với 6 can Bính Mậu Nhâm Đinh Kỷ Quý khi Lộc Tồn trái vị âm dương. Qua đây, cũng thấy rằng chính tinh hãm địa hóa Kỵ bị coi là xấu không cửa bật. Chính tinh hãm địa hóa Lộc Quyền được khen tốt trong nhiều câu phú, ở đây không nhắc lại nữa. Vậy phải chăng chính tinh miếu vượng cát hóa vẫn tốt hơn chính tinh hãm địa cát hóa ?
4. Nhân đây ta xét tương quan Triệt với chính tinh cực hãm:
Xét trục tỵ hợi. Trục tỵ hợi là trục rất khốc liệt. Biểu hiện của nó là Không Kiếp đại ma đầu miếu địa, đương nhiên ta phải ngầm hiểu sự khó chịu của các chính tinh, nhất là những cát chính tinh khi đến đây. Tại đây vua tử vi phải ôm kiếm ra trận. Tại đây trinh nữ Liêm Trinh gặp dê xồm Tham Lang. Tại đây thương gia Vũ Khúc gặp tướng cướp Phá Quân. Tất cả những chính tinh dương như Tử Phủ Vũ Tướng Sát Phá Liêm Tham đến đây đều gặp khó. Đám văn nhân Cự Cơ Đồng Lương thì phập phù nhưng đỡ khổ hơn vì tính mềm, đến nơi ma giáo lên ngôi cũng đỡ khổ hơn mấy anh cứng đầu. Đến Thái Dương cũng cực hãm ở hợi và tuy vượng ở tỵ thì gặp cảnh đắc thời nhưng trái vị. Thái Âm đối với trục tị hợi thì đỡ hơn vì dù sao ít nhất cũng đắc vị, còn tùy thời, tại hợi thì lưỡng toàn kỳ mĩ, tại tị thì hãm địa nhưng đắc thời.
Xét Vũ Phá. Vũ Phá ở hợi thì không gặp Triệt. Vũ Phá ở tị gặp Triệt với hai can Bính Tân. Bính Đồng Cơ hóa Lộc Quyền, Bính ngó lơ không cứu Vũ Phá. Tân Cự Nhật hóa Lộc Quyền, Tân cũng ngó lơ không cứu Vũ Phá. Trong trường hợp này Vũ Phá có Lộc Tồn đồng cung hoặc tam hợp. Ta biết cũng chẳng đến đâu, mà còn gieo rắc sự ngờ vực liệu Phá Quân có phá Lộc Tồn. Kỳ thực, chẳng phải vậy mà do nhiều yếu tố cộng hưởng lại.
Xét Liêm Tham ở tỵ. Tuổi Bính Liêm Trinh hóa Kỵ. Ta biết Triệt cũng không cứu Liêm Tham trong trường hợp này. Tuổi Mậu Tham Lang hóa Lộc. Ta biết Triệt có cứu Liêm Tham trong trường hợp này, Liêm Tham có song Lộc.
Xét Liêm Phá cư dậu cực hãm. Tuổi giáp có Triệt. Liêm hóa Lộc Phá hóa Quyền Vũ Hóa Khoa chiếu về. Ta biết Triệt cứu Liêm Phá trong trường hợp này. Nhưng tuổi Kỷ Vũ hóa Lộc Tham hóa Quyền, ta biết Triệt có cứu nhưng kém ưu ái hơn so với trường hợp của Giáp.
Xét Liêm Phá cư mão tuổi Đinh. Nguyệt Đồng hóa Lộc Quyền. Triệt ngó lơ Liêm Phá. Tuổi Nhâm Lương Lộc Tử Vi hóa Quyền, Vũ Khúc hóa Kỵ. Như vậy có Quyền Kỵ chiếu về. Trường hợp này Triệt có cất nhắc Liêm Phá hơn trường hợp tuổi Đinh. Như vậy, Liêm Phá thích Giáp Nhâm hơn Kỷ Đinh. Cũng là cái lý dương tìm dương.
Xét Đồng Cự cực hãm sửu mùi. Tại sửu gặp Triệt của Mậu Quý. Tuổi Mậu Tham hóa Lộc, Nguyệt hóa Quyền tại hợi. Ta biết Triệt của Mậu không cứu. Tuổi Quý Phá hóa Lộc Cự hóa Quyền có Kình Dương đồng cung. Ta biết tuổi quý có cứu. Tuổi Bính Đồng gặp Triệt ở Tuất hóa Lộc. Ta nói Đồng được Triệt cứu trong trường hợp này. Tuổi Mậu có Thái Âm hóa Quyền từ cung thân chiếu về. Có cứu nhưng kém tuổi Bính.
Như vậy, Triệt có lúc cứu có lúc không cứu chính tinh hãm địa. Cho thấy nói Triệt cứu chính tinh hãm địa chẳng phải hoàn toàn.
Sửa bởi AlexPhong: 27/06/2015 - 13:56